Hôm nay,  

Nổi Đau Còn Đó

24/04/201400:00:00(Xem: 11577)

Người viết: Trương Tấn Thành
Bài số 4194-14-29604vb5042414

Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục, từng trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia,

* * *

Tính từ 1975 đến nay đã gần bốn mươi năm, rồi tưởng là nổi đau do chế độ siêu việt sau bảy lăm gây ra đã phai đi nhưng không phải vậy.

Hắn đi làm nghề thông dịch nhiều năm nay ở Oregon và đã nhiều lúc khó cầm được nước mắt khi nghe những câu chuyện não lòng của bà con người Việt.

Có lần hắn nghe một cựu tù cải tạo lớn tuổi kể là khi những người trốn trại bị bắt lại, bọn cán bộ coi tù đã dùng con dấu sắt nung đỏ hai chữ CT ấn vào người để “làm dấu”! Ông nói là nếu không tận mắt thấy khổ hình cực ác đó thì chính ông cũng không thể tin là có chuyện này.

Hôm nay, công việc phiên dịch mà hắn được phân công là ở một bệnh viện. Hắn tới trước chờ đợi, một lúc sau có cặp vợ chồng tuổi cỡ lục tuần bước vào. Hắn lên tiếng chào hỏi hai người và xin họ xác định tên tuổi. Ông chồng có tật một chân, ốm, da ngăm đen. Bà vợ có nét lai, tuy có tuổi nhưng vẫn còn thanh tú. Khi cô cán sự người Mỹ mở cửa ra ghi danh, hắn tự giới thiệu mình là người thông dịch. Bà vợ được mời vào phòng làm việc. Sau khi ghi tên tuổi, cô cán sự Mỹ mở lời:

- Thưa bà, tôi là người phụ trách viêc tìm hiều vè bịnh trạng của ngaỳ hônm nay và xin được hỏi bà nhiều câu hỏi. Bà cho phép chứ?

Bà vợ nói đồng ý.

- Hôm nay bà đi một mình đến hay có ai theo vậy?

- Dạ có chồng tôi theo. Ông ấy mgồi bên ngoài.

- Vậy sao? Bà có muốn ông ấy vào đây không?

- Muốn! Muốn lắm chứ! Ông ấy nhớ nhiều chuyện mà tôi không nhớ được… Đầu óc của tôi bây giờ ở đâu đâu không hà!

- Để tôi ra ngoài mời ông vào nhe.

Cô cán sự bước nhanh ra khu chờ đợi mời người chồng vào.

Người chồng ngồi vào ghế kế bà vợ. Tôi ngồi kế bên ông. Cô cán sự ngồi đối diện với bà vợ.

Cô cán sự bắt đầu hỏi:

- Hôm nay bà thấy có gì khác lạ không? Tôi thấy ghi trong hố sơ bịnh là bà thường nằm ngủ thấy ác mộng lắm phải không?

- Da, lúc trước tôi thường thấy lắm nhưng sau khi bà bác sĩ cho thuốc thì giờ tôi thấy đỡ hơn…


- Bà thường thấy gì vậy? Trong hồ sơ để là mỗi khi bị bà thường sợ hãi la hoảng và hay giựt mình thức dậy giữa khuya…

- Tôi thấy đủ thứ… nhứt là những cảnh khủng khiếp khi xưa…

- Xin bà cho biết những cảnh đó như thế nào và vào hồi nào?

Cô cán sự vừa hỏi vừa ghi xuống.

- Hồi chồng tôi bị đi cải tạo tôi phải đi theo xe lửa để mua bán kiếm sông. Có lần tôi bị lính bảo vệ đuổi không cho bán. Chúng lấy báng súng dộng vào đầu tôi tét cả da chảy máu.

Nước mắt bà vợ chảy ròng ròng:

- Sau đó chúng đạp đổ hết hàng của tôi. Mấy món đồ ăn bị chà vô đất cát. Chúng còn bắt tôi phải bò trên đất lượm lại rồi nói đem mấy thứ này về cho chồng con mày ăn!”

- Lúc đó là năm nào vậy bà?

 Người chồng trả lời:

- Sau năm bảy lăm khi tôi đã bị đi tù cải tạo. Tôi bị tù hơn ba năm và bị mất một chân khi còn ở trong trại…

Bà vợ nức nở trong nước mắt:

- Tôi buồn nhứt là chồng mình khi đi thì còn đù chân tay mà khi về thì bị mất một chân… Trước kia ông ấy là sỹ quan Hải quân…

Người chồng nói tiếp, có lúc bằng tiếng Anh, có lúc bằng tiếng Việt:

- Hai vợ chồng tôi phải vượt biển qua Phi và phải chờ hơn ba năm mời được tới Mỹ hồi đầu năm chín mươi. Khi qua Mỹ rồi, lâu lâu những nổi kinh hoàng và buồn tủi khi trước lại hiện về làm cho tinh thần chúng tôi không thể ổn định nữa.

Hắn vừa nghe vừa dịch mà lòng thấy chùng xuống vì chính hắn cũng từng bị đi tù cải tạo vì tôi vượt biên. Cũng giống như người cựu sĩ quan, sau nhiều lần vượt biển hắn mới tới được nước Mỹ hồi đầu năm chín mươi.

Công việc phiên dịch ngày hôm đó làm hắn thấy đau lòng. Hắn nhớ mãi hình ảnh ông chồng bị mất chân trong trại tù, bà vợ hoảng loạn vì bị báng súng công an đánh lỗ máu đầu năm xưa.

Tuy chân tay đầu óc còn lành lặn, nhưng cũng như họ, chính hắn cũng luôn bị ám ảnh bởi những ngày kinh hoàng trong trại tù cải tạo ở rừng sâu. Những nhục hình thể xác và hành hạ tinh thần có lẽ sẽ theo hắn đến suốt đời.

Ôi, sắp bốn mươi năm sau Tháng Tư ngày ấy. Cuộc sống tại Mỹ của bao người như hắn tuy an lành, no đủ, nhưng những vết thương sau ngày tàn cuộc chiến vẫn còn nung độc dưới bề sâu.

Nỗi đau chung còn đo.

Trương Tấn Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 5,546,529
Ngày cuối năm Tỵ, đón giao thừa Tác giả định cư tại vùng Seattle, tiểu bang Washington từ năm 1975, đã hồi hưu hơn mười năm qua. Ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013 với bài viết đầu tiên và cũng là bài duy nhất trong năm, kể về một gia đình có ba tôn giáo lớn của thế giới kết hợp:
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2006, với bút hiệu PNT, PnT và từng nhận một giải thưởng đặc biệt. Sau mấy năm bặt tin, ông viết lại với bút hiệu mới là Phạm Ngọc. Bài gần đây là “Cái Giá Của Tự Do.” Bài mới trước thềm Tết Giáp Ngọ là tự sự của tác giả, người tuổi Nhâm Ngọ, sinh năm 1942.
Tác giả tên thật là Tô vĩnh Phúc. Trước 1975, tốt nghiệp cử nhân Luật Khoa và Văn Khoa tại Sài Gòn. Định cư tại Sacramento, California từ 1986, học và làm nhiều ngành khác nhau. Hai tập thơ đã xuất bản: "Bên Bến Sông Buồn" (2011) và "Nắng Chiều Còn Vương" (2012).
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng trong nhóm chủ biên nhiều tuần báo và tạp chí tại địa phương. Phan góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua, và vừa nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết cuối năm của Phan là một chuyện tình oan nghiệt kéo dài từ thời học trò vượt biên ở quê nhà cho tới nhà tù trên đất Mỹ.
Tác giả thuộc lớp tuổi 60, định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là “Tháng Ba, Trời Đất Vào Xuân,” tự sự của người vợ người mẹ trong một gia đình H.O., tự sơ luợc về mình “22 năm dạy học trong nước, 22 năm làm “culi job” trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết thứ mười của tác giả cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 15. Bài trích từ báo Xuân Việt Báo Tết Giáp Ngọ, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài viết về nước Mỹ. Anh cũng đã du lịch nhiều nước và ghi lại trong ba quyển du ký với tựa đề Á Châu Quyến Rũ tập 1 & 2 và Đi Cruise Bắc Mỹ hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Việt Báo xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc. Dưới đây là bài viết mới nhất của tác giả về Tết ở Little Saigon/
Tác giả tên thật Trần Phương Ngôn, cho biết ông là thuyền nhân trên chiếc tàu vào loại lớn nhất, chở 246 người, con số đông nhất trong một chuyến vượt biển. Tác giả cũng đã sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm và chỉ mới định cư tại Hoa Kỳ từ 2004. Hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Bài viết mới nhất của Triều Phong là chuyện bàn thờ ngày giáp Tết.
Tác giả sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Đến Mỹ tháng Tư năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, đang làm việc trong phân xưởng in của một nhà máy in tại địa phương. Cô đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Sinh năm 1960 tại Quảng nam. Qua Mỹ tháng 9/2003. Hiện sống tại California. Tham dự Viết về nước Mỹ từ năm 2010 với bài “Căn Hộ Đầu Tiên Trên Đất Mỹ” ngay bài viết đầu, đã cho thấy cách viết thứ tự, tỉ mỉ, bồi hồi. Đó là tâm sự chuyện ngày tết. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2001, và từ 8 năm qua, là thành viên Ban Tuyển Chọn giải thưởng Việt Báo. Sau đây là bài viết mới nhất của Trương Ngọc Bảo Xuân, kể về một cô bạn Mỹ làm nghề “mang bầu mướn, đẻ mướn”. Bái trích từ Báo xuân Việt Báo Tết Giáp Ngọ 2014, đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến