Hôm nay,  

Cali Những Ngày Vui

31/10/202404:00:00(Xem: 1475)
TG Phương Lâm cùng các bạn trong ngày họp mặt ở Cali
TG Phương Lâm cùng các bạn trong ngày họp mặt ở Cali

 

Tác giả tên thật là Phương Nguyễn. Sinh năm 1957 tại Phủ Cam, Huế, là cựu học sinh trường Jeanne D’Arc. Bà hiện ở tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington. Tác giả vừa nhận giải Đặc Biệt năm 2023. Bài viết ghi lại chuyến về thăm lại California, trạm dừng chân đầu tiên của gia đình tác giả khi vừa đến Hoa Kỳ.
 
*  
 
Hôm nay tôi chuẩn bị về thăm Cali để giải tỏa áp lực đau buồn mang nặng trong lòng mấy tháng nay. Cứ mỗi lần về Cali lòng bồi hồi xúc động vì nơi này đã in đậm trong tôi nhiều dấu ấn khó quên. Tôi nhớ hai câu thơ của nhà thơ Thế Lữ:
 
“Cái thủa ban đầu lưu luyến ấy
Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.”
….
 
Cali là trạm dừng chân đầu tiên khi gia đình tôi tới Mỹ. Chúng tôi ở lại đây gần bốn tháng, rồi rời Cali đến Seattle. Thật tiếc, thật buồn, nhưng nằm trong thế chẳng đặng đừng, đành phải đứt ruột ra đi, thôi thì xin khép lại đoạn này.
 
Có điều tôi nhớ mãi, tới quầy bán vé máy bay gần chợ Delmar thành phố Rosemead, anh bán vé khuyên:
“Theo ý của con, cô chú nên đi trước, lên trên đó coi tình hình thế nào rồi về đưa mấy em đi, chứ đi một lượt cả gia đình lỡ có trở ngại thì phiền phức lắm, ở đây bà con họ nói: “Cali đi dễ khó về”. Xin cảm ơn một lời khuyên chân thành
 
Đó là điều mà gia đình tôi nhiều đêm suy nghĩ, bàn tới, tính lui, nhưng thôi cứ liều một phen …
 
“Cali đi dễ khó về” câu nói này không hiểu nghĩa bóng nói gì, nhưng thực tế trước mắt chúng ta thấy giá nhà đất của Cali tăng vùn vụt, thuê nhà, share phòng, giá cao ngất ngưởng, nếu không có bạc triệu trong tay làm sao chen chân về lại đây được.
 
Trở lại chuyến đi chơi Cali. Chúng tôi mua vé máy bay giá khuyến mãi của hãng Alaska. Thường thường những chuyến bay này hay bay buổi chiều tối, hôm nay máy bay cất cánh ở phi trường Paine Fiel Everett WA. lúc 6.30PM tới phi trường John Wayne Cali lúc 8.45PM, đường bay này ngắn giờ hơn ở phi trường SeaTac Seattle.
 
Ngồi trên máy bay nhớ lại chuyến đi Cali tháng 9 năm 2023, máy bay đúng ra đáp phi trường John Wayne nhưng vì gió to không đáp được nên bay về đáp tạm thời phi trường LAX. Ngủ gà ngủ gật thấy họ xuống mình cũng xuống, cuối cùng dở khóc dở cười, người đứng đợi ở phi trường LAX, hành lý  xuống phi trường John Wayne.
 
Người ta nói “Một lần bị rắn cắn, mười năm sợ dây thừng.” Lòng nói với lòng phải tỉnh ngủ để tránh lần hai.
 
Tối hôm qua về tới thủ đô của người Việt tỵ nạn, sáng nay đi vòng quanh tham quan các dãy phố cho mãn nhãn, rồi sắm thêm vài thứ cần thiết. Phố chợ của thủ đô người Việt tỵ nạn đủ thứ các mặt hàng. Giá nhà đất của Cali rất cao, nhưng hàng hóa và thức ăn ở đây rẻ hơn nhiều nơi tiểu bang tôi đang sống. Mua sắm xong, cùng nhau đi “kéo ghế”, cô con dâu làm hướng dẫn viên, đưa tới  tiệm ăn tên rất Huế,  Quán Vỹ Dạ.
 
Ông Võ Tá Hân đã viết lời bài hát:
 
“Giữ chút gì rất Huế đi em
Nét duyên là trời đất giao hòa
Dẫu xa một mai anh gặp lại
Vẫn được nhìn em say lá hoa …”
 
Đúng là Vỹ Dạ của Huế một tấm thực đơn mấy chục món ăn, món nào cũng rất Huế, mỗi người chọn món, nhưng không chọn trùng nhau để thử coi món nào ngon, tôi chọn những món bình dân của Huế, bánh nậm, bánh lọc, bánh ram, bánh bèo và cơm hến, ở đây thiếu bánh khoái. Tất cả rất ngon, riêng cơm hến nếu chấm điểm thì chỉ được 6 hay 7/10.
 
Hôm nay đi một ngày đội trời nắng, gọi là nắng chang chang của Cali để  kiếm thêm mớ vitamin D cho cơ thể. Thời tiết Cali về đêm mát dịu, đưa tôi vào giấc ngủ thật sâu đầy ắp mộng. Sáng thức dậy ra vườn vươn vai hít thở, mùi thơm nhẹ của hoa chanh, hoa bưởi phảng phất trong sương sớm.
 
Giàn thanh long trái căng tròn đỏ ửng đang chen nhau tranh chỗ trên những thanh gỗ, gác qua gốc cây khô, có trái chen không nổi thoát ra khỏi giàn, thong dong chúc đầu xuống thảnh thơi một mình. Cây ổi còn thảm thương hơn, thân chỉ bằng ngón chân cái cao ngang ngực mà phải mang hàng chục trái to đùng, trái nào cũng bằng chén ăn cơm.
 
Lần đầu tôi thấy trái chanh chín vàng rụng đầy gốc, rồi khế, cam, quýt, nhãn, cây nào cũng trái đầy cành, đặc biệt cây vả, trái chen nhau từ gốc sát đất lên nửa thân. Trái vả là món ăn tuyệt vời của Huế. Mùa hè trái vả cắt mỏng kẹp chung với con nuốt biển, thêm vài lá rau thơm, chấm ruốc đâm ớt tươi, tỏi, vắt thêm tý chanh thì hết nói… Trái vả luộc chín, cào vỏ xanh bên ngoài, bóp, trộn với hến xào, đậu phụng đâm dập, lá rau răm cắt nhỏ, nêm nếm vừa khẩu vị, thêm vài cái bánh tráng gạo nướng, bẻ ra xúc, món này cánh đàn ông hết vài thùng bia là chuyện thường. Vả còn nấu canh cá lóc, ăn hết nồi cơm lúc nào không hay.
 
Mọi người đều thấy ông Trời ở không cân, Ổng ưu đãi Cali đủ điều, thời tiết quanh năm nắng ấm. Không biết trong đất Ổng trộn thêm chi vào mà đặt cây nào xuống một thời gian ngắn là trái trĩu cành, thấy mà ham, mà ganh tỵ.
 
Sáng nay tôi được các chị cựu học sinh trường Jeand’Arc, chỉ các chị không có các anh, hẹn gặp tại nhà hàng Bleu, nhưng sau đổi lại gặp nhau ở nhà chị Tuyết Lan, vì ở nhà tự do, thoải mái, không ấn định thời gian muốn bao lâu cũng được.
 
Nhà chị Tuyết Lan sân vườn rộng có trồng cây ăn trái, có hoa, có thảm cỏ xanh được chăm sóc kỹ. Ngôi nhà to, đẹp, xinh xắn, nội thất trang trí, phối màu nhẹ nhàng trang nhã, đúng là dân Cao Đẳng Mỹ Thuật.
 
Cali chỉ còn bốn chị cựu học sinh trường Jeand’ARC, tôi về nhập vô nữa là năm em. Trong bốn chị ở đây, có chị Mộng Điệp một thời vang bóng, là tay vợt bóng bàn nữ vào thập niên 60.
 
Thường thường ba bà chị gặp nhau đã thành cái chợ, hôm nay đến năm bà lận. Chuyện đời xưa, chuyện đời nay, chuyện hằm bà lằng bên lề cuộc sống, râm ran cười như pháo nổ. Tâm hồn trẻ trung của thời dung dăng dung dẻ  được dịp sống lại trong những khuôn mặt rám nắng  thời gian…
 
Các món ăn Huế trên đất Mỹ được các chị chế biến đãi tôi hôm nay có, bánh bèo chả lụa, bánh bột lọc, bánh ướt tôm chấy, chả quế Huế, bánh ướt thịt nướng. Người Huế nấu món Huế thì khỏi góp ý phê bình.
 
Thời gian không dừng lại đợi chờ ai. Chúng tôi chia tay nhau sau một ngày vui ngắn ngủi. Chị Tuyết Lan hỏi:
 
- Ai còn nhớ bài hát “Ngày chia tay”?
 
Rồi các chị em cùng hát:
 
“Gặp nhau đây, rồi chia tay
Ngày dài như đã vụt qua trong phút giây
Niềm hăng say, còn chưa phai,
Đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy…      
Đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy…
 
Ngày mai hẹn nhau về Đức Mẹ Con Sò. Cầu nguyện cho nhau...
 
Cali một lần về.
    
Phương Lâm
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
18/11/202420:07:32
Khách
Cảm ơn Tác giả một bài viết hay.
12/11/202419:49:26
Khách
Hai câu thơ nêu trên " Cái thuở ban đầu..." của Xuân Diệu, bạn nhé.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 412,200
Đôi lời phi lộ: hai tiếng "cuối đời" tôi dùng không mang ý nghĩa sau bài ký này tôi không tiếp tục viết nữa. Đây chỉ là cái tên tôi đặt dựa theo nội dung tôi muốn diễn đạt dưới đây. ... Kể từ khi việc đưa thân xác người Việt sống lưu vong, mong muốn được chôn cất tại quê nhà không còn rào cản, vợ chồng tôi chọn cách hỏa táng thân xác sau khi mất. Lựa theo cách này vừa đỡ tốn kém vừa dễ dàng mang tro cốt trở về quê hương. Điều mong ước được "lá rụng về cội" tôi đã dứt khoát. Riêng việc chọn cái cội ở nơi nào trên dải đất hình chữ S cũng chẳng dễ dàng gì! Bởi tôi sinh ra nơi đất Bắc, vợ tôi quê mãi tận cuối phương Nam, nên tôi mất khá nhiều thời gian lựa chọn, tìm kiếm.
Thời gian này, tôi được cất nhắc làm “quan lớn” trong một xứ đạo ở quận Cam (Orange County). Vì vừa vào làm việc trong Hội Đồng Mục Vụ của cộng đoàn, giáo xứ, nên tôi phải tập dần nhiều việc, như tập các câu kính thưa để lên phát biểu trước cộng đoàn cho quen, còn phải tập cách ăn nói cho chững chạc, vì bây giờ mình là quan rồi, dễ bị người ta “soi” lắm. Chẳng hạn như hôm trước, Quan Chủ Tịch Cộng Đoàn, gọi tôi ra ngoài nói chuyện:
Tôi thật sự cảm phục các thầy cô dạy tiếng Việt tại các trung tâm Việt ngữ. Tất cả là thiện nguyện viên. Họ hy sinh cuối tuần để làm một việc không những không lương mà còn phải đối đầu với những việc không vui như áp lực từ phụ huynh... Tôi xin nhắn gởi một điều đến phụ huynh, các thầy cô và các linh mục. Học tiếng Việt là một điều rất khó đối với các em vì trong tuần các em đi học cả ngày ở trường toàn nói và đọc tiếng Mỹ. Về nhà thì xem TV, coi internet, nghe radio cũng toàn tiếng Mỹ. Mỗi tuần vào nhà thờ học tiếng Việt chỉ có hai tiếng mà nhiều thầy cô lại cứ nói tiếng Mỹ với các em. Trớ trêu là sau khi học xong, lúc đi lễ, các linh mục lại giảng phúc âm cho các em bằng tiếng Mỹ. Xin các linh mục, các thầy cô và phụ huynh nói tiếng Việt với các em càng nhiều càng tốt...
...Em rất hãnh diện được phục vụ trong quân đội Hoa-Kỳ dù chỉ là một hạ sĩ quan. Em yêu thích và không hối tiếc chút nào những việc em làm trong đời lính. Chỉ có một điều duy nhất hối tiếc ám ảnh em đến nay là người bạn đồng đội tri bỉ tri kỷ của em ngã gục phanh thây mà em không có mặt ở đó. Nó học chung với em sáu tháng Quân Trường Fort Sill, Oklahoma, từ tháng May 7-November 15, 1998, rồi hai đứa tình nguyện qua Iraq là chiến trận nguy hiểm nhất lúcđó,” Hùng ngửng đầu nói dồn dập với đôi mắt dõi nhìn trời cao như đang tìm người chiến sĩ đồng đội xưa. “Thương mến nhau còn hơn anh em ruột mà!”...
Chị Tâm trưởng nhóm Yoga gần bẩy mươi tuổi sở hữu thân hình cao thon săn chắc như người mẫu, chị nghiện bộ môn này vài thập niên trước lúc chị còn đi làm. Về hưu buồn tay buồn chân, chị rủ vài bạn thân đến nhà chị tập cho vui, tiếng lành vang xa, bây giờ nhóm của chị bành trướng đến mười mấy người, cô Ba là thành viên mới toanh thọ giáo chị. Cô vốn kín tiếng lại là ma mới nên chỉ nghe các chị hóng đủ thứ chuyện trên đời, thỉnh thoảng cô góp một câu giúp vui, tuyệt nhiên cô câm như hến khi có người cao giọng dạy đời hay chê bai ai đó.
Khi một mình trong tứ bề hiu quạnh nên tự thân cảm thấy lẻ loi. Đó là cảm nhận riêng tôi khi ngồi đợi xe đò ở vùng kinh tế mới. Thời ấy không mấy ai có cái đồng hồ đeo tay để biết giờ giấc, chỉ biết giấc sáng sớm khi mặt trời chưa mọc sẽ có chuyến xe đò duy nhất trong ngày về Sài gòn, là xe ngày hôm qua từ Sài gòn lên. Nhớ những hôm sương mù bao phủ núi rừng nên tầm nhìn hạn chế càng cô độc vì cô quạnh, cảm giác lẻ loi len lỏi vào tâm khảm hay từ trong tâm khảm lan toả ra núi rừng âm u, sự lẻ loi và bất lực cho đến khi có ánh đèn vàng mờ đục xuất hiện trong màn sương mù đặc như nước vo gạo là mừng rỡ hôm nay được về nhà vì nhiều hôm ngồi đợi tới mặt trời mọc cũng không có xe vì xe hư xe hỏng gì đó, người ta không chạy ...
... Ừ nhỉ, cũng đến lúc phải quyết định đặt tên cho con là vừa. Mình cứ lo nào là trang trí căn phòng, mua quần áo tã lót, sữa… cho con mà quên mất điều quan trọng là phải cho con một cái tên thật ý nghĩa, chứ đâu phải gọi thằng cu bé là được đâu! Mà biết làm sao khi bên ngoại muốn đặt tên này, bên nội lại muốn đặt tên kia thì làm sao giải hòa được hai bên đây?! Từ chối bên ngoại hay bên nội cũng đều sợ làm buồn lòng họ, vì đây là cháu đầu lòng trong họ nên ai cũng muốn tên mình đưa ra được cha mẹ nó chọn!...
... Ra về tôi suy nghĩ liên miên về tình bạn lính, bạn tù, bạn đời thật quý “Cuộc sống chẳng có gì đáng quý hơn là hạn chế làm tổn thương người khác và xoa dịu một tâm hồn khổ đau với tất cả những gì mình có thể” (Olive Schreineray), anh Thân đến với anh Mùi trong lúc này thật thích hợp vì họ đã hiểu nhau và hơn hết là đồng cảnh ngộ. Còn tình cha con thương yêu quấn quýt thì đẹp như một bài ca...
Hồi nhỏ, khi tôi học trường làng, ngoài câu cách ngôn: “Tiên học lễ, hậu học văn” thầy giáo còn cho viết vào vở bài học thuộc lòng đầu tiên: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”(khuyết danh) Bài học thuộc lòng này được cha truyền con nối và theo tôi suốt cả cuộc đời. Tôi nhớ thời thơ ấu, vào dịp Tết, các chú thím, cô cậu đem biếu ông bà nội hộp trà, cân mứt… Trong năm, vườn nhà thu hoạch được thứ gì thì đem đến cho ông bà thứ ấy - khi quả bí, lúc trái bầu… Khi ông bà ốm đau thì sớm hôm thăm viếng, thuốc thang… Như thế coi như làm “tròn chữ hiếu.”
... Mặc hai bên lời qua tiếng lại, ông lủi thủi ứa nước mắt đi vào phòng. Trời mùa đông sẫm tối thật nhanh. Bóng tối chườm lạnh khoảng sân bên ngoài và bao trùm lấy căn phòng nhỏ. Ông vẫn đứng lặng yên như pho tượng, cảm giác như mình đang đi về phía hư không. Tuổi già giọt lệ như sương. Nỗi đau của người già không bật thành tiếng khóc, mà thấm vào từng thớ thịt, ray rứt từng hơi thở. Ông nghe ngực mình nhoi nhói như muốn vỡ tung ra. Có tiếng bát đũa khua lanh canh, rồi mùi thức ăn thơm nồng bốc lên. Không ai mời ông ra ăn cơm , mà ông cũng không thấy đói. Ông chỉ muốn được nằm xuống rồi ngủ mãi một giấc dài không bao giờ thức dậy. Cuộc sống của ông là những chuỗi ngày đau đáu. Co ro với cái lạnh của mùa đông miền Bắc Mỹ, không máy sưởi , tay chân buốt cóng, ông thấm thía câu nói: Cha mẹ thương con biển hồ lai láng, Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày . Đành vậy chứ biết sao. Nước luôn chảy từ trên cao xuống thấp mà...
Nhạc sĩ Cung Tiến