Hôm nay,  

Bà Ta cháu Tây

04/04/202407:29:00(Xem: 2321)
05092023 Deena Dinh Lại Thị Mơ
Tg Lại Thị Mơ nhận giải đặc biệt tại Lễ Trao Giải VVNM 2017 từ Deena Nguyễn, Wells Fargo.

 

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám và giải Danh Dự năm 2023. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO.

 

*

 Đa số người Việt khi có con cháu nhỏ, thường kiếm đồng hương gởi cho dễ bề nói chuyện. Vả lại người mình cũng tính tiền công phải chăng, chứ gọi Sì (Spanish) cũng ngại.

Nghe người Việt mới qua ở nhà gần đó, con gái bà Cửu lân la hỏi thăm, may quá đồng hương vui vẻ nhận lời trông thằng bé 3 tuổi mỗi ngày. Mọi chuyện bình thường trôi qua, không có gì phải than phiền. Cho đến một hôm, tình cờ thằng bé vớ được cái phone của ba nó để trên bàn. Nó cầm hí hoáy bấm lung tung, thằng rể chạy tới giựt ra từ tay nó. Nếu dỗ dành để lấy lại thì không sao, đằng này sợ hư, giựt mạnh bạo làm thằng nhỏ nổi giận, bất ngờ miệng nó thốt ra rõ ràng:

- ĐM mày, ba.

Ối trời. Cả nhà thất kinh, trong nhà không ai chửi thề. Nó học ở đâu? Cuối cùng tìm ra sự thật. Bà vợ giữ thằng nhỏ, nhưng ông chồng làm thợ mộc ở nhà. Chữ ĐM, là tiếng đệm của ổng mỗi khi nói chuyện. Bất kỳ cười giỡn hay chửi rủa, bao giờ cũng bắt đầu bằng ĐM. Ổng lại thích thằng nhóc, tối ngày chọc ghẹo: ĐM, sao mày dễ cưng goá dzậy.

Cô chị vừa kể chuyện thằng con, thì cô bạn trong sở cũng kể chuyện con gái về nhà hỏi mẹ, rặt giọng Huế: Mi nọi cái chi?

Thì ra cô giữ trẻ gốc Huế, nhưng khi tiếp xúc với người không phải đồng hương, nói giọng Bắc nhuyễn nhừ.

Cô bạn cũng nhái theo, kể lại cho bạn: Răng mà biệt họ nói tiếng Huệ ở nhà mô.

Tá hỏa tam tinh, bà ngoại phải qua giữ thằng nhỏ. Bà ở với con trai, nhưng có thằng cháu nội 8 tuổi, bà phải ngó chừng sau giờ học.

Bây giờ dặn xe bus thả cháu nội xuống trước cửa nhà con gái, để bà trông luôn. Sau khi tan sở ba nó ghé qua đón về.

Vì ở với bà nội từ khi sinh ra, nên thằng nhóc 8 tuổi hiểu tiếng Việt. Bà vừa trông hai cháu, vừa nấu ăn dưới bếp. Thằng cháu nội có thằng bạn Mỹ hàng xóm qua chơi, mấy đứa nhỏ đùa giỡn bày đồ chơi ngổn ngang. Bà đang cắt râu tôm trong bếp, nghe chúng nó la hét ồn ào quá. Bà đứng ở cửa phòng khách, tay vẫn cầm cái kéo dứ dứ, miệng nói (bằng tiếng Việt): - Không dọn dẹp, bà “cắt chim.”


Thằng cháu nghe bà doạ hàng ngày, nên vẫn tỉnh bơ. Nhưng thằng bạn Mỹ thắc mắc:

- What did she say?

Vì hiểu tiếng Việt, nên thằng cháu nội thủng thẳng dịch (nghĩa đen) ra tiếng Anh. Khốn nỗi khi vừa nghe “cut your penis! “thằng nhóc rú lên, oà khóc chạy về nhà mét mẹ.

Bà hàng xóm với bộ mặt thất thần, hớt hải chạy qua. Bà nội không biết tiếng Anh để phân trần, “doạ “thôi mà.

Thằng cháu cũng không biết diễn tả kiểu nói của bà, chỉ biết quơ quơ xua tay: Not real.

Thằng nhỏ Mỹ vẫn mếu máo:

- She holds the scissors ✂️, like that.

Nó giơ hai ngón tay lên, thì đúng là bà có dứ dứ cái kéo “tình ngay lý gian”.

Cũng may cô con gái về kịp nên mọi chuyện sáng tỏ. Cô cằn nhằn: “Mẹ ơi! Ở Mỹ không phải như ở VN. Nhiều thứ “phiền phức” lắm. Dao kéo họ coi như vũ khí (weapons), dứ dứ như vậy gọi là “đe doạ “trẻ con.

Ở Mỹ nhiều chuyện “tào lao“lắm.

Nào là hút thuốc lá cho “cố “, rồi thưa hãng sản xuất.

Bưng tách cà phê nóng quá, tự mình làm đổ, cũng thưa tiệm bán.

Chưa sờ tới cô gái, chỉ buông lời chọc ghẹo, cớt nhả, nháy nhó… cũng bị thưa.

Mà hễ có người thưa, thì tòa phải xử.

Rồi cô kể thêm một lô chuyện “kỳ cục “xứ Mỹ cho mẹ nghe.

Bà Cửu chỉ nói: Vậy à.

Tiện thể cô Tâm nhắc mẹ thêm một “lô rắc rối “, bà Cửu nói vậy.

Nào là mẹ nhớ đeo răng giả khi trông con nít, nhiều đứa sợ khi thấy miệng bà trống hoác.

Không mặc đồ ngủ khi ra ngoài…

Bên Mỹ con nít cởi trần nhưng mặc quần, ở VN con nhà nghèo mặc áo nhưng cởi truồng.

Thằng cháu theo bà về VN chơi, nó rất ngạc nhiên khi thấy có ông già trong xóm chọc ghẹo một thằng bé con đang đi chập chững. Thằng bé không mặc quần, mũi dãi lòng thòng. Ông già nhe hàm răng đen xỉn, cái còn cái mất đã làm thằng cháu của bà sợ phát khiếp. Tới khi thấy ông già “nắm chim “thằng bé, cười khà khà: Tao thẻo mang về nhắm rượu.

Thằng nhóc hoảng hồn chạy một mạch về nhà.

Ở Mỹ, bộ phận sinh dục phải che chứ không phô ra trước mắt mọi người. Các bà các cô tha hồ phô đôi gò bồng đảo chẳng ai cấm.

Nhập gia tuỳ tục bà ơi!

Bà già Bắc di cư vào Nam, mang theo cả những tiếng đã gắn liền với cuộc đời bà qua Mỹ.

Ối giời ơi! Thằng dở hơi.

Thằng cháu ngoại 3 tuổi ở với bà ngoại, đã quên chữ ĐM, thì lại học được chữ “thằng dở hơi.“Vì bà trông toàn con trai, nên không có dịp nói “con dở hơi.“. Ấy vậy mà trẻ con thông minh hiểu khi bà mắng (yêu). Cho đến một buổi tối ngồi thủ thỉ nói chuyện với bố mẹ, nó đã gọi thằng em là “thằng dở hơi “, làm cho bố mẹ nó tròn mắt ngạc nhiên.



Chỉ năm ngoái thôi, mẹ nó có bầu lần thứ hai, nó không hề biết bầu là gì?

Chỉ biết khi bố mẹ mang em bé về nhà, nó thấy mọi người xúm xít mừng vui, ai cũng chú ý tới thằng nhóc đang nằm trong car-seat, quên bẵng nó. Tự dưng nó cảm thấy ghen tị, hồi nào giờ chỉ có mình nó thôi mà, mãi một lúc sau nó mới hỏi:

Chừng nào em bé về với mẹ nó?

Nó nhất định không chịu khi mọi người nói mẹ và bà thằng nhóc cũng là mẹ và bà của nó.

Nó gào to: No, no, bà của Bi, bà của Bi.

Bà phải dỗ dành: Ừ, bà của Bi thôi.

Nó cứ tưởng em bé cũng là khách. Như hôm trước, vợ chồng của người bạn mang con ghé chơi.

Mấy tháng sau, cảm giác ganh tị của Bi càng mãnh liệt. Nó không cho em dùng chung chăn gối cũ trước kia của nó.

Vậy mà bây giờ, hễ đi đâu nó cũng hỏi: Em bé có đi không?

Nếu em ở nhà, nó sẽ không đi. Sợi dây huyết thống máu mủ thật kỳ diệu, nó không còn ganh tị, mà sẽ khóc oà, nếu “dọa“ bán em cho người khác.

Bà Cửu suốt ngày nhắc mẹ nó, rủi ro của những nhà chỉ có một con. Như “cây một cành“.

Những nhà “độc đinh“ trong họ hàng, từ đời ông cố, ông nội tới đời cha đời con chỉ có “một mống“. Ấy là có thằng con trai, chứ ra con gái thì thật khổ! Họ gọi con gái là “vịt giời“, nuôi tốn cơm, sẽ bay đi mất.

Con gái con của người ta.

Nói gì thì nói con gái vẫn trơ trơ. Thằng thứ nhì, không phải do nó muốn, mà là “accident“.

Thời buổi bây giờ, năn nỉ lắm con mới chịu lập gia đình. Tới khi chịu lấy vợ, lại không chịu có con mà nuôi chó.

Biết bao người bạn của bà Cửu chỉ có “chó nội“thôi. Cháu nội là chuyện giả tưởng.

Chuyện bà kể, lũ con cháu gọi là chuyện “cổ tích“, chúng không thèm nghe. Thằng con lớn gần 50 vẫn không chịu lấy vợ, dù từ khi đi học cho tới khi đi làm rất nhiều cô thích.

Bà Cửu thở dài “buộc tội“: Chính là do nó lười, ngại khổ, ngại khó.

Không có của, chỉ có công. Bà mẹ nào cũng dỗ dành, khi mẹ còn khoẻ trông cháu dùm cho. Mai kia mới lấy vợ, “cha già con cọc“chẳng ai giúp.

Bình thường chúng để ngoài tai, nói hoài tụi nó gào lên: Đủ thứ tiền, lo không nổi.

Ngày xưa trong xóm lao động, nhà nào cũng đầy nhóc con nít. Vậy mà có ai chết đâu.

Trời sinh voi sinh cỏ

Mỗi tuổi mỗi khác. Khi trẻ thì tha hồ nhảy nhót, khi già chỉ lấy gia đình làm vui. Nhưng chúng nào có nghe.

Có con như một hình thức đầu tư (invest), đâu phải chỉ “bấm nút“ là có ngay một thằng 18 tuổi. Trồng cây cũng vậy, phải vất vả thức khuya dậy sớm chăm sóc, cây mới ra hoa kết trái.

Nói thế nào chúng nó vẫn là con số zero, lại còn lý sự: Số không nhỏ hơn số cộng, nhưng vẫn lớn hơn số trừ.

  –   < 0 < +

Mẹ ơi! Con biết “số dương” ở đâu mà tìm?

Biết bao ông muốn ăn cơm canh chua, cá kho tộ, về VN kiếm vợ.

Canh chua đâu chẳng thấy, trúng nhằm “số âm.“  Cô vợ cứ tưởng nhà nào cũng có một “cây tiền“ (money tree) ở sân sau, tha hồ mà hái.

Thôi mẹ cho con ở vậy. Xứ Mỹ mà, nursing home thiếu gì.

Bà Cửu không còn đả động chuyện lập gia đình, mất công chúng đổ thừa tại bị.

Ngay cả chuyện mong có cô dâu chàng rể đồng hương cũng dẹp luôn cho nhẹ đầu. Các bạn bà có dâu Tây, chép miệng: Khỏi mất công cãi nhau.

Khỏi cần giỏi tiếng Anh, chỉ cần hai (Hi!) và ba (bye!) là đủ.

Tới thăm cháu: Hai. Khi về: Ba.

Có điều các cháu được bà chăm sóc, chúng hiểu tiếng Việt rất dễ dàng, chúng dùng tiếng Việt để nói chuyện với bà (vì nó nghĩ bà không biết tiếng Anh). Nhưng khi nói chuyện với bạn bè hay cousins chúng luôn luôn dùng tiếng Anh.

Hai đứa học chung, mà cả hai đều không hề biết cùng là người Việt.

Bữa kia, mẹ nó vừa lái xe đi chợ về đậu ở driveway, thấy thằng con có bạn đến chơi, mẹ nó nói: Con xách đồ vào.

Thằng bạn nó ngạc nhiên:

- You’re Vietnamese?

- Yes.

Thằng bạn nó khoanh tay: “Cháu chào Cô.”

Bà ngoại đứng ở cửa, tấm tắc: “Con ai mà ngoan thế.”

Có cô bạn nhờ bà đến nhà trông ba đứa con cùng tuổi với hai cháu của bà. Cô đi dự đám cưới độ vài giờ rồi về. Bà thấy con nít xả rác nên hỏi thằng bé con cô bạn cái chổi, nghĩ nó không biết tiếng Việt, nên bà dùng tiếng Anh. Khốn nỗi tiếng Anh của bà “giỏi“ quá, đến nỗi chúng nó không biết bà muốn gì. Bà còn nhớ mãi, thằng cháu chỉ 6 tuổi, vậy mà nó biết mắc cở với bạn. Nó đã nói rất rõ ràng:

Thôi bà cứ nói tiếng Việt cũng được.

Tiếng Việt của cháu bà bây giờ giỏi lắm, đi đâu với cháu bà cũng không lo.

Ra xứ người, nhưng bà vẫn mong con cháu giữ nề nếp phong tục quê nhà.

Bà mãi mãi là bà già gốc Việt, sống ở xứ người dẫu cháu còn nhỏ xíu, mặt mũi rặt VN, nhưng trong mắt bà, nó là “Tây“ thực sự, từ cách ăn uống tới suy nghĩ. Còn những đứa con tuy đã lớn, nhưng chúng cũng suy nghĩ hành xử y như người bản xứ.

Bà Ta cháu Tây là điều không thể tránh.

 

Lại Thị Mơ

Ý kiến bạn đọc
21/04/202400:09:54
Khách
Cảm ơn Tác giả đã cho Mình đọc những bài viết hay và rất thật trong cuộc sống
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 412,158
Chuyện bão tố hay cúp điện, mất điện đối với người Việt, hay nói chính xác hơn là “người Mỹ gốc Việt” khi còn ở quê nhà thì chỉ là điều... bình thường, quen thuộc, “nói hoài, nói mãi”, xưa rồi Diễm, ít quan tâm. Hay có quan tâm, thì chỉ là những cơn giông bão lớn, với số người phải chịu cảnh thiên tai này là quá lớn, cần sự quan tâm và cứu trợ của cả nước, hay thậm chí là những nước khác giúp đỡ! Riêng việc bị mất điện, cúp điện thì chẳng chết “thằng Tây” nào, và cũng có nhiều nơi, nhiều địa phương là chuyện như “cơm bữa”, là chuyện “thường ngày ở huyện”. Bởi cũng đã từng có nhiều người, nhiều gia đình, cả đời chưa hề... biết “xài điện” là gì, cho nên, có người vui miệng, từng xổ “tiếng Tây, tiếng u” là... “No table” hay “No star where”, dịch diễn nôm na là “miễn bàn”, “không sao đâu” đó thôi!
Cô sinh ra trong một gia đình trung lưu trí thức. Ba cô là đại úy không quân. Lương của ông không nhiều, nhưng đủ nuôi vợ và đàn con sáu đứa. Như đa số những phụ nữ thời bấy giờ, mẹ cô chỉ ở nhà quán xuyến gia đình. Mọi việc sẽ thuận lợi theo dòng đời, nếu không có hai biến cố đột ngột xảy ra...
Tác giả tên thật là Phương Nguyễn. Sinh năm 1957 tại Phủ Cam, Huế, là cựu học sinh trường Jeanne D'Arc. Bà hiện ở tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington. Tác giả vừa nhận giải Đặc Biệt năm 2023. Bài viết dưới đây là câu chuyện buồn về sự ra đi bất ngờ của người con trai, đồng thời là lời tri ân sự chăm sóc tận tình của bệnh viện Harborview – Seattle, USA.
Hằng năm vào khoảng cuối tháng năm khi trăm hoa đua nở, khí hậu ôn hòa vừa nắng ấm vừa mát mẻ, thì khắp nơi xứ cờ Hoa, học trò các cấp lớp được nghỉ hè, rời mái trường thân yêu một thời gian. Khi ấy các cô cậu có thể đi du ngoạn với gia đình, tìm việc làm ngắn hạn trong mùa hè, hay chỉ nghỉ ngơi thỏa thích bù thời gian vất vả thức khuya dậy sớm suốt niên học.
... Từ vài chục năm nay, chúng ta đã đồng ý với sự phân chia thành ba thế hệ người Việt đang sống ở nước ngoài: (1) Thế hệ thứ nhất gồm những vị đã thông tạo tiếng Việt vả chữ Việt tại quê nhà trước khi bỏ nước ra đi. (2) Thế hệ một rưỡi gồm những người rời khỏi quê nhà trong tuổi thiếu nhi chưa rành rẽ chữ và tiếng Việt. (3) Người trẻ được sinh ra ở quê hương thứ hai. Theo nhận xét của tôi thì việc đọc sách và báo Việt không có được sự hân hoan tương đương như trên. Tôi không dám viết ra đây phần trăm ít ỏi đã lượng định, xin quý độc giả tự làm việc này. Vậy ta phải làm gì để Giúp Thế Hệ Sau Đọc Sách Báo Việt? Ta hãy làm thế nào mà chợt có dịp may, một người thế hệ sau cầm quyển sách hay tờ báo đọc thử, nếu họ hiểu thì mới có cơ may họ sẽ tiếp tục đọc sách báo Việt. Nếu không hiểu thì họ sẽ từ giã, rất khó sẽ thử lại một lần nữa. Việc làm này cũng giúp cho toàn dân Việt nhìn rộng ra thế giới...
Vì quê nhà đổi chủ, nên bà con mới phải lưu lạc xứ người. Ma cũ là người qua trước. Ma mới là người đến sau, “trâu chậm uống nước đục “. Những người may mắn thoát được trước ngày tan hàng, đã ổn định đời sống từ lâu. Kế đến là những thuyền nhân vượt biên sớm. Còn người kẹt trong các trại tù cải tạo mới được qua sau này, hầu hết toàn con cháu bà Cả đọi, được chính phủ Mỹ cho qua theo diện tị nạn, đa số đều lớn tuổi, tiền bạc eo hẹp. Bởi vậy khi có người lân la hỏi thăm có nhận giữ trẻ không? Họ sẽ trả tiền mặt. Tôi như chết đuối vớ được ván.
Năm 2009 sau chuyến đến Nam Cali thăm gia đình và bạn hữu, tôi viết bài tường thuật cuộc phiêu lưu của tôi tại Orange County, lên Las Vegas, San José, trước khi rời Cali trở về nhà. Ly Kai, biệt danh ông kẹ đi bán chính thức, chủ xị của nhóm Văn Khoa tại đây với Mỹ Dung thường tổ chức mấy bữa họp mặt mỗi khi các bạn từ xa đến đây chơi. Trở về nhà, tôi viết một bài về chuyến du hành năm đó và gửi cho các bạn đọc cho vui, Mỹ Dung khuyên tôi gởi bài này cho báo Người Việt. Mấy tuần sau, bài «Mưa Cali» được NV đăng báo, và cô MC Hồng Vân đọc trên đài VOA tiếng Việt.
... Chúng tôi chia tay, ra về với những nụ cười trên môi. Emily, cô bạn Mỹ tánh tình thẳng thắn, chân thật đã giúp tôi hiểu được những cú sốc văn hóa Việt trên đất Mỹ. Emily đã giúp tôi hiểu được sự khác nhau giữa hai nền văn hóa Việt Mỹ, nhờ buổi nói chuyện này mà chúng tôi trở nên hiểu nhau hơn và thân nhau hơn.
Ông Đại biết con Hoài Hương vẫn còn quá trẻ, tính cách chưa định hình, bản dạng giới tính còn lừng khừng, cứ để một thời gian nữa thì nó sẽ tự phát triển và hoàn thiện, lúc ấy thì nó như thế nào thì đó đúng thật là bản tánh của nó. Hãy chấp nhận nó, yêu thương nó như nó là vậy! Đừng vì cái sĩ diện hão của mình mà cưỡng ép con Hoài Hương phải theo cái ý chí chủ quan và cực đoan của mình. Ông bảo bà Thu: “Bà thương con thì phải chấp nhận tình yêu của con, hãy sống vì hạnh phúc của con chứ không thể vì cái danh tiếng của bà”...
Sau những lần ốm đau bịnh hoạn rề rề mà không rõ lý do vào những tháng cuối hồi năm ngoái, Trang bỗng dưng trở nên chậm chạp và nhút nhát hẳn đi. Đầu óc cũng ù lì kém tinh nhanh, làm trước quên sau. Ai dặn cái gì cũng chẳng nhớ. Phải chăng đó là triệu chứng của bịnh… “đã toan về già”? Cách chữa đúng nhất là phải có một người bạn đời để nâng đỡ và chăm sóc nhau trong những lúc trái gió trở trời như thế. Nhưng nếu rủi người bạn đời của mình sức khoẻ không thành vấn đề mà lại bị bịnh (nói theo phim bộ của Tàu) là “si khờ người già” trước mình thì chỉ có nước cùng nhau nắm tay trực chỉ… viện dưỡng lão cho rồi chứ con cái làm sao có thì giờ mà chăm sóc cho nổi. Ôi! Viển ảnh cuối đời người sao mà thê thảm.
Nhạc sĩ Cung Tiến