Hôm nay,  

Bệnh viện Harborview Seattle USA

23/07/202406:01:00(Xem: 2759)
TG Phuong Lam nguoi thu ba tu trai nhan giai DB 2023
TG Phương Lâm (người thứ ba từ trái) nhận giải Đặc Biệt VVNM 2023

 

Tác giả tên thật là Phương Nguyễn. Sinh năm 1957 tại Phủ Cam, Huế, là cựu học sinh trường Jeanne D'Arc. Bà hiện ở tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington. Tác giả vừa nhận giải Đặc Biệt năm 2023. Bài viết dưới đây là câu chuyện buồn về sự ra đi bất ngờ của người con trai, đồng thời là lời tri ân sự chăm sóc tận tình của bệnh viện Harborview – Seattle, USA.
 
*
 
Hơn bảy giờ sáng ngày thứ Bảy, nhạc chuông điện thoại reo, tôi ít khi trả lời những cuộc gọi số phone lạ. Sáng hôm nay tự nhiên chuông vừa reo tôi bắt máy liền, vì tôi đang chờ người con trai thứ hai của tôi sáng nay đi làm về trễ, trước đây gia đình tôi ở thành phố gần nơi Cậu ấy làm việc, hai năm nay chúng tôi dọn nhà về vùng N, cách thành phố nơi Cậu ấy làm việc hơn một giờ chạy Freeway 5.
 
Đường đi và về luôn bị kẹt xe nhiều đoạn, lên ca chiều 6 giờ chiều mà phải đi 4 giờ chiều mới kịp giờ làm, xuống ca lúc 4 giờ sáng, về tới nhà lúc nào cũng 6 giờ sáng. Có nhiều ngày trễ hơn, vì đường quá xa, lòng tôi lúc nào cũng thấp thỏm không yên khi cháu chưa về tới nhà. Đó là nỗi lòng của tất cả các người Mẹ. Cậu con trai nhà tôi đã 45 tuổi cứ vui vẻ không chịu cưới vợ. Chiều nào ra xe đi làm tôi đều nhắc:
 
- Lái xe cẩn thận nghe con.
 
Thời gian sau này mỗi khi tôi nhắc thì Cậu hát “Khi Chúa thương gọi con về, hồn con hân hoan như trong một giấc mơ rứa thôi có chi mà lo Mạ hè…
 
Tôi bắt máy - “A lô”. Bên kia giọng lơ lớ tiếng Việt của một cô gái, những người thế hệ thứ hai hay thứ ba sinh ra lớn lên trên đất nước này. Tôi rất hồi hộp khi nghe cô ấy nói.
 
- Xin lỗi! Số máy này có phải là máy của mẹ anh T.L. không?
 
Tôi trả lời:
 
- Phải! Có gì không con?
 
Cô gái trả lời:
 
- Dạ! Anh T.L vào bệnh viện rồi Mom ơi.
 
Tôi hỏi:
 
- Bị gì mà vào bệnh viện hả con?
 
Cô gái trả lời:
 
- Dạ! Con không rõ lắm.
 
Tôi hỏi:
 
- Bệnh viện nào hả con?
 
Cô gái trả lời:
 
- Dạ! Con không biết, bạn anh ấy nhờ con báo tin cho Mom như vậy, Mom đợi một lát để con hỏi lại đã.
    
Tôi run quá, tay cầm không vững cái phone, vào phòng báo cho ông xã.
 
- T.L đã vào bệnh viện.
 
Tôi nói tiếp:
 
- Cô gái báo tin không đầu, không đuôi, chỉ báo vào bệnh viện ngoài ra không biết chi hết, bệnh viện nào cũng không biết, cô ấy nói đợi cô hỏi lại đã. Mình chuẩn bị, cô ấy báo bệnh viện nào thì đi ngay.
 
Tôi báo cho S.L. con trai kế biết, S.L. phone vào nơi làm việc xin nghỉ để cùng đi bệnh viện. Sau hơn 30 phút chờ đợi, cô ấy gọi lại báo:
- Phòng cấp cứu Bệnh viện Harborview Seattle. Mom đến đó có gì tin cho con biết với.
 
Tôi trả lời:
    
- Cám ơn con, mom sẽ tin cho con biết sau.
 
S.L. gọi phòng cấp cứu bệnh viện Harborview hỏi thăm tình hình sức khỏe của T.L. Sau khi báo tên bệnh nhân, được y tá phòng cấp cứu trả lời:
 
- Tình hình bệnh nhân rất xấu, gia đình đến gấp.
 
Gần bốn mươi phút xe chạy, ba người chúng tôi đến bệnh viện Harborview. Rất ngạc nhiên không hiểu tại sao cửa vào bệnh viện nhân viên an ninh xét rất kỹ, không khác chi qua cửa an ninh vào sân bay.
 
Sau khi được phòng cấp cứu xác nhận tên bệnh nhân, bộ phận an ninh đưa cho mỗi người một ticket dán lên ngực áo rồi đi vào theo hướng dẫn, đến hành lang chúng tôi được một cô nhân viên đón, đưa vào phòng đợi, cô này cho biết:
   
- Phòng cấp cứu thân nhân không thể vào được, phải ở đây đợi bệnh nhân chuyển tới phòng chăm sóc đặc biệt mới được vào thăm.
 
Cô nói tiếp:
       
- Ở đây có trà, cà phê và nước, mời mọi người tự nhiên dùng, chúng tôi cám ơn, trước khi rời phòng cô ấy nói đợi cô trở lại.
   
Tiếp theo một cô khác vào gặp chúng tôi, cô ta giới thiệu cô là Mục sư, sau khi nói chuyện một lúc, cô muốn cầu nguyện cho bệnh nhân, chúng tôi đứng lên hiệp ý cầu nguyện, sau cùng cô Mục sư hỏi gia đình cần gì cô sẽ giúp. Chúng tôi đề nghị:
    
- Nếu được hôm nay xin Mục sư mời giúp cho một vị Linh mục.
 
Cô Mục sư hứa sẽ liên lạc giúp. Tôi thắc mắc:
    
- Tại sao vào bệnh viện mà xét kỹ như vậy.
 
Cô Mục sư trả lời:
    
-Vì vừa qua bệnh viện đã bị bọn người xấu tấn công, hành hung, cướp bóc, họ muốn chiếm bệnh viện, cho nên bệnh viện phải kiểm soát kỹ để tránh tình trạng xấu.
 
Rồi cô ta tạm biệt. Gần 11giờ, cô nhân viên khi nãy trở lại báo, bệnh nhân đã được chuyển về phòng chăm sóc đặc biệt, cô ta dặn một vài chi tiết, yêu cầu mọi người bình tĩnh khi gặp bệnh nhân.
 
Đến trước cửa phòng T.L nằm, không thể vào được, vì bên trong quá nhiều Y, Bác Sĩ đang làm việc, chúng tôi được một cô y tá đưa tới phòng đợi khác, cô nói:
 
- Bác Sĩ điều trị đang làm việc, gia đình ngồi đợi đây, lúc nào Bác Sĩ làm việc xong sẽ cho gia đình biết để vào thăm.

BV Harborview
 
1giờ chiều. Cô y tá cho biết vào thăm được rồi. Chúng tôi vào phòng, từ đầu đến chân toàn là dây và máy, T.L nằm bất động, quá đau lòng khi thấy tình trạng con như vậy, ai cũng khóc, T.L hai hàng nước mắt chảy ròng, chúng tôi gục đầu khóc bên giường bệnh. Đến 5 giờ chiều, Bác Sĩ điều trị muốn gặp gia đình tại phòng đợi khi nãy. Bác Sĩ cho biết tình hình bệnh nhân. Bác sĩ nói:
 
- Bệnh nhân được xe cấp cứu của phòng Cứu Hỏa đưa vào lúc 5 giờ rưỡi sáng trong tình trạng hôn mê sâu. Chúng tôi đã kích 8 lần để đánh thức tim, mỗi lần bệnh nhân chỉ tỉnh lại một vài giây rồi lịm, qua lần kích thứ 9, bệnh nhân không tỉnh lại nữa. Trước tình trạng này chúng tôi rất lo não bộ của bệnh nhân, vì tim không hoạt động máu không lên não, rất nguy hiểm cho não. Chúng tôi đã cài máy kích thích não cho anh ấy và áp dụng phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân, cả nhà an tâm đợi kết quả.
      
Sau khi Bác sĩ đi ra ngoài, thì Cha Trần Hữu Lân giáo xứ các Thánh Tử Vì Đạo Seattle đến, Ngài xức dầu và ban Bí Tích cuối cùng cho T.L. Đến 7 giờ tối, y tá hỏi gia đình ai ở lại, hai vợ chồng tôi ở lại. Cô y tá chỉ cho 2 ghế vừa ngồi, vừa nằm, trang bị cho chúng tôi, gối, ra trải, tấm đắp, áo choàng ngoài chống lạnh, một khay giấy xách tay, có mấy bao bánh, một bình cà phê, một hộp đường, một hộp sữa, kem, và mấy chai nước uống. Cô nói khi nào dùng hết cho cô biết.
     
Đêm tới, bên giường bệnh, hai cô y tá thức suốt đêm, một cô chuyên chăm về thuốc chích và bình thuốc truyền, theo dõi thân nhiệt, cô kia lo các máy, vì hết máy này tới máy khác thay nhau kêu “tít, tít”.
   
Chúng tôi dán mắt vào T.L. để tìm một chuyển biến trên mặt. Gia đình anh trai đầu của T.L. từ CA lên chuyến bay đêm, đang chuẩn bị sáng mai đến thăm sớm.
      
Sáng Chúa Nhật, Bác sĩ vào làm việc chúng tôi về phòng chờ nằm nghỉ. Vừa chợp mắt thì tôi thấy T.L. mở cửa đi vào, đưa cho tôi cái giỏ giấy, rồi cười đi ra. Cả hai chúng tôi đều ngồi bật dậy, ông xã tôi nói:
    
- Ba mới thấy T.L. đưa cái giỏ xách rồi đi ra, mình tới coi thử.
   
Chúng tôi chạy nhanh tới phòng. Các bác sĩ vây quanh giường đang làm việc. Như vậy cả hai vợ chồng đều thấy một chiêm bao.
 
Suốt ngày đêm Chủ Nhật, cơ thể T.L. lúc lạnh như nước đá, lúc hâm hâm nóng, hệ thống trợ thở vẫn không ngừng hoạt động.
      
Trưa ngày thứ Hai, mấy người bạn làm chung với T.L. vào thăm, một người bạn cho biết tình hình ban đầu của T.L. cậu ta nói:
     
- Thường mỗi khi chúng cháu xuống ca đều tới câu lạc bộ ăn sáng, uống cà phê xong mới về. Sáng hôm qua chúng cháu mới gọi xong thức ăn, anh T.L nói - Anh nhức đầu, chóng mặt quá, anh ra xe nghỉ một lát, em lấy cà phê mang ra xe cho anh với.
 
Chúng cháu ăn uống xong lấy ly cà phê cho anh T.L., ra tới xe thấy anh T.L. gục nghiêng trên tay lái, cháu lay gọi anh ấy nhưng anh ấy không cử động, mấy anh em sợ quá, quýnh quáng không biết làm sao, sau cùng phụ bế anh ấy qua xe cháu, rồi chạy ra phòng Cứu Hỏa trước cửa nơi làm việc của chúng cháu, chúng cháu biết trong đơn vị cứu hỏa lúc nào cũng có bộ phận y tế  họ sẽ cấp cứu, đưa anh T.L. vào đó họ cấp cứu nhiều kiểu, cuối cùng họ đưa đi bệnh viện, lúc đó cũng khoảng hơn 5 giờ sáng.
  
Phone của anh T.L. chúng cháu không mở khóa được nên không biết làm sao báo cho Mom, cháu gọi cả chục người bạn không ai biết, cuối cùng có cô em này biết số phone Mom.
   
Tôi nói lời cảm ơn mấy cô cậu, nếu họ không báo thì gia đình biết đâu mà lần.
 
Đến chiều, bác sĩ phụ trách mời gia đình họp. Bác sĩ nói:
 
- Vì tim ngừng làm việc quá lâu, máu không bơm lên nuôi não nên não bị phù. Các bộ phận nội tạng cũng bị tổn thương nặng vì tình trạng trên, ngày mai có hai bộ phận chuyên về não sẽ đến kiểm tra, nếu cả hai bộ phận này sau khi kiểm tra cho cùng một kết quả, lúc đó bệnh viện sẽ tuyên bố tình trạng bệnh nhân.
 
Ông xã tôi hỏi:
 
- Cần thay một bộ phận nào có thể cứu sống con tôi không, tôi sẵn sàng.
 
Bác Sĩ lắc đầu, nói cám ơn. Sáng thứ Ba, sau khi đoàn Bác sĩ khám bệnh xong, thì T.L được đưa đến phòng kiểm tra não, sau mấy giờ làm việc, họ đưa T.L. về lại, bộ phận khác tới kiểm tra tại chỗ, cuối cùng họ lắc đầu. Chiều hôm đó Bác sĩ phụ trách mời họp gia đình lại. Bác sĩ nói:
   
- Bệnh viện xin chia buồn cùng gia đình, hai nhóm kiểm tra não, cho kết quả não bộ của bệnh nhân đã chết, giờ này bệnh viện xin tuyên bố bệnh nhân đã tử vong. Giờ rút ống trợ thở tùy gia đình.
      
Sau khi Bác sĩ điều trị nói xong, nhóm bác sĩ khác vào. Họ trình bày:
 
- Lúc bệnh nhân còn sống đã có nhã ý, sau khi qua đời sẽ hiến nội tạng.
  
Họ copy và phóng to ID của T.L có dấu hiến nội tạng, họ xin phép gia đình để T.L ở nhà xác thêm hai ngày, rồi họ chuyển về nhà quàn, họ xin số phone và địa chỉ nhà quàn để bệnh viện liên lạc.
 
Gia đình họp, quyết định ngày thứ Tư, buông xuôi T.L cho họ. Hai giờ chiều ngày thứ Tư, gia đình từ biệt người con thân yêu lần cuối. Bệnh viện chuẩn bị nhận T.L đưa về nhà xác, ngoài cửa phòng bệnh của T.L, hai hàng Y, Bác Sĩ, trang nghiêm đứng, để tiễn T.L. đến nhà xác, một vị BS. lớn tuổi nói với gia đình:
   
- Tôi là Bác Sĩ trưởng đại diện bệnh viện Harborview xin chia buồn với gia đình vì sự ra đi của người con thân yêu của quý vị, và cám ơn gia đình đã đồng hành với ý nguyện của anh T.L. Chúc gia đình sớm vượt qua sự mất mát đau thương này.
 
Ông xã tôi đáp lời:
      
- Tôi là cha của bệnh nhân, qua bốn ngày đêm ở lại đây, tôi rất biết ơn sự chăm sóc tận tình của Y, Bác Sĩ bệnh viện Harborview. Sự ra đi của con tôi ngoài ý muốn của quý vị, cũng như gia đình chúng tôi. Tôi nghĩ rằng khi Thượng Đế đã an bài thì con người không thể cãi lại được.
Tôi cũng nhớ ơn bệnh viện đã chăm sóc chu đáo cho chúng tôi người nhà của bệnh nhân ở lại đây, được quý vị lo đầy đủ mọi thứ cần thiết, kể cả thực phẩm.
Sau cùng tôi hy vọng nội tạng của con tôi sẽ giúp cho người nhận vượt thắng cơn bệnh mà cơ thể họ cần.
Xin ơn trên ban cho quý vị nhiều sức khỏe để tiếp tục công việc cao cả mà bệnh nhân cần.
 
Mấy tuần sau ngày lễ tang của T.L., gia đình chúng tôi lần lượt nhận được ba lá thư của Life Center Northwest chuyển tiếp, trong mỗi thư là lời cảm ơn. Họ viết dài kể về tình trạng bệnh của họ, nay may mắn vượt qua nhờ được thay thế. Các thư đều được Life Center chuyển địch.
 
Có một thư ngắn viết như sau:
 
“Gia đình người hiến tặng thân mến,
Tôi mong quý vị biết rằng có nhiều người muốn chia sẻ cùng quý vị tại thời điểm khó khăn này. Tôi hy vọng quý vị sẽ cảm thấy yên tâm khi biết rằng người thân yêu của quý vị đã đem lại sự sống cho nhiều người đang cần.
Trân trọng,
Rabah - người được hiến tặng”
 
Một khối đau biết lúc nào vơi …
 
Phương Lâm
    
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,324
Chuyện bão tố hay cúp điện, mất điện đối với người Việt, hay nói chính xác hơn là “người Mỹ gốc Việt” khi còn ở quê nhà thì chỉ là điều... bình thường, quen thuộc, “nói hoài, nói mãi”, xưa rồi Diễm, ít quan tâm. Hay có quan tâm, thì chỉ là những cơn giông bão lớn, với số người phải chịu cảnh thiên tai này là quá lớn, cần sự quan tâm và cứu trợ của cả nước, hay thậm chí là những nước khác giúp đỡ! Riêng việc bị mất điện, cúp điện thì chẳng chết “thằng Tây” nào, và cũng có nhiều nơi, nhiều địa phương là chuyện như “cơm bữa”, là chuyện “thường ngày ở huyện”. Bởi cũng đã từng có nhiều người, nhiều gia đình, cả đời chưa hề... biết “xài điện” là gì, cho nên, có người vui miệng, từng xổ “tiếng Tây, tiếng u” là... “No table” hay “No star where”, dịch diễn nôm na là “miễn bàn”, “không sao đâu” đó thôi!
Cô sinh ra trong một gia đình trung lưu trí thức. Ba cô là đại úy không quân. Lương của ông không nhiều, nhưng đủ nuôi vợ và đàn con sáu đứa. Như đa số những phụ nữ thời bấy giờ, mẹ cô chỉ ở nhà quán xuyến gia đình. Mọi việc sẽ thuận lợi theo dòng đời, nếu không có hai biến cố đột ngột xảy ra...
Hằng năm vào khoảng cuối tháng năm khi trăm hoa đua nở, khí hậu ôn hòa vừa nắng ấm vừa mát mẻ, thì khắp nơi xứ cờ Hoa, học trò các cấp lớp được nghỉ hè, rời mái trường thân yêu một thời gian. Khi ấy các cô cậu có thể đi du ngoạn với gia đình, tìm việc làm ngắn hạn trong mùa hè, hay chỉ nghỉ ngơi thỏa thích bù thời gian vất vả thức khuya dậy sớm suốt niên học.
... Từ vài chục năm nay, chúng ta đã đồng ý với sự phân chia thành ba thế hệ người Việt đang sống ở nước ngoài: (1) Thế hệ thứ nhất gồm những vị đã thông tạo tiếng Việt vả chữ Việt tại quê nhà trước khi bỏ nước ra đi. (2) Thế hệ một rưỡi gồm những người rời khỏi quê nhà trong tuổi thiếu nhi chưa rành rẽ chữ và tiếng Việt. (3) Người trẻ được sinh ra ở quê hương thứ hai. Theo nhận xét của tôi thì việc đọc sách và báo Việt không có được sự hân hoan tương đương như trên. Tôi không dám viết ra đây phần trăm ít ỏi đã lượng định, xin quý độc giả tự làm việc này. Vậy ta phải làm gì để Giúp Thế Hệ Sau Đọc Sách Báo Việt? Ta hãy làm thế nào mà chợt có dịp may, một người thế hệ sau cầm quyển sách hay tờ báo đọc thử, nếu họ hiểu thì mới có cơ may họ sẽ tiếp tục đọc sách báo Việt. Nếu không hiểu thì họ sẽ từ giã, rất khó sẽ thử lại một lần nữa. Việc làm này cũng giúp cho toàn dân Việt nhìn rộng ra thế giới...
Vì quê nhà đổi chủ, nên bà con mới phải lưu lạc xứ người. Ma cũ là người qua trước. Ma mới là người đến sau, “trâu chậm uống nước đục “. Những người may mắn thoát được trước ngày tan hàng, đã ổn định đời sống từ lâu. Kế đến là những thuyền nhân vượt biên sớm. Còn người kẹt trong các trại tù cải tạo mới được qua sau này, hầu hết toàn con cháu bà Cả đọi, được chính phủ Mỹ cho qua theo diện tị nạn, đa số đều lớn tuổi, tiền bạc eo hẹp. Bởi vậy khi có người lân la hỏi thăm có nhận giữ trẻ không? Họ sẽ trả tiền mặt. Tôi như chết đuối vớ được ván.
Năm 2009 sau chuyến đến Nam Cali thăm gia đình và bạn hữu, tôi viết bài tường thuật cuộc phiêu lưu của tôi tại Orange County, lên Las Vegas, San José, trước khi rời Cali trở về nhà. Ly Kai, biệt danh ông kẹ đi bán chính thức, chủ xị của nhóm Văn Khoa tại đây với Mỹ Dung thường tổ chức mấy bữa họp mặt mỗi khi các bạn từ xa đến đây chơi. Trở về nhà, tôi viết một bài về chuyến du hành năm đó và gửi cho các bạn đọc cho vui, Mỹ Dung khuyên tôi gởi bài này cho báo Người Việt. Mấy tuần sau, bài «Mưa Cali» được NV đăng báo, và cô MC Hồng Vân đọc trên đài VOA tiếng Việt.
... Chúng tôi chia tay, ra về với những nụ cười trên môi. Emily, cô bạn Mỹ tánh tình thẳng thắn, chân thật đã giúp tôi hiểu được những cú sốc văn hóa Việt trên đất Mỹ. Emily đã giúp tôi hiểu được sự khác nhau giữa hai nền văn hóa Việt Mỹ, nhờ buổi nói chuyện này mà chúng tôi trở nên hiểu nhau hơn và thân nhau hơn.
Ông Đại biết con Hoài Hương vẫn còn quá trẻ, tính cách chưa định hình, bản dạng giới tính còn lừng khừng, cứ để một thời gian nữa thì nó sẽ tự phát triển và hoàn thiện, lúc ấy thì nó như thế nào thì đó đúng thật là bản tánh của nó. Hãy chấp nhận nó, yêu thương nó như nó là vậy! Đừng vì cái sĩ diện hão của mình mà cưỡng ép con Hoài Hương phải theo cái ý chí chủ quan và cực đoan của mình. Ông bảo bà Thu: “Bà thương con thì phải chấp nhận tình yêu của con, hãy sống vì hạnh phúc của con chứ không thể vì cái danh tiếng của bà”...
Sau những lần ốm đau bịnh hoạn rề rề mà không rõ lý do vào những tháng cuối hồi năm ngoái, Trang bỗng dưng trở nên chậm chạp và nhút nhát hẳn đi. Đầu óc cũng ù lì kém tinh nhanh, làm trước quên sau. Ai dặn cái gì cũng chẳng nhớ. Phải chăng đó là triệu chứng của bịnh… “đã toan về già”? Cách chữa đúng nhất là phải có một người bạn đời để nâng đỡ và chăm sóc nhau trong những lúc trái gió trở trời như thế. Nhưng nếu rủi người bạn đời của mình sức khoẻ không thành vấn đề mà lại bị bịnh (nói theo phim bộ của Tàu) là “si khờ người già” trước mình thì chỉ có nước cùng nhau nắm tay trực chỉ… viện dưỡng lão cho rồi chứ con cái làm sao có thì giờ mà chăm sóc cho nổi. Ôi! Viển ảnh cuối đời người sao mà thê thảm.
Qua báo chí, tôi được biết Yellowstone là một vùng đất rộng nằm ở Tây Bắc Tiểu bang Wyoming, nơi mà cách đây mấy ngàn năm đã có sự hoạt động của một núi lửa lớn với miệng núi đường kính dài 30km. Người ta tưởng tượng rằng nếu giờ này mà nó thức giấc thì cả miền Bắc Mỹ sẽ không còn. Tôi ao ước có dịp sẽ đến đây để tận mắt nhìn những kỳ tích đẹp và hùng vĩ mà núi lửa đã lưu lại sau hơn mấy ngàn năm ngưng hoạt đông, nhưng chưa bao giờ có cơ hội. Năm nay, nhân ngày lễ Memorial, con gái tôi đã sắp xếp xin nghỉ một tuần để lấy tour cùng đi thăm danh lam thắng cảnh này.
Nhạc sĩ Cung Tiến