Hôm nay,  

Yellowstone Phiêu Lưu Ký

04/07/202406:00:00(Xem: 1624)

 

TG Huỳnh Thanh Tú
TG Huỳnh Thanh Tú


Huỳnh Thanh Tú là giáo viên tiểu học trước khi cùng gia đình định cư Mỹ năm 2001, tại Hoa Kỳ. Bà từng làm việc cho học khu tại Houston, Texas trước khi về hưu và dành toàn bộ thời gian làm vườn, chăm sóc các cháu, du lịch và tham gia các chuyến tham quan của cộng đồng người hưu trí tại địa phương. Tác giả tham dự VVNM với bài viết đầu tiên “Áo khoác để ngoài cửa”, và sau đây là bài viết thứ hai ghi lại chuyến thăm công viên quốc gia Yellowstone.
 
*
            Yellowstone Park      
 
Qua báo chí, tôi được biết Yellowstone là một vùng đất rộng nằm ở Tây Bắc Tiểu bang Wyoming, nơi mà cách đây mấy ngàn năm đã có sự hoạt động của một núi lửa lớn với miệng núi đường kính dài 30km. Người ta tưởng tượng rằng nếu giờ này mà nó thức giấc thì cả miền Bắc Mỹ sẽ không còn. Tôi ao ước có dịp sẽ đến đây để tận mắt nhìn những kỳ tích đẹp và hùng vĩ mà núi lửa đã lưu lại sau hơn mấy ngàn năm ngưng hoạt đông, nhưng chưa bao giờ có cơ hội. Năm nay, nhân ngày lễ Memorial, con gái tôi đã sắp xếp xin nghỉ một tuần để lấy tour cùng đi thăm danh lam thắng cảnh này.
 
-Má ơi, con đã book vé cho tour du lịch Yellowstone. Con sẽ đưa Má đi thưởng ngoạn cảnh quang và những kỳ bí của thiên nhiên trong Công viên Yellowstone, nơi mà Má hằng mong đến.
 
Nghe con nói, tôi rất mừng và thầm cảm ơn con đã cho tôi cơ hội để thực hiện ý muốn của mình.  Tôi bắt đầu sắp xếp một vài vật dụng cần thiết và chuẩn bị cho chuyến đi.
 
*5-25-2023: 7:00am, hai mẹ con lái xe đến phi trường Bush. Sau khi gửi xe ở bãi đậu, làm thủ tục check in và lên tàu.
 
Đúng 12:30pm, máy bay đáp xuống thành phố Salt Lake thuộc tiểu bang Utah. Bạn Quỳnh ra tận sân bay đón. Phi trường thật rộng và đẹp, hai mẹ con phải đi bộ gần 30 phút mới ra đến cổng.
 
Salt Lake City là một thành phố xinh đẹp, nằm ở miền Trung tây thuộc  tiểu bang Utah, tiểu bang thứ 45 của Hoa-kỳ. Có diện tích rộng lớn, sở hữu nhiều công viên quốc gia nổi tiếng và rất hấp dẫn cho khách du lịch. Nơi chúng tôi đi thăm đầu tiên là Hồ Muối (Salt Lake), nước hồ chứa nhiều khoáng chất cùng lưu huỳnh nên các sinh vật sống dưới nước như cá, ếch nhái…  không thể sống được. Với một diện tích rộng và được bao bọc bởi những rặng núi cao, nên vùng hồ này ít khi bị ảnh hưởng bởi những cơn bão lớn.
 
Tiếp theo là tòa nhà Quốc hội nằm ở trung tâm thành phố, nơi đây tôi được tận mắt nhìn thấy những kiến trúc đầy ấn tượng và độc đáo. Sàn nhà lát đá cẩm thạch, được viền bằng một loại đá granite phức tạp, cầu kỳ, nhất là chiếc cầu thang đựợc thiết kế trông sâu rộng đầy cuốn hút. Quang cảnh bên ngoài khuôn viên tòa Quốc hội thật đẹp và hùng vĩ. Nhiều đoàn du lịch và các toán học sinh, sinh viên dưới sự hướng dẫn của thầy cô cũng đã đến đây để tìm hiểu và học hỏi thêm.
 
Trời đã về chiều và bắt đầu đổ mưa, chúng tôi trở lại xe, đi ăn tối ở một quán ăn Nhật với món lẩu Shabu Shabu thật ngon trước khi về khách sạn nghỉ ngơi để chuẩn bị cho ngày mai.
 
*5-26-2023: Bắt đầu cho cuộc hành trình đến Yellowstone. 8:00am, bạn đón chúng tôi trực chỉ Idaho. Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, bầu không khí trong lành, những cánh rừng cổ thụ với những thân cây to vươn cao ngút tầm mắt, núi non trùng điệp tiếp nối nhau trong suốt con đường dài hằng trăm miles.
 Yellowstone 1
 
Nhất là những ngọn núi bạc đầu, những con suối trắng xóa vì lớp tuyết bao phủ, chảy từ đỉnh cao xuống giữa đám rừng xanh rộng bao la, tạo thành một bức tranh tuyệt mỹ.
 
Yellowstone, một trong những công viên quốc gia đầu tiên trên thế giới, diện tích 8,983 km vuông, trải rộng từ vùng Tây Bắc Wyoming qua biên giới của hai tiểu bang Idaho và Montana. Hằng năm có hơn 4 triệu khách du lịch ghé thăm.
 
Yellowstone cũng là vùng núi lửa, đã từng phun trào nham thạch lần cuối cùng cách đây 700,000 năm, vậy mà đến nay nó vẫn còn âm ỉ sức nóng. Có tới hơn 350 thác nước gồm cả Lower Falls với chiều cao nước đổ là 94m, cao gấp hai lần Niagara Falls. Đến với Yellowstone giống như cuộc hành trình ngược thời gian về nước Mỹ khi mà người Tây phương chưa đặt chân đến nơi này.
 
1:30pm: Chúng tôi đến Thành phố West Yellowstone, nhận phòng ngủ. Điều kỳ lạ là số phòng 238 lại trùng hợp với ngày sinh của tôi 23 tháng 8. Sau khi ăn uống nghỉ ngơi, đúng 2:00pm chúng tôi đi vào Yellowstone. Giá vé vào cửa được tính theo từng loại xe:
 
- Xe du lịch $35 cho 7 ngày.
- Xe lớn $70 cho 7 ngày.
 
Vào Yellowstone, xe chạy dọc theo Madison River, nơi đây có những con dê rừng (sơn dương) đang sinh sống, thỉnh thoảng dừng xe lại để xem một vài thác nước nhỏ, đi dần lên vùng núi cao. Xa xa,những đụn khói trắng xóa bốc lên, đó chính là những tia nước sôi từ kẽ hở của núi lửa đang hoạt động. Hai bên đường là những vòm nước nhiều màu sắc đỏ, xanh, vàng, nâu bốc hơi lên sặc mùi lưu huỳnh. Tùy theo màu sắc mà người ta định được sức nóng.
 
Ở Norris những tia nước được gọi là Geyser basin, rất nóng và có nhiều acid, nơi đây xuất hiện nhiều ngọn núi lửa đang hoạt động âm ỉ, chất lưu huỳnh từ dung nham của các miệng núi lửa phun lên kết tủa, đã tạo ra những hình thái lạ lùng. Nhin màu sắc cùng độ sâu và nghe âm thanh phát ra từ lòng đất ta có thể tưởng tượng như có một sức mạnh phi thường muốn đẩy tất cả dung nham ra bên ngoài.

Yellowstone 2 
               
Nhiều hố bùn non đang sôi sùng sục (mud volcano). Có những chỗ gọi là miệng rồng (Dragon mouth Spring) phát ra những tiếng gẩm gừ khi tuôn trào nước nóng.
                
Xa xa là một bầy bò rừng (bison) trông hung dữ, đang thong dong ăn cỏ. Mọi người được khuyến cáo không nên đến gần để chụp hình quay phim, phải giữ khoảng cách ít nhất là 25 mét. Khi thấy chúng cong đuôi và nhìn mình có vẻ  dữ tợn, thì lập tức chạy và chạy thật mau, tránh càng xa càng tốt, nếu không sẽ bị chúng tấn công. Đây là loại bò gần như tuyệt chủng, ở Yellowstone hiện nay chỉ còn lại khoảng năm ngàn con. Trở lại đi dọc theo sông chảy vào hồ Yellowstone, nước nơi đây nóng vì núi lửa đang hoạt động sôi trào.
 
5:00pm trở về khách sạn, ăn cơm chiều tại một tiệm Tàu, sau đó đi dạo phố.

* 5-27-2023: 8 giờ sáng, chúng tôi đi trở lại Yellowstone. Đến Brink of Lowee Falls, thác nằm ở độ sâu 180m, vì vậy đi bộ xuống đã khó mà khi trở lên lại càng khó hơn. Mọi người đều cảm thấy rất mệt thở không ra hơi. Những ai bị bệnh tim, phổi được khuyến cáo không nên đi. Về mùa đông thác đóng cửa. Mặc dù có nhiều chỗ rất nóng nhưng dọc đường tuyết vẫn không tan tí nào.
 
12:30pm đến Old Faithfull Geyser, xem nước phun cao 184 feet trong suốt 5 phút. Điều kỳ diệu là cứ 90 phút nước lại phun một lần và đều đặn như vậy. Chúng tôi phải chờ đến 180 phút để được nhìn thấy hai lần nước phun. Thật may mắn mới có cơ hội chiêm ngưỡng những điều kỳ diệu ở nơi này.
 
 Yellowstone 3
 
Thỉnh thoảng trên cành của những cây cổ thu cao to, tôi thấy nhiều chim đại bàng (Eagle) đậu trông thật uy nghi. Chúng là biểu tượng cho nước Mỹ.
 
Tiếp tục đi thăm Excelsior, Grand Prismatic, Springs Prism of Light, Spectrum of life, Life of the Edge và Fountain Paint Pots.
 
Buổi chiều ghé nhà hàng Pháp ăn tối trước khi về khách sạn nghỉ ngơi để chuẩn bị cho ngày mai. Hai mẹ con đi tắm. Sau một ngày mệt mỏi, được ngâm mình trong bồn nước nóng massage thật tuyệt vời. Tôi cảm thấy khỏe, rất thoải mải, và bắt đầu cho một giấc ngủ thật ngon.
  
*5-28-2023: 7:30am, trên đường  đi về hướng Bắc, tuyết ngập nhiều hơn hai bên đường, rừng thông xanh biếc và thẳng tắp, các hồ nước đóng băng trắng xóa. Đến  Jackson Lake Dam and Reservoir, núi non trùng điệp,hùng vĩ. Đi dần về hướng  Nam, qua Snake River. Đến đỉnh Teton, tôi chụp vài tấm hình của dãy Grand Teton. Ghé Jackson Square, rồi tiếp tục xuôi về miền nam Wyoming. Sau 8 tiếng đồng hồ trên một chặng đường dài mệt mỏi, lúc 3:30 chúng tôi đến Salt Lake City. Ghé vào tiệm ăn Thái dùng cơm tối, về phòng nghỉ ngơi, chuẩn bị cho ngày mai trở về.
 
Buổi tối tôi tâm sự với con: - Má cảm thấy rất vui và thích thú trong chuyến đi chơi này, nó giúp má biết nhiều hơn những gì mà má muốn biết về Công viên  Quốc Gia YellowStone. Có điều là lội bộ nhiều quá nên rất mệt, chắc chắn bạn bè của má không ai đi nổi!!
 
Con tôi mỉm cười: - Má ao ước được đi nơi này mà, chỉ tiếc là mình không check trước, vả lại con cũng không nghĩ là phải đi bộ quá nhiều như vậy. Nhưng con thấy má còn khỏe lắm hì…hì…
 
Tôi biết nó đùa, thực ra thì đây là một chuyến du lịch rất hữu ích, khó có cơ hội đi được lần thứ hai.
 
 * 5-29-2-23: Ngày cuối cùng của chuyến đi.
 
8:300am, bạn đưa chúng tôi đi một vòng thăm Salt Lake City. Đến 9:00am qua The Church of Jesus Christ of Latter Day Saint Conference Center. Vào ngôi Giáo đường, chúng tôi được hướng dẫn đi thăm những phòng ốc bên trong, và nhất là được tận mắt nhìn thấy một cây đàn với giàn ống đồng to lớn, bóng lộn rất đẹp và thật quí hiếm. Đây là ngôi Giáo đường của đạo Mormon, một tôn giáo chính ở Tiểu bang Utah.
 
10:30am, bạn đưa chúng tôi ra phi trường. Vì trễ máy bay, nên đến 8:00pm tôi mới về đến nhà.
 
Một chuyến đi tuy có mệt mỏi nhưng giúp ích cho tôi rất nhiều. Cảm ơn con gái đã cho má được hưởng những ngày du lịch thật tuyệt vời.
                                                                        
Nguyễn Mộng Giang
                             

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,753
Chuyện bão tố hay cúp điện, mất điện đối với người Việt, hay nói chính xác hơn là “người Mỹ gốc Việt” khi còn ở quê nhà thì chỉ là điều... bình thường, quen thuộc, “nói hoài, nói mãi”, xưa rồi Diễm, ít quan tâm. Hay có quan tâm, thì chỉ là những cơn giông bão lớn, với số người phải chịu cảnh thiên tai này là quá lớn, cần sự quan tâm và cứu trợ của cả nước, hay thậm chí là những nước khác giúp đỡ! Riêng việc bị mất điện, cúp điện thì chẳng chết “thằng Tây” nào, và cũng có nhiều nơi, nhiều địa phương là chuyện như “cơm bữa”, là chuyện “thường ngày ở huyện”. Bởi cũng đã từng có nhiều người, nhiều gia đình, cả đời chưa hề... biết “xài điện” là gì, cho nên, có người vui miệng, từng xổ “tiếng Tây, tiếng u” là... “No table” hay “No star where”, dịch diễn nôm na là “miễn bàn”, “không sao đâu” đó thôi!
Cô sinh ra trong một gia đình trung lưu trí thức. Ba cô là đại úy không quân. Lương của ông không nhiều, nhưng đủ nuôi vợ và đàn con sáu đứa. Như đa số những phụ nữ thời bấy giờ, mẹ cô chỉ ở nhà quán xuyến gia đình. Mọi việc sẽ thuận lợi theo dòng đời, nếu không có hai biến cố đột ngột xảy ra...
Tác giả tên thật là Phương Nguyễn. Sinh năm 1957 tại Phủ Cam, Huế, là cựu học sinh trường Jeanne D'Arc. Bà hiện ở tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington. Tác giả vừa nhận giải Đặc Biệt năm 2023. Bài viết dưới đây là câu chuyện buồn về sự ra đi bất ngờ của người con trai, đồng thời là lời tri ân sự chăm sóc tận tình của bệnh viện Harborview – Seattle, USA.
Hằng năm vào khoảng cuối tháng năm khi trăm hoa đua nở, khí hậu ôn hòa vừa nắng ấm vừa mát mẻ, thì khắp nơi xứ cờ Hoa, học trò các cấp lớp được nghỉ hè, rời mái trường thân yêu một thời gian. Khi ấy các cô cậu có thể đi du ngoạn với gia đình, tìm việc làm ngắn hạn trong mùa hè, hay chỉ nghỉ ngơi thỏa thích bù thời gian vất vả thức khuya dậy sớm suốt niên học.
... Từ vài chục năm nay, chúng ta đã đồng ý với sự phân chia thành ba thế hệ người Việt đang sống ở nước ngoài: (1) Thế hệ thứ nhất gồm những vị đã thông tạo tiếng Việt vả chữ Việt tại quê nhà trước khi bỏ nước ra đi. (2) Thế hệ một rưỡi gồm những người rời khỏi quê nhà trong tuổi thiếu nhi chưa rành rẽ chữ và tiếng Việt. (3) Người trẻ được sinh ra ở quê hương thứ hai. Theo nhận xét của tôi thì việc đọc sách và báo Việt không có được sự hân hoan tương đương như trên. Tôi không dám viết ra đây phần trăm ít ỏi đã lượng định, xin quý độc giả tự làm việc này. Vậy ta phải làm gì để Giúp Thế Hệ Sau Đọc Sách Báo Việt? Ta hãy làm thế nào mà chợt có dịp may, một người thế hệ sau cầm quyển sách hay tờ báo đọc thử, nếu họ hiểu thì mới có cơ may họ sẽ tiếp tục đọc sách báo Việt. Nếu không hiểu thì họ sẽ từ giã, rất khó sẽ thử lại một lần nữa. Việc làm này cũng giúp cho toàn dân Việt nhìn rộng ra thế giới...
Vì quê nhà đổi chủ, nên bà con mới phải lưu lạc xứ người. Ma cũ là người qua trước. Ma mới là người đến sau, “trâu chậm uống nước đục “. Những người may mắn thoát được trước ngày tan hàng, đã ổn định đời sống từ lâu. Kế đến là những thuyền nhân vượt biên sớm. Còn người kẹt trong các trại tù cải tạo mới được qua sau này, hầu hết toàn con cháu bà Cả đọi, được chính phủ Mỹ cho qua theo diện tị nạn, đa số đều lớn tuổi, tiền bạc eo hẹp. Bởi vậy khi có người lân la hỏi thăm có nhận giữ trẻ không? Họ sẽ trả tiền mặt. Tôi như chết đuối vớ được ván.
Năm 2009 sau chuyến đến Nam Cali thăm gia đình và bạn hữu, tôi viết bài tường thuật cuộc phiêu lưu của tôi tại Orange County, lên Las Vegas, San José, trước khi rời Cali trở về nhà. Ly Kai, biệt danh ông kẹ đi bán chính thức, chủ xị của nhóm Văn Khoa tại đây với Mỹ Dung thường tổ chức mấy bữa họp mặt mỗi khi các bạn từ xa đến đây chơi. Trở về nhà, tôi viết một bài về chuyến du hành năm đó và gửi cho các bạn đọc cho vui, Mỹ Dung khuyên tôi gởi bài này cho báo Người Việt. Mấy tuần sau, bài «Mưa Cali» được NV đăng báo, và cô MC Hồng Vân đọc trên đài VOA tiếng Việt.
... Chúng tôi chia tay, ra về với những nụ cười trên môi. Emily, cô bạn Mỹ tánh tình thẳng thắn, chân thật đã giúp tôi hiểu được những cú sốc văn hóa Việt trên đất Mỹ. Emily đã giúp tôi hiểu được sự khác nhau giữa hai nền văn hóa Việt Mỹ, nhờ buổi nói chuyện này mà chúng tôi trở nên hiểu nhau hơn và thân nhau hơn.
Ông Đại biết con Hoài Hương vẫn còn quá trẻ, tính cách chưa định hình, bản dạng giới tính còn lừng khừng, cứ để một thời gian nữa thì nó sẽ tự phát triển và hoàn thiện, lúc ấy thì nó như thế nào thì đó đúng thật là bản tánh của nó. Hãy chấp nhận nó, yêu thương nó như nó là vậy! Đừng vì cái sĩ diện hão của mình mà cưỡng ép con Hoài Hương phải theo cái ý chí chủ quan và cực đoan của mình. Ông bảo bà Thu: “Bà thương con thì phải chấp nhận tình yêu của con, hãy sống vì hạnh phúc của con chứ không thể vì cái danh tiếng của bà”...
Sau những lần ốm đau bịnh hoạn rề rề mà không rõ lý do vào những tháng cuối hồi năm ngoái, Trang bỗng dưng trở nên chậm chạp và nhút nhát hẳn đi. Đầu óc cũng ù lì kém tinh nhanh, làm trước quên sau. Ai dặn cái gì cũng chẳng nhớ. Phải chăng đó là triệu chứng của bịnh… “đã toan về già”? Cách chữa đúng nhất là phải có một người bạn đời để nâng đỡ và chăm sóc nhau trong những lúc trái gió trở trời như thế. Nhưng nếu rủi người bạn đời của mình sức khoẻ không thành vấn đề mà lại bị bịnh (nói theo phim bộ của Tàu) là “si khờ người già” trước mình thì chỉ có nước cùng nhau nắm tay trực chỉ… viện dưỡng lão cho rồi chứ con cái làm sao có thì giờ mà chăm sóc cho nổi. Ôi! Viển ảnh cuối đời người sao mà thê thảm.
Nhạc sĩ Cung Tiến