Kiều Miên dã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ rất đặc biệt. Cô tên thật Nguyễn Minh Trâm, sinh năm 1972, cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ năm 1989. Hiện là kỹ sư điện toán, làm việc cho Spawar Systems Center, San Diego, California. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
*
Chân ướt chân ráo đến Mỹ, Bảo là người bạn duy nhất tôi biết trên xứ lạ quê người.
Khi quyết định viết thơ liên lạc Bảo, tôi cứ ngần ngại không biết Bảo còn là Bảo của ngày xưa không. Qua những lá thư Bảo viết về thăm tôi, tôi nhận thấy nó có ít nhiều thay đổị. Mãi đến khi gặp lại Bảo lần đầu tiên sau hơn 10 năm xa cách, sự ngờ vực cuả tôi về Bảo đã không sai chút nào. Nó thay đổi nhiều, nhiều đến nỗi mẹ tôi tặng cho nó biệt danh "Thằng Mất Gốc". Nghe mẹ tôi kêu vậy, nó chỉ cười xoà.
Những năm đầu của thập niên 80, Bảo là một trong những nhân vật tốt số nhất cuả trường. Sở dĩ tôi nói như vậy vì học xong lớp 6, Bảo được đi Mỹ ngon lành bằng máy baỵ. So với số người nuôi mộng xuất ngoại, sự ra đi hợp thức hóa cuả Bảo khiến bao kẻ thèm thuồng.
Bản chất cuả Bảo rất hiền, nếu không muốn nói nó bị tôi bắt nạt hà rầm. Tôi không biết nhiều về đời tư cuả Bảo.ï Chỉ loáng thoáng nghe rằng Bảo có người cha là phi công cuả QLVNCH không may tử trận năm 1972, lúc Bảo một tuổị. Mẹ cuả nó di tản sang Mỹ năm 1975. Vài năm sau, bà tái giá cùng một quân nhân Mỹ từng phục vụ chiến tranh Việt Nam. Bảo như đứa con mồ côi, sống quanh quẩn với ông bà ngoại và các dì. Có lẽ vì vậy mà ba mẹ tôi đặc biệt thương Bảo như con vậỵ. Nhà tôi có tiệm bán cà phê. Vì ở gần nhà, chiều chiều nó chạy qua giúp rồi ngồi nói chuyện với "chú thím ba" như muốn tìm một chút tình thương cha mẹ. Mỗi lần đi lãnh quà từ Mỹ gửi về, nó không quên đem vài món qua biếu gia đình tôị.
Thế rồi ngày đoàn viên cuả Bảo gặp lại mẹ ruột cũng đến. Đêm cuối trước khi ra đi, mẹ tôi chuẩn bị vài món ăn ngon như buổi tiệc nhỏ để đãi nó. Nó cúi gầm mặt lặng lẽ ăn như muốn dấu nỗi xúc động. Sáng hôm sau, tôi ra phi trường Tân Sơn Nhất tiễn nó. Hình ảnh sâu đậm khắc vào lòng tôi về Bảo là giây phút nó lầm lũi bước vào phòng cách lỵ. Từ trong phòng kính nhìn ra, nó vừa đưa tay vẫy tôi, vừa đưa tay quẹt nước mắt liên hồi.
Sau vài tháng trông ngóng, cuối cùng tôi nhận được lá thư đầu tiên cuả Bảo từ Mỹ gửi về. Nó liếng thoắng, "...Bảo rất thích cuộc sống ở đâỵ. Chú thím ba biết không, lúc bay đến phi trường Thái Lan, con đã thấy sạch và đẹp. Nhưng khi qua đến Mỹ, mới thấy Thái Lan không bằng một góc. Trâm, ở Mỹ học sinh không phải đi luợm giấy kế hoạch nhỏ. Đồ mủ, đồ nhôm xài xong là bỏ, không có bán ve chai như nước mình... Ba Mỹ đặt cho Bảo tên Danny để dễ gọị. Trâm thích tên này không"..."
Đương nhiên tôi không thích rồị. Khi phát âm, cái tên chẳng ý nghĩa gì cả, thua tên Đức Bảo xa. Áp mũi ngửi mùi thơm nước Mỹ nhẹ thoảng ra từ lá thơ, tôi nhủ thầm, "Tờ giấy viết thơ đẹp đẽ như vậy, nước Mỹ chắc là huy hoàng lắm!" Bỗng dưng, tôi cảm giác Bảo đã may mắn được đổi đờị Thỉnh thoảng Bảo vẫn viết thơ thăm hỏi gia đình tôị Dù sau này Bảo đổi cách xưng tên Danny, tôi vẫn cứ gọi nó là Bảọ Vì chỉ khi gọi Bảo, tôi mới cảm nhận sự tồn tại của tình bạn giữa nó và tôi thôi.
Năm năm trôi nhanh, đến lượt tôi hăm hở khăn gói lên đường đi Mỹ. Đến California, tôi đánh liều gửi Bảo số điện thoại cuả nhà người dì, nơi gia đình tôi tạm trú. Không ngờ vài hôm sau, Bảo vội liên lạc tôi. Buổi nói chuyện thật dài, lùng bùng bên tai tôi toàn là "Danny, you, me". Đặt điện thoại xuống, tôi hụt hẫng như vừa đánh mất một chỗ dựa tinh thần nơi đất khách. Bảo đột ngột biến thành một người không lạ, mà cũng không thân đến không ngờ.
Trò chuyện với Bảo nhiều lần, tôi nhận thấy nước Mỹ rất thành công trong việc mượn đôi tay thời gian đồng hóa nó. Nước Mỹ sớm biến nó thành một cá nhân tự lập. Những gì nó muốn, nó tự đi làm dành giụm tiền mua lấỵ Về cái tên do người cha quá cố đặt cho nó, nước Mỹ xóa mờ một cách dễ dàng. Từ ngày nó chính thức đổi qua tên họ cuả người cha kế, "Hồ Nguyên Đắc Bảo" được nhường chỗ cho cái tên lai căng "Danny Ho Ford" trên giấy tờ. Nhưng điểm đáng kể nhất là nước Mỹ khéo léo làm cuộc giải phẩu "mother tongue" cho nó. Với "mother tongue" mới, nó có dịp phát huy khả năng trở mình thành một người Mỹ chính hiệụ Suốt khoảng thời gian ngụp lặn trên xứ lạ, nó tận dụng một cách triệt để năng lực này . Đến nỗi bây giờ, nó chỉ cảm thấy thoải mái khi đàm thoại bằng tiếng Mỹ. Nó thích lý sự giống dân Mỹ trong Talk Shows. Nó yêu chuộng nhạc Mỹ, phim Mỹ, và nhất là Sitcoms.
Vấn đề rối rắm hơn khi nó làm bài so sánh giữa người Việt và người Mỹ. Nó không thích kết bạn Việt vì theo nó, bạn Việt thường ganh tị, nói xấu nhaụ Nó không thích ở những khu có nhiều người Việt vì hàng xóm hay để ý, dòm ngó hơn thua. Nhưng bài so sánh giữa con gái Việt và con gái Mỹ là bài lý thú nhất. Nó thường than vãn con gái Việt Nam chúa phiền. Dating với con gái Mỹ vậy mà khoẻ. Nếu chuyện không thành vẫn còn tình bạn. Không như con gái Việt Nam, break-up xong trở mặt thành thù. Phần đi ăn, tiền ăn thích thì trả, không thì "split". Nó còn quả quyết sau này sẽ lấy vợ Mỹ. Lấy vợ Việt khó hầu hạ, tốn kém.
Nếu tôi là Bảo, tôi có trở thành như nó không nhỉ" Có thể tôi cho phép mình cái quyền hội nhập, ảnh hưởng lối sống mớị Nhưng khó có thể ban cho mình cái quyền tự quên mình là ai, mình từ đâu đến. Tôi càng không cho phép mình chỉ trích người nào đó với lối suy luận chủ quan. Thật ra, sắc dân nào cũng có người này người khác. Nó nói vậy có khác nào quơ đũa cả nắm. Giận cũng có, tự ái cũng có, nên tôi hăng hái tranh luận. Nhưng càng tranh luận, nó vẫn giữ giọng điệu công kích, không có một chút thiện chí dung hòa hai lối suy nghĩ. Trước vở tuồng "ông nói gà, bà nói vịt" này, tôi đành ấm ức đầu hàng.
Kiều Miên