Hôm nay,  

Một Ngày Dạy Traffic School

24/10/200100:00:00(Xem: 244753)
Bài tham dự số: 02-369-vb71013


Nếu bạn sống ở quận Cam, miền Nam Cali nắng ấm, nếu bạn lái xe không cẩn thận để vi phạm luật lưu thông và nếu bạn xui xẻo bị ông bạn dân "vồ" được (động từ "vồ" này tôi đã học từ một học viên), bạn sẽ được ông bạn dân thân ái tặng cho một tờ giấy phạt. Và nếu bạn hội đủ điều kiện để đi học traffic school, hay còn gọi nôm na là trường xoá ticket, rất nhiều cơ may bạn sẽ gặp… tôi.
Vì lẽ, nếu bạn bị phạt trong phạm vi quận Cam, bạn bắt buộc phải ghi tên học traffic school tại một trong năm trung tâm được chỉ định bởi toà án. Nếu bạn muốn học lớp tiếng Việt để cảm thấy thoải mái hơn, bạn phải ghi tên tại West Court, thuộc thành phố Westminster. Tại West Court, chỉ có độc nhất một lớp Việt ngữ mà tôi là giảng viên duy nhất.
Kể ra, nghề giảng viên traffic school của tôi cũng rất nhiều thi vị. Vì thế, dù chẳng lâm vào cảnh "nợ chồng nợ chất, nợ như chúa chổm", tôi vẫn mỗi tháng bốn hoặc sáu lần, "vui vẻ, hy sinh" đến lớp, để mất toi gần một ngày thứ bảy đẹp trời hoặc một tối thứ ba với nhiều chương trình TV hấp dẫn.
Tính đốt ngón tay, tôi "trụ trì" lớp này cũng ngót nghét gần một năm. Trong căn phòng mang số W8 của West Court, tôi đã gặp cả ngàn khuôn mặt: nam có, nữ có, già có, trẻ có, sồn sồn có, người nổi tiếng có và người chẳng ai biết đến cũng có. Người nhiều tuổi nhất là một cụ ông 82 tuổi, và người trẻ nhất là một cô bé 17 tuổi. Tôi cũng đã được nghe không biết bao nhiêu câu chuyện vui buồn, cười ra nước mắt của những người lái xe không đúng luật và xui xẻo bị bạn dân "vồ".
Tạm xong phần giới thiệu. Bây giờ xin được mạn phép ghi lại đây những vui buồn của một ngày làm việc tiêu biểu của tôi tại West Court trong ngày thứ Bảy cuối tuần.

5 giờ 45'
Cái đồng hồ điện tử Sony trên đầu giường, dễ ghét nhưng trung thành, bỗng phát ra những tiếng "beep, beep,…." inh ỏi, chói tai, phá ngang giấc ngủ về sáng đầy mộng đẹp. Mắt vẫn nhắm nghiền, với tay mò mẫm cái nút "dream bar", tôi ấn mạnh. Cái đồng hồ ngoan ngoãn im tiếng. Tôi biết là đến giờ phải "bò" ra khỏi giường… nhưng cũng ráng "nướng" thêm vài… phút. Những giây phút thần tiên.
…..
5 giờ 54'
"Beep, beep,…" Cái đồng hồ quái ác vẫn trung thành làm cái công việc đã được giao phó. OK, nghe rồi… dậy thì dậy… Tung chăn, mắt nhắm mắt mở, tôi phóng nhanh vào buồng tắm.
6 giờ 20'
Quần áo chỉnh tề, một tay xách cặp, một tay cầm bình cà phê sữa nóng mà bà xã đã âu yếm pha dùm, nách kẹp chai nước lạnh, tôi ra xe đề máy.
6 giờ 30'
Tôi cùng Tommy, người phụ tá, sắp xếp chuẩn bị cho lớp học: TV, bảng đen, bảng gỗ, tài liệu giảng dạy, sách học, phiếu điểm danh… hình như còn thiếu một điều…à, nhớ rồi…kê thêm mười mấy cái ghế phụ trội, chắc chắn phải cần đến.
6 giờ 55'
Mọi chuyện sẵn sàng. Tôi hớp một ngụm cà phê nóng. Ái chà, tuyệt cú mèo.
7 giờ 00'
Hai cánh cửa lớn của West Court mở rộng. Tất cả học viên, Mỹ, Mễ, Việt, Đại hàn, Tàu…hằm bà lằng đủ thứ, mấy trăm người, lần lượt sắp hàng vào để làm thủ tục "check in". Họ đứng chật cái hành lang nhỏ, hỗn độn, ồn ào.
Bốn giảng viên và bốn phụ tá chia nhau làm công việc mà được coi như chẳng có gì gọi là phức tạp cả: kiểm soát xem học viên đã quá hạn đi học chưa " kiểm soát tên tuổi trên giấy ghi danh đúng với bằng lái xe hay không" Chỉ có thế.
Nhưng dầu vậy, chúng tôi cũng không tránh khỏi những rắc rối, thí dụ như:
-Anh ơi, tôi quên không mang giấy tờ
Chuyện này xảy ra thường xuyên.
- Rất tiếc, tôi không thể giúp gì được anh. Anh phải gọi để ghi danh lại.
-Nhưng tôi không rảnh tuần tới, hoặc: Tôi gần hết hạn rồi
- Rất tiếc, tôi không thể làm sao hơn. Anh có thể đến năn nỉ ông Mỹ đứng đằng kia.
Nhưng tôi biết, anh ta chỉ phí thời giờ vô ích. Không ai được vào lớp mà không có giấy tờ.
Những trở ngại khác lẩm cẩm khác mà tôi thường gặp phải như:
-Anh ơi, tôi muốn học lớp tiếng Việt mà thằng con tôi nó lại ghi cho tôi lớp tiếng Mỹ. Bây giờ tôi phải làm sao"
-Không sao đâu anh, anh cứ vào phòng số W8 nhé. Chút nữa sẽ điều chỉnh lại
Hoặc:
-Anh ơi, tôi quên không gọi để giữ chỗ trước. Liệu tôi có được vào học không"
Nếu là người ngoại quốc:
-Xin ông hay bà ngồi chờ tại dãy ghế đằng kia, chúng tôi sẽ cố gắng thu xếp.
Nếu là người Việt Nam:
- Không sao, chị cứ vào phòng số W8, hy vọng sẽ có chỗ.
Các bạn đừng nghĩ là tôi thiên vị. Lý do là có đến ba lớp cho người ngoại quốc nhưng chỉ có một lớp cho người Việt Nam. Tôi biết, học viên Việt Nam trước hay sau cuối cùng cũng sẽ vào phòng W8.
Có một lần, một chị với vẻ mặt lo âu đến nói nhỏ với tôi:
- Anh là người Việt hả" Anh làm ơn giúp tôi, tôi quên bằng lái xe ở nhà. Khổ ghê.
- Chị có bất cứ một ID nào khác có hình không"
- Dạ, để tôi xem,…. thẻ tín dụng Visa có hình, được không"
- Được quá. Chị vào phòng số W8 nhé.
Trút được nỗi lo âu, nở nụ cười tươi chị cám ơn tôi.
Cũng có khi:
- Anh Sỹ, làm ở đây hả, nhớ tôi không"
Anh chàng này mặt mũi nhìn lạ hoắc, tôi cũng chẳng biết mình có quen hắn hay không " Tôi ậm ừ cho qua chuyện.
Sau gần nửa giờ, mọi học viên đã được kiểm soát xong. Tôi bước nhanh về lớp.
……
7giờ 25'
Căn phòng nhỏ đang ồn như cái chợ, bỗng trầm xuống khi thấy tôi bước vào. Có tiếng xì xào:
- Suỵt…Thầy vô rồi kìa
- Ông thầy coi bộ dễ
- Hình như ổng nhìn quen quen
Tôi tiến lên phía trước, đưa mắt nhìn một vòng chung quanh. Lớp này, cũng như mọi lớp khác, chật cứng. Mười mấy cái ghế tôi kê thêm cũng không còn chỗ. Nhiều khuôn mặt đượm một chút tư lự.
Đợi cho tiếng ồn dứt hẳn, tôi mở lời:
- Thân chào tất cả các anh và các chị đến với trường NTSI. Tôi là Steven Trần, tôi là giảng viên của lớp này. Các anh, các chị khoẻ không, vui không"
Tiếng ồn lại nổi lên, hỗn độn:
- Dạ khoẻ nhưng mà không vui
- Vui sao nổi mà vui, thứ bảy mà bị vô đây
- Tôi ghét mấy ông cảnh sát. Họ kì thị, bất công…
…..
…..
Chờ một chút cho lớp học lắng dịu trở lại, tôi mỉm cười:
-Tôi biết, các anh, các chị rất "đau khổ" khi phải vào đây trong một ngày thứ bảy đẹp trời như hôm nay. Điều đo,ù tôi thành thật chia buồn cùng các anh các chị. Nhưng, bù lại, tôi có thể bảo đảm với các anh, các chị là sau 8 tiếng 40 phút, các anh, các chị sẽ quên hết những ưu phiền, sẽ rất vui, sẽ ra về thoải mái. Thậm chí, có nhiều người còn không muốn về nữa (có tiếng cười nhỏ). Vả lại, xét cho cùng, các anh, các chị còn may mắn hơn tôi nhiều. Các anh chị chỉ đến đây một lần rồi thôi, còn tôi, tuần nào tôi cũng phải có mặt ở đây…
Cả lớp lại nhao nhao, nhưng lần này không khí có vẻ nhẹ nhàng hơn. Tôi có thể nghe rõ những tiếng cười, thấy được sự cởi mở trên nhiều khuôn mặt.
-Thầy nói thiệt hay nói chơi vậy thầy " Cho tiền em cũng không ở lại.
-Thầy tới đây được tiền, còn tụi tôi phải tốn tiền, đau gần chết
-Mấy giờ về hả thầy " Ở đây cho ngủ không thầy "
Cái khó nhất của việc thuyết trình hay giảng dạy trước một đám đông là những phút giây đầu tiên, giai đoạn làm quen với cử toạ hay học viên. Thành công hay thất bại là lúc này. Nếu một thuyết trình viên hay giảng viên không đạt được cảm tình của cử toạ hay học viên từ lúc đầu thì những giờ phút kế tiếp, người thuyết trình viên hoặc giảng viên sẽ rất khó lòng diễn đạt tư tưởng hoặc bài giảng của mình tới cử toạ hay học viên một cách trọn vẹn.


Riêng đối với những học viên của traffic school, việc này còn khó hơn nữa. Đây là những người bị bắt buộc phải đến đây, giam mình trong căn phòng nhỏ gần 10 giờ đồng hồ của một ngày thứ bảy, bỏ bê những công việc riêng, hy sinh những chương trình giải trí, nhất là sau khi đã phải bóp bụng chi ra một khoản tiền không phải là nhỏ; vì thế tâm trạng của họ rất bất an, rất dễ phảng kháng. Tôi biết, tôi là người đã từng bị phạt, từng bị đi học và cũng từng có cái tâm trạng bất an này.
Nhưng chỉ cần một vài câu khôi hài, ánh mắt thân thiện và nụ cười "không mất tiền mua", người giảng viên có thể hoá giải một phần nào nỗi bất an này và thu ngắn khoảng cách giữa mình và những học viên. Kỹ thuật này, trong sách vở gọi là phương pháp "đập vỡ tảng băng".
- Lẽ dĩ nhiên là tôi nói thật rồi. Các anh chị yên chí, chúng ta sẽ có một ngày rất vui.
Để chúng ta có thể hiểu nhau hơn, tôi xin được nói thêm một chút về tôi. Như tôi đã tự giới thiệu lúc nãy, tôi tên là Steven Trần, nhưng tôi không hành nghề bán xe Toyata (có nhiều tiếng cười). Tên Việt của tôi là Trần Quốc Sỹ. Tôi qua Mỹ năm 1975 khi tôi 22 tuổi, một thân một mình, không cha không mẹ… Bây giờ, sau 26 năm lăn lóc trên quê hương thứ hai này, tôi vẫn một mình một thân, không mẹ không cha…
Nhiều tiếng xì xầm lại nổi lên:
-Ồ…
-Ổng còn độc thân…không tin được
-Thiệt hôn thầy "
Tôi cười:
-Tôi nói là "không mẹ không cha", chứ tôi không nói là "không vợ không con"…các anh chị đừng đoán mò. Thật ra….
Rồi tôi kể sơ cho các học viên về "con người" của tôi…luôn cả việc tại sao tôi lại trở thành giảng viên của lớp này, một việc mà tôi cho là rất tình cờ và hy hữu.
Sau cùng, tôi hỏi:
- Có ai còn thắc mắc về lý lịch của tôi nữa không" Chúng mình bắt đầu được chưa " À quên, trước khi chúng ta bắt đầu, ai không mang theo viết "
Hơn một chục cánh tay đưa lên ( tôi đã biết trước điều này)
Tôi cười, mở hộc tủ lấy ra một hộp viết:
- Tôi đã biết trước điều này nên tối hôm qua tôi đã ra chợ 99 cent mua sẵn vài chục cây viết để cho những anh chị không chịu đọc kỹ lời dặn là "nhớ mang theo giấy viết". Các anh chị thấy tôi chu đáo không " Nhưng các anh các chị làm ơn nhớ trả lại cho tôi sau giờ học, nếu không lần tới tôi lại phải ra chợ 99 cent nữa.
- Thầy ơi em "quên" không mang giấy
- Chịu, viết lên bàn tay vậy. Đùa thôi, chút nữa tôi sẽ phát cho các anh các chị sách học. Tha hồ viết lên đó.
Không khí trong lớp học lúc này đã thoải mái, mất đi sự căng thẳng lúc đầu. Những tiếng cười ròn, những lời pha trò dí dỏm của học viên đã cho tôi biết là hôm nay tôi sẽ có một ngày rất vui. Sau khi học viên điền phiếu điểm danh và được thông báo về quy luật nhà trường, tôi bắt đầu bài giảng.
…..
…..
Coi vậy mà những giờ học của ngày thứ bảy đã qua thật nhanh. Thoáng cái mà đã gần đến giờ về. Trong 7 giờ 15 phút, tôi và các học viên đã cùng nhau đề cập, thảo luận về những luật lệ lái xe tại Cali, những lỗi vi phạm thông thường, những kỹ thuật "canh me" của các ông bạn dân, thủ tục hầu toà nếu học viên nghĩ mình bị oan, luật lệ về dây lưng an toàn, luật lệ về say rượu lái xe và những luật lệ liên quan về rượu, những yếu tố ảnh hưởng đến việc lái xe khiến những tai nạn đã xảy ra, những điều cần biết và nên làm trong những trường hợp khẩn cấp, các phương pháp bảo trì xe, và rất nhiều những điều hữu ích khác. Học viên cũng có cơ hội để trình bày và nêu lên những thắc mắc và câu hỏi về trường hợp riêng của mình.
Trong lớp này, học viên cũng được xem bốn phim tài liệu. Một phim về sự "an toàn của seatbelt", một phim về "sự bạo động trên đường" , một phim về "say rượu lái xe" và một phim hoạt hoạ. Đôi khi vì thời gian không cho phép hoặc vì có quá nhiều người "ngủ" trong giờ chiếu phim nên tôi giới hạn chỉ còn ba phim. Xen kẽ vào đó là những "bonus" không phải trả tiền: những mẫu chuyện vui. Học viên đã có những giây phút cười thoải mái với những câu chuyện vui, dĩ nhiên là liên quan đến việc lái xe, có thật và không có thật, để quên đi những mệt mỏi và những giờ phút được coi như "thọ hình", đền bù cho tội lái xe bất cẩn.
Hầu hết, các học viên đều biết mình "đáng tội" và vui lòng với hình phạt nhẹ nhàng và hữu ích này (ngoại trừ hơi "đau" cho túi tiền một chút). Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng có những học viên thật sự bị oan, hoặc lỗi vi phạm không đáng để bị phạt. Cũng có vài người, tuần trước "lãnh" một cái ticket, chưa kịp đi học thì tuần sau lại "dính" thêm một cái nữa, mà cái ticket thứ hai thật chẳng đáng, như trường hợp cười ra nước mắt của một chị học viên dưới đây:
Chị cho biết vừa lãnh một cái ticket vì tội quẹo trái nơi cấm quẹo. Chị nói về nhà bị đức lang quân cằn nhằn quá mức nên sau đó chị lái xe thật cẩn thận, không dám chạy nhanh, không dám quẹo ẩu, lúc nào cũng cảnh giác nhìn quanh để ý mấy ông bạn dân thân mến. Vào buổi chiều một tuần lễ sau đó, chị vừa từ Bưu điện Bolsa ra, dự tính đi về hướng đường Brookhurst. Vì nỗi ám ảnh với ticket quẹo trái, chị quyết định tốt nhất là quẹo mặt trên đường Bolsa, chạy tới Phước Lộc Thọ và rồi U-turn trở lại ( tại sao phải làm thế nhỉ "). Nghĩ là làm, chị quẹo phải vào lane thứ nhất, bật đèn nháy, sửa soạn qua lane thứ hai. Không may cho chị, từ hướng Brookhurst chạy lên, trên lane thứ hai, là một chiếc xe trắng đen với ba ngọn đèn xanh, đỏ, vàng trên nóc. Quýnh quáng, chị nghĩ thầm là mình không nên "cắt" ngang đầu xe của ông bạn dân. Vì thế, chị đã "dừng xe" với ý định "nhường" cho chiếc xe trắng đen qua mặt rồi mới sang lane thứ hai. Kết quả, chị lãnh thêm cái ticket cho cái tội "đậu xe giữa đường" làm cản trở lưu thông. Thật là hoạ vô đơn chí.
Sau khi nghe câu chuyện này, tôi thường nhắc nhở các học viên của tôi là cứ bình tĩnh và lái xe đúng luật. Đừng vì quá sợ hãi như trường hợp của chị học viên này mà đôi khi có thể gây tai nạn, nguy hiểm đến tính mạng của mình và của người khác.
…..
…..
3 giờ 45'
Học viên phải làm bài thi ngắn, để chứng tỏ sự am tường về những luật lệ đã được học qua. Số điểm tối thiểu để được coi như đậu là 70%. Tuy vậy, chưa có học viên nào trong lớp của tôi bị rớt. Hầu hết, họ đều đạt số điểm 100% hoặc 90% (chứng tỏ một phần nào những lời giảng của tôi không đến nỗi "nước đổ đầu vịt"). Sau đó, mọi người điền mẫu phêbình, đề nghị và cảm tưởng đối với khoá học và giảng viên.
4 giờ 10'
Tất cả đều hớn hở ra về với tấm giấy chứng chỉ trên tay. Có nhiều người đến bắt tay cảm ơn tôi nhưng cũng không quên nói "Hẹn gặp lại thầy, nhưng chắc chắn sẽ không tại nơi này"
***

4 giờ 45'
Tôi thả mình trên chiếc ghế sofa êm ái, bên chai bia lạnh, đọc những dòng chữ mà các học viên đã viết trên bảng giám định. Tôi cảm thấy thật vui và xúc động với những lời cám ơn thật chân tình, những lời khích lệ thật cảm động cùng những đề nghị thật xác đáng. Đây là những động cơ giúp tôi có thêm nhiều nghị lực để tiếp tục công việc này với một ước muốn thật nhỏ là được góp một bàn tay trong việc xây dựng một cộng đồng Việt Nam lành mạnh và tốt đẹp.
Dùng hai tay xoa bóp đôi chân đang mỏi nhừ vì gần tám giờ phải đứng liên tục, tôi mỉm cười với chính mình khi nghĩ đến bốn câu thơ mà một cô học viên đã có lần viết tặng:
Thầy giảng khô cả cổ
Cả lớp ngồi nhi nhô
Thầy lắc đầu đau khổ
Học viên thật gà tồ…
Những câu thơ mộc mạc thật dễ thương. Nhưng cô học viên ơi, thầy chẳng "đau khổ" tí nào cả, mà trái lại còn rất vui vẻ nữa là đằng khác vì học viên không "gà tồ" mà trái lại, rất "chiến". Cám ơn cô học viên nhé. Không, xin được cám ơn tất cả những học viên của tôi.
Tiếng bà xã tôi bỗng vọng ra từ nhà bếp:
-Sao, hôm nay có mấy cô khen thầy đẹp trai "

Trần Quốc Sỹ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,079,547
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.