Hôm nay,  

Ngày Ra Trường

19/07/202400:00:00(Xem: 1972)

 

Ngay Ra Truong 1
Hình do tác giả cung cấp

 

Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả ghi lại vài mẫu chuyện thật đẹp về ngày lễ tốt nghiệp tại các trường đại học Harvard và UVA.
 

*

 

Hằng năm vào khoảng cuối tháng năm khi trăm hoa đua nở, khí hậu ôn hòa vừa nắng ấm vừa mát mẻ, thì khắp nơi xứ cờ Hoa, học trò các cấp lớp được nghỉ hè, rời mái trường thân yêu một thời gian. Khi ấy các cô cậu có thể đi du ngoạn với gia đình, tìm việc làm ngắn hạn trong mùa hè, hay chỉ nghỉ ngơi thỏa thích bù thời gian vất vả thức khuya dậy sớm suốt niên học.
 
Cô cậu nào  hoàn tất 4 năm Đại Học thì bận bịu rộn ràng cho lễ tốt nghiệp và chuẩn bị hành lý trở về nhà sau ngày lãnh bằng, chia tay với trường lớp, quý vị giáo sư và các đồng môn. Tốt nghiệp Đại học, mỗi người sẽ đi một nơi. Bạn cùng trường có khi còn gặp lại nhưng các thầy cô mấy khi có cơ hội? Thật là buồn vui lẫn lộn. Các Tân Cử Nhân sẽ tìm được việc làm tốt hay tiếp tục đến trường học Hậu Đại học.
 
Không những các cô cậu  Cử Nhân vui khi ra trường mà gia đình, bạn hữu, quý vị giáo sư cũng mừng và tự hào khi học trò, con em mình hoàn tất việc học, bỏ công  đèn sách, thức khuya dậy sớm nay có kết quả tốt đẹp.
 
Tôi biết có những em do sức khỏe, tài chánh, hay hoàn cảnh gia đình phải bỏ dở dang trường lớp trước khi hoàn tất học trình thật tội nghiệp. Vì thế những gia đình, họ hàng các cô cậu Cử có người ở tiểu bang khác xa xôi cũng bay đến dự lễ Tốt Nghiệp để chúc mừng con cháu mình dù tốn kém và mất thì giờ. Cuối tháng 5 hay đầu tháng 6 mới có lễ ra trường, nhưng ai muốn dự lễ tốt nghiệp phải giữ phòng khách sạn trước từ đầu năm.
 
Lễ tốt nghiệp thường là vào ngày thứ Bảy hay Chủ Nhật nhưng giữ phòng khách sạn ít nhất là 3 ngày và giá đắt gấp đôi gấp 3 ngày thường. Năm nay tôi may mắn có hai cháu tốt nghiệp, một cháu gái tốt nghiệp  Cử Nhân trường Đại học UVA.  Đặc biệt, một người cháu trai gọi tôi bằng Cô vừa tốt nghiệp Thạc sĩ ở Đại học Harward, Boston. Cậu tốt nghiệp ở Harward mới …65 tuổi thôi, mới khỏi bệnh ung thư yết hầu (throat) và vẫn còn tiếp tục uống thuốc! Một cô bạn văn nghệ tôi kể mà phục lăn! “Anh ấy tuổi không còn trẻ mà tốt nghiệp được Thạc Sĩ ở trường đại học danh tiếng Hoa Kỳ Harvard trong lúc đang chữa bệnh hiểm nghèo thì quả là đáng ngưỡng mộ, khen ngợi! Phải chi chị phỏng vấn anh và viết một bài chia sẻ cho độc giả thì quý biết bao!” Bạn nói.  
 
Cậu cháu này của tôi là người vô cùng có chí, tôi cũng đồng ý với cô bạn, cháu rất đáng được khen ngợi vì đã làm gương cho con cháu và giới trẻ trong cộng đồng Việt nơi hải ngoại. Bất kể tình trạng sức khỏe thế nào, bất kể chương trình học ở Harward khó khăn ra sao, cháu vẫn cố gắng vượt qua để mang được tấm bằng rất giá trị về nhà. Tính cháu rất khiêm nhường, dù tôi cũng có một số hình tốt nghiệp Harward nhưng vì cháu ngại ngùng nên tôi cũng không dám chia sẻ.
 
Tiện đây, tôi xin ghi lại những điều nghe thấy về các trường đại học để quý vị ở xa có chút khái niệm dù không đầy đủ hầu khuyến khích em, cháu mình cố gắng học hành. Trước kia nơi quê nhà người trung lưu Việt Nam không có khả năng  và cơ hội gởi con em đi du học các nước văn minh vì quá tốn kém. Ngày nay Hoa kỳ có nhiều chương trinh như học bổng, trợ cấp, cho vay… để sinh viên nghèo có thể tiếp tục học Đại Học .
 
ĐẠI CƯƠNG Đại học UVA (University  of Virginia)
 
UVA là Đại học công, đẹp, thành lập năm 1819 ở Charlottesville, VA cách thủ đô Hoa Thịnh Đốn 3 tiếng rưỡi lái xe. Trường rộng khoáng 135 mẫu Anh gồm 8 phân khoa và 3 trường chuyên nghiệp: Luật, Y khoa, Kinh Doanh (School of Business). Sinh viên đến từ 148 quốc gia thế giới và 50 tiểu bang  Hoa Kỳ. Trường có sinh viên nam và nữ. Theo báo USNews & World Report năm 1922, UVA được xếp hạng 25 trong các Đại học Hoa Kỳ và thứ 3 trong các Đại học công lập. Năm 2023 UVA có khoảng 40,815 đơn xin nhập học nhưng được nhận khoảng 24%. Trường có độ 16,655 sinh viên học 4 năm và 7,705 sinh viên hậu Đại học. Các sinh viên năm thứ I được nội trú, cư ngụ trong ký túc xá nhà trường.
 
 
BUỔI LỄ TỐT NGHIỆP
 
Địa điểm, ngày tháng cho buổi lễ tốt nghiệp được thông báo từ đầu năm 2024. Mỗi sinh viên tốt nghiệp được 4 vé mời. Ai gia đinh xa không tiện đến dự lễ có thể tặng vé mời cho bạn mình. Khi vào nơi hành lễ chỉ được mang ví nhỏ và trong suốt có thể thấy vật dụng bên trong. Có an ninh kiểm soát khi qua cổng. Buổi lễ được tổ chức ngoài trời trong phạm vi nhà trường. Hôm ấy trời mưa nên sinh viên và gia đình phải che dù hay mang áo mưa. Có vài  lều có nóc che nhưng số người tham dự đông quá không chứa hết…
 
Gần đến giờ khai mạc, các Tân Cử Nhân lần lượt và thứ  tự với áo mũ xênh xang vào chỗ ngồi của mình trước khán đài. Kế đến  các vị giáo sư, khoa trưởng lần lượt lên khán đài. Tất cả mọi người đứng  nghiêm chào quốc kỳ, quốc ca Hoa Kỳ theo lời người hướng dẫn chương trình điều khiển. Thật ra tôi chỉ nhìn thấy sinh hoạt buổi lễ trên màn ảnh lớn gắn xung quanh hội trường, nhưng cũng rất rõ ràng. Bầu không khí thật trang nghiêm, trịnh trọng, và cảm động vô cùng.
Khoa trưởng và vài vị Giáo Sư khác lên ban huấn từ. Tiếng vỗ tay vang dội khắp nơi mỗi khi vị giáo sư dứt lời, những sinh viên ai nấy đều mặt mày rạng rỡ, tràn ngập nét vui mừng. Bên ngoài trời vẫn mưa rỉ rả suốt buổi lễ, như để tắm mát và chúc mừng các Tân Cử nhân sau những năm sách đèn vất vả suốt sáng thâu đêm…
 
Buổi chiều các Tân Cử Nhân vào lãnh bằng trong hội trường theo phân khoa của minh, ấm áp không sợ gió mưa ướt át. Số sinh viên và quan khách không quá đông như buổi sáng. Ngoài hành lang trước khi vào hội trường có nhiều quầy nhỏ bán hoa tươi, thiệp mừng, quà tặng như búp bê, gấu nhồi bông, và nước giải khát… Cũng có nhiều người mua và cô bán hàng bận tíu tít.
 
 
Trong phòng nhiều hàng ghế ghi chỗ ngồi dành cho sinh viên và  quan khách. Hội trường nhỏ, ấm cúng. Trên những hàng ghế dành cho quan khách để sẵn quyển chương trình buổi lễ, danh sách các vị giáo sư và  các tân Cử Nhân. Phân khoa của cháu gần 200 cô cậu Cử Nhân nhưng chỉ có 3 người Việt Nam mà thôi. Có nhiều cô cậu giống như  người Việt Nam nhưng họ là người Trung Hoa, Đại Hàn, hay Nhật. Quan khách ngồi chật hội trường.. Nhiếp ảnh viên chụp ảnh  mỗi khi giáo sư trao bằng cho các tân Cử Nhân.
Chiều hôm ấy (5/18/24) sau khi xong lễ tốt nghiệp, chúng tôi kéo nhau ra dạo phố. Ngoài phố thật đông đảo người qua lại, do gia đình các sinh viên về tham dự buổi lễ. Các nhà hàng đầy kín  thực khách, thường là dành chỗ trước cả mấy tháng trước. Thức ăn ngon hơn và đắt hơn một chút vì đặc biệt dành cho ngày RA TRƯỜNG theo lời ghi trên thực đơn.
Ăn uống xong chúng tôi trở về nhà  sau khi viếng thăm vài thắng cảnh Charlottesville như vườn nho, vườn táo, thưởng thức rượu nho, thăm Shenandoah National Park…
 
LỄ RA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HARVARD-BOSTON
 
Người cháu trai 65 tuổi của tôi ở California đã học xong Cử Nhân từ khi chưa có vợ. Nay  ba  người con trai  của cháu cũng  đã tốt nghiệp  Đại Học mấy năm.
 
Cuối tháng 5 năm nay cháu bay từ Cali qua Virginia, ghé thăm người viết và sau đó hai vợ chồng đi Boston. Cháu nói “Tụi con ghé thăm Cô và tụi con sẽ đi Boston  dự lễ tốt nghiệp.” Hỏi ai tốt nghiệp thì cháu bảo “Con“. Tưởng như cháu nói đùa vì cháu đã lớn tuổi lại bị ung thư phải nghỉ việc để chữa trị. Như thế cháu vừa chữa bệnh vừa học. Nay cháu đi lãnh bằng Master! Tôi thật ngạc nhiên vô cùng, vừa thương vừa cảm phục cháu!
 
Hỏi cháu Cali có nhiều trường tốt sao phải học tận Boston xa xôi và học phí mắc mỏ. Cháu cho biết theo Fortune Magazine và Business Week trường Đại Học Harvard nổi tiếng về Tài chánh & Kinh doanh như Đại Học Berkeley, Cali  nổi tiếng về Khoa học… Tiện lợi là, Harvard có dạy online nên  cháu ghi tên học. Lúc trẻ học xong  4 năm là lo đi làm vì mới định cư, gia đình Ba Má tiền bạc cũng eo hẹp. Nay các con lớn nên cháu muốn học xong ngành và ngôi trường Harvard cháu thích. Vợ cháu cũng  đồng ý, khuyến khích chồng nhưng bạn bè và gia đình không mấy người biết. Có thể cháu ngại họ sẽ cho ý kiến không thuận lợi như học phí mắc, đã  đến tuổi hưu nghỉ ngơi cho khỏe, học làm gì, ai thuê… Thật là mỗi người mỗi ý.
 
Vợ chồng cháu dạy con rất tốt. Các con của cháu đều ra đời ở Hoa Kỳ nhưng nói và viết thạo tiếng Việt. Lúc các con còn ở Tiểu học dù bận rộn hay mưa nắng, vợ chồng cũng  dành thì giờ đưa con các đến trường học Việt ngữ vào cuối tuần. Thật tuyệt vời, nay người con út đến trường Việt Ngữ dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở Cali mỗi thứ Bảy. Trong khi mấy người cháu họ và con mấy người quen của tôi ra đời ở Hoa Kỳ  phần lớn nói  tiếng Việt không rành và không biết viết tiếng Việt. Tôi bảo  cháu tôi  là một gia đình mẫu mực về bảo tồn Việt Ngữ và Văn Hóa nước Việt Nam. Trên đường đi lãnh bằng tốt nghiệp cháu còn ghé vùng Hoa Thinh Đốn thăm người Cô 91 tuổi dù hai vợ chồng có thể bay thẳng từ Cali đến Boston đỡ mệt và tốn kém. Nghĩ mà thương cháu…
 
Khi dự lễ trở về hai vợ chồng rất vui tuy lái xe đường xa, 9 tiếng. Hai cháu giữ phòng khách sạn ở Boston từ đầu năm nhưng hết khách sạn gần trường nên phải đi taxi đến nơi hành lễ. Hỏi về  lễ phục cho ngày ra trường thì cháu cho biết có nơi cho thuê.  Cháu đặt trước, chỉ đến lấy mà thôi. Vả lại cháu đến sớm  nên  thì giờ  rộng rãi. Hỏi cháu dâu có định “ăn khao cho bỏ công đèn sách không”. Cháu dâu trả lời: “Nhà con không muốn”. Còn cô cháu gái thì bố mẹ mở tiệc mừng cháu Tốt Nghiệp và cho  đi nghỉ hè 1 tuần. Thật là cha mẹ lúc nào cũng mong cho  con vui và hạnh phúc.
 
ĐI CƯƠNG  ĐẠI HỌC HARVARD, BOSTON
 
Hỏi hai cháu cho  biết tổng quát về trường Harvard vì trong gia đình, bằng hữu tôi chưa ai có con cháu học ngôi trường xa xôi và đắt đỏ đó. Theo cháu Harvard là Đại Học tư thục gần 400  tuổi, xây cất từ năm 1636 với diện tích ban đầu 85 mẫu (ha). Sau này  trường nới rộng thêm cả 100 mẫu, xây  phòng thí nghiệm, sân vận đông, ký túc xá cho sinh viên năm thứ I. Trường Harvard được xếp hạng tốt thứ 2 ở Hoa Kỳ, thứ 4 trên thế giới. Tuy học phí mắc, khó được nhận vào  nhưng học Harvard là niềm mơ ước của các sinh viên không những ở Hoa Kỳ mà nhiều quốc gia trên thế giới .
 
Có 8 vị Tổng Thống và Phó Thống Hoa kỳ xuất thân từ trường Harvard như Tổng Thống Obama, George Bush, Phó Tổng Thống Al Gore…Có nhiều tỷ phú (188 người), nhiều người được giải thưởng Nobel: 191 người từ năm 1914 đến năm 2019. Ông nhà giàu Bill Gate và chủ nhân Facebook Mark Zuckerberg cũng từng là sinh viên Đại Học Harvard.
 
Trước đây có lần tôi theo đoàn du lịch ghé thăm trường Harvard, đến nhà ăn sinh viên, phòng đọc sách, nhà nguyện của trường. Tôi bị thu hút bởi sự quy mô rộng lớn của ngôi trường nổi tiếng này cho đến tận bây giờ.
 
Hai vợ chồng  cháu tôi cho biết rất thích Đại Học Harvard, nơi có nhiều phương tiện tốt cho sinh viên học hành, nhiều giáo sư giỏi. Cháu  mong ước  thế hệ  trẻ  Việt Nam được học các ngôi trường danh tiếng ở các nước văn minh hải ngoại để làm rạng danh con cháu Lạc Hồng.
 
Tôi đồng ý với cháu, cầu mong thế hệ trẻ Việt Nam trong và ngoài nước, ai cũng có cơ hội học hành nơi trường tốt hầu giúp  người và giúp mình hữu hiệu hơn. Cầu  mong cho các cô cậu học sinh, sinh viên và gia đình, mọi người Việt Nam được  bình an khỏe mạnh, sống trong  yêu thương, vui tươi, ấm no và hạnh phúc.
Khi tôi kết thúc bài này, bên ngoài chim hót líu lo, ánh nắng bình minh phủ lên vạn vật, hoa rực rỡ, cỏ xanh  tươi, phong cảnh đẹp xinh, như niềm vui của gia đình và các sinh viên vừa Tốt Nghiệp...
 
Virginia, Mùa Ra Trường 2024
Ngc Hạnh 
 

Ý kiến bạn đọc
19/07/202418:39:09
Khách
>" nhưng không biết bây giờ học tại các truờng không nổi tiếng lắm chẳng hạn như Sacramento State, Cleveland State thi` kiếm việc có dễ không?"

Ăn thua là học cái gì, học những ngành xã hội cần chứ không phải học cái ngành mình thích. Thích học "Lịch sử văn minh thời cổ đại" ở Stanford thì củng okay. Nhưng phải học Master về Data Science ở các trường khác để ra làm Data Scientist lương 6 số, có tiền ăn thì sau đó muốn học cái gì thì học. Đại khái là nhửng vị xuất thân từ "Đại học trường làng" thì phải nhận việc lương thấp hơn, hảng nhỏ, ... khi có 2 năm kinh nghiệm thì khác hẳn. 1 anh có master Computer Science từ UC Berkeley năm 2018 lương lên đến 250K, 1 anh từ UC Irvine chỉ có BS Biology nhưng không vào được Medical school, thì đi học coding bootcamp vài tháng, rồi làm hãng nhỏ vì nhu cầu software engineer lúc này rất cao, sau đó có kinh nghiệm chuyển qua hãng lớn, năm 2018 thì lương lên đến 170K. Thành ra xuất thân từ đại học trường làng phải qua kinh nghiệm thực chiến. Mùa Covid 19, nhiều anh làm nhiều hơn 1 hãng vì "work from home", nên củng rất khá nên có thể mua thêm 1 căn nhà triệu dollars nữa ở San Jose cho thuê
19/07/202418:17:29
Khách
Bài viết này do 1 du học sinh từ Việt Nam viết về ngành Data Science (Data Scientist, Data Analyst) trong lãnh vực AI. Riêng ngành EDA - Electronic Design Automation, một ngành lương củng cao vì trào lưu AI, củng rất đông kỹ sư người Ấn, Trung Hoa.
"Theo báo cáo Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế, Việt Nam xếp thứ năm về số lượng sinh viên gửi đến Mỹ. Trong năm học 2022-2023, gần 22.000 sinh viên Việt Nam đang học tại Mỹ, trong khi Trung Quốc có gần 290.000 và Ấn Độ 270.000. Nghĩa là cứ khoảng 13 sinh viên Trung Quốc hoặc Ấn Độ sẽ có một sinh viên Việt Nam. Tuy nhiên, trong lĩnh vực khoa học dữ liệu, tôi không nhìn thấy tỷ lệ này. Hàng năm, danh sách ứng viên được chọn của chúng tôi thậm chí không có sinh viên Việt nào lọt vào vòng phỏng vấn cuối cùng. Tôi hỏi một đồng nghiệp khác tại Q., một công ty công nghệ lớn, bạn cũng khẳng định người Việt hiếm hoi trong lĩnh vực của chúng tôi, bất chấp cơn bùng nổ khoa học dữ liệu toàn cầu kể từ đầu những năm 2010. Các nhà nghiên cứu xã hội cũng chia sẻ quan sát của tôi. Khi còn làm nghiên cứu sinh tiến sĩ, tôi tham dự một buổi nói chuyện về sách của nhà xã hội học France Winddance Twine. Cuốn sách, có tên gọi Geek Girls, tìm hiểu về cách phụ nữ da màu như người châu Á, và phụ nữ Latin làm các công việc có thu nhập cao (tới 300.000 USD mỗi năm) ở Thung lũng Silicon. Nghiên cứu phát hiện rằng hầu hết kỹ sư nữ, đặc biệt là kỹ sư nữ người Ấn Độ, sở hữu thứ gọi là "geek capital", một dạng kỹ năng mềm trong các ngành STEM. Nghĩa là các bạn nữ này đến từ một mạng lưới xã hội trực tiếp kết nối với văn hóa công nghệ. Một số kỹ sư nữ người Ấn Độ đưa ra lý do họ trở thành kỹ sư hoặc lấy bằng kỹ thuật ở đại học một phần nhờ có cha mẹ hoặc anh chị em là kỹ sư. Khi tôi giới thiệu tên để trao đổi trong sự kiện, Twine lập tức đoán được tôi là người Việt. Bà chia sẻ: không có nhiều người Việt trong số những vị trí lương cao ở Thung lũng Silicon, so với các kỹ sư châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ. Ấn Độ quyết định từ những năm 1960 rằng họ muốn tham gia vào ngành công nghệ thông tin trên toàn cầu, và đã xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục kỹ sư hàng đầu là Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT). Những trường đại học này được xây dựng với sự giúp đỡ của các trường kỹ thuật tư nhân hàng đầu ở Mỹ như Stanford, Cornell, MIT. IIT mô phỏng các đối tác Mỹ trong việc đặt cơ sở hạ tầng ở những khu vực hẻo lánh để sinh viên có thể tập trung theo học một cách toàn diện. IIT với kết nối quốc tế đã gửi sinh viên đi du học, lấy bằng thạc sỹ, tiến sĩ trong các lĩnh vực kỹ thuật ở Mỹ. Trung Quốc theo đuổi một cách tiếp cận hơi khác bằng việc tạo ra hệ thống đại học phân tầng. Các trường hạng nhất như Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh, Đại học Fudan, Đại học Thượng Hải - Jiao Tong cũng cung cấp giáo dục kỹ thuật rất tốt. Sinh viên tốt nghiệp từ những trường này theo đuổi bằng cao học, tiến sĩ ở Mỹ sau khi học xong đại học, và tên trường của họ thường được các ủy ban tuyển sinh biết rõ. Cả hai quốc gia đều cải tạo, và tài trợ giáo dục đại học chú trọng giáo dục kỹ thuật để có thể đào tạo ứng viên xuất sắc có tính cạnh tranh trên thị trường nhân lực quốc tế.
Có nhiều lý thuyết để giải thích hiện tượng này. Một số người cho rằng sinh viên người Ấn Độ và Trung Quốc giúp đỡ nhau trong quá trình thực tập và phỏng vấn công việc. Ví dụ, họ sẽ tạo ra các nhóm học thêm để chuẩn bị cho kỳ phỏng vấn tương tự chuẩn bị thi đại học. Vì giáo dục kỹ thuật ở Trung Quốc và Ấn Độ rất cạnh tranh, việc học để thi là chuyện thường xuyên, và họ dùng những kỹ năng này trong bối cảnh của Mỹ. Đây là những giải thích cần nhưng chưa đủ. Quay trở lại với việc tôi không thấy được bóng dáng các bạn ứng viên người Việt. Có thể các bạn cũng như tôi, thiếu hình mẫu kỹ sư thành công trong gia đình và cuộc sống. Có thể các bạn không chọn khoa học dữ liệu, khoa học máy tính vì đó là lĩnh vực do nam giới thống trị, và đó là một lĩnh vực tương đối mới với nền giáo dục Việt Nam. Có thể vì hệ thống giáo dục đại học Việt Nam mới bắt đầu ưu tiên phát triển AI.
19/07/202415:48:16
Khách
Chúc mừng tác giả và những tân khoa. Học những ngành IT, Kỹ sư, Y tế, Business tại các truờng top 100 nuớc Mỹ thì kiếm việc dễ dàng, nhưng không biết bây giờ học tại các truờng không nổi tiếng lắm chẳng hạn như Sacramento State, Cleveland State thi` kiếm việc có dễ không? Nhiều việc bây giờ bị dân Ấn Ðộ va` AI lấy hết, kể cả bác sĩ xem hình chụp cũng đọc từ Ấn Ðộ. Nuớc Mỹ hiện đang thiếu nguời làm nghề không cần đại học như tài xế, thợ sửa nhà cửa xe cộ, giữ trẻ, gặt hái, hầu bàn tiệm ăn, vv nhưng Ấn Ðộ nay tràn đầy các truờng đại học, co quan chánh phủ, bệnh viện chỉ vì chánh sách nhập cư của chánh phủ Mỹ cấp H1B visa cho cả gia đình 30 năm qua. Vậy thì dân Mỹ trung binh khong hoc top 100 universities nay phải làm gì để sống?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,463
Chuyện bão tố hay cúp điện, mất điện đối với người Việt, hay nói chính xác hơn là “người Mỹ gốc Việt” khi còn ở quê nhà thì chỉ là điều... bình thường, quen thuộc, “nói hoài, nói mãi”, xưa rồi Diễm, ít quan tâm. Hay có quan tâm, thì chỉ là những cơn giông bão lớn, với số người phải chịu cảnh thiên tai này là quá lớn, cần sự quan tâm và cứu trợ của cả nước, hay thậm chí là những nước khác giúp đỡ! Riêng việc bị mất điện, cúp điện thì chẳng chết “thằng Tây” nào, và cũng có nhiều nơi, nhiều địa phương là chuyện như “cơm bữa”, là chuyện “thường ngày ở huyện”. Bởi cũng đã từng có nhiều người, nhiều gia đình, cả đời chưa hề... biết “xài điện” là gì, cho nên, có người vui miệng, từng xổ “tiếng Tây, tiếng u” là... “No table” hay “No star where”, dịch diễn nôm na là “miễn bàn”, “không sao đâu” đó thôi!
Cô sinh ra trong một gia đình trung lưu trí thức. Ba cô là đại úy không quân. Lương của ông không nhiều, nhưng đủ nuôi vợ và đàn con sáu đứa. Như đa số những phụ nữ thời bấy giờ, mẹ cô chỉ ở nhà quán xuyến gia đình. Mọi việc sẽ thuận lợi theo dòng đời, nếu không có hai biến cố đột ngột xảy ra...
Tác giả tên thật là Phương Nguyễn. Sinh năm 1957 tại Phủ Cam, Huế, là cựu học sinh trường Jeanne D'Arc. Bà hiện ở tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington. Tác giả vừa nhận giải Đặc Biệt năm 2023. Bài viết dưới đây là câu chuyện buồn về sự ra đi bất ngờ của người con trai, đồng thời là lời tri ân sự chăm sóc tận tình của bệnh viện Harborview – Seattle, USA.
... Từ vài chục năm nay, chúng ta đã đồng ý với sự phân chia thành ba thế hệ người Việt đang sống ở nước ngoài: (1) Thế hệ thứ nhất gồm những vị đã thông tạo tiếng Việt vả chữ Việt tại quê nhà trước khi bỏ nước ra đi. (2) Thế hệ một rưỡi gồm những người rời khỏi quê nhà trong tuổi thiếu nhi chưa rành rẽ chữ và tiếng Việt. (3) Người trẻ được sinh ra ở quê hương thứ hai. Theo nhận xét của tôi thì việc đọc sách và báo Việt không có được sự hân hoan tương đương như trên. Tôi không dám viết ra đây phần trăm ít ỏi đã lượng định, xin quý độc giả tự làm việc này. Vậy ta phải làm gì để Giúp Thế Hệ Sau Đọc Sách Báo Việt? Ta hãy làm thế nào mà chợt có dịp may, một người thế hệ sau cầm quyển sách hay tờ báo đọc thử, nếu họ hiểu thì mới có cơ may họ sẽ tiếp tục đọc sách báo Việt. Nếu không hiểu thì họ sẽ từ giã, rất khó sẽ thử lại một lần nữa. Việc làm này cũng giúp cho toàn dân Việt nhìn rộng ra thế giới...
Vì quê nhà đổi chủ, nên bà con mới phải lưu lạc xứ người. Ma cũ là người qua trước. Ma mới là người đến sau, “trâu chậm uống nước đục “. Những người may mắn thoát được trước ngày tan hàng, đã ổn định đời sống từ lâu. Kế đến là những thuyền nhân vượt biên sớm. Còn người kẹt trong các trại tù cải tạo mới được qua sau này, hầu hết toàn con cháu bà Cả đọi, được chính phủ Mỹ cho qua theo diện tị nạn, đa số đều lớn tuổi, tiền bạc eo hẹp. Bởi vậy khi có người lân la hỏi thăm có nhận giữ trẻ không? Họ sẽ trả tiền mặt. Tôi như chết đuối vớ được ván.
Năm 2009 sau chuyến đến Nam Cali thăm gia đình và bạn hữu, tôi viết bài tường thuật cuộc phiêu lưu của tôi tại Orange County, lên Las Vegas, San José, trước khi rời Cali trở về nhà. Ly Kai, biệt danh ông kẹ đi bán chính thức, chủ xị của nhóm Văn Khoa tại đây với Mỹ Dung thường tổ chức mấy bữa họp mặt mỗi khi các bạn từ xa đến đây chơi. Trở về nhà, tôi viết một bài về chuyến du hành năm đó và gửi cho các bạn đọc cho vui, Mỹ Dung khuyên tôi gởi bài này cho báo Người Việt. Mấy tuần sau, bài «Mưa Cali» được NV đăng báo, và cô MC Hồng Vân đọc trên đài VOA tiếng Việt.
... Chúng tôi chia tay, ra về với những nụ cười trên môi. Emily, cô bạn Mỹ tánh tình thẳng thắn, chân thật đã giúp tôi hiểu được những cú sốc văn hóa Việt trên đất Mỹ. Emily đã giúp tôi hiểu được sự khác nhau giữa hai nền văn hóa Việt Mỹ, nhờ buổi nói chuyện này mà chúng tôi trở nên hiểu nhau hơn và thân nhau hơn.
Ông Đại biết con Hoài Hương vẫn còn quá trẻ, tính cách chưa định hình, bản dạng giới tính còn lừng khừng, cứ để một thời gian nữa thì nó sẽ tự phát triển và hoàn thiện, lúc ấy thì nó như thế nào thì đó đúng thật là bản tánh của nó. Hãy chấp nhận nó, yêu thương nó như nó là vậy! Đừng vì cái sĩ diện hão của mình mà cưỡng ép con Hoài Hương phải theo cái ý chí chủ quan và cực đoan của mình. Ông bảo bà Thu: “Bà thương con thì phải chấp nhận tình yêu của con, hãy sống vì hạnh phúc của con chứ không thể vì cái danh tiếng của bà”...
Sau những lần ốm đau bịnh hoạn rề rề mà không rõ lý do vào những tháng cuối hồi năm ngoái, Trang bỗng dưng trở nên chậm chạp và nhút nhát hẳn đi. Đầu óc cũng ù lì kém tinh nhanh, làm trước quên sau. Ai dặn cái gì cũng chẳng nhớ. Phải chăng đó là triệu chứng của bịnh… “đã toan về già”? Cách chữa đúng nhất là phải có một người bạn đời để nâng đỡ và chăm sóc nhau trong những lúc trái gió trở trời như thế. Nhưng nếu rủi người bạn đời của mình sức khoẻ không thành vấn đề mà lại bị bịnh (nói theo phim bộ của Tàu) là “si khờ người già” trước mình thì chỉ có nước cùng nhau nắm tay trực chỉ… viện dưỡng lão cho rồi chứ con cái làm sao có thì giờ mà chăm sóc cho nổi. Ôi! Viển ảnh cuối đời người sao mà thê thảm.
Qua báo chí, tôi được biết Yellowstone là một vùng đất rộng nằm ở Tây Bắc Tiểu bang Wyoming, nơi mà cách đây mấy ngàn năm đã có sự hoạt động của một núi lửa lớn với miệng núi đường kính dài 30km. Người ta tưởng tượng rằng nếu giờ này mà nó thức giấc thì cả miền Bắc Mỹ sẽ không còn. Tôi ao ước có dịp sẽ đến đây để tận mắt nhìn những kỳ tích đẹp và hùng vĩ mà núi lửa đã lưu lại sau hơn mấy ngàn năm ngưng hoạt đông, nhưng chưa bao giờ có cơ hội. Năm nay, nhân ngày lễ Memorial, con gái tôi đã sắp xếp xin nghỉ một tuần để lấy tour cùng đi thăm danh lam thắng cảnh này.
Nhạc sĩ Cung Tiến