Hôm nay,  

Chỉ Là…

26/01/202400:00:00(Xem: 2790)
Tác giả TNBX và Chồng _ Hình fb TNBX
Tác giả Bảo Xuân và chồng. (Hình fb TNBX)
 
Hôm qua cô em Hoàng Thư đem cho cô Ba một bịch bưởi. Đây là loại bưởi có vỏ màu vàng tươi, trái lớn nhỏ cỡ như bàn tay xòe, múi bưởi ngon như bưởi Biên Hòa mình, vị chua ngọt đậm đà, hơi the the.

Sáng nay cô ngồi lột bưởi.

Hồi đó chồng của cô Ba thích bưởi này lắm. Thích ăn nhưng “y” không thích lột, mà cô cũng hổng cho y lột vì y sẽ làm chèm nhẹp mất ngon, uổng công người trồng cây tưới nước đem tới nhà cho.

Cô thường bắt cái ghế nhỏ, lót ngồi chồm hổm kế bên cái “ghế lười” (lazy chair) của y,  vừa lột vừa chỉ. Lột bưởi phải cầm dao nhỏ, khứa vỏ bưởi ra làm 4 phần, rồi mới lấy tay mà tách vỏ ra. Xong rồi lấy mũi dao mà tách từng múi, lột sạch mà phải nhẹ tay hông thôi múi bưởi bể thì thấy mất đẹp. Lột hai, ba  trái thì đầy một tô, lựa hết múi nguyên đưa cho y, y nói “cám ơn cưng” rồi bỏ từng múi vô miệng, vừa ăn vừa khen “ngon quá”.  Nói gì nói, chỉ gì chỉ, mỗi lần có bưởi ngon thì cũng cô lột y ăn y ăn cô lột.

Cô ăn mấy miếng bị bể bể, cũng nói ờ ờ, bưởi này ngon thiệt.

Hôm nay cô lột bưởi mà nước mắt lưng tròng. Lấy mấy miếng nguyên bỏ vô miệng. Cô ăn cho chồng.

Nuốt xuống.

Cô cầm cái điện thoại ra sân sau. Đi ngang qua cái xích đu, nơi này y thích ngồi, buổi sáng, cầm ly cà phê, ngó cây cối trời xanh và nghe con chim African Gray hút gió nói chuyện.

Cô cúi cúi xuống vòng vòng mấy cái chậu trồng bông, xung quanh mấy gốc cây ăn trái, xoài, bơ, nhãn, quít. Kiếm. Ờ, trong cái chậu bông “geranium” này, còn bụi bông dại đã mọc xen vô, lá màu tím. À, kìa, mừng quá. Còn sót lại? Hay nở quá sớm? Trên đọt lá có mấy cái bong nhỏ xíu màu hồng. Cô chụp một tấm hình rồi đi kiếm nữa.  

Dưới chậu cây, mọc từ dưới đất là cái bông của dây bìm bìm. Cô chụp thêm tấm nữa. Cái bông màu xanh tím này và cái bông của lá tím kia là hai loại chồng cô nói thích lắm, khen đẹp. Trời đất. Bự con như anh mà lại thích loài hoa nhỏ xíu!

Y nói, nó giống như em vậy, mộc mạc dễ thương. Trời đất! Anh ví tui như giống bông dại. Trời đất!

Có lần cô hỏi: Sao, hồi đó mới gặp tui, mình thấy tui sao?

Y trả lời, thấy cưng cũng xinh xinh, rất mộc mạc, tự nhiên. Cái eo nhỏ xíu, vừa với hai bàn tay. Nói xong y còn vòng hai bàn tay nối mười đầu ngón tay lại với nhau, kiểu như ôm gọn cái eo. Cô cười, nói, bây giờ thì anh phải dang thẳng hai cánh tay, rồi hai vợ chồng cười ha hả.

Chưa bao giờ y khen cô đẹp hết á.

Có lần, cũng mới hai ba năm trước chớ đâu, thấy y nhìn mình, hơi lâu, cô hơi mắc cỡ, tự ái.

Nói, sao hồi đó tui còn trẻ, thân hình coi được, mình hổng nhìn, bây giờ già rồi cái gì cũng xệ, đẹp đẻ gì mà dòm tui hoài vậy?

Thì y nói, hồi đó anh nhìn hoài, tại em không thấy. Bây giờ em già thì anh cũng già. Hai đứa mình cùng già mà cưng. Rồi có khi thân thể đau nhức quá, y nói “Ước gì trở lại tuổi hai mươi. Tuổi đó buổi tối anh có thể nhậu cả chai rượu mạnh rồi sáng hôm sau đi làm khỏe mạnh như bình thường, phải hông, cưng có tiếc hông?”


Tiếng “cưng” đó, y gọi cô cho tới lần nói chuyện với cô sau cùng!

Nhớ hồi cả đại gia đình sống ở North Carolina, mỗi khi trời bão tuyết, hãng xưởng trường học chợ búa gì đóng cửa ráo, y bày cho đám con đám em vợ ra sân chơi trượt tuyết. Tưởng trợt tuyết ra sao, chắc lạ lắm, tưởng gì, y biểu thì lấy cái nắp thùng rác bự tổ chảng, lật ngược lại, leo vô ngồi, nhà cất trên miếng đất cao như ngọn đồi nhỏ, từ trên đẩy một cái, “a lê hấp” nắp và người tuột tuột xuống tới chưn đồi cười ngất ngư khoái chí.

Qua mùa hè thì lên núi câu cá suối, y nói cá suối ăn ngọt ngon lắm. Nhưng, tới nơi rồi, bày đồ nghề ra xong, y đuổi hết đám phụ nữ già trẻ lớn bé mười mấy mạng đi chỗ khác chơi, xa xa một chút, làm ơn. Ở đây nói chuyện rùm trời mạnh ai nấy nói, cá nó hoảng hồn nó chạy mất hết, lấy gì câu?
Đám “âm thịnh” này cũng răm rắp đi qua chỗ khác chơi vì muốn có cá nướng, ăn tươi nuốt sống tại chỗ luôn, chắc là ngon lắm. Để lại cho mấy cha con “dương suy” ráng ngậm miệng mà câu nghen.

Thiệt đúng là kiểu gia trưởng. Mà cả đám nghe lời. Bởi vì, khi Ba cô mất, y lọt vô gia đình, giống như cột trụ, bảo vệ gia đình như Ba cô ngày xưa nên y có oai lắm. 
Bước lên nền xi măng có chỗ còn lóng lánh nước mưa đọng từ tối qua, cô nghe văng vẳng bên tai, lời y hay dặn “Đi đứng cẩn thận, bây giờ mà té gãy xương thì lâu lành lắm”

Cô bước chậm lại, đi từ từ.

Trên đời này, nhìn xung quanh, có bao nhiêu là kỳ hoa dị thảo. Lớn thì lớn hơn bàn tay xòe, rực rỡ khoe sắc thắm tươi, cỡ như bông thược dược, hay vương giả hãnh diện như bông mẫu đơn, cùng nhiều loại bông có khi phải gởi mua tận bên xứ nào đó mới có, nhỏ thì nhỏ tí nị như bông tiểu xương rồng, hay mấy loại cây hiếm, phải thay giống này đổi dòng nọ, được đặt cho mấy cái tên lạ hoắc, quý giá tưng tiu trong lồng kiếng, y hổng khen, mà lại thích mấy cái bông bình dân hay mọc hoang như vầy.

Có lần thấy dây bìm bìm leo đầy, chỗ nào cũng có mọc lan tùm lum, tuy cô Ba cũng thích màu bông xanh của nó, nhưng tiếc đất cho cây khác, cô Ba dang tay kéo, tính nhổ bỏ hết thì y chận lại, nói, anh thích bông này, để vậy đi.

Cũng may cô Ba đã chừa lại nên bây giờ mới còn. Để nó trổ bông. Ờ, y còn nói rất thích cây thông, xứ sở anh mọc đầy rừng núi. Cô cũng có ý mua về trồng cho y vui, mà điều, chỉ nghĩ thôi, chưa làm.

Có rất nhiều chuyện chưa làm, mà y đã đi rồi.

Còn đâu.

“Mình ơi”

Chỉ là ngồi lột một tô bưởi anh thích ăn.

Chỉ là hai thứ bông hoang dại nhỏ nhít y rất thích.

Chỉ là mấy câu dặn dò cẩn thận, hoặc nhớ, khi bước vô xe, nhớ coi bình xăng còn không, khi còn phân nửa thì ghé đổ cho đầy, cưng hay đi lạc.

Chỉ là như vậy, mà sao làm cô Ba đau lòng như vầy?

Cô nhớ câu hát đâu đó, ai đã ca:

“Và hỏi tại sao thế giới đông người em chỉ thấy riêng anh....”
Cô Ba thổn thức.
“Mình ơi”./.
 
Trương Ngọc Bảo Xuân.
Ngày 15 Tháng Giêng Năm 2024
 

Ý kiến bạn đọc
02/02/202406:34:40
Khách
Tác giả viết hay quá, câu văn mộc mạc mà đi vào lòng người. Đọc tới đâu thấy cả tấm lòng của tác giả với ông chồng tới đó. Cảm ơn tác giả nhiều.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,198
Cánh cửa ngăn cách giữa hải quan và người chờ thân nhân vừa mở ra tại phi trường Norman Y. Mineta San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ, mọi người đổ xô háo hức đứng lên, cặp mắt ai nấy mở thật to với những bó hoa, bong bóng đủ màu trên tay sẵn sàng chào đón người thân từ xa đến. Riêng tôi… cũng có hoa tươi, bong bóng hình gấu, hình trái tim… nhưng vai trò của tôi thật bất đắc dĩ. Tôi đi đón… vợ của người ta! Phải rồi, vợ của tên bạn thân, Chương lúc nào cũng bận rộn đi gặp khách hàng, không có thì giờ đi đón vợ trở về từ tiểu bang Pennsylvania sau bốn tháng đi tu nghiệp chuyên sâu về bác sĩ nhi đồng.
Đến Mỹ, chúng tôi ấn tượng với thiên nhiên hùng vĩ , hệ thống công viên quốc gia rộng khắp đất nước và khả năng tiếp cận cho các tầng lớp. Nhiều người nói, người Mỹ ít du lịch ra nước ngoài, kỳ thực có thể do họ sở hữu hệ thống các công viên quốc gia với các phương tiện đầy đủ. Hệ thống đường sá của Mỹ cũng khoa học, tiện nghi cho nhu cầu du lịch của đủ mọi lứa tuổi và sở thích. Người dân Mỹ do đó đã dành khá nhiều thời gian cho du lịch trong nước và họ tận hưởng những tiện nghi tiện ích trên khắp các nẻo đường đất nước này.
Trước đó, phim ngoại quốc về là người ta Phụ Đề Việt Ngữ, nhưng nhiều khi các vai trò nói mau quá, khán giả đọc chữ theo không kịp, vừa coi hình vừa đọc chữ thì bị thiếu sót, làm phim bớt hay, cho nên mấy hãng phim tạo ra một đột phá lớn là cho nhân vật chuyển qua nói tiếng Việt, bởi vì chính các phim Việt Nam cũng vậy, có khi tài tử minh tinh mặt đẹp diễn hay nhưng tiếng nói thì không thích hợp nên cần mượn tiếng nói của người khác. Nghề chuyển âm ra đời, rất được ưa chuộng.
Mùa hè năm 2023, tôi hộ tống gia đình người bạn thân đến thăm trường võ bị West Point (gọi tắt là West Point) vào ngày các tân sinh viên được chính thức nhận vào học sau khi hoàn thành 6 tuần lễ huấn luyện cơ bản. Trường này cách thành phố Nữu Ước khoảng 80 cây số về hướng bắc. Từ phi trường LaGuadia, chúng tôi thuê xe chạy hơn một tiếng đồng hồ mới tới trường. Ra khỏi phi trường, xe chúng tôi lao vào vùng ngoại ô, hai bên đường một màu xanh ngút ngàn. Chúng tôi lái xe men theo triền núi của cung đường dẫn đến chiếc cầu treo tuyệt đẹp: cầu treo Bear Mountain dài khoảng 6 kilômét bắc qua sông Hudson nổi tiếng. Cung đường trước khi đến chiếc cầu này rất đẹp, một bên ngó lên là vách núi, bên kia nhìn xuống là dòng sông Hudson uốn lượn hiền hòa ôm ấp một vùng thung lũng mênh mông. Vượt qua chiếc cầu treo Bear Moutain chúng tôi chạy về hướng thị trấn Highland Falls. Đây là một thị trấn nhỏ có khoảng 4 nghìn dân cư và cũng là thị trấn dẫn đến cổng chính vào khuôn viên trường.
Thế nào cũng có người thắc mắc khi đọc thấy cái tựa của bài viết này: Cao tuổi mà nói là chưa già thì chừng nào mới gọi là già? Một thắc mắc chánh đáng về vấn đề đặt ra tưởng chừng như nghịch lý. Mặc dầu không có chuẩn mực nào để làm thước đo cho biết tuổi như thế nào thì gọi là cao, như thế nào thì gọi là già. Các nhà khoa học có phân biệt giữa tuổi thật và tuổi sinh học. Thí dụ cùng là 40 tuổi theo ngày tháng năm sinh nhưng một người trông rất trẻ như mới 30 còn một người thì trông già như tuổi 60. Tuổi 30 hay 60 này chính là tuổi sinh học. Do hoàn cảnh sống, lối sống, kể cả yếu tố di truyền tác động vào, khiến cho một người có thể già đi hay trẻ ra so với tuổi thật của mình. Ngoài ra tâm lý là một yếu tố rất quan trọng dự phần vào việc hình thành cái tuổi sinh học của mỗi người. Một người cao tuổi nhưng tâm hồn họ thoải mái, trẻ trung, yêu đời thì họ vẫn trẻ như thường. Do đó khi nói tuổi cao chưa phải là già không phải là cách nói cho vui mà là nói theo khoa học, theo qui luật sinh
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân và giải đặc biệt năm 2023. Sau đây là bài viết mới nhất về chuyện người già đãng trí.
Tôi vừa nhận được thư con gái báo cháu trai ngoại của tôi sẽ dự lễ tốt nghiệp đại học vào tháng sáu, mời mẹ và bố dượng về tiểu bang Cali dự lễ, con sẽ mua vé máy bay và bố mẹ sẽ về nhà con ở hai tuần chơi với cháu trước khi cháu tiếp tục đi học xa. Cầm trong tay tấm thiệp mời màu xanh lá cây nhạt, mắt tôi nhòa lệ nhìn hình cháu trai hai mươi bốn tuổi trong y phục sinh viên tốt nghiệp; sau thảm kịch trên biển năm 1975, tôi không bao giờ hình dung ra được tôi có được cái hạnh phúc như hôm nay. Ấn tượng của thảm kịch hằn sâu trong tâm khảm tôi, giống như vết bánh xe xích sắt lún trong mặt đất mềm.
Người Việt hải-ngoại hãnh-diện về “thủ-đô tỵ-nạn” Little Saigon. Sau 49 năm từ 1975 Miền Nam bị mất nước đến nay đã có 5.4 triệu Việt hải ngoại, trong đó 2.4 triệu ở Mỹ gồm 1.2 triệu ở California trong đó 300.000 quanh “thủ-phủ” Little Saigon gồm năm thành-phố Garden Grove, Stanton, Westminster, Fountain Valley, và Midway. Nghe Little Saigon là nghĩ ngay tới Bolsa Ave, một trong những đại lộ đông người Việt nhất Quận Cam, nhất là từ khúc đường Magnolia đến Brookhurst, và cũng lắm người Việt vô gia cư “homeless” nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám và giải Danh Dự năm 2023. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO | * Khi đưa bố mẹ già đi bác sĩ, tôi thấy tờ giấy để ở kệ sách, ghi tiêu đề hay quá: How to be a parent to your parents. Tôi cầm tờ giấy đó, và cất ngay vào hồ sơ giấy tờ. Coi như của “gia bảo“. Chúng ta khi phàn nàn, than phiền, quở trách, bắt lỗi, mắng chửi…tóm lại khi chúng ta ở vị trí người buộc tội, phê phán, quy trách… chúng ta luôn luôn chủ quan, nghĩ rằng những gì mình than phiền là đúng, gây “trở ngại cho mình”. Có bao giờ bạn tự đặt mình vào vị trí của người khác. Chắc chẳng ai nghĩ đến điều đó. Chuẩn bị là vừa. Đó là sự thật không ai nghĩ đến, khi trí nhớ bắt đầu có chuyện: nhớ nhớ quên quên.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới nhất của Ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến