Hôm nay,  

Mối Tình... Câm

02/07/200500:00:00(Xem: 133453)
Người viết: TRẦN CHI LIÊN
Bài số 777-1356-202-vb5063005

Tác giả Trần Chi Liên, hiện là một công chức tiểu bang, đã tham dự và nhận giải thưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với bút hiệu Thiên Ân, truyện “Nửa Dòng Máu Việt”. Bài mới của bà lần này là một truyện tình xưa nhẹ nhàng của người già, với lời ghi: Tặng Mẹ- Mừng Sinh Nhật Mẹ!
*

Bà Ngà ngồi trên chiếc ghế đong đưa, nhắm mắt tịnh thần. Chuyến đi ba tuần về Việt Nam khiến thân già của bà quá là mệt mỏi, bù lại bà cảm thấy vui vẻ, nhẹ nhàng vì đã làm được gần hết những điều muốn làm trong chuyến đi trối già vừa qua. Bây giờ, ngồi nhớ lại từng cảnh một, lòng bà sao quá đỗi bồi hồi, cảm động...
- Mẹ có sao không" Mẹ cố giữ sức khỏe không thôi lại phải hồi vé máy bay như năm ngoái đó.
- Mẹ không sao! Chỉ bị ho một tý thôi. Mẹ chịu nổi mà!
Bà Ngà vội trả lời cô con gái, người sẽ đưa bà đi về thăm quê hương, chứ đi một mình thì chịu thôi, sợ chết được, chữ anh chữ u nói vớ va vớ vẩn còn được chứ đụng vào giấy tờ thì chịu chết!
Thật sự bà cảm thấy mệt mỏi vì ba cái bệnh tuổi già đang quấy ta, nhưng bà vẫn phải luôn tự nhủ lòng là mình chịu đựng nổi để có thể lên đường đúng ngày. Bao nhiêu chuyện muốn làm, bao nhiêu người muốn gặp - có thể là lần cuối - bà không có quyền ngã vì cảm cúm, vì cái lạnh đang hành bao nhiêu khớp xương trong thân xác, vì đủ thứ thuốc phải uống mỗi ngày... May là bà được sống ở cái xứ quá đầy đủ thuốc men, bằng như vẫn còn ở Việt Nam, bà không thể tưởng tượng mình sẽ ra sao với bao nhiêu thứ bệnh trong người như bây giờ.
Cuối cùng, hai mẹ con cũng lên đường đúng ngày và đến nơi bình yên.
Đón mẹ con bà ở phi trường Nội Bài - Hà Nội là hai cô con chồng cùng con, rể, cháu, chắt của các chị. Mọi người mừng rỡ, cười nói vui vẻ khiến lòng bà vô cùng ấm áp cho dù trời Hà Nội đang "rét" buốt đến tận xương.
Bao nhiêu năm rồi mới nghe lại những chữ tưởng chừng như đã rơi vào quên lãng. Khi gặp lại những khuôn mặt thân thương, bà có quá nhiều điều để kể lể. Khổ nỗi con bệnh không tha cho bà, bà nằm bẹp ở Hà Nội đủ bốn ngày, chẳng đi được đâu lại khiến các chị phải lo săn sóc cho bà. Những điều muốn nói chưa nói đủ, những người muốn gặp vẫn chưa gặp hết. Cảnh cũ với hàng hàng lớp lớp kỷ niệm của Hà Thành vẫn chưa được dịp ngắm lại. Lòng bà quả thật là luyến tiếc, muốn ở thêm cũng không thể ở vì con gái bà đã hoạch định chương trình cho chuyến đi, rồi đúng ngày phải về đi làm lại.
Cũng may, cô con gái lớn của bà khi gặp chị cả đã quấn quít với nhau, đêm đêm hai chị em lại nằm tỷ tê đến tận khuya mới ngủ. Bà mỉm cười - thế cũng được!
Ngày thứ tư tại Việt Nam, người cháu rể mướn xe đưa hai mẹ con bà về Hải Phòng - nơi bà lớn lên - thăm lại người xưa chốn cũ.
Ngôi nhà cũ ở phố Tây Kiều bà ở bao nhiêu năm của tuổi thơ vẫn còn đấy. Khung cửa sổ vẫn như ngày xưa khi bà đứng đó nhìn "người yêu tôi" gẩy mandolin hát tình ca như lời trao gửi cho người chàng thương. Chàng có tình mà nàng vẫn cứ ngây ngô như con Mán rừng thưở hồng hoang.
Bà ghé lại chụp tấm ảnh với Nhà Băng - nơi ngày xưa bà cùng hai, ba "chàng" đi đổi bạc với nhau - vẫn không có gì thay đổi cho dù đã trải qua hơn sáu mươi năm. Cô con gái hỏi:
- Ngày xưa mẹ thích ai nhất" Tại sao mẹ không để ý đến bác Hợp và các chàng trồng cây si để cuối cùng mẹ lại lấy bố"
- Ngày xưa còn bé có biết gì đâu! Đi đổi bạc chung với nhau, ai cũng là bạn cả! - bà phân trần cùng cô con gái - mẹ có chuyện của mẹ, bác có chuyện của bác. Xong việc rồi về chứ đâu được như các con bây giờ chỉ lo ăn học rồi đi chơi thôi. Mãi đến sau khi có con rồi mẹ mới biết bác có ý với mẹ.
Lang thang một lúc, bà đã đến bến cảng ngày xưa - nơi gia đình bà lên con tầu há mồm vào Nam.
Ngày đó chàng đứng bên ngoài vẫy tay chào và hẹn sẽ vào Nam tìm lại. Cô em nuôi của bà nửa muốn theo bà, nửa muốn ở lại vì ngại anh rể phải thêm gánh nặng. Lòng bà dấy lên chút xúc động bùi ngùi. Cảnh cũ còn đây, nhưng người thì đã khuất xa. Nhìn lại mình cũng như vợ chàng và cô em kết nghĩa ngày xưa, đầu đã bạc, da đã nhăn. Còn chăng là chút tình xưa nghiã cũ cho nhau.
Vợ chàng nhắc nhớ:
- Anh kể là lúc tiễn gia đình em, anh không thể ngờ là lần cuối gặp mặt, nên chẳng nói được lời tiễn biệt nào. Nhìn nhau mà không nói, có nói cũng bằng thừa vì em đâu có ý gì với anh.
- Thì khi quen nhau, em còn bé, em chả nghĩ gì cả.
- Thế mới chết người ta. Tại vậy mà anh cứ ôm mối tình đầu câm nín trong lòng thôi. Anh lấy chị, một phần cũng vì tên chị gần giống với tên em đấy! Nga với Ngà chỉ khác nhau có mỗi cái dầu huyền. Anh tâm sự với chị bao nhiều điều trong lòng của anh về em. Chị quý anh và bằng lòng lấy anh vì sự thật thà ấy.
Con bé con chàng chen vào:
- Chuyện bố con đánh đàn, làm thơ cho cô, chúng con đứa nào cũng biết. Bố kể suốt. Ối dào! Chúng con nghe bố kể mà cứ mê mẩn như nghe chuyện cổ tích vậy đấy! Thành thử tuy chưa bao giờ gặp cô, nhưng khi cô tìm lại chốn cũ, hỏi tên bố, con nhận ngay ra là cô chứ không ai khác.
- Khi ấy cô cũng hỏi cầu may thôi. Hơn năm mươi năm chứ ít ỏi gì. May là Hải Phòng không thay đổi nhiều, không thì cô cũng chịu chết.
- Con cũng cám ơn Trời đã cho bố con trước khi qua đời được gặp lại cô - tuy chỉ có một tiếng đồng hồ. Ngày tháng sau khi gặp lại cô, bố con vui lắm, như một người tìm lại báu vật đã mất làm mẹ và chúng con cũng vui theo niềm vui của bố. Cô nhớ bài thơ bố con làm tặng cô trong lễ thọ Bẩy Mươi của cô năm nào không" Chúng con thuộc hết. Mẹ cũng thuộc nữa.
Nói xong con bé vừa đi vừa ngâm nga:
Phố Tây Kiều

Cầu Ca Rông vừa cong vừa mát
Phố Tây Kiều lắm cát dễ đi.
Cô NGÀ bóng bẩy làm chi"
Để cho cậu Hợp tin đi mối về.

Mối tình quá đẹp chẳng ai chê
Cầu Kiều sẵn đó, ánh trăng thề.
Bóng người dưới nước hiện hai
Giữa vòng cầu đứng, mặc ai đi về.

Ví như bẩy sắc cầu vòng
Đầu xanh đôi bóng hát chung lời nguyền.
Bạn tình một dạ chính chuyên
Phượng Loan sẽ đợi nên duyên vợ chồng.
Chờ khi làm lễ Tơ Hồng
Hạnh phúc cùng hưởng, hoa hồng trao tay.
Má nàng đỏ ửng men say
Mắt chàng ngời sáng trong ngày hợp hôn.

Giấc mơ chỉ đến thế thôí!
Vì đâu tan mộng" - tại Trời trớ trêu.
Loạn ly chia rẽ đôi nơi,
Ngậm ngùi số phận, xa xôi nghĩa tình.
Bức tranh thiếu nét chẳng xinh,
Đến đây chấm hết, cuộc tình đôi ta.
Năm mươi năm cũ trôi qua,
Ai ngờ gặp lại như là trong mơ.
Chuyện trò một tiếng đồng hồ,
Cánh chim bay mất, làm thơ tức đời.
Mong ai biết chuyện đừng cười,
Hai con Mán ngố thích chơi ném cầu!
Trượt hoài có trúng đích đâu"
Đổ cho tại số: La Hầu, Kế Đô !!!
Đúng là hai con gà tồ,
Vỗ lông xòe cánh ngây ngô tức cười...

Bài thơ khá dài, sao khi con bé đọc lại thấy ngắn thế không biết. Bà Ngà tủm tỉm cười khi vợ chàng tiếp lời con đọc nốt những vần thơ cuối, sau cùng chị nói:


- Em thấy chưa, đến cả chị cũng còn thuộc nữa là các con!
- Anh thật là... - bà Ngà chữa thẹn.
Bà đi ở giữa, hai tay vòng tay với cô em và vợ chàng. Cả ba cùng im lặng như đang chìm trong dĩ vãng.
Ngày xưa ấy, khi bà khoảng mười hai mười ba, chàng chừng mười lăm mười sáu gì đó. Hai đứa ở chung nhà, bà ở từng trên, chàng ở từng dưới - giống như kiểu condo bên Mỹ. Bà chơi đùa với em chàng và cô em kết nghĩa, hết đánh chuyền, đánh ô đến chơi chọi gà. Chàng rất chiều các em, thường hái về những chùm hoa Ba Giăng (hoa Phượng) đỏ ối, chùm hoa có nhiều quả to, hạnh phúc khi nhìn chúng vui vẻ với giọng cười giòn dã, bóc quả ra, móc lấy cổ gà ở trong rồi giật sao cho đứt cổ gà để định ăn thua.
Thưở nhỏ vô tư, bà nào có biết gì đến chuyện tình trai gái. Vừa lên mười, mẹ dắt anh và em bà vào Nam tìm bố đang làm việc trong đó sau khi gửi bà và cô em kế cho bà em dâu nhờ trông nom. Mẹ đi chưa đầy năm, gia cảnh mợ lâm cảnh túng quẩn, đã đưa đẩy bà vào nhà này và được nhận làm con nuôi trong một gia đình có thế giá tại Hải Phòng.
Bà thích hát, thích nghe những bản nhạc tình êm dịu. Những buổi chiều hè, chàng thường bắc ghế ngồi bên bờ sông vừa hóng mát vừa đánh đàn, bà nghe tiếng đàn lại chạy ra đứng bên cửa sổ nhìn xuống và nghe chàng khẩy đàn...
Nhà hai đứa đều có cửa hàng buôn bán ngoài chợ Sắt, nên cứ hai ngày lại rủ nhau đi ngân hàng Bank Indochine để đổi tiền rách lấy tiền mới... Chỉ có thế thôi vì khi ấy bà còn quá ngây thơ và hay thẹn thùng còn chàng hình như rất là nhút nhát...
Dòng đời cứ thế mà trôi đi, chàng lên Hà Nội học, loạn lạc khắp nơi, bạn bè xa cách, bà vẫn ởø chốn cũ...l ấy chồng, cho đến khi lên đường vào Nam mới biết tình chàng dành cho bà. Lúc ấy có biết cũng chỉ là những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ bà dành cho một người anh trai. Bà còn nhớ, cũng tại bến cảng này, chàng và cô em kết nghĩa đã đứng đấy cho đến khi bà không còn nhìn thấy gì nữa.
- Chị biết không, anh Hợp nói với em là khi nào anh vào Nam sẽ dẫn em đi theo tìm chị, cô em kết nghĩa của bà lên tiếng. Thế nhưng ngày qua ngày, họ kiểm soát kỹ quá nên cuối cùng hai anh em chẳng ai đi được. Biết sống xa anh chị mà khổ sở cả đời như thế này, dạo đó em cứ theo anh chị vào Nam có thể cuộc đời của hai mẹ con em đã khá hơn. Mẹ con em sống khổ sở cả hơn bốn mươi năn dài, mãi đến bây giờ, cháu nó đi làm, nhờ Trời được cấp trên thương nâng đỡ, và mấy năm nay được chị giúp đỡ nữa nên mẹ con em mới được thoải mái một chút.
- Anh cũng nói với chị như vậy, vợ chàng tiếp lời. Anh đã tìm đủ cách, đủ phương tiện để đi Nam tìm gia đình em. Anh bảo, lúc ấy anh chỉ nghĩ cho dù em đã có gia đình, nhưng em không hề có tình ý với anh, thì vẫn có thể xem em như tình anh em, nhìn thấy em được hạnh phúc cũng đủ cho anh vui. Chị thương yêu anh nên rất trân trọng mọi kỷ niệm trân qúy của anh. Chị chia xẻ niềm vui và hạnh phúc của anh khi nghe anh nhắc nhớ đến kỷ niệm khắc ghi trong lòng anh suốt đời. Một mối tình... câm thật đẹp và cao thượng. Chị thương anh bao nhiêu, chị qúy mến em bấy nhiêu. Cho đến khi gặp em, chị biết mình đã không sai lầm khi chị và các con dành cho em lòng cảm mến và thương yêu trong tình gia đình.
- Em cám ơn chị và các con - bà cảm động trả lời.
*
Bà đang mơ màng nhớ cảnh cũ người xưa chợt giật mình khi nghe cô con gái út gọi tìm bà. Con bé đến lạ! Có chồng có con rồi nhưng đi làm về là phải đi tìm mẹ trước. Bà trả lời:
- Mẹ đây! Mệt quá nằm nhắm mắt một tý cho nó khoẻ.
- Hôm nay mẹ nấu gì ăn vậy" Cô nhỏ nũng nịu hỏi mẹ.
- Hôm nay mẹ mệt nên chưa nấu gì cả.
- Hà há! Con biết rồi. Hôm nay mẹ lại nằm ôn lại chuyện xưa, nhớ chàng phải không"
- Con khỉ ạ. Nhớ gì mà nhớ - bà chống chế - có gì đâu mà nhớ với chẳng nhớ!
- Thì mẹ nhớ cho vui, có sao đâu. Mai mốt mẹ muốn đi về thăm bác với cô nữa không, con mua vé cho mẹ đi"
- Để tính sau. Tùy vào sức khoẻ của mẹ.
Mấy đứa con của bà cũng quá quắt lắm. Lâu lâu mấy chị em nó hùa nhau vào trêu bà. Nào là:
- Chời ơí! Người ta hữu ý mà mình lại vô tình! Đau lòng anh quá em ơi.
- "Hôm xưa tôi đến nhà em. Ra về mới nhớ rằng quên cây đàn..." Đàn để quên rồi lấy đâu mà ra bờ sống ngồi đánh cho em nghe!!! Hi hi hí!!!
- Người đâu mà vô tình quá chừng chừng. Mẹ làm bao nhiêu chàng ôm tình câm mà miệng cứ phải cười toe toét vì "..khi ấy em còn ngây thơ, đôi mắt chưa hoen lệ sầu..." rồi hả mẹ"...
Bà chỉ còn biết cười trừ trước sự trêu ghẹo của lũ con quỷ quái của bà.
Nhớ ngày nào vợ chồng bà lếch thếch cùng bẩy đứa con và thằng cháu ngoại qua Mỹ, thật là liều lĩnh. Ba mươi năm trước vợ chồng bà đã lớn tuổi, một chữ tiếng Anh bẻ không ra, không thể đi làm nuôi các con như khi còn bên Việt Nam. Các con bà, ngoại trừ hai đứa bé nhất lúc ấy mới lên sáu và mười hai, đã phải bung ra đời, vừa đi làm vừa đi học. Ông bà ở nhà lo việc nhà giúp các con mà thôi.
Ba mươi năm sau, các con bà tương đối đều có cuộc sống ổn định và sống quanh quẩn gần nhau. Tuy có buồn cảnh đơn chiếc vì chồng bà đã bỏ đi trước hơn hai mươi năm nay, nhưng bà vẫn cảm thấy rất hạnh phúc bên đàn con lũ cháu. Bà đã không tiếc lời khen chúng với con, cháu của chồng trong chuyến đi vừa qua.
Bà chợt nhớ lại chuyến đi xuống Hà Tiên thăm người cháu chồng sau nhiều năm xa cách. Chuyến đi có bao nhiêu chuyện ngắn chuyện dài để tỷ tê, kể lể cho nhau nghe. Bà xót xa khi thấy cảnh nhà hiện tại không còn như xưa cũng như dấu vết thời gian đã làm hao mòn thân xác người cháu chồng đồng thời là bạn bè năm xưa của bà. Con gái bà và thằng cháu cùng lứa tuổi cũng lời ra lời vào quên cả thời gian. Đến ngày về bịn rịn không muốn chia tay. Ngày gặp nhau quá ngắn ngủi chẳng bõ cho thời gian xa nhau quá dài. Biết làm sao hơn khi mỗi người có một cuộc sống và ở hai phương trời cách biệt.
Con người khi tuổi càng cao thì kỷ niệm xưa càng sống lại mạnh mẽ hơn. Người già không có hiện tại hoặc tương lai mà chỉ còn quá khứ. Thật lòng, nếu có thể về dưỡng già ở Việt Nam bà sẵn sàng về ngay. Tuy nhiên lòng muốn, nhưng thực tế không thể. Đất nước Hoa Kỳ đã cưu mang những người không hề có đến một ngày đóng góp cho xứ sở này như bà đã là quá nhân đạo rồi, làm sao mình có thể đòi hỏi họ gửi tiền nuôi mình khi về sống ở nơi mình đã vì lý tưởng tự do mà ra đi! Bà không muốn là gánh nặng cho các con khi về sống tại quê hương với hai bàn tay trắng và không có lợi tức hàng tháng để tự túc. Vả lại, bà không thể xa đàn con lũ cháu... quá đáng yêu của bà. Thôi thì khi nào còn sức thì về, không thì đành phải ngóng về quê cũ mà thôi.
- Mẹ! Mẹ lại mơ rồi hả"
Bà giật mình trở lại thực tại, cười cầu hòa với cô nhỏ:
- Mẹ khỏe rồi. Muốn ăn gì mẹ nấu...

Trần Chi Liên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,077,887
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.