Hôm nay,  

Bên lề ngày Phát Giải Viết Về Nước Mỹ năm 2023

19/12/202311:16:11(Xem: 2107)
12192023 giải đặc biệt Phương Lâm
Tác giả Phương Lâm nhận Giải Đặc Biệt VVNM 2023 tại Lễ Phát Giải VVNM tháng 12, 2023.

 

Tác giả tên thật là Phương Nguyễn. Sinh năm 1957 tại Phủ Cam, Huế, là cựu học sinh trường Jeanne D'Arc. Hiện ở tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington. Tác giả vừa nhận giải đặc biệt năm 2023.

 

***

 

Những ưu tư, những uẩn khúc chất chứa trong lòng, không biết chia sẻ với ai, nhờ diễn đàn Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo mình đưa tâm tình lên trang mạng, cho nhẹ bớt trong lòng, chưa khi nào mơ tới chuyện giải thưởng.

Rồi nhận được Email báo tin của chị Hằng, kèm theo giấy mời tham dự buổi lễ phát thưởng viết về nước Mỹ năm 2023 tại Nam Cali, tôi run lên, một cảm giác  không tả được, tắt computer đứng dậy, đi một vòng ra sân hít thở, để cho tinh thần tỉnh táo, vô lại, mở máy, lên mạng, đọc đi, đọc lại trang thư mà chị Hằng gửi, lúc này nhịp đập tim ổn định, tôi gọi ông xã nhà tôi vô đọc Email.  Ông cũng sửng sốt nói:

    – Ui chao! Có thiệt gửi cho bà không?

Tôi trả lời:

    – Tui đã vô trang Viết Về Nước Mỹ năm 2023 rà lại, có tên và lý lịch trích ngang, kèm theo bài viết được chọn cho giải đặc biệt.

   
Ông bảo tôi mở trang đó cho ông coi.  Đúng là con người yếu đức tin, trình bày chi tiết rõ ràng như vậy mà không tin, cho thấy rằng  người thân của mình cũng không tin đó là sự thật.

Gia đình ngập niềm vui, mấy đứa con  nhao lên:

    – Mẹ ghê hè!  Mẹ ghê hè…

    – Để con mời mẹ đi nhà hàng ăn mừng.

   
Thành phố Everett tôi đang ở có mấy tiệm phở chứ không có nhà hàng của người Á Châu, mà phở thì nấu ở nhà ngon hơn, chất lượng hơn, nên tôi từ chối lời gợi ý của cậu con trai. Tôi nhắc:

    – Ban tổ chức cố ý gửi thông báo sớm để mình lo phương tiện, con coi mua vé máy bay cho ba mẹ, mua vé sớm sẽ nhẹ tiền, nếu được, con mua vé thứ 6 đi, thứ 2 về, đừng đi lâu quá.

   
Mấy hôm sau con tôi báo:

    – Đó là tuần lễ Thanksgiving, giá vé tăng rất cao, mẹ phải đi  ngày thứ 2 đầu tuần lễ Thanksgiving, về thứ 2 cuối tuần thì giá vé tương đối rẻ hơn.

   
Tôi thấy vé đắt, thời gian đi quá lâu, lỡ trục trặc công việc làm thì phiền lắm, bàn với ông xã nhà tôi:

    – Mình nhờ vợ chồng Lâm ở dưới đó, đến đại diện nhận giải thưởng giúp.

   
Ông xã tôi cằn nhằn:

    – Lúc nào cũng công việc, bà không nghe Ông Bà mình nói, ăn một miếng giữa làng, hơn ăn một sàng trong bếp, đi ra khỏi nhà để mở mắt với người ta.

    
Vậy là chúng tôi mua vé đi ngày thứ 2 đầu tuần lễ Tạ Ơn.

   
Tôi nhớ có lần chị bạn đi Cali thăm con gái về nói chuyện, nhà chị ở dưới thành phố Shoreline thay vì mua vé máy bay đi phi trường Seatac thì chị mua vé máy bay phi trường Everett. Nghe chị nói vậy tôi cất kỹ trong bụng không mấy tin, vì tôi chuyển nhà lên đây gần 2 năm chưa nghe ai nói Everett có phi trường dân dụng, giờ này tôi nhắc đại với cậu con trai, ra vẻ mình biết nhiều.

   
– Con nhớ mua vé đi ở phi trường Everett nghe.

   
Con trai tôi cãi:

    –  Trên này chỉ có phi trường của hãng máy bay Boeing làm chi có phi trường thương mại.

    
Tôi nói:

    – Hôm trước mẹ nghe bác Thành đi Cali về nói vậy, để mẹ phone hỏi lại bác ấy, hay là con vào hỏi ông Google coi ông trả lời sao?

   
Một lát sau con trai tôi báo:

   – Dạ đúng rồi mẹ ơi, trên này có phi trường Paine Field, Google Map báo từ nhà mình ra đó 7 phút, hãng máy bay Alaska. Con mua vé rồi,  5 giờ 50 sáng thứ 2 máy bay cất cánh, tới phi trường John Wayne, Santa Ana  9 giờ 15 AM, lên lại chiều thứ 2, máy bay cất cánh 5 PM dưới đó, tới đây  8:15 PM.

    
Như vậy đường bay đi và về của phi trường này nhanh hơn 15 phút so với phi trường Seatac. Tôi rất mừng vì từ nhà ra phi trường 7 phút, nếu không có phi trường này phải về phi trường Seatac  xe chạy trên một giờ mới tới, nạn kẹt xe thì khỏi nói, để khỏi trễ máy bay lúc nào cũng phải đi trước 2 giờ, hơn nữa, hệ thống kiểm tra an ninh rất lâu vì phi trường Seatac là phi trường quốc tế, khách đi quá đông.

   


Năm giờ sáng thứ Hai ngày 20/11/ 2023, chúng tôi ra phi trường Paine Field,  sương mù dày đặc không thể nhìn xa, nên không định hình được phi trường lớn , nhỏ, cỡ nào. Seattle cả tuần nay rất lạnh, nhiệt độ hạ thấp, trung bình 35 đến 37 độ F, các mái nhà đá đông trắng xóa, đường nhựa đen bóng, gọi là black ice.

   
“Tôi kể một chuyện vui, mấy chục năm trước, lúc mới tới tiểu bang này, Sáng đi làm rất sớm, đậu xe ở Park & Ride  rồi lên xe bus đến sở làm, chiều về lấy xe, có một buổi sáng xe tôi đứng lại trong bãi đậu xe, tôi ngạc nhiên không hiểu mới sáng sớm  người ta mất gì, mà chùm hum tìm, tôi mở cửa xe, một chân đặt xuống đất, chuẩn bị đứng lên, thì bị trợt dài, may tay níu được cửa xe không bị té nhào, đứng hai chân không được bắt buộc phải chống thêm hai tay xuống đất  chùm hum bò tìm đồ như thiên hạ”.

Vào phòng check-in, không biết sáng nay phi trường này có thêm chuyến bay  khác không, chứ  giờ này quầy check-in, ký gửi hành lý thoải mái, vài ba người đi vào, thủ tục hành chính xong, đi lên lầu, căn phòng chờ khá rộng, hành khách khoảng 7 tám chục người, mắt đảo quanh một vòng, coi có vị đồng hương nào không, góc trái căn phòng có hai ông bà người châu Á lớn tuổi, còn lại toàn là người Mỹ.

    
Lên máy bay  hai ông bà này ngồi cách mấy dãy  ghế phía sau chúng tôi. Chuyến  bay cất cánh đúng giờ. Thông báo  hạ cánh cũng đúng giờ, cô tiếp viên Hàng Không khá lớn tuổi, không biết nói chi mà nói rất nhiều, nói nhanh, hai vợ chồng tôi quá giỏi tiếng Anh, nghe lõm bõm vài ba tiếng, gì mà máy bay sẽ trở lại phi trường Santa Ana, hai vợ chồng nói với nhau:

    – Tới Santa Ana rồi sao mà trở lại Santa Ana hè?

Máy bay đứng lại, người ta xuống, chúng tôi cũng xuống theo, ra khu đợi lấy hành lý. Hành lý theo dây chuyền chạy vòng liên tục, hành khách lấy hành lý đi hết rồi, còn lại hai vợ chồng người Á Châu, hai ông bà này đã thấy họ trong phòng chờ trên Everett, chúng tôi đứng đợi muốn rục hai chân, từ 9 giờ 30 sáng mãi đến 12 giờ trưa vẫn không  thấy hành lý của mình.

Vợ chồng con trai đi đón, thỉnh thoảng gọi hỏi ba mẹ đang ở đâu, chúng tôi trả lời đang chờ lấy hành lý. Chờ lâu quá cũng chột dạ, tôi cầm vé máy bay đi tìm nhân viên phi trường hỏi thử, họ coi vé máy bay, gọi phone đi đâu đó rồi trả lời:

    – Đây là phi trường Los Angeles, chuyến bay này đã bay trở lại phi trường Santa Ana lúc 11 giờ 30 rồi, ông bà đã trễ chuyến bay, ngồi đây đợi chúng tôi sẽ tìm cách giúp.

    Nghe nói vậy, đã mệt còn mệt thêm, gọi phone báo cho vợ chồng con trai biết, chúng tôi đã xuống lộn phi trường, bây giờ đang ở Los Angeles, cô dâu cười nói:

    – Xuống phi trường LA chưa sao, xuống phi trường San Francisco mới nói chuyện ăn thua,

    
Tôi báo cho vợ chồng ông Á châu biết, ông ta cũng sững sờ, lấy phone bấm số, chắc là báo tin cho người nhà.

   
Hai đứa con đón chúng tôi ở phi trường LA rồi chạy về phi trường Santa Ana lấy hành lý. Hai cháu hỏi nhân viên ở đây tại sao xảy ra việc này. Nhân viên phi trường Santa Ana cho biết, sáng nay ở đây gió lớn, phi cơ không thể đáp được, phải bay về LA, đợi bớt gió bay về lại đây.

    
Không phải lỗi tại họ mà tại vì mình quá giỏi tiếng Anh nên 4 giờ chiều mới về tới nhà, thay vì 9 giờ 30 sáng.

 

***

 

Buổi lễ phát thưởng trang trọng chừng nào, người tham dự trực tiếp đã chứng kiến, không những vậy người Việt khắp hoàn cầu đều đã thấy buổi lễ qua hệ thống phát sóng các kênh của Việt Báo và đài SBTN.

   
Cụ thể, gia đình, bạn hữu thân quen của tôi ở  trong nước, như Phủ Cam, Quảng Trị, Đà nẵng, Pleiku, Trảng Bom, Đồng Nai, Bình Dương,  Sài Gòn, rồi Úc, Canada, Thụy Sĩ, Pháp, và các tiểu bang trong nước Mỹ, đã coi trực tiếp buổi lễ phát thưởng quá trang trọng và gửi Email chúc mừng.

   
Có điều vui nữa là mấy chục năm nay thấy cô nữ tài tử Kiều Chinh, cô ca sĩ Khánh Ly qua phim ảnh, dịp này may mắn gặp họ và được gặp các vị giám khảo chụp hình lưu niệm, gặp các anh chị Ban Biên Tập Việt Báo, thật là niềm hạnh phúc to lớn trong đời.

     
Xin Bình An của Thượng Đế luôn ở mãi trong Quý Vị.

 

Phương Lâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,005
Sau vài lần vượt biên thất bại, ông anh thứ năm của tôi đến được Songkhla, Thailand. Trong lá thư gửi về, anh kể chuyến tàu của anh trải qua bao biến cố hãi hùng, cướp bóc, hải tặc, và cuối lá thư, anh nhấn mạnh, một câu mà viết cả chục lần: “Đàn bà con gái đừng bao giờ vượt biên”. Ý của anh là nhắn nhủ tôi đấy, vì chuyến đó tôi đòi đi theo nhưng ba tôi không cho vì lo cho tôi hiểm nguy nơi biển cả.
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 8 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn dương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Một ngày trước mùa lễ Giáng Sinh, mẹ tôi gọi điện thoại cho tôi. Trong đường dây điện thoại tôi nghe bà khóc. Vừa khóc bà vừa kể chuyện thằng Út bỏ học. Bà nói cả nhà chúng tôi ai cũng khuyên bảo to nhỏ với nó, nhưng nó không nghe. Nhà chỉ còn mình tôi là chưa khuyên răn nó. Mẹ tôi nói: "Con gần tuổi với nó nhất, biết đâu con khuyên răn được nó đi học trở lại." Tôi lặng người nghe mẹ kể mà không biết an ủi mẹ như thế nào. Tôi nói với mẹ cuối tuần này, anh Đức, một người bạn của tôi về thăm nhà tôi sẽ quá giang nhờ xe để thăm nhà và nói chuyện với Út để coi sao. Tôi nói bà hãy yên tâm. Tôi hy vọng rằng sẽ khuyên bảo được Út trở lại trường để học.
Mấy hôm nay trời vẫn có nắng tuy khí hậu rất lạnh. Tôi hồi hộp nhìn những bông mai vàng của Mỹ đang nở sớm, hoa hồng vẫn còn ra nhiều búp, hoa giấy mọc xum xoe tươi đỏ, hoa chuối may mắn còn một nụ đang nở. Tay run run nâng niu những đóa hoa thầm cám ơn chúng vẫn chưa tàn trong thời tiết giá đông.
Năm nào cũng thế, trước Tết tôi thường dạo vài vòng trên các con đường quanh phố Bolsa, khu thương mại của người Việt, để được hưởng sớm không khí Tết và để lòng thấy thêm yêu đời. Hình ảnh, cảnh vật Tết ngày xưa được tái hiện lại làm cho cảnh phố phường trở nên thật đặc biệt. Nhìn xem cảnh vật và mọi người chuẩn bị đón Tết, lòng tôi bỗng lâng lâng một cảm xúc rộn ràng xen lẫn với cảm giác vui sướng như khi còn ấu thơ được hưởng ba ngày Tết tại quê nhà.
Cách nay mấy tuần, tôi đến thăm một người bạn thân đang ở trong nhà dưỡng lão Elmwood House ở Quận Arlington. Cái khung cảnh ấy khiến tôi suy nghĩ về cuộc đời và thân phận tuổi già. Ra khỏi thang máy tầng lầu 2, trước mặt là một phòng rộng, bày biện mấy bộ salon, năm ba chiếc bàn vuông, bàn tròn sắp xếp gọn gàng; bên phải, bên trái là hai dãy hành lang dẫn vào các phòng ngủ – hun hút, im lìm. Năm bảy cụ quây quần trong phòng giải trí này chuyện trò, đánh cờ tướng, xoa mạt chược, chơi tứ sắc hay bài Tây. Bỗng tôi trông thấy ông Phan đang ngồi đánh cờ tướng với ông cụ cùng trạc tuổi ở chiếc bàn gần cửa. Một chút ngỡ ngàng, tôi tự hỏi: “chẳng lẽ ông ta cũng vào nhà dưỡng lão?” Hỏi thế, bởi vì ông Phan có đến bốn đứa con học hành thành đạt, đứa nào cũng có nhà cửa khang trang, tưởng chừng về già ông ta sẽ có cuộc sống hạnh phúc sum vầy bên con cháu. Nhưng cuộc đời nào ai biết chắc tuơng lai?
Cái gì? Trại hè Niềm Tin 10 hả? Trời đất quỷ thần ơi, mới ngày nào còn là trại Niềm Tin 1 mà bây giờ đã trại Niềm Tin 10 rồi sao? Thời gian đi nhanh khủng khiếp. Tôi vẫn còn nhớ….
Tác giả là Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Hiện tại bà đã về hưu, vui thú điền viên. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thượng Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Bài viết mới của tg về câu chuyện muôn thuở: "Tình".
Ông Ronnie năm mươi bảy tuổi, Mỹ đen nhưng nhỏ con cũng xêm xêm Steven, đã thế mắt lại hơi xếch, tóc nối và thắt thành cái bím dài giống hệt mấy anh thổ dân da đỏ, lại giống đuôi sam mấy anh ba Tàu. Ông Ronnie có trách nhiệm giao và nhận hàng đến đi, hổng biết sao ổng lại nhanh nhạy như những tay thám thính, hễ trong hãng có động tịnh gì là ổng biết sớm nhất, ai còn ai bị ra đi, ai lên hương, ai xuống chó, phúc lợi thế nào… Ổng biêt hết ráo và luôn mách cho Steven, dĩ nhiên là lúc nào cũng kèm theo câu căn vặn:” Im miệng đấy nhé! Tao chỉ cho mày biết thôi đấy!”
Lúc nhỏ tôi rất kỵ cái kiểu người ta hay nói “ngồi lê đôi mách”. Thường bạn bè đi đâu chơi chung, những khi đùa giỡn hay chuyện trò, tôi luôn bị rơi vào khoảng không, khó tiếp nhận niềm vui đang có mà tâm tư đi tìm điều gì xa vắng, rồi lại sống với hình ảnh khác bằng tưởng tượng, thêu dệt mây trời với hoa thơm cỏ lạ, dù bạn bè trước mắt rất dễ thương tốt bụng thường lo lắng khi thấy tôi không cười nói và buồn bã.
Nhạc sĩ Cung Tiến