Hôm nay,  

16 Tác Giả Sẽ Nhận Giải Viết Về Nước Mỹ Năm 2022–2023; Ngày Phát Giải, Ra Mắt Sách Mới: 26 Tháng Mười Một, 2023

08/09/202311:24:00(Xem: 11037)
 
hình thông báo giải thưởng 2023
Lễ Phát Giải VVNM 2021 tại Garden Grove.
  

Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ hai mươi hai và hai mươi ba - gồm những bài viết được phổ biến trên nhật báo Việt Báo và trên vietbao.com từ ngày 1 tháng Bẩy 2021 tới 30 tháng Sáu 2023 -  đã được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 26 Tháng Mười Một 2023 tại Garden Grove, CA, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.  

Chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ được phát động từ 30 Tháng Tư năm 2000, với ngân sách giải thưởng hàng năm là 35,000 mỹ kim. Riêng giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm trong năm là 10,000 mỹ kim. Họp mặt phát giải và ra mắt sách năm thứ nhất đã được tổ chức tại Richard Nixon Library, Yorba Linda, California, ngày 29 tháng Mười Một 2000. Từ đây, liên tục bao năm qua, mỗi ngày, mỗi tuần đều có phổ biến bài viết mới, trên các ấn bản Việt Báo và Việt Báo Online.  Quốc Hội Hoa Kỳ trong khóa họp ngày 28 tháng Bẩy 2010, đã chính thức tuyên dương Việt Báo về giá trị văn hoá, lịch sử mà chương trình Viết Về Nước Mỹ đạt được.

Sang năm thứ 23, sách “Viết Về Nước Mỹ” do Việt Báo ấn hành đã được 23 cuốn, mỗi cuốn 640 trang, trên 15,000 trang sách. Ngoài các ấn bản chính thức của Việt Báo, hàng ngàn bài viết cũng liên tiếp được trích đăng lại trên các sách báo Việt ngữ trong ngoài nước, nhiều cuốn sách được in đi in lại.  Không kể số lượng người đọc sách báo, chỉ riêng tổng số lượt đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việt Báo online hiện đã trên 800 triệu. Một số tác giả có bài viết đạt kỷ lục trên dưới 1 triệu lượt người đọc.Gần 6000 bài viết của hàng ngàn tác giả Viết Về Nước Mỹ trong 23 năm qua hiện được phổ biến trên Vietbao.com. Bạn đọc có thể vào “Danh Sách Tác Giả” gõ tên để đọc bài và xem thêm những bài khác do cùng một người viết.Sau đây là danh sách các tác giả sẽ nhận giải thưởng 2023.

 

* 6 Giải Đặc Biệt 

 

1. Nguyễn Thị Thanh Dương, bài “Số Khổ”

 

Tác giả lần đầu tham dự VVNM, bút hiệu Nguyễn Thị Thanh Dương sinh năm 1951 sang định cư tại Mỹ 1991. Tác giả hiện đã nghỉ hưu và sống tại Dallas, Texas. Bài “Số Khổ”ghi lại một cách dí dỏm, đáng yêu về các món ăn dân dã cũng như cách sống, cách nghĩ  mang đậm chất Việt.

Số bài viết trong năm:2

https://vvnm.vietbao.com/p247630a247652/so-kho

  

2. Phước An Thy, bài “Bạn Tôi”

Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài “Bạn Tôi” viết vui về chữ nghĩa văn chương Việt trong đời thường.

Số bài viết trong năm: 5.

https://vvnm.vietbao.com/a247714/ban-toi

 

3. Đào Ngọc Phong, bài “Người Trong Hang”

Tác giả sinh năm 1941, là nhà giáo từ năm 1964 đến 1975. Định cư tại Mỹ 1991, hiện nay đã về hưu và sống tại Orange County, California. Ông bắt đầu góp bài cho Viết Về Nước Mỹ từ năm 2021. Bài “Người Trong Hang” kể về cuộc gặp gỡ của tác giả với một người cựu chiến binh Hoa Kỳ từng tham chiến ở Việt Nam.

Số bài viết trong năm: 7.

https://vvnm.vietbao.com/p247630a247708/nguoi-trong-hang

 

 

4. Phương Lâm, bài “Họp Mặt Phủ Cam ở Cali”

Tác giả  tên thật là Phương Nguyễn. Sinh năm 1957 tại Phủ Cam, Huế. Bà là cựu học sinh trường Jeanne D'Arc, hiện cư ngụ tại TB.WA, thành phố Seattle. Đã nghỉ hưu. Bà tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2015. Bài “Họp Mặt Phủ Cam ở Cali” ghi lại một trong những buổi họp mặt đồng hương thật vui nơi hải ngoại.

Số bài viết trong năm: 3

https://vvnm.vietbao.com/a247744/lang-phu-cam-hop-mat-nam-cali 

 

5. Nguyễn Thị Thu Hương, bài “Cho Đi và Nhận Lại”.

Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững. Bài “Cho Đi và Nhận Lại”nói về những gian nan trong quá trình tìm việc cũng như ý nghĩa tốt đẹp của việc cho và nhận trong cuộc sống.

Số bài viết trong năm: 2

https://vvnm.vietbao.com/p247630a247651/cho-di-va-nhan-lai

 

6. Trần Đình Phước, bài “Ngày Cuối Cùng Làm Crossing Guard”

Trần Đình Phước sinh năm 1947, cựu Trung Úy  Không Quân VNCH. Đến Mỹ 10-1992 thuộc danh sách HO-13. Ông hiện đang sống tại San Jose. Lần đầu tham dự chương trình VVNM kể về niềm xúc động và cảm nghĩ của ông trong ngày cuối cùng làm nhân viên hướng dẫn học sinh và bộ hành qua đường, một công việc mà ông gắn bó trong suốt 17 năm trời.

Số bài trong năm: 1.

https://vvnm.vietbao.com/p247540a247604/ngay-cuoi-cung-lam-crossing-guard-nhan-vien-huong-dan-hoc-sinh-va-bo-hanh-qua-duong-

 

 

* 9 Tác Giả vào Danh Sách Chung Kết 2022-2023 


1. Biển Cát, bài “Không Khóc Vào Thanksgiving” và “Mùa Bình An”

Tác giả tên thật Trần Hương Thủy hiện sống tại South Carolina. Lần đầu tham dự chương trình VVNM với bài viết “Ngày qua giông bão“. Với văn phong đẹp nhẹ nhàng, các bài viết của tác giả là những câu chuyện đời sống và tình người cảm động. Bài “Mùa Bình An” và bài “Không Khóc Vào Thanksgiving” là một trong những bài viết sâu sắc có số lượng độc giả cao. Tác giả viết rất đều tay, góp nhiều bài xuất sắc trong năm.

Số bài viết trong năm: 8

https://vvnm.vietbao.com/p247630a247745/mua-binh-an

https://vvnm.vietbao.com/p247630a247734/khong-khoc-vao-thanksgiving-

  

2. Lại Thị Mơ, bài “Hãy Tha Thứ Cho Con” và “Đôi Đũa Lệch”

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và là ngòi bút khá quen thuộc của giải thưởng VVNM, bà đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Bài “Hãy Tha Thứ Cho Con” viết về sự hối hận của đứa con đối với người cha nhân mùa lễ Father’s Day.

Số bài góp trong năm: 4

https://vvnm.vietbao.com/a247811/hay-tha-thu-cho-con

https://vvnm.vietbao.com/a247795/doi-dua-lech

 

3. Duy Nhân: “Joe Và Những Con Chim Bồ Câu” và “Giữ Cháu Ngoại”

Tác giả Duy Nhân tên thật Nguyễn Đức Đạo 75 tuổi hiện ở tại Chicago, tiểu bang Illinois.Đã đóng góp nhiều bài Viêt Về Nước Mỹ và được lãnh giải nhiều lần từ năm 2001. Năm 2021-2022, tác giả viết nhiều bài mới kể những câu chuyện đời thường rất thật từ lăng kính của một người đã về hưu sống trên đất Mỹ.

Số bài góp trong năm: 8

https://vvnm.vietbao.com/p247630a247706/joe-va-nhung-con-bo-cau

https://vvnm.vietbao.com/p247750a247783/2/giu-chau-ngoai

 

4. Kim Loan: Má Của Tí / San Antonio Tôi Đến Để Nhớ Thương

 

Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả viết đều đặn gần như hàng tuần, nhận giải đặc biệt VVNM 2021, và vào chung kết VVNM năm nay với sức viết mạnh mẽ. Bài “Má Của Tí” kể về chuyện người mẹ sống độc thân nuôi con và bài “San Antoinio Tôi Đến Để Nhớ Thương” kể về ân nhân người Mỹ đã giúp đỡ những người Việt tị nạn ổn định hòa nhập vào cuộc sống trên đất Mỹ.

Số bài góp trong năm: 16

https://vvnm.vietbao.com/a247797/ma-cua-ti

https://vvnm.vietbao.com/a247782/san-antoino-toi-den-de-nho-thuong

  

5. Lê Đức Luận: Chuyện Buồn Dâu Rể                       

Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Tác giả Lê Đức Luận lần đầu tham dự VVNM với bài “Ngẫm ra mới thấy thèm”. Tốt nghiệp Khóa 1 Trường ĐH/CTCT/ Đà Lạt, trước năm 1975 ông là sĩ quan, làm việc trong Ủy Ban Binh Thư - Tổng Cục/CTCT/QL VNCH – Sài Gòn. Sau năm 1975 Ông bị “Tập trung cải tạo” 7 năm. Sang Mỹ năm 1986. Tác giả có viết bài đăng trên các Đặc San: Ức Trai, Biệt Đông Quân, Chiến Sĩ Cộng Hòa. Bài “Chuyện Buồn Dâu Rể” kể về những câu chuyện ngậm ngùi của các vị cha mẹ sống ở Mỹ không “cơm lành canh ngọt” với con cái.

Số bài góp trong năm: 7

https://vvnm.vietbao.com/p247750a247776/2/chuyen-buon-dau-re

https://vvnm.vietbao.com/a247692/an-may-tren-xu-my

 

6. Lê Xuân Mỹ, bài “Giọt Lệ Biết Làm Sao Ngưng” và “Tôi Bị Tai Nạn Lao Động”.

Là con của một sĩ quan tù cải tạo, tác giả Lê Xuân Mỹ đã góp vào giải VVNM những bài viết xúc động. Ông đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2021. Bài viết vào giải chung kết của Ông năm nay là câu chuyện người thật việc thật viết để tưởng nhớ hai người bạn Phạm Phúc-Hạnh Nguyên vừa qua đời, là nạn nhân của một vụ giết người ngày 1 tháng 6 vừa qua gây thương tâm kinh hoàng cho cộng đồng người Việt Bắc Cali.

Số bài góp trong năm: 5

https://vvnm.vietbao.com/a247808/giot-le-biet-lam-sao-ngung-

https://vvnm.vietbao.com/p247750a247785/2/toi-bi-tai-nan-lao-dong

  

7. Minh Thúy Thành Nội: “Ba Hiểu” và “Mẹ Mê Facebook”


Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018 với bài “Tình người hoa nở”.  Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải đặc biệt năm 2019.  Hai bài vào chung kết của tác giả năm nay viết về cha, về mẹ, về văn hóa và đời sống xứ người ảnh hưởng đến quan hệ tình cảm gia đình. “Ba Hiểu” là một bài viết chân thực phản ảnh một phần nhịp sống ở đất Mỹ và sự cảm thông, hy sinh của cha mẹ dành cho các con. Bài Mẹ Mê Facebook là chuyện tình cảm giữa mẹ con, những xung đột điển hình, và lối cư xử hàng ngày.

Số bài đóng góp: 15

https://vvnm.vietbao.com/a247680/ba-hieu

https://vvnm.vietbao.com/p247750a247798/me-me-facebook

  

8. Tiểu Lục Thần Phong: “Riêng Chung Chuyện Đời” và “Mười Năm Không Gặp”

 

Tác giả tên thật Nguyễn Thanh Hiền, Nickname: Steven N, Bút danh: Tiểu Lục Thần Phong, Sinh sống ở Atlanta 20 năm. Tác giả là cây bút viết bài đều đặn, có lối kể chuyện tự nhiên, bút pháp giản dị, ngoài các bài góp cho Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ, tác giả thường viết bài cho báo Chánh Pháp và xuất hiện trên mục truyện ký của Việt Báo. Bài “Riêng Chung Chuyện Đời” và bài “Bà Deborah” là những câu chuyện đời thường, chuyện gia đình, chuyện công việc, với các nhân vật tiêu biểu trong đời sống trên đất Mỹ.

Số bài đóng góp: 12

https://vvnm.vietbao.com/p247750a247770/3/rieng-chung-chuyen-doi

https://vvnm.vietbao.com/a247748/ba-deborah

 

 9. Thanh Mai: “Thay Tế Bào Gốc Tự Thân” và “Từ Di Vật Của Má”

 

Tác giả Thanh Mai là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. “Thay Tế Bào Gốc Tự Thân” là một bút ký riêng, 1 trong 3 bài kể về câu chuyện ông xã của chính tác giả trải qua quá trình điều trị ung thư, với mục đích chia xẻ thông tin cùng bạn đọc VVNM.

Số bài đóng góp: 5

https://vvnm.vietbao.com/a247802/thay-te-bao-goc-tu-than

https://vvnm.vietbao.com/a247668/tu-di-vat-cua-ma

 

*1 Tác giả sẽ nhận giải Việt Bút Trùng Quang: Sẽ công bố vào ngày phát giải 

***

 

Xin quý vị tác giả có tên trên đây vui lòng liên lạc với Việt Báo để xác nhận địa chỉ, cập nhật thông tin và nhận thiệp mời họp mặt.

E-mail: [email protected] hoặc [email protected]

Phone:  (714) 894-2500

 

* Việc Tuyển Chọn Giải Chung Kết hàng năm

* Việc Tuyển Chọn Giải Chung Kết hàng năm

Thể lệ tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ khởi đầu, năm 2000, có ghi rõ: “Mục tiêu của giải thưởng là cổ võ việc ghi lại những kinh nghiệm hội nhập của người Việt vào dòng sống nước Mỹ, càng nhiều chi tiết sống thực càng hay. Bài tham dự có thể là truyện ký, truyện ngắn, tạp bút... Người viết có thể gửi nhiều bài tham dự, hoàn toàn tự do chọn đề tài, miễn là liên quan tới nước Mỹ.”

Hàng năm, một hội đồng tuyển chọn chung kết sẽ quyết định các giải bằng cách cho điểm dựa trên tiêu chuẩn: 1) Đề tài, nội dung; 2) Cách viết, sức viết; và 3) Ý nghĩa thông điệp của bài viết.

Liên tục suốt 23 năm qua, trên các ấn bản Việt Báo và Việt Báo online, mỗi ngày, mỗi tuần đều có thêm bài mới. Tất cả hiện lưu trữ đầy đủ trên Vietbao.com, có 336 giải thưởng đã được trao tặng, trong số này có 21 giải chung kết, mỗi giải 10.000 mỹ kim.

Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2021-2023 gồm 12 thành viên:

- Một đồng nghiệp uy tín: nhà báo Bồ Đại Kỳ, nguyên chủ nhiệm báo KBC Hải Ngoại.

- Sáu tác giả Viết Về Nước Mỹ từng nhận giải thưởng: Trương Ngọc Bảo Xuân, Lê Tường Vi, Khôi An, Trần Nguyên Đán và Nguyễn Viết Tân, Anne Khánh Vân.

- Năm đại diện Việt Báo: Nhã Ca, Hoà Bình, Phạm Quyến, Trịnh Y Thư, Phan Tấn Hải

- Trưởng ban tuyển chọn từ 2017: Trương Ngọc Bảo Xuân, tác giả đã nhận giải Chung Kết năm thứ hai, 2001.

- Tư vấn: Nguyễn Xuân Nghĩa và Trần Dạ Từ.

 
 
 

Ý kiến bạn đọc
22/09/202313:35:21
Khách
Thanh Mai đã dọc những bài viết của PhaLe, Lê Xuân Mỹ và rất thích. Hy vọng hôm phát giải sẽ được gặp cả hai. Nhớ tìm nhau chụp tấm hình nha. Nhắc 2 người chứ bây giờ Thanh Mai bị đãng trí dữ lắm.
17/09/202304:10:37
Khách
Cám ơn Pha Lê đã nhắc đến XM . Thời gian qua thật mau, mới đó đã gần hai năm . Rất mừng khi chúng ta vẫn còn khỏe mạnh và bình an
Hẹn gap PL vào tháng 11
Than ái
XM
11/09/202315:11:33
Khách
PL xin cảm ơn Việt Báo suốt hơn 23 năm qua đã thực hiện được sứ mạng gìn giữ lại ngôn ngữ Việt Nam qua đề mục VVNM

PL cũng xin chúc mừng 16 tác giả đã được tuyển chọn trúng giải lần thứ 23 này . Riêng chị Minh Thúy và Anh Lê Xuân Mỹ , người mà PL đã được gặp và đã được hân hạnh cùng đứng trên sân khấu trong hai lần phát giải trước, PL xin gửi đến lời chúc thân thương nhất và PL sẽ cố gắng thu xếp công việc để có thể góp mặt trong ngày hôm ấy để ...cổ võ và cảm ơn anh chị đã cho PL những niềm vui và cả những giọt nước mắt khi đọc những bài viết của anh chị .
PL cũng cảm ơn cô bé Kim Loan với sức sáng tác vượt trội qua 16 bài cô bé gửi ,đúng với câu "Hậu Sinh Khả Úy" ! PL rất bội phục .

Vậy nhé , chờ mong ngày được gặp lại những người" thật "mà PL chỉ được biết qua mạng "ảo".
Thương mến
PL
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,262
Tối hôm qua, khi đang ngồi bình yên tịnh tâm thì KV nghe tiếng đùng đùng đùng kéo dài liên tục phía dưới lầu, làm thất kinh hết cả hồn vía. Chẳng lẽ năng lượng xuống mạnh quá, tạo ra lực xoắn ốc như trong phim Mai-Ca Từ Trên Trời Rơi Xuống hồi bé được coi, làm những thứ xung quanh bị cuốn hút bay theo, tạo nên tiếng động? KV ráng bình tỉnh hít thở, vuốt mắt, ra khỏi tình trạng bình yên và từ từ bò… xuống nhà để mau kiểm tra xem chuyện gì đã xảy ra. Đi cùng khắp tìm nguồn gốc của tiếng động kinh khủng lúc nãy, từ ngoài cửa vô bếp, qua tất cả các phòng - không thấy dấu vết gì là bất thường. Lạ thật! Mình ngồi bình yên và rất tỉnh chứ đâu có ngủ gục và nằm mơ! Tiếng động rõ ràng như cái gì đó sụp xuống kia mà?!
Lão Tư Lì năm nay bước vào tuổi tám mươi. Đời lão lắm gian truân, nhưng cũng có nhiều may mắn. Sau ngày 30-4-1975, đời lão đã “tàn trong ngõ hẹp” - tưởng rằng lão đã bỏ thây trên núi rừng Việt Bắc trong những ngày bị lưu đày trong các trại “tập trung cải tạo” của cộng sản. Nhưng lão đã trở về sau bảy năm lao lý. Lão trở về với tấm thân gầy guộc, ngoài vợ và hai đứa con thơ, lão chẳng còn gì! Nhưng lão phải sống để đền đáp cái ân tình của người vợ thủy chung đã đợi chờ cho đến ngày lão ra tù, để cùng nàng nuôi dạy hai đứa con thơ. Lão đã trải qua những ngày cơ cực, bươn chải kiếm sống, nuôi con như những ngưởi cùng khổ nhất trong xã hội lúc bấy giờ.
Đang gói các món quà và viết card chúc Giáng sinh, năm mới. Chồng tôi bước xuống chợt nhắc: - Nấu bún bò cho Boss Kyle nữa. - Dĩ nhiên mà, đang tính ngày mai đi chợ mua các thứ nấu đây.
Janet, con bé xinh như thiên thần nhỏ. Lúc nào nhìn thấy nụ cười trên môi của nó, ông cũng liên tưởng đến đóa Hướng dương dưới ánh mặt trời. Ông công kênh nó trên vai. Bàn tay thô ráp của ông nắm chặt lấy bàn tay nhỏ xíu. Ông ca vang bài Cây Thùy dương và nó bị bô hát theo. Chao ơi, cái giọng ngọng nghịu đớt đất ấy nghe cưng làm sao đâu. — Thế ông có muốn nhắn gì với cô ấy không?
Giáng sinh này của họ, hai người đàn ông đưa nhau về vùng biển ấm nào đó trên địa cầu để hưởng tuần trăng mật khi người vai chồng đã qua thời kỳ phong độ nhất của một gã đẹp trai, người vai vợ đã bạc đầu, lù mù cái kính lão dắt chó đi ngoài, xăm xoi hàng xóm xem có cần gọi cảnh sát hay không? Hạnh phúc trong lòng người nhưng con người cứ đi tìm hạnh phúc nên khổ đau tiếp diễn không hồi kết.
Tôi nắn nót từng nét chữ vụng về trên chiếc Christmas card chúc mẹ thật nhiều sức khỏe, thật nhiều niềm vui bên những người bạn thân yêu của mẹ trong ngày Giáng Sinh; cẩn thận xếp tấm card với tất cả lòng yêu thương gởi gấm đến mẹ, bỏ vào bao thơ, dán lại, gởi bưu điện ngay chứ không thì sẽ không kịp ngày, Giáng Sinh chỉ còn vỏn vẹn mười ngày nữa thôi. Năm nay tôi lại không có mặt bên mẹ, chắc mẹ sẽ buồn và thất vọng lắm, nhưng tôi không thể nào làm khác hơn! Từ khi mới sinh, tôi vẫn quen với tấm hình duy nhất của người đàn ông trên bàn thờ mặc bộ đồ lính VNCH rất oai hùng, với một bông mai bạc gắn trên vai áo. Lớn một chút, tôi mới hiểu đó là bố tôi đã từng đi lính VNCH để bảo vệ tổ quốc, sau đó khi miền Nam bị cưỡng chiếm, bố bị đi “học tập cải tạo” 6 năm; khi được thả về, bố vượt biên đến bốn năm lần mới qua được Pulau Bidong; gặp mẹ trên đảo, hai người yêu nhau, rồi sang Mỹ làm đám cưới, khi bố đã hơn 40 tuổi.
Người Mỹ có bài nhạc với tựa đề “It’s the most wonderful time of the year”, tạm dịch là “Thời gian tuyệt vời nhất trong năm”, để nói về lễ Giáng sinh. Không chỉ riêng gì nước Mỹ hay các nước phương Tây mới công nhận mùa lễ Giáng sinh là thời điểm tuyệt vời nhất của một năm mà các nước ở châu Á như Việt Nam cũng xem lễ Giáng sinh là một trong những ngày hội lớn nhất trong một năm. Ở các nước phương Tây, người ta, nhất là trẻ em, háo hức chờ lễ Giáng sinh vì đây là dịp để tặng quà cho nhau. Ở Việt Nam sau 1975, trong thời bao cấp, vì nghèo đói, người ta không tặng quà cho nhau nhưng không vì thế mà lễ Giáng sinh mất đi sự kỳ diệu.
Mùa Đông đang đến sau vài cơn mưa nhỏ, những hàng cây vàng lá hai bên đường bắt đầu trơ trụi. Thảm cỏ xanh nhà hàng xóm đã không còn xanh tươi, lác đác có những chiếc lá vàng cuối cùng từ cây phong trồng phía trước bay bay theo gió rồi nhẹ nhàng đáp xuống sân nhà.
Những ưu tư, những uẩn khúc chất chứa trong lòng, không biết chia sẻ với ai, nhờ diễn đàn Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo mình đưa tâm tình lên trang mạng, cho nhẹ bớt trong lòng, chưa khi nào mơ tới chuyện giải thưởng. Rồi nhận được Email báo tin của chị Hằng, kèm theo giấy mời tham dự buổi lễ phát thưởng viết về nước Mỹ năm 2023 tại Nam Cali, tôi run lên, một cảm giác không tả được, tắt computer đứng dậy, đi một vòng ra sân hít thở, để cho tinh thần tỉnh táo, vô lại, mở máy, lên mạng, đọc đi, đọc lại trang thư mà chị Hằng gửi, lúc này nhịp đập tim ổn định, tôi gọi ông xã nhà tôi vô đọc Email. Ông cũng sửng sốt nói: – Ui chao! Có thiệt gửi cho bà không?
Tháng Mười Hai lại đến, năm nay tuyết đổ thưa thớt vài trận, không như bên Wichita Kansas bà chị của Thảo nói rằng tuyết đã ngập đầy đường. Sáng nay Thảo đi bộ ra thùng thư đầu xóm, đi ngang qua nhà John đã thấy cây Giáng Sinh thật cao ngay cửa sổ, đèn xanh đỏ tím vàng nhấp nháy, đúng lúc John mở cửa để đi ra check thư. Thảo vui vẻ: – Trời, nhà tôi quá bận rộn đủ thứ chuyện, chưa kịp dựng cây Giáng Sinh mà bên nhà anh đã có vẻ sẵn sàng mọi thứ rồi nhỉ, cây Giáng Sinh đẹp quá. John thật thà: – Chị biết rồi đấy, chúng tôi Đạo Hồi, chỉ có lễ Ramadan, đâu có thờ Chúa, cũng chẳng mừng Lễ Noel, nhưng tuần rồi chúng tôi đưa Jimmy đi shopping, cháu thích cây Giáng Sinh và Hang Đá trưng bày ở tiệm shopping, thế là cháu đòi mua về, chúng tôi cũng chiều cho cháu vui. – Ôi, dễ thương làm sao. Mà trời còn sáng mà anh đã để đèn nhấp nháy rồi, tốn điện lắm á. – Cũng vì Jimmy chị ơi! Cháu say mê ngắm cây Giáng Sinh, mà phải có đèn mới chịu. Lúc đầu chúng tôi chưa biết ý ch
Nhạc sĩ Cung Tiến