Hôm nay,  

Chuyện Kể Lễ Tạ Ơn 2022

02/12/202200:22:00(Xem: 5236)
 
 
Tác giả cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation; Đã tham gia VVNM từ 2002 với 4 bài viết tươi tắn, tử tế. Sau 15 năm bặt tin, ông xuất hiện trở lại với nhịp viết mạnh mẽ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017, năm thứ 18. Sau đây thêm một bài viết mới
 
*
Sau hai năm không tụ tập ăn mừng lễ Tạ ơn vì Covid, năm nay đại gia đình tôi hẹn nhau ăn vào trưa thứ năm.  Do  không biết nấu nướng, tôi quyết định ra tiệm Marie Callender mua hai cái bánh pie để mang đến chung vui với gia đình.
 
Tối thứ tư tôi gọi điện thoại, họ cho biết tiệm mở cửa lúc 8:00 sáng thứ năm.  Dự đoán sẽ có nhiều người mua đồ ăn nơi đây, tôi thức dậy sớm và ra đến tiệm Marie Callenders vào lúc 7:50.  Tưởng đến trước giờ mở cửa sẽ không phải xếp hàng nhưng tôi đã lầm. Nhìn cái hàng dài như bất tận, tôi hơi thất vọng. Tôi ước chừng có khoảng một trăm người trong hàng. Tôi vội vã đậu xe và nhanh chân đi vào xếp hàng.
 
Nhiệt độ ngoài trời lúc này khoảng 60.  Chỗ tôi xếp hàng có nắng cho nên khá dễ chịu. Dưới mặt đất, nhà hàng cho dán ba mũi tên bằng băng keo với  ba màu khác nhau. Hàng màu đỏ dành cho những khách hàng đã trả tiền trên mạng cho các món có thịt như gà tây hay ham.  Hàng màu vàng dành cho khách hàng đã trả tiền cho bánh pies và các món phụ tùng. Hàng màu trắng dành cho những khách hàng chưa trả tiền như tôi. Hàng màu trắng là hàng dài vô tận.  Hai hàng kia chỉ có vài người. Ông Mỹ trắng đứng sau tôi cứ lo hàng dài như vầy thì sẽ  hết hàng khi đến phiên mình. Ông Mễ trấn an:
 
-Đừng lo, họ chuẩn bị kỹ càng và có rất nhiều hàng.
 
-Nếu biết phải xếp hàng như vầy tôi đã đặt mua qua mạng. - ông Mỹ than phiền.
 
-Đi xếp hàng như vầy là truyền thống hàng năm của tôi vì nó đem lại không khí lễ lậy. - ông Mễ tỏ ra an bình.
 
thanksgiving 2
Hàng người chờ mua bánh sáng thứ năm 24 tháng 11 năm 2022
                         
Khoảng 8:05, hàng bắt đầu di chuyển. Anh Mỹ đen nói với chị người Phi:
 
-Tối hôm qua tôi ghé qua đây lúc 10:30 nhưng họ không còn loại pie tôi muốn mua cho nên bây giờ phải trở lại.
 
-Còn tôi tới đây lúc 6:30 tối qua và họ cũng không còn bánh tôi muốn mua.
 
Hàng vẫn di chuyển khá nhanh.  Chẳng bao lâu tôi đã ra đến phía trước nhà hàng, phía đường Brookhurst. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, hàng không di chuyển như trước đây nữa. Sau hơn mười lăm phút dậm chân tại chỗ, nữ nhân viên nhà hàng bước ra thông báo:
 
-Chúng tôi đã bán hết các loại bánh sau đây: Apple, Berry, Lime.
 
Đây là những loại bánh phổ biến nhất mà ai cũng muốn mua. Cũng như mọi người trong hàng, tôi lấy điện thoại ra và lên trang nhà của Marie Callenders để xem mình sẽ mua bánh gì khác để thế cho bánh Apple pie đã hết hàng. Lúc này đã là 9:00, nghĩa là tôi đã xếp hàng hơn một tiếng. Mặt trời đã lên cao và nhiệt độ khoảng 78 độ.  Từ khi nữ nhân viên ra thông báo, cái hàng di chuyển rất chậm chạp. Để giết thời gian, tôi lấy điện thoại ra đọc tin tức. Khi đọc tin vụ xả súng tại Walmart, bỗng dưng tôi thấy lo lắng vì nếu có một tên khùng nào đó vác súng chạy qua đây thì chúng tôi sẽ là những mục tiêu ngon cho hắn. Ý nghĩ điên rồ trên biến tôi thành thằng hèn. Tôi hèn hạ đứng thụt vào phía sau những người xung quanh để phòng hờ cho trường hợp tồi tệ kia.
 
thanksgiving
Hàng người xếp hàng mua pies trên đường Brookhurst Lễ Tạ ơn 2022
 
Từ chỗ đang đứng, tôi có thể nhìn thấy người ra vào cửa nhà hàng.  Phải ba bốn phút mới có một người từ trong đi ra với hộp bánh trên tay.  Cứ một người đi ra thì nhân viên mới cho một người đi vào. Tôi suy luận rằng sở dĩ hàng di chuyển chậm chạp từ khi nhân viên thông báo đã bán hết vài món bánh nổi tiếng nhất là do khách hàng bây giờ phải suy nghĩ xem mua món gì khác để thay thế. Khác với lúc tám giờ sáng khi hàng di chuyển nhanh chóng và khí trời mát lạnh, mọi người nói cười vui vẻ, bây giờ một số bánh đã bán hết, hàng di chuyển chậm chạp cộng thêm mặt trời nóng chói chang, tiếng nói cười đã tắt trên môi mọi người. Riêng tôi, ý nghĩ bị một tên điên khùng mang súng ra dùng chúng tôi làm bia tập bắn làm tôi càng thêm căng thẳng và chỉ mong được vào bên trong nhà hàng càng nhanh càng tốt. Khi còn mười người nữa giữa tôi và cửa nhà hàng, cô nhân viên bước ra, đi dọc theo hàng chúng tôi:
 
-Ai trả bằng tiền mặt thì bước lên hàng mới bên phải.
 
Thế là bốn người trước tôi và ba người sau tôi rời hàng để bước qua hàng mới.  Vậy là trước tôi còn sáu người.  Tuy đã quá gần cửa, tôi trở nên sốt ruột khi cái hàng của tôi hầu như không di chuyển trong vòng hơn mười phút trong khi hàng trả tiền mặt di chuyển thật nhanh.  Cô nhân viên lại đi xuống phía sau tôi và cho thêm mười người có tiền mặt tiến lên hàng bên phải.  Tôi cảm thấy bực bội vì mình phải xếp hàng trên một tiếng mà vẫn chưa được tới cửa trong khi những người có tiền mặt tới sau bây giờ được vào trước.  Bà Ấn độ phía sau tôi thở dài tỏ vẻ bất bình.  Thấy có đồng minh, tôi nói với bà rằng khi cô nhân viên đi ngang qua chỗ mình, tôi sẽ phản đối. 
 
-Xin lỗi cô!  Thật không công bằng khi cô cho những người trả bằng tiền mặt đi lên trước chúng tôi, những người tới sớm đứng chờ nãy giờ.
 
-Bạn đừng lo, chúng tôi có đủ bánh để bán cho mọi người. - cô nhân viên trấn an.
 
-Chúng tôi trả bánh cùng giá tiền cho nên ai đến trước phải được mua trước. - tôi cãi lại.
 
-Xin lỗi, với hai hàng như vầy, mọi người sẽ được mua và đi về sớm hơn. - cô nhân viên vẫn cãi ngang.
 
-Đồng ý là hai hàng như vầy giúp nhà hàng bán nhanh hơn nhưng không công bằng cho những người trả thẻ đến sớm như chúng tôi.
 
Cô nhân viên chống chế:
 
-Đây là quyết định của lãnh đạo nhà hàng.
 
Thế là tôi lấy điện thoại ra để gọi cho lãnh đạo nhà hàng than phiền.  Tuy nhiên, họ chỉ để máy trả lời chứ không bốc điện thoại. Nhất định không bỏ cuộc, tôi lên google để tìm số điện thoại của tổng hành dinh Marie Callenders tại Mission Viejo. Nhìn thấy dân chúng cho điểm một sao rưỡi, tôi không hy vọng tổng hành dinh sẽ màng đến than phiền của mình.  Vừa bấm số thì đến lượt tôi được vào trong nhà hàng. 
 
Vào trong nhà hàng, thấy cô người Phi trước mặt thay đổi ý định như chong chóng vì do dự không biết muốn mua bánh nào, tôi thấy suy luận khi nãy của mình là đúng khi cho rằng vì thiếu hàng, người mua cứ loay hoay để đưa ra quyết định mua bánh thay thế và vì vậy làm cho hàng di chuyển chậm chạp hơn lúc đầu.
 
Khi tới lượt tôi, không biết vì có thêm người than phiền hay không, quầy tính tiền mặt bị đóng lại và hàng trả tiền mặt bị dẹp bỏ. Tôi mua ba hộp bánh rồi nhanh chóng ra xe để còn kịp về nhà.  Đồng hồ chỉ 9:35.  Vậy là tôi tốn một tiếng bốn mươi lăm phút để mua bánh.  Cách đây mấy năm tôi đã từng đi mua bánh ở  Marie Callenders tại Huntington beach nhưng chưa lần nào phải xếp hàng trên hai mươi phút. Phải công nhận tôi rất thích những lần đó vì chúng đem lại cho tôi không khí những ngày lễ lạc.  Tuy nhiên, kỳ đi mua pies năm nay chẳng hề đem lại những cảm xúc thích thú nào. Vì Nhà hàng Marie Callenders tại Huntington beach đã đóng cửa, nếu những năm tới cần mua pies, có lẽ tôi sẽ trả tiền trước qua mạng để tránh cái hàng dài bất tận kia.
 
Vì là lễ Tạ ơn, tôi cố tìm ra một điều gì đó để tỏ ra biết ơn và xóa đi nỗi bực mình do cái hàng trả tiền mặt gây ra.  Tôi tạ ơn đời vì ít ra hôm nay không trở thành bia tập bắn khi xếp hàng phía ngoài đường Brookhurst. Không biết tôi có thể lấy công trong việc xóa bỏ được cái hàng trả tiền mặt để đem lại công bằng cho những người trả bằng thẻ hay không nhưng tôi tự hào mình đã lên tiếng.  Trớ trêu nhất là tôi được bà Ấn độ khen là đã anh hùng khi lên tiếng phản đối cách làm việc của nhà hàng khi tạo ra hàng trả tiền mặt trong khi động lực giúp tôi làm việc này chính là sự chết nhát sợ bị làm bia tập bắn (vì càng đứng lâu trong hàng thì cơ hội bị làm bia càng cao).
  

Ý kiến bạn đọc
10/12/202200:55:56
Khách
Cám ơn Thanh Mai. Hèn thật mà chị. Còn thẳng thắn thì hay bị vợ con than phiền là khó chịu.
08/12/202219:25:03
Khách
Rất thích người thẳng thắn và can đảm tự nhận mình hèn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 495,825
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết này của ông không phải chuyện buồn, mà là... buồn cười. Viết Về Nước Mỹ mời đọc bài viết mới có duyên, hóm hỉnh của tác giả Phước An Thy.
Jen đưa tay lên vuốt nhẹ chiếc áo dài trước khi trao nó lại cho Annie, đứa con gái riêng của nàng. Chiếc áo màu đỏ được dệt bằng vải gấm được điểm tô vài cánh lá trúc màu vàng kim lấp lánh. Chiếc áo mà nàng nhờ người bạn mua giùm khi nàng còn ở trường đại học. Nàng dự định mặc chiếc áo này trong ngày cưới với Don. Nàng quen Don khi cả hai còn học chung trường Virginia Commonwealth University. Don học về kỹ sư điện tử, còn nàng học về hóa sinh. Don đang hoàn tất chương trình kỹ sư và đang thực tập ở một công ty gần nhà. Còn nàng chỉ mới vào năm thứ hai. Don là người gốc Mỹ gốc Việt. Tên tiếng Việt của anh là Trần Nguyên Đức.
Trong cuộc đời, tôi có hai lần lo âu quá sức. Lần thứ nhất là gặp cơn giông tố sau khi bị cướp biển rồi phá hư máy khi vượt biên 42 năm trước và lần này qua cơn bão IAN. Thử tưởng tượng ban đêm trong nhà tối om, ngoài trời mưa gió vần vũ, những cơn gió hú vang bên ngoài cộng với sấm chớp đì đùng, mà mình bị cắt mọi thông tin với bên ngoài thì không lo âu sao được.
Vào những năm cuối của thập niên 1990 đầu những năm 2000, tôi thường có dịp đi công tác qua Nhật hay Hong Kong để đặt hàng và duyệt hàng trước khi nhập về hãng. Trong số hơn 300 hành khách cùng có mặt với tôi trên những chiếc Boeing 747, chiếc máy bay thông dụng cho các chuyến bay đường dài thời đó, tôi luôn gặp các đồng hương Việt Nam. Họ đều đáp cùng chuyến bay với tôi từ Mỹ về đến Tokyo hay Hong Kong để từ đó bay về Việt Nam. Nói chung tôi biết họ là người Việt do các câu chuyện họ đối thoại rôm rả cùng nhau trong lúc chờ đợi. Ngược lại có lẽ ít ai trong số họ có thể biết được tôi là người Việt Nam vì tôi thường đi cùng với các đồng nghiệp Mỹ hay Nhật
Ngọc Hạnh - Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây là bài bà mới viết về chuyến đi chơi Virginia Beach.
Hồi mới đến Mỹ, nghe nhiều người Việt đi làm nghề may, tôi tưởng bở nghĩ mình từng tốt nghiệp từ nhà may nổi tiếng Thiết Lập Sàigon, từng mở lớp dạy cắt may Âu Việt Phục Nam Nữ, mỗi khoá cũng trên vài chục học viên; từng sử dụng các loại máy may, máy vắt sổ thêu ren các thứ, chắc sẽ kiếm được khá tiền, nên xăng xái đến shop may xin việc. Bà chủ shop người Tàu Việt thấy dân mới qua ngơ ngáo nên ăn hiếp, bắt tôi mượn tiền mua chở tới hai cái máy may công nghiệp xịn hiệu JUKI của Nhật, một cái để may, cái kia 5 kim để vắt sổ và các loại zíc zắc
Hắn yên lặng bước đi cùng ông ta, tự hỏi “Phòng dưới cầu tầu…chẳng lẽ ông ta là homeless?” Quả nhiên, khi xuống, ông ta chỉ một cái vòm lõm vào chân cầu “Vâng đây là phòng của tôi từ cả năm nay rồi, mời ông.” Cái vòm cao, rộng, đủ cho một người nằm; chắc chắn không sợ nắng mưa. Ông ta chỉ bậc đá nói :”Mời ông ngồi, tôi pha tách cà phê sáng, rồi xin phép ông cho tôi nói chuyện.”
Đã bao người làm công việc đưa học trò qua đường giờ tan học ở ngã tư trường học này? Chắc chắn có những người đã ra thiên cổ, những người đang sống những ngày cuối đời trong các viện dưỡng lão, những người bị covid-19 cướp đi sinh mạng khi còn muốn làm công việc của người lớn tuổi để trả ơn những người lớn tuổi khi họ còn là một cậu nhóc, cô bé với ngôi trường tiểu học của họ ở đâu đó trên nước Mỹ bao la. Nên không có gì để bi lụy vì người ta thì già đi và qua đời là lẽ tự nhiên, cái còn lại đáng qúy là văn hoá Mỹ, cái văn hoá sau khi về hưu thì đi làm công việc đưa trẻ nhỏ qua đường sau mỗi buổi học theo định nghĩa về văn hoá đơn giản nhất: “Cái gì lập đi lập lại thành thói quen, thói quen lập đi lập lại thành phong tục, phong tục lập đi lập lại thành văn hoá”.
Mặc dầu không phải là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, tôi cũng thực hiện được nhiều bức ảnh đẹp. Nước Mỹ rộng bao la nên không thiếu những cảnh đẹp, do bàn tay con người dựng lên cũng có, do tạo hóa sáng tạo cũng có: Mùa Xuân với hoa anh đào trên dòng sông Potomac ở Washington DC, mùa Hè ở Grand Canyon, Arizona, mùa Thu ở San Juans, mùa Đông thì có rừng thông, núi tuyết ở Yellow Stone, tiểu bang Wyoming … Tôi lại nghĩ, sẽ đẹp biết bao nếu những bức ảnh của tôi có mang ý nghĩa nhân bản một cách tự nhiên, không dàn dựng, không hư cấu, không cần photoshop can thiệp.Tôi cho đó là những bức ảnh có hồn, khác với những bức ảnh đẹp về nghệ thuật mà vô tri, vô giác! Trong suốt thời gian sống ở Mỹ, tôi vẫn để tâm theo đuổi mục tiêu đó.
Mấy nay công việc trong hãng chậm quá, đơn hàng hổng có, mọi người tụm năm tụm ba nói dóc, bàn tán cả ngày. Mỗi nhóm có đề tài khác nhau. Nhóm đen tụi thằng Kieth, thằng Eddie, thằng Aaron… thì lúc nào cũng chuyện cá độ bóng chày, bóng rổ, bóng cà na, chuyện cầu thủ này chơi đẹp, cầu thủ kia xuất sắc, chuyện thằng Willi tát xướng ngôn viên trên thảm đỏ giải Oscar… Nhóm gốc mít như anh Tuấn, thằng Khôi thì toàn chuyện Việt kiều về nước ăn chơi, chuyện ông này bà nọ ăn bẩn...Nhóm thằng Andre, Jose… thì tám chuyện Mễ Tây Cơ. Nhóm đàn bà thì hổng biết nói chuyện chi nhưng chưa bao giờ thấy miệng nghỉ ngơi, kể cả lúc ăn uống, tám liên tu bất tận.
Nhạc sĩ Cung Tiến