Hôm nay,  

Một Ngày Không Như Mọi Ngày

20/05/200800:00:00(Xem: 186242)

Tác giả: Nguyên Phương
Bài số 2304-16208281-vb3200508

Tác giả vượt biển, định cư tại Mỹ từ 1982, hiện cư trú tại miền Đông và làm việc trong một cơ quan chính phủ. Với bài viết "Lời Cám Ơn của Mẹ Tôi", Nguyên Phương đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2007. Bài viết mới của Nguyên Phương lần này là chuyện đôi bạn cũ từ Virginia du lịch New York bằng metro, xe bus.

Tiếng chuông điện thọai reo vang trong đêm:
- Hello
- Mày đấy hả"
Đang ngon giấc tôi không đóan ra được giọng nói của ai tôi ầm ừ
- Xin lỗi ai đấy ạ
- Xin lỗi nhé mày đang ngủ hả" Thy đây.
- Có chuyện gì mà mày gọi tao giữa đêm vậy"
- Tao quên mất, bên tao mới 9 giờ tối. Hôm nay ngồi buồn check máy bay thấy vé qua bên mày đang bớt giá, và tháng tới tao được nghỉ vài ngày, không biết mày có thể xin nghỉ để "đón tiếp" tao không"
- Để tao sẽ vào sở thu xếp và nghỉ vài ngày đi chơi với mày, tuy nhiên ông xã tao đi công tác nên sẽ không có ai đưa mình đi chơi đâu nhé.
- Càng vui mày ạ khi chỉ có mày với tao.
Thy và tôi là đôi bạn thân nhau từ thuở trung học. Chúng tôi mới bắt liên lạc được với nhau, nên Thy mong có dịp cùng nhau dạo chơi trên nước Mỹ.
- Thôi mày ngủ tiếp đi, tao book vé.

Bị cú phone đánh thức nửa đêm, tôi không tài nào ngủ lại được, suy nghĩ miên man đưa hồn về ngày tháng cũ. Thuở cùng nhau học ở trung học, những ngày nghỉ học cùng nhau qua sở thú ngắm &. khỉ, rủ nhau đánh đu trên cây hay leo lên nóc nhà trường để chụp hình.

Trước cửa trường có một cây phượng đỏ nơi các chàng trai thường dùng bóng mát để... trồng cây si. Những buổi tan học về, những tà áo trắng bay phấp phới quấn quýt trên suờn xe solex mầu đen không một nét đẹp nào hài hòa hơn, những mái tóc dài óng ả được che khuất bởi chiếc nón lá... chúng tôi như một đàn bướm trắng ùa ra khỏi cổng trường, những hình ảnh đó, làm sao quên"

Ngày lại ngày rồi cũng tới ngày tôi đi đón Thy ở phi trường, chúng tôi mừng mừng tủi tủi, khỏang thời gian từ những ngày còn là cô nữ sinh ngây thơ đến bây giờ đã được xóa nhòa, chúng tôi nhận ra nhau ngay Thy vẫn nụ cười với chiếc răng khểnh duyên dáng, mái tóc của tôi vẫn ngắn cố hữu tuy nhiên thì xung quanh nụ cuời có thêm vài nếp nhăn, trên mái tóc ngắn chẳng còn mầu đen và đã pha bạc trên đường về nhà tôi, hai "cụ" tíu tít kể chuyện cho nhau nghe cho bõ những ngày tháng xa nhau, cho bõ những ngày tháng dài tưởng như không bao giờ gặp lại.

Thy kể lại một ngày bất ngờ mở yahoo ra thấy một email "Mày có còn nhớ tao không"" email chỉ vỏn vẹn sáu chữ và ký tên Vy.

- Tao mừng run cả người, đọc đi đọc lại cái email ngắn nhất thế giới đó. Mày có còn nhớ hồi mình học thi, tối nào trước khi đi ngủ hai đứa cũng phải viết cho nhau những lá thư dài, để rồi thỉnh thỏang anh tao trước khi đi làm ghé qua nhà mày trao thư cho mày và nhận thư mày gửi cho tao.

- Và còn cả những ngày mày đi học bán quân sự, chẳng hiểu vì lý do gì tao bị lọt sổ, nhưng cũng được những ngày ngồi nhà chờ thư "chàng lính chiến"
- Phải chi hồi đó có computer như bây giờ nhỉ, tụi mình đã không phải nuôi bưu điện và ông anh tao cũng không phải làm chàng mailman bất đắc dĩ.
- Tao vẫn nhớ ngày được tin mày đi du học, tao buồn mất mấy ngày, ngày tiễn mày ra phi trường tao ngậm ngùi quay về nhà. Sau đó một vài năm tụi mình mất liên lạc cho đến ngày tao có được địa chỉ email của mày. Trước ngày mày qua, tao kể chuyện cho con tao nghe "mai mẹ sẽ gặp bạn mẹ, cô Thy và mẹ xa nhau 40 năm rồi" con tao ngạc nhiên vì sao tụi mình là bạn thân mà để đến vài chục năm mới gặp nhau.
- Tuy tụi mình nói chuyện thường trên phone nhưng gặp nhau vui hơn, mừng hơn mày nhỉ.
Chuyện trò không dứt về tới nhà không hay, sau khi Thy nghỉ ngơi, tắm rửa chúng tôi bàn tính chương trình đi chơi.
- Mày cho tao đi đâu thì đi nhưng nhất định phải dành giờ cho tao đi New York nhé.
- Mày yên chí, tuy những lần trước tao chỉ ngồi xem bản đồ và chỉ đi thăm tượng Nữ Thần Tự Do, nhưng kỳ này tao sẽ đi với mày bằng xe bus.

Tôi nhờ con tìm hộ chương trình đi xe bus. Tuy ở cách NY không xa lắm nhưng tôi thuộc lọai người thụ động, mọi việc chồng con lo hết. Vì vậy chồng tôi từ xa cũng phải gọi về "ủng hộ tinh thần" cho bà vợ... nhà quê muốn đi ra tỉnh.

Tuy trấn an chồng nhưng tôi cũng hơi lo lo, tối hôm đó chúng tôi bò ra trướccomputer tìm đường đi.

Qua một đêm thức khuya hàn huyên,  chúng tôi vẫn dậy thật sớm ăn điểm tâm, mang theo một ít bánh trái, nước để lên xe ăn uống dằn bụng.

Từ nhà tôi, phải lấy metro lên Chinatown bên DC. Sau khi con tôi "đổ" chúng tôi xuống khu "kiss and ride", hai đứa dắt díu nhau vào. Tuy đã vài lần đi metro nhưng tôi vẫn lọang quạng như thường, Thy lôi ra tờ giấy $20.00. Sau khi tìm biết được giá tiền phải mua, Thy cho ngay tiền vào máy, nhấn dấu trừ cho tới số tiền của tấm vé chúng tôi muốn mua, đến con số 15 máy ngừng lại không nhấn tiếp được nữa. Chắc máy hỏng Thy bấm chữ cancel và chạy sang máy khác, cũng vậy. Đằng sau có vài người đứng chờ, chúng tôi quýnh quáng lấy tiền lại và lui ra sau cho ngươi khác lên. Lúc đó mới có thì giờ nhìn kỹ thì ra máy không có tiền trả lại cho quá $5.00. Thấy chúng tôi loay hoay, một ông ngồi trong phòng information chạy lại giúp chúng tôi mua vé.

Leo được lên metro chúng tôi ngồi thỏai mái nhìn đường phố. Tới Chinatown chúng tôi xuống metro, qua vài lần thang máy cao ngất nhìn hun hút như đường lên trời, tôi vốn sợ chiều cao nên tôi đứng trên thang máy mà tim đập theo từng nấc thang được cuốn hút lên. Thế rồi cũng được đưa lên mặt đất, chúng tôi mò mẫm tìm địa chỉ, dùng
phương pháp "đường đi ở miệng" chúng tôi tiến lại một bà hỏi thăm, bà cười tươi như hoa trả lời "xin lỗi tôi không biết, tôi từ Virginia sang."  Cuối cùng rồi chúng tôi cũng tới được địa chỉ mình muốn tìm, văn phòng nằm thụt xuống dưới lòng đất, cũng có vài người đang ngồi đợi, thấy họ cầm sẵn ticket, chúng tôi mới biết là quên không trả tiền online cho tiện.

Sau 15 phút ngồi chờ, một anh chàng thanh niên người Hoa còn rất trẻ, vào đưa chúng tôi lên chiếc xe bus đã đậu sẵn, họ thâu tiền trên xe, cũng cái tật ham của rẻ, không nghe lời các cụ nói "của rẻ là của ôi" chúng tôi chọn một hãng xe, giá tương đối rẻ $20.00 cho một chuyến và $35.00 cho khứ hồi, thêm cái tật làm biếng hai đứa tôi bàn nhau lấy khứ hồi cho... tiện việc sổ sách.

Xong việc lấy vé hai đứa lại tiếp tục những câu chuyện như không bao giờ dứt, trời như chiều lòng chúng tôi, trời đẹp lắm không có cái nắng gắt của mùa hè, không có cái lạnh tê người của mùa đông, và không có cái hiu hắt buồn của mùa thu, vì trời đang bắt đầu vào mùa xuân.

Sau hơn bốn tiếng đồng hồ "ngất ngư con tầu đi" chúng tôi thấy người di chuyển trên mặt đường như kiến, vì đa số họ mặc áo lạnh mầu đen, chúng tôi hỏi nhau
- Chắc đến nơi rồi nhỉ và hình như mode mới họ mặc mầu đen hả mày"

- Hỏi tao về mode miếc thì tao thua rồi, tao không biết nhưng quả thật sao họ tòan diện mầu đen nhỉ, đúng là ngựa xe như nước áo quần như nêm.

Nhìn trên vỉa hè, trên lòng đường chỉ thấy mầu đen của quần áo và mầu vàng của xe taxi, có những con đường lòng đường hình như rất hẹp và không có ánh nắng, vì hai bên đường những ngôi nhà chọc trời "cao ngất từng xanh" che hết ánh mặt trời, tôi bấm tay Thy

- Mày nhìn kìa, đây là một thành phổ cổ, rất cũ kỹ nhưng những cây bên đường rất nhỏ theo tỷ lệ thì chỉ nhỏ như những cây bonsai trồng ở trong nhà, có lẽ tại không đủ ánh nắng.
- Ừ nhỉ, thành phố NY không có những hàng "cây dài bóng mát" như con đường Duy Tân nhưng có nhà cao bóng mát.

Xe chạy như mắc cửi tôi phải phục những người lái xe ở đây nhất là những xe bus to tướng kềnh càng, có một điều lạ mà ở "miệt vườn" nơi tôi ở, tôi không thấy, đó là tiếng còi xe liên hồi, qủa nhiên không phải chỉ mình tôi thấy lạ vì tiếng kèn xe nhưng đi một quãng đường nữa tôi thấy một tấm bảng hiệu thật to "don't honk, $350 penalty" cho một building có bảng hiệu một văn phòng nha sĩ.

Sau khi chạy vòng vòng thì cũng tới Penn station, trước khi rời khỏi xe, chúng tôi lại cẩn thận hỏi thêm về chuyến về, ông tài xế dặn trở lại đúng chỗ này và đến trước khỏang 10 phút. Hai đứa yên chí nắm tay nhau đi trên thành phố New York và quyết định sẽ về vào chuyến xe cuối cùng trong ngày 5:30 chiều.

Theo giòng người chúng tôi đi tìm subway để đến xem World Trade Center. Trên nét mặt mọi người đều có chung một vẻ nghiêm trọng, không có những nụ cười thỏai mái và dường như ai cũng chạy chứ không bước, và một điểm đặc biệt tôi nhận thấy là police nhan nhản trên đường, và còn mang thêm chó săn theo hình như họ trong tư thế để sẵn sàng... bắt cướp.

Có lẽ đó là một thành phố quá cũ nên subway không được sạch sẽ như metro ở bên DC. Gần như là cả một thành phố ở dưới hầm hàng quán và bến xe đều ở một chỗ, chúng tôi phải nắm tay nhau mà đi vì như là đi vào một mê hồn trận, phải vài lần vào quầy information hỏi mới đến đươc nơi để lấy vé, không có bảng giá vé hai đứa lọang quạng không biết làm sao mua vé, thấy một người đang đứng nơi máy bán vé, Thy lại gần hỏi thăm, ông ta nhìn lên với một nét mặt nghi ngờ và chỉ tay về phía trước. Tôi nắm tay Thy kéo đi và thì thầm:
- Chắc ông ta sợ mình lại gần... .cướp giựt.

Hai đứa cười và đi sang máy khác. Thôi thì cứ bỏ đại tiền vào xem sao. Qua vài instruction chúng tôi cũng cầm được cái vé, Lại tìm một cô Đại Hàn hỏi cho chắc ăn vì cũng là người Á Châu có lẽ họ thông cảm hơn, cô ta vui vẻ cho biết cô ta cũng có hẹn với một cô bạn ở một cái outlet trên cùng trạm xuống. Trên subway chúng tôi thắc mắc vì họ có những hàng rài sắt trên một vài trạm đỗ, Thy thì thầm "sao giống mình ở trong tù". Cô Đại Hàn và chúng tôi chuyện trò vui vẻ, bỗng một ông lại gần mời chúng tôi đi xuốn vì... . đã là trạm chót. Chúng tôi đứng dậy leo lên thang máy đi lên mặt đường và chia tay cùng cô Đại Hàn đễ thương.

Nhìn WTC chỉ còn là bãi đất trống, chụp vài tấm hình cho thỏa chí chúng tôi kéo nhau vào cái outlet khổng lồ. người xếp hàng nơi quầy tính tiền rất dài chúng tôi nhẩm tính chắc không đủ thời giờ để trở về.
Việc đầu tiên chúng tôi kiếm hàng giầy, cái tật mê giầy của tôi từ thuở còn ở Việt Nam, theo từng dấu chân được vẽ dưới sàn nhà để hướng dẫn đến khu bán giầy, qua vài ngã rẽ, vài bậc cầu thang chúng tôi mò được một... .rừng giầy. Không kiếm được đôi nào vừa chân, chúng tôi lại trở vể chỗ cũ, tiếp tục lang thang nhìn đủ mọi thứ. Thấy đã hơn 3 giơ, chúng tôi lo trở về để lỡ có trễ vài chuyến tầu cũng kịp giờ ra tới bến xe bus.
Mặc dù là giờ tan sở nhưng chúng tôi lên từ trạm đầu tiên nên cũng có chỗ ngôi, Thy không chịu ngồi đứng ôm cây cột và nói:
- Tao đứng nhìn cho rõ trạm nào cho biết mà xuống.
Tôi không cản để cho Thy đứng, Đến một trạm Thy thảng thốt "tới nơi rồi xuống mau". Tôi lật đật đứng lên, chen một vài người và nhẩy xuống theo Thy. Xuống đến nơi ngơ ngác nhìn tại sao lại là đường số 8 đã tới đâu, nhìn xem bản đồ thì còn một trạm nữa mới tới nơi. Thy cười và nói:
- Mày ạ, nếu tao mà ở NY chắc tao giảm thọ đi vài năm.
- Đúng vậy tao cũng thấy hồi hộp lo lắng ghê, mày xem chiều cao tao như vậy, một người Mỹ bước đi là tao đã phải chạy mới theo nổi, bây giờ ở đây Mỹ chạy thì...

Xe đã tới chúng tôi lại leo lên tiếp tục cuộc hành trình. Lên tới nơi xe không còn chỗ ngồi và... chỗ đứng, Thy may mắn ôm được một cái cột còn tôi hết cột để ôm và tôi không làm sao với tới thanh sắt ở trên trần xe, một ông Mỹ thấy vậy thực hiện ngay câu "kính lão đắc thọ' nhanh nhẩu đứng lên nhường chỗ cho tôi ngồi, và chúng tôi đã tới nơi...an tòan. Nhìn đồng hồ mới có 3:45 chúng tôi thấy an tâm vì đã tới "bến",chúng tôi rủ nhau tìm cái gì ăn cho đỡ đói bụng. Vừa ăn vừa chuyện trò xong là hấp tấp đi lên mặt đường, tôi thở phào nhẹ nhõm và thầm "vĩnh biệt" subway của New York và không hẹn ngày tái ngộ.

Lên tới mặt đường mới có 4:30 sớm những một tiếng đồng hồ nhưng hai đứa không còn "hồn vía" để đi chơi nữa cứ đứng đó mà nhìn những tòa nhà cao sừng sững. Một người của chuyến xe hãng khác đến cho chúng tôi biết chuyến xe cuối cùng trong ngày của hãng chúng tôi đã rời bến, chúng tôi không tin cho là ông ta nói để mời lên chuyến xe bus đang chờ khách của ông ta, cho chắc ăn tôi gọi phone tới hãng, hãng không có người nhận phone, answering machine trả lời và chuyến chót của ngày hôm đó là 5:30 chiều. Yên chí chúng tôi tiếp tục... .ngóng.

Xung quanh chúng tôi chỉ còn chừng 4 người đứng chờ, cho tới gần 5:00 giờmột anh chàng người Hoa sách cặp tới hỏi chúng tôi đi hãng xe nào và cho biết chuyến cuối cùng của ngày hôm đó đã cancel và chúng tôi có quyền dùng tấm vé khứ hồi đi về vào bất cứ lúc nào.

Hồn vía lên mây, tôi hốt hỏang, không lẽ mình phải thuê khách sạn để ở qua đêm nay chờ sáng mai trở về, khách sạn một đêm ở NY không dưới $200, thật vô lý. Rồi anh chàng "nhân đạo" nói thêm:
- Bây giờ quí vị có thể dùng subway đến Chinatown đón chuyến xe bus khác trở về lại DC. Chỉ cần qua vài ba trạm là tới nơi.

Tôi than trời vi mới "vĩnh biệt" nó nay lại phải hối hả trở lại. Lại thêm một màn marathon, chen nhau trên subway, chuyển thêm một lần xe nữa chúng tôi tới trạm cần phải xuống. Lần này không còn giờ để thở phào nữa, chúng tôi hối hả chạy như ma đuổi và sực nhớ ra quên không hỏi địa chỉ chỗ bến xe, ngơ ngác chúng tôi "túm đại" môt ông Tầu nhờ chỉ đường ra bến xe. Đến nơi thấy một chuyến xe sắp sửa rời bến, một chị Tầu giống như lơ xe đò ở quê hương tôi tay cầm một nắm vé, chúng tôi hỏi thăm xe về DC, chị chỉ nói đuợc chút ít tiếng Mỹ nên gật gật đầu, đưa cho chúng tôi một cái vé khứ hồi, tôi đòi hai vé về DC, chị xé đôi tấm vé và tíu tít "OK, Ok, OK"rồi xô hai chúng tôi lên xe. Lên xe chị đẩy hai chúng tôi ngồi vào hai cái ghế ở hàng cuối cùng và nói "money, money" chúng tôi lật đật móc ví trả tiền và đòi thêm một cái vé nữa, nhưng chị đã tất tả đi xuống xe. Trong ồn ào xe chuyển bánh.

Ngồi trên xe hòan hồn rồi, nhìn đường sao không thấy giống đường lúc đi một thắc mắc dấy lên trong tôi,
- Thy ơi, không biết có phải chuyến xe này về DC hay về Phila"
- Ử nhỉ, lấy vé ra xem sao.

Tấm vé là một tấm vé cũ đi khứ hồi từ DC - NY đã được chị xé ra làm hai đưa cho chúng tôi. Điệu này mà họ xét vé chắc chúng tôi bì còng tay đuổi xuống vì đi xe lậu mất thôi.

Tuy nhiên vì mệt mỏi chúng tôi cũng nhắm mắt một chút rồi tỉnh dậy nhìn xung quanh. Hai dẫy ghế cạnh tôi là một cặp vợ chồng và hai đứa con, chồng ngồi với con trai, vợ ngồi với con gái, cô vợ thật xinh và dễ thương như tài tử Hồng Kông, cô chăm chút ôm cô con gái và chỉ cho con bé chơi game, con bé có cặp mắt tròn xoe như hạt nhãn. Nhìn sang hai bên đường tối thui, tuy nhiên trông thật thóang mát không đông đúc như ở thành phố New York. Nhìn sang bên cạnh Thy say sưa ngủ, một lát tôi lại ngủ tiếp, giật mình thức dậy vì đèn bật sáng họ đổ khách xuống một trạm ở Maryland. Yên tâm vì mình đã đi đúng chuyến trở về DC.

Khi về gần đến bến đậu, một quãng đường bị cảnh sát ngăn không cho xe chạy qua, còi hụ inh ỏi, mọi người nhìn nhau không biết chuyện gì xấy ra, tôi nhìn Thy lắc đầu không biết con đường phải đi vòng có quá xa không. Nhưng dù sao thì chúng tôi cũng đã đang ở trong DC. Về đến nơi an tòan chúng tôi xuống xe lúc 11 giờ đêm ở DC, tâm hồn thơ thới như đã trút đi hết được những nặng nề khó thở ở New York.
Thật là một ngày không giống như mọi ngày.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,969,303
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến