Hôm nay,  

nhớ nhà

04/12/202219:14:00(Xem: 4395)

 

phan

 

"Nhớ nhà châm điếu thuốc/ khói huyền bay lên cây."

 

Ai xa quê cũng có những lúc trong đời “ngỡ lòng mình là rừng/ ngỡ hồn mình là mây/ nhớ nhà châm điếu thuốc/ khói huyền bay lên cây…”

 

Thơ Hồ Dzếnh đong đầy phiêu lãng của những người sống xa nhà đều có cảm nhận, cảm xúc quay về bất chợt trên đường cô lý, nếu không về được bằng thân xác để gặp lại người thân, xóm làng thì ít nhất trong một hoàn cảnh, một thời khắc nào đó trên đường phiêu bạt, tâm tư cô đơn, tâm hồn cô lữ của người đi bỗng hướng trọn về nơi từ đó ra đi dù thân xác đang ở nghìn trùng xa… nhớ chiều tây bắc năm nào, cảm giác nhớ nhà chợt đến bất ngờ như nắng như mưa, làm gì được hơn là châm điếu thuốc, nhìn nơi dừng chân qua làn khói mơ hồ, nhìn bản làng của người dân tộc ẩn hiện trong mây, đẹp hơn cả những bức tranh thiên nhiên đã từng được thấy. Trong bạt ngàn của núi rừng trùng điệp, trong mây ngàn vô tận bay… nhắm đôi mắt lại chạy trốn mệt mỏi lại thấy cả gia đình người dân tộc đang quây quần bên bếp lửa, làm chùn chân kẻ lãng du, muốn quay về hơn rong ruổi đến bao giờ…

 

Lần khác đi qua vùng biển Đại lãnh lúc sớm mai, sương còn phủ mờ làm không gian thêm ảo trải dài ra biển lúc mặt trời mọc thì làm sao có thể đi luôn được trước sự bình yên trong đời sống bấp bênh, tương lai vô định? Dừng chân, ngỡ lòng mình là rừng/ ngỡ hồn mình là mây, phiêu lãng đến bao giờ như sóng biển, phiêu bạt đến bao giờ một đời người? Nhớ nhà châm điếu thuốc trên quê hương điêu linh khi nhà không còn nữa thì người ta đi về đâu, khi ước mơ gia đạo bình an như thiên nhiên trước mắt là ảo tưởng trong bối cảnh xã hội phân biệt đối xử sau chiến cuộc tàn nhưng vạn nhà ly tán còn hơn thời chiến tranh…

 
Thời cả nước đói nghèo vì hoà bình, người ta biết rất rõ những thứ cần như tờ giấy chứng minh nhân nhân, tờ hộ khẩu. Nhưng hoà bình nghịch lý là người dân phải chứng minh cho được mình là nhân dân, không có giấy chứng minh nhân dân là người sống ngoài vòng pháp luật. Nhưng muốn có giấy chứng minh nhân dân thì phải có tờ hộ khẩu, tức tờ khai gia đình của chính quyền trước. Tờ khai gia đình xưa chỉ để chính quyền địa phương biết có bao nhiêu nóc gia trong khu hành chính quản trị như tỉnh, quận, xã, ấp, thị trấn, thành phố… tổng cộng có bao nhiêu người dân sinh sống khi thống kê dân số theo tờ khai gia đình trong một khu vực hành chính để chính quyền tính cách đối phó khi có thiên tai, dịch bệnh mà cứu trợ phù hợp. Nhưng tờ khai gia đình sau khi đổi thành tờ hộ khẩu là người dân trắng tay khi bị tịch thu hộ khẩu, ép đi kinh tế mới. Thế là không còn hộ khẩu, đồng nghĩa với không còn nhà, không có hộ khẩu thì khỏi xin giấy chứng minh nhân dân. Đất nước đã hoà bình, người dân miền nam được “giải phóng”, nhưng không chứng minh được mình là nhân dân, không còn sở hữu nhà ở, những người sống ngoài vòng pháp luật bởi thua cuộc chỉ còn quyển đứng (im) nhìn người ngoài bắc ồ ạt vô nam, dọn vô nhà mình ở, còn mình ở ngoài đường, nhớ là phải đứng im, nhìn thôi thì được chứ nhúc nhích là phản động. Phản động thì cho ăn kẹo đồng. cho đi tù cải tạo. Đúng là vừa cướp của vừa cướp nhà, cướp hết quyền sống. Đời ông bà trong ca dao bốn ngàn năm chỉ biết cướp đêm là giặc cướp ngày là quan, chưa từng gặp qua loại giặc vừa cướp của vừa cướp nhà, cướp cả quyền mưu cầu được sống, nên mừng cho ông bà, tổ tiên không biết cộng sản là gì?

Cuộc sống ấm no ở miền nam biến mất sau hoà bình, người người, nhà nhà đều vất vả ngược xuôi kiếm miếng ăn nên người ta biết rất rõ những thứ cần để sinh tồn như tờ giấy chứng minh nhân nhân, tờ hộ khẩu, nhưng lại rất mông lung với ước mơ đích thực của đời người là về nhà. Vì thế tạo hoá luôn cho người tối mặt những quãng nghỉ để thư giãn, thu xếp lại những ngổn ngang của người thua cuộc qua những lần dừng chân trong đời phiên bạt bỗng nhớ nhà. Cho thi sĩ những ngập ngừng câu chữ để diễn tả, cho âm nhạc những quãng lặng để người nghe về lại mái nhà xưa trong cung bậc muộn phiền vì không còn nữa…

 

   Bài thơ của thi sĩ Hồ Dzếnh đi vào lòng người đơn giản như hơi thở, mộc mạc như quê nhà, nhưng từng câu từng chữ diễn tả nỗi lòng người lữ khách khó có thể hay hơn về mặt câu chữ, lại chính xác về nỗi da diết nhớ nhà của người phiêu bạt. Người bỏ xứ ra đi không hằn vì chí lớn, mộng cao như tráng sĩ, người phiêu bạt đôi khi chỉ vì hoàn cảnh phải sống tha phương cầu thực, điều đó nói lên quê nhà rách nát, tả tơi, áp bức ngút trời nên mới phải bỏ xứ ra đi. Sao người ta, người lữ khách nào cũng nhớ nhà dù nghèo đến đâu vẫn nhớ, nhớ hơn hết những tráng lệ mà chân đã đi qua, mắt đã từng nhìn, miệng đã tròn một tiếng ồ trầm trồ trước những kỳ quan. Nhưng tất cả phù hoa không đọng lại bằng quê nhà trong lòng người phiêu bạt với muôn vàn lý do, vô vô lượng cớ, một thoáng qua, một làn hương, một giai điệu, một tình cờ… đều kích thích ký ức người lữ khách cho đến khi trở thành lữ khách của cuộc đời lữ khách vẫn chưa hết nhớ nhà…

 

    Khi còn trẻ, đọc qua bài thơ “màu cây trong khói” của Hồ Dzếnh tôi mơ màng thấy “ông Đồ già” của Vũ Đình Liên ở những năm còn đi học, “…người thuê viết nay đâu/ giấy đỏ buồn không thấm/ mực đọng trong nghiên sầu… ông đồ vẫn ngồi đấy/ qua đường không ai hay/ lá vàng rơi trên gấy/ ngoài trời mưa bụi bay…” Sự điêu tàn nào không buồn, sự đào thải nào không tàn nhẫn như sự rứt ra nào không chạnh lòng người đi như câu ca dao, “chiều chiều ra đứng ngõ sau/ trông về quê mẹ ruột đau chín chiều” Ai đọc không động lòng thương cảm cho người con gái lấy chồng xa. Trai lớn lấy vợ gái lớn lấy chồng là lẽ tự nhiên của cuộc sống, nhưng người con gái về nhà chồng như con chim lạc đàn. Nỗi nhớ nhà đến quặn lòng trong lặng lẽ đơn côi, nỗi buồn thấm đậm đến hạnh phúc lứa đôi không xoa dịu nổi. Những cảm nhận, cảm xúc khi còn trẻ chỉ chừng đó, thoáng qua để quên đi, để vào cuộc sinh ly tử biệt của đời người đích thực mới thấu nỗi nhớ nhà ray rứt lòng người đến mụ mị từ nơi mưa lạnh đóng đá trên sân cỏ khô sau nhà nhớ về cố thổ mịt mù trong ký ức vẫn hiển hiện còn thở những sinh linh tưởng rằng đã thành cát bụi từ lâu, tưởng rằng đã rêu phong lối cũ mịt mù thì khoảng sân nhà thời thơ dại vẫn đỏ hoa râm bụt, cây khế già thương tật bởi đám trẻ leo trèo vẫn đứng đợi người về, hàng lu nước vẫn chứa đầy tuổi nhỏ, nơi đầu máng xối vẫn rộn tiếng cười và những trò tinh nghịch của đám trẻ tắm mưa…

 

    Nỗi nhớ nhà của cô dâu mới còn có người bạn đời kề bên an ủi, nỗi nhớ nhà của người cô lý đêm đông không nhà vì vận nước nổi trôi, nỗi nhớ nhà của kẻ phiêu lãng đã cùng trời cuối bể thì chỉ còn biết làm lữ khách của cuộc đời lữ khách khi nhìn tuyết rơi ngoài song cửa… “Tôi là người lữ khách/ màu chiều khó làm khuây/ ngỡ lòng mình là rừng/ ngỡ hồn mình là mây/ nhớ nhà châm điếu thuốc/ khói huyền bay lên cây…” Cây trơ cành lá trụi mà buồn nào có vơi?

   Thi sĩ Hồ Dzếnh viết bài thơ “Màu cây trong khói”  từ năm 1940, nhưng chỉ được nhiều người biết đến qua nhạc phẩm “Chiều” do nhạc sĩ Dương Thiệu Tước phổ nhạc năm 1960. Bài thơ lặng lẽ quyện lấy những nốt nhạc như song kiếm hợp bích, theo bước phiêu bạt của nhiều thế hệ cùng quê hương điêu linh. Thế hệ cha anh đã mai một dần với nhiều thương hiệu thuốc lá cũng đi vào quên lãng như: Mic, Cotab, Melia, Bastos, Capstan, Ruby, Ruby quân đội... Đến thời ô-kê Salem, Mỹ sang Việt nam mang theo những thương hiệu Mỹ vào những năm 60-70 như: Salem, Pall Mall, Camel, 555, Lucky Strike, Philip Morris, Winston, Marlboro, Dunhill, More đỏ, More xanh… thời tôi còn chơi tạt lon, tạt bao thuốc lá xếp hình tam giác với bạn nhỏ nên nhớ nhiều hiệu thuốc lá xa xưa, nhớ điếu thuốc đầu đời làm ho muốn chết vào một trưa hè, thấy tía tôi ngủ trưa ngon lành trên bộ ván gõ ở nhà trước. Ông máng cái áo sơ mi trên thành ghế của bàn trà tiếp khách cho khỏi nhăn vì chiều ông còn đi họp. Tôi không rón rén ra xe ăn trộm vài viên đạn để cạy lấy thuốc đạn đốt chơi với bạn nhỏ trong xóm mà rón rén đến túi áo trên thành ghế, rút nhẹ lấy điếu Pall Mall. Xuống bếp không ổn vì bà vú đang nhóm bếp, bắc nước nhổ lông gà lo bữa cơm chiều, nên qua dãy chuồng trại, trộm bao diêm của bà vú thường dùng để nấu cám heo cho heo ăn. Lẻn sang nhà hàng xóm ra hiệu với thằng bạn nối khố đang bị bà ngoại nó cầm roi canh chừng, bắt ngủ trưa…

 

   Cuối cùng hai đứa cũng trốn được ra bờ sông, chui vào gốc cây bình bát cổ thụ cho không ai thấy, lúc ấy không nhớ nhà nhưng đã châm điếu thuốc định mệnh để ho như gọi đò, ói mửa hết tuổi thơ, đầu óc choáng váng như người say, chới với rằng đã lớn… để từ đó biết nhớ nhà vì không lâu sau nhà đã bị tịch thu, gia đình ly tán sau hoà bình, tương lai mù mịt trong khói thuốc vấn tay toàn lá khoai mì trên vùng kinh tế mới, trên đường phiêu bạt bắc nam sống qua ngày, tới về lại được Sài gòn thị thuốc lá Jet, Samit, Gold City từ bên Thái đưa sang thống lãnh thị trường bởi Việt nam chỉ sản xuất được những hiệu thuốc lá quốc doanh như Vàm cỏ, Hoà bình, Hải âu… vớ vẩn.

 

   Đâu biết quê nhà đọng lại trong điếu thuốc Marlboro nơi đất lạ quê người tới bạc đầu, tới giã từ vì lý do sức khoẻ thì vẫn nhớ nhà, như chiều Thanksgiving lặng lẽ nơi này, ngoài trời mưa tuyết bay như mưa bụi tiễn biệt ông đồ già, cáo chung một thời đại áo the khăn đống; chỉ không biết châm cái gì lên cho có khói, cho lòng bớt quạnh hiu, chỉ biết nhớ nhà là bản năng của người lưu lạc nên nghe nhạc trong lòng, nghe nhạc Dương thiệu Tước phổ thơ Hồ Dzếnh trong một ngày mùa đông ở cách quê nhà nửa vòng trái đất thấy ơn đời ban tặng cho người viễn xứ một thi sĩ hiểu rõ nỗi nhớ nhà, một nhạc sĩ hiểu rõ cung bậc của cảm xúc thương về…

 

Phan

 

Ý kiến bạn đọc
15/12/202215:06:02
Khách
Dầu sao đi nữa có nhà để nhớ thì cũng còn đỡ hơn không có nhà sau 1975. "Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều" cũng đỡ hơn là không còn quê mẹ vì sau 1975 thì nhà cửa bị tich thu đuổi đi kinh tế mới, đói quá về lại Sàigòn sống viả hè hay nghĩa trang, đi qua nhà cũ đã có cán bộ ở thì càng đau rột hơn. Rồi bị CS hạch sách làm khó dễ kéo nhau bỏ nhà cửa quê cha đất tổ đi vuợt biên ra đến nuớc ngoài, trông về quê mẹ thì ruột càng đau hơn cô gái bị gã chồng xa vì ngày về xa lắm. Ai đi cải tạo về, đi tìm nguời thân thấy cảnh cũ nhưng nguời xưa đã đi phuơng nào, đi kinh tế mới hay vuợt biên mất tích thì đau hơn là thi sĩ Thôi Hộ xua tìm về vuờn đào mà nguời đẹp không còn nữa. Năm 1975 là đại nạn cho nhiều nguời dân miền Nam VN vì đói khổ và mất nhà, mất quê cha đất tổ, mất mồ mã ông cha bị san bằng để nhà nuớc lấy đất canh tác, không còn gì, không còn gì.
05/12/202209:16:41
Khách
Chu kỳ "Nhớ Nhà Châm Điếu Thuốc" để [thêm được] thơm râu, bổ phổi [nhất cử tam tiện] đã đi qua đời tôi từ thuở tám hoánh nào rồi.

Bây giờ thỉnh thoảng mà có nhớ nhà [thì ta] đăng nhập vào Amazon lục lọi một hồi thì bao nhiêu nỗi "vấn vươn là thươn nhớ" cũng tan theo không khí.

Nếu không muốn vào Amazon, đại học M.I.T có những cua được giảng dậy miễn phí rất hay và thực tế tại YouTube. Nghe mấy ông giáo sư của trường này thao thao bất tuyệt một hồi là tinh thần sảng khoái liền tù tì.
05/12/202207:53:20
Khách
Bonjour Phan, hay dã man chịu không nổi Em phải viết thăm Phan rất ngưỡng mộ với những hoài niệm thật đẹp trong ký ức của Phan sống động vui quá đi mà sao Phan nhớ hết hay thật bravo chớ Em thì quên sạch chắc tại Em có tuổi rồi!
"những trò tinh nghịch của đám trẻ tắm mưa hi hi trong đó có Em đấy nhá, còn nữa châm điếu thuốc định mệnh để ho như gọi đò, ói mửa hết tuổi thơ..vớ vẩn và vân vân làm Em cười khúc khích Phan ạ.
Bonne semaine.
Bích Sen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 495,744
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết này của ông không phải chuyện buồn, mà là... buồn cười. Viết Về Nước Mỹ mời đọc bài viết mới có duyên, hóm hỉnh của tác giả Phước An Thy.
Jen đưa tay lên vuốt nhẹ chiếc áo dài trước khi trao nó lại cho Annie, đứa con gái riêng của nàng. Chiếc áo màu đỏ được dệt bằng vải gấm được điểm tô vài cánh lá trúc màu vàng kim lấp lánh. Chiếc áo mà nàng nhờ người bạn mua giùm khi nàng còn ở trường đại học. Nàng dự định mặc chiếc áo này trong ngày cưới với Don. Nàng quen Don khi cả hai còn học chung trường Virginia Commonwealth University. Don học về kỹ sư điện tử, còn nàng học về hóa sinh. Don đang hoàn tất chương trình kỹ sư và đang thực tập ở một công ty gần nhà. Còn nàng chỉ mới vào năm thứ hai. Don là người gốc Mỹ gốc Việt. Tên tiếng Việt của anh là Trần Nguyên Đức.
Trong cuộc đời, tôi có hai lần lo âu quá sức. Lần thứ nhất là gặp cơn giông tố sau khi bị cướp biển rồi phá hư máy khi vượt biên 42 năm trước và lần này qua cơn bão IAN. Thử tưởng tượng ban đêm trong nhà tối om, ngoài trời mưa gió vần vũ, những cơn gió hú vang bên ngoài cộng với sấm chớp đì đùng, mà mình bị cắt mọi thông tin với bên ngoài thì không lo âu sao được.
Vào những năm cuối của thập niên 1990 đầu những năm 2000, tôi thường có dịp đi công tác qua Nhật hay Hong Kong để đặt hàng và duyệt hàng trước khi nhập về hãng. Trong số hơn 300 hành khách cùng có mặt với tôi trên những chiếc Boeing 747, chiếc máy bay thông dụng cho các chuyến bay đường dài thời đó, tôi luôn gặp các đồng hương Việt Nam. Họ đều đáp cùng chuyến bay với tôi từ Mỹ về đến Tokyo hay Hong Kong để từ đó bay về Việt Nam. Nói chung tôi biết họ là người Việt do các câu chuyện họ đối thoại rôm rả cùng nhau trong lúc chờ đợi. Ngược lại có lẽ ít ai trong số họ có thể biết được tôi là người Việt Nam vì tôi thường đi cùng với các đồng nghiệp Mỹ hay Nhật
Ngọc Hạnh - Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây là bài bà mới viết về chuyến đi chơi Virginia Beach.
Hồi mới đến Mỹ, nghe nhiều người Việt đi làm nghề may, tôi tưởng bở nghĩ mình từng tốt nghiệp từ nhà may nổi tiếng Thiết Lập Sàigon, từng mở lớp dạy cắt may Âu Việt Phục Nam Nữ, mỗi khoá cũng trên vài chục học viên; từng sử dụng các loại máy may, máy vắt sổ thêu ren các thứ, chắc sẽ kiếm được khá tiền, nên xăng xái đến shop may xin việc. Bà chủ shop người Tàu Việt thấy dân mới qua ngơ ngáo nên ăn hiếp, bắt tôi mượn tiền mua chở tới hai cái máy may công nghiệp xịn hiệu JUKI của Nhật, một cái để may, cái kia 5 kim để vắt sổ và các loại zíc zắc
Hắn yên lặng bước đi cùng ông ta, tự hỏi “Phòng dưới cầu tầu…chẳng lẽ ông ta là homeless?” Quả nhiên, khi xuống, ông ta chỉ một cái vòm lõm vào chân cầu “Vâng đây là phòng của tôi từ cả năm nay rồi, mời ông.” Cái vòm cao, rộng, đủ cho một người nằm; chắc chắn không sợ nắng mưa. Ông ta chỉ bậc đá nói :”Mời ông ngồi, tôi pha tách cà phê sáng, rồi xin phép ông cho tôi nói chuyện.”
Đã bao người làm công việc đưa học trò qua đường giờ tan học ở ngã tư trường học này? Chắc chắn có những người đã ra thiên cổ, những người đang sống những ngày cuối đời trong các viện dưỡng lão, những người bị covid-19 cướp đi sinh mạng khi còn muốn làm công việc của người lớn tuổi để trả ơn những người lớn tuổi khi họ còn là một cậu nhóc, cô bé với ngôi trường tiểu học của họ ở đâu đó trên nước Mỹ bao la. Nên không có gì để bi lụy vì người ta thì già đi và qua đời là lẽ tự nhiên, cái còn lại đáng qúy là văn hoá Mỹ, cái văn hoá sau khi về hưu thì đi làm công việc đưa trẻ nhỏ qua đường sau mỗi buổi học theo định nghĩa về văn hoá đơn giản nhất: “Cái gì lập đi lập lại thành thói quen, thói quen lập đi lập lại thành phong tục, phong tục lập đi lập lại thành văn hoá”.
Mặc dầu không phải là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, tôi cũng thực hiện được nhiều bức ảnh đẹp. Nước Mỹ rộng bao la nên không thiếu những cảnh đẹp, do bàn tay con người dựng lên cũng có, do tạo hóa sáng tạo cũng có: Mùa Xuân với hoa anh đào trên dòng sông Potomac ở Washington DC, mùa Hè ở Grand Canyon, Arizona, mùa Thu ở San Juans, mùa Đông thì có rừng thông, núi tuyết ở Yellow Stone, tiểu bang Wyoming … Tôi lại nghĩ, sẽ đẹp biết bao nếu những bức ảnh của tôi có mang ý nghĩa nhân bản một cách tự nhiên, không dàn dựng, không hư cấu, không cần photoshop can thiệp.Tôi cho đó là những bức ảnh có hồn, khác với những bức ảnh đẹp về nghệ thuật mà vô tri, vô giác! Trong suốt thời gian sống ở Mỹ, tôi vẫn để tâm theo đuổi mục tiêu đó.
Mấy nay công việc trong hãng chậm quá, đơn hàng hổng có, mọi người tụm năm tụm ba nói dóc, bàn tán cả ngày. Mỗi nhóm có đề tài khác nhau. Nhóm đen tụi thằng Kieth, thằng Eddie, thằng Aaron… thì lúc nào cũng chuyện cá độ bóng chày, bóng rổ, bóng cà na, chuyện cầu thủ này chơi đẹp, cầu thủ kia xuất sắc, chuyện thằng Willi tát xướng ngôn viên trên thảm đỏ giải Oscar… Nhóm gốc mít như anh Tuấn, thằng Khôi thì toàn chuyện Việt kiều về nước ăn chơi, chuyện ông này bà nọ ăn bẩn...Nhóm thằng Andre, Jose… thì tám chuyện Mễ Tây Cơ. Nhóm đàn bà thì hổng biết nói chuyện chi nhưng chưa bao giờ thấy miệng nghỉ ngơi, kể cả lúc ăn uống, tám liên tu bất tận.
Nhạc sĩ Cung Tiến