Hôm nay,  

Bão và hậu bão IAN ở FLorida

03/10/202214:48:00(Xem: 3089)
bao ian
Hình do tác giả gửi.



Bão IAN là cơn bão lớn thứ 4 ở Florida và lớn thứ 5 trong lịch sử lập quốc của Hoa Kỳ. Không chỉ vậy, từ khi trung tâm bão thành lập ngay phía nam Cuba đến lúc tiến vào đất liền ở phía Tây-Nam Florida chỉ có 2 ngày, với sức gió cuốn gần cấp 5 (155 miles/hr.) và tầm ảnh hưởng của nó rộng đến 350 miles đường kính, khiến chính quyền và cư dân nơi đó trở tay không kịp và bị tổn thất nặng nề. IAN còn được gọi là bão nhiệt đới nên ngay cả khi giảm bớt gió, lượng nước mưa vẫn đổ xuống nhiều, có chỗ đo được gần một mét nước trong 24 giờ gây lụt lội khắp nơi và thiệt hại càng nghiêm trong.

Một cách tổng quát những thiệt hại:
- Hiện đã tìm được 67 người thiệt mạng, con số này có thể còn tăng thêm.
- Thiệt hại vật chất ước tính từ 60-70 tỷ usd.
- Có 2.6 triệu ngôi nhà bị mất điện. Cho đến tối thứ Bảy đã phục hồi được hơn một nửa.

Sự di chuyển của bão IAN cũng bất thường khiến các nhà khí tượng khó tiên đoán. Đầu tiên phần lớn trong số họ nghĩ nó sẽ đi dọc bờ Tây và đổ bộ đâu đó trên hướng bắc FL, hôm sau lại báo nó sẽ cập bờ ở Tampa, cuối cùng nó quẹo phải sớm hơn cả chục giờ và đổ vào vùng Fort Meyer, chính xác là cảng Charlotte ở phía Tây Nam.

Ngay khi nhận được  tin các cơ quan khí tượng thông báo có bão, các hoạt động về phòng chống được chuẩn bị:

- Thống đốc tiểu bang đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp và đưa ra các hướng dẫn cụ thể. Có  5000 vệ binh quốc gia cùng với các phương tiện của quân đội, được điều động để sẵn sàng ứng phó. Tổng Thống Biden chỉ thị Cơ quan FEMA (Federal Emergency Management Agency) ngay lập tức gửi 700 nhân viên cùng lưu ý đến việc điều phối các nhu yếu phẩm như nhiên liệu, thực phẩm, thuốc men... ưu tiên cho các vùng sắp bị thiên tai.

- Các cơ quan thiện nguyện tầm vóc quốc tế như: Hồng Thập Tự, Medical Corps... đã đến từng nhà hỏi xem ai có nhu cầu đi tránh bão họ sẽ giúp đỡ.

- Các cơ quan truyền thông quốc gia và địa phương hoạt động ráo riết, các phóng viên đến tận các vùng sắp và đang bị bão để tường trình cụ thể để người dân biết được tình hình và mọi diễn biến đang xảy ra.

Những tác hại chính của IAN và cách được phục hồi.
- Gió làm sập nhà hoặc những tổn thất khác như tốc mái, sập hàng rào, cây đổ vào xe, nhà... phần lớn sẽ được bảo hiểm bồi thường.
- Nước lụt cũng gây tổn thất lớn, thí dụ: Căn nhà chỉ cần bị ngập vài inches trong một ngày thôi, theo tiêu chuẩn (code) hướng dẫn của các cơ quan công quyền. Chủ nhà phải cắt bỏ hết phần ván vôi phía dưới lên cao một foot, loại bỏ vật cách nhiệt (insulation) rồi làm mới lại...Nếu không làm vậy, độ ẩm của nó mọc rêu và trở lên độc hại về lâu dài, nên việc phục hồi các căn nhà bị ngập sẽ rất tốn phí nhiều công, của, thời gian. Mà vụ này sẽ không được bảo hiểm bồi thường nếu không mua riêng.

- Hiện nay nhiều vùng vẫn chưa có điện và internet vì còn bị nước ngập, ngay cả khi có điện rồi có thể vẫn chưa có internet bởi các phương tiện cung cấp đường dẫn bị hư hại. Riêng vụ này thì tỷ phú Elon Musk chủ SpaceX đã ngay lập tức cung cấp 120  Starlink satellite tốc độ cao để bà con có internet xài.

- Trong bài diễn văn tuyên bố tình trạng khẩn cấp, Thống đốc Desentis cho biết có 28,000 chuyên viên ngành điện (14,000 trucks) từ khắp các tiểu bang, xa nhất từ Ohio sẽ đến ngay khi bão đi qua để phục hồi lại điện cho cư dân.

Thứ Hai ngày 3-10  TT Biden và phu nhân sẽ đến thăm đảo Puerto Rico, vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ mới bị bão Fiona tàn phá vài tuần trước, sau đó họ sẽ đến viếng thăm Florida. Trong cuộc điện đàm với thống đốc Ron DeSantis, TT Biden hứa chính quyền liên bang sẽ thỏa mãn hầu hết các yêu cầu của Florida.



Năm 2017 sau bão IRMA, tôi có căn nhà cho thuê bị ngập nước. Sau khi đôi bên đồng ý hủy hợp đồng thuê mướn, tôi hoàn các khoản tiền còn lại cho người mướn để họ có thể tìm mướn chỗ khác và làm chứng những thiệt hại của họ trong nhà. Sau đó họ được FEMA cho hơn $5000.00 tiền thiệt hại. Năm ấy bão IRMA không tàn phá nhiều bằng IAN đợt này, vậy mà liên bang đã gửi hàng chục ngàn nhân viên và các phương tiện xuống hỗ trợ, mỗi thành phần có công việc riêng. Nào xe cạp hốt các loại phế thải chất lên xe tải mang đi, nhân viên sửa nhà, thư ký đi lấy danh sách nạn nhân và kê khai thiệt hại...Hàng này họ cứ tới thăm hỏi tôi xem có cần giúp đỡ gì không? Tôi phần có bảo hiểm, phần có sẵn thợ và nhất là sợ giao việc cho họ sẽ không được như ý mình nên từ chối. Nói vậy để thấy chính quyền của các quốc gia dân chủ như Hoa Kỳ, tuy không hoàn hảo nhưng họ được dân bầu chọn vào các chức vụ dân cử, họ buộc phải chăm lo cho dân, nếu không sẽ bị loại khỏi bộ máy công quyền lần bầu cử sau.

Phần chúng tôi:

 

Bão IAN quẹo lộn rồi đi vào ngay Orlando. Còn may cho cư dân ở đây là gió giảm nhẹ khi đến nơi làm bớt thiệt hại hơn nhiều so với phía Tây Nam, nơi bão cập bến.

Ít thôi chứ sức gió cuốn 60-70 miles/giờ và độ giật từng cơn cũng khối nhà bị tốc mái, đổ hàng rào,. Nhất là lượng nước mưa đổ xuống đây 16" trong 24 giờ đã gây lụt lội hơn nửa thành phố ở những vùng thấp-trũng.

Riêng vườn nhà tôi ngoài việc bị lụt còn có một số cây bị gãy, đổ ngã nằm xuống hoặc nghiêng qua, vẹo lại.

 

Như đã tính toán. Sáng thứ Sáu là bắt tay ngay vào việc phục hồi các cây này, sợ để lâu rễ mới nó mọc ra thì khó làm hơn. Sau khi chuẩn bị các thứ đem ra vườn, cứ chồng cong lưng đẩy lên thì vợ dạng cẳng chống vào.

Giải thích nôm na: Nhà sẵn gỗ 2x6  có chiều dài 48", 72", 96". Tôi dùng cưa cưa hình chữ V một đầu hàng loạt, xếp sẵn dưới gốc các cây bị đổ này, đem hai con đội xe và nhiều concrete blocks, gạch, gỗ cắt ngắn...Hai con đội thay phiên nhau kích từng cây lên dần, tới độ cao đủ để chêm các cây gỗ thì mẹ cháu chống nó vào, cho đến khi các cây đổ đứng lên được như cũ thì mới khoá chặt cổ để nó khỏi nhúc nhích, cục cựa, dù mai kia có gió lớn thổi đến cũng không lay chuyển, một vài năm sau hy vọng chúng sẽ phục hồi.

Hôm nay xem ra các cháu đã vui vẻ, hạnh phúc lắm.

Ngoài ra còn phải đi làm việc xã hội với một số bà con hàng xóm, cắt các cành Oak lớn gãy rơi xuống đường làm bế tắc giao thông, chính phủ bây giờ có rất nhiều việc quan trọng hơn để chăm lo. Còn phải sửa vô số hàng rào, cắt cành cây các chỗ khác, dọn ra đường để khi có thể cơ quan FEMA đến giúp kéo đi.

Việc không là việc.

Tạo Hóa nhiều khi cũng lắm trò

Đang không gửi bão loại thật to

Gây ra nhà sập, vườn tan tác

Con người đây đó lại phải lo.


Trong cuộc đời, tôi có hai lần lo âu quá sức. Lần thứ nhất là gặp cơn giông tố sau khi bị cướp biển  rồi phá hư máy khi vượt biên 42 năm trước và lần này qua cơn bão IAN. Thử tưởng tượng ban đêm trong nhà tối om, ngoài trời mưa gió vần vũ, những cơn gió hú vang bên ngoài cộng với sấm chớp đì đùng, mà mình bị cắt mọi thông tin với bên ngoài thì không lo âu sao được.

Chả ai muốn có thiên tai xảy đến cho mình. Nhưng lỡ có khi nó đến thì hãy cố gắng vượt qua. Bây giờ thì qua đêm đen trời lại nắng. Cư dân Florida những vùng không bị lụt thì cuộc sống đã trở lại bình thường. 

Tạ ơn Đất Trời.

Hồ Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 495,404
Buổi sáng vào sở hắn được người Giám đốc cho biết hôm nay hắn sẽ đem giao xe ở Uvalde City Dealership, lấy một chiếc khác ở đó mang đi giao ở San Antonio, xong sẽ có một chiếc cho hắn mang về. Nhưng khi đến Uvalde thì được chủ gọi về ngay. Hắn bồn chồn hỏi lý do nhưng người chủ hãng chỉ nói, “Mầy lấy chiếc xe dự định đem đi San Antonio mang về đây để ngày mai sẽ giao. Mầy lái xe về cẩn thận, dù không có gì nghiêm trọng lắm nhưng mầy cần phải về ngay.”Trên đường về, đầu óc hắn suy nghĩ lung tung. Không biết chuyện gì xảy ra mà bị gọi về ngay như vậy! Hai chú em có vấn đề gì không. Trong đầu hắn tư tưởng lộn xộn
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết này của ông không phải chuyện buồn, mà là... buồn cười. Viết Về Nước Mỹ mời đọc bài viết mới có duyên, hóm hỉnh của tác giả Phước An Thy.
Jen đưa tay lên vuốt nhẹ chiếc áo dài trước khi trao nó lại cho Annie, đứa con gái riêng của nàng. Chiếc áo màu đỏ được dệt bằng vải gấm được điểm tô vài cánh lá trúc màu vàng kim lấp lánh. Chiếc áo mà nàng nhờ người bạn mua giùm khi nàng còn ở trường đại học. Nàng dự định mặc chiếc áo này trong ngày cưới với Don. Nàng quen Don khi cả hai còn học chung trường Virginia Commonwealth University. Don học về kỹ sư điện tử, còn nàng học về hóa sinh. Don đang hoàn tất chương trình kỹ sư và đang thực tập ở một công ty gần nhà. Còn nàng chỉ mới vào năm thứ hai. Don là người gốc Mỹ gốc Việt. Tên tiếng Việt của anh là Trần Nguyên Đức.
Vào những năm cuối của thập niên 1990 đầu những năm 2000, tôi thường có dịp đi công tác qua Nhật hay Hong Kong để đặt hàng và duyệt hàng trước khi nhập về hãng. Trong số hơn 300 hành khách cùng có mặt với tôi trên những chiếc Boeing 747, chiếc máy bay thông dụng cho các chuyến bay đường dài thời đó, tôi luôn gặp các đồng hương Việt Nam. Họ đều đáp cùng chuyến bay với tôi từ Mỹ về đến Tokyo hay Hong Kong để từ đó bay về Việt Nam. Nói chung tôi biết họ là người Việt do các câu chuyện họ đối thoại rôm rả cùng nhau trong lúc chờ đợi. Ngược lại có lẽ ít ai trong số họ có thể biết được tôi là người Việt Nam vì tôi thường đi cùng với các đồng nghiệp Mỹ hay Nhật
Ngọc Hạnh - Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây là bài bà mới viết về chuyến đi chơi Virginia Beach.
Hồi mới đến Mỹ, nghe nhiều người Việt đi làm nghề may, tôi tưởng bở nghĩ mình từng tốt nghiệp từ nhà may nổi tiếng Thiết Lập Sàigon, từng mở lớp dạy cắt may Âu Việt Phục Nam Nữ, mỗi khoá cũng trên vài chục học viên; từng sử dụng các loại máy may, máy vắt sổ thêu ren các thứ, chắc sẽ kiếm được khá tiền, nên xăng xái đến shop may xin việc. Bà chủ shop người Tàu Việt thấy dân mới qua ngơ ngáo nên ăn hiếp, bắt tôi mượn tiền mua chở tới hai cái máy may công nghiệp xịn hiệu JUKI của Nhật, một cái để may, cái kia 5 kim để vắt sổ và các loại zíc zắc
Hắn yên lặng bước đi cùng ông ta, tự hỏi “Phòng dưới cầu tầu…chẳng lẽ ông ta là homeless?” Quả nhiên, khi xuống, ông ta chỉ một cái vòm lõm vào chân cầu “Vâng đây là phòng của tôi từ cả năm nay rồi, mời ông.” Cái vòm cao, rộng, đủ cho một người nằm; chắc chắn không sợ nắng mưa. Ông ta chỉ bậc đá nói :”Mời ông ngồi, tôi pha tách cà phê sáng, rồi xin phép ông cho tôi nói chuyện.”
Đã bao người làm công việc đưa học trò qua đường giờ tan học ở ngã tư trường học này? Chắc chắn có những người đã ra thiên cổ, những người đang sống những ngày cuối đời trong các viện dưỡng lão, những người bị covid-19 cướp đi sinh mạng khi còn muốn làm công việc của người lớn tuổi để trả ơn những người lớn tuổi khi họ còn là một cậu nhóc, cô bé với ngôi trường tiểu học của họ ở đâu đó trên nước Mỹ bao la. Nên không có gì để bi lụy vì người ta thì già đi và qua đời là lẽ tự nhiên, cái còn lại đáng qúy là văn hoá Mỹ, cái văn hoá sau khi về hưu thì đi làm công việc đưa trẻ nhỏ qua đường sau mỗi buổi học theo định nghĩa về văn hoá đơn giản nhất: “Cái gì lập đi lập lại thành thói quen, thói quen lập đi lập lại thành phong tục, phong tục lập đi lập lại thành văn hoá”.
Mặc dầu không phải là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, tôi cũng thực hiện được nhiều bức ảnh đẹp. Nước Mỹ rộng bao la nên không thiếu những cảnh đẹp, do bàn tay con người dựng lên cũng có, do tạo hóa sáng tạo cũng có: Mùa Xuân với hoa anh đào trên dòng sông Potomac ở Washington DC, mùa Hè ở Grand Canyon, Arizona, mùa Thu ở San Juans, mùa Đông thì có rừng thông, núi tuyết ở Yellow Stone, tiểu bang Wyoming … Tôi lại nghĩ, sẽ đẹp biết bao nếu những bức ảnh của tôi có mang ý nghĩa nhân bản một cách tự nhiên, không dàn dựng, không hư cấu, không cần photoshop can thiệp.Tôi cho đó là những bức ảnh có hồn, khác với những bức ảnh đẹp về nghệ thuật mà vô tri, vô giác! Trong suốt thời gian sống ở Mỹ, tôi vẫn để tâm theo đuổi mục tiêu đó.
Mấy nay công việc trong hãng chậm quá, đơn hàng hổng có, mọi người tụm năm tụm ba nói dóc, bàn tán cả ngày. Mỗi nhóm có đề tài khác nhau. Nhóm đen tụi thằng Kieth, thằng Eddie, thằng Aaron… thì lúc nào cũng chuyện cá độ bóng chày, bóng rổ, bóng cà na, chuyện cầu thủ này chơi đẹp, cầu thủ kia xuất sắc, chuyện thằng Willi tát xướng ngôn viên trên thảm đỏ giải Oscar… Nhóm gốc mít như anh Tuấn, thằng Khôi thì toàn chuyện Việt kiều về nước ăn chơi, chuyện ông này bà nọ ăn bẩn...Nhóm thằng Andre, Jose… thì tám chuyện Mễ Tây Cơ. Nhóm đàn bà thì hổng biết nói chuyện chi nhưng chưa bao giờ thấy miệng nghỉ ngơi, kể cả lúc ăn uống, tám liên tu bất tận.
Nhạc sĩ Cung Tiến