Hôm nay,  

Vẫn Phải Gồng

08/11/202215:52:00(Xem: 3998)

TLTP

 

Tác giả tên thật Nguyễn Thanh Hiền, Nickname: Steven N, Bút danh: Tiểu Lục Thần Phong, Sinh sống ở Atlanta trên  20 năm.

 

*

 

Bãi đậu xe của khu shopping Pupublic rộng mênh mông ấy vậy mà vẫn không có một chỗ trống, những ngày lễ cuối năm phố xá, chợ búa rộn ràng tấp nập vô cùng. Thiên hạ đi mua sắm không khác gì tháng chạp xứ mình.

 

Steven chạy hai vòng mà chưa có chỗ đậu xe, đến vòng thứ ba thì bị kẹt giữa xe trước và xe sau. Bất chợt chiếc Mercedes đỏ đèn và de ra, tài xế lơ đễnh không nhìn phía sau. Steven hoảng kinh, bóp còi inh ỏi, tài xế chiếc Mercedes không nghe, vẫn cứ de. Một tiếng rầm, đít xe Mercedes húc vào bên cửa trái xe của Steven. Tim Steven như văng khỏi lồng ngực. Steven định mở cửa bước ra nhưng không thể mở được, cú húc đã làm cửa xe móp và kẹt cứng, đành lòng phải chui ra từ cửa bên phải. Tài xế chiếc Mercedes là một người đàn bà da đen, bà ta cũng bước ra khỏi xe. Steven bực bội:

 

- Tại sao bà de xe mà không chịu nhìn phía sau?

 

Người đàn bà da đen ấy khoảng năm mươi, ra dáng người có tiền. Bà ta không chịu nhìn nhận lỗi của mình mà lại lu loa mồm mép:

 

- Tại sao mầy ngừng phía sau xe tao?

 

- Bà không thấy kẹt cứng cả trước lẫn sau à? Vả lại người de xe phải quan sát trước khi de!

 

Bà tài xế Mercedes ấy vẫn không ngừng la lối theo cái kiểu “ Cả vú lấp miệng em”:

 

- Mầy phải tiến về phía trước hoặc lùi về sau khi thấy xe tao de!

 

Biết cãi với người không biết điều vô ích vả lại tài xế mấy xe khác cũng bực bội, Họ yêu cầu phải dời xe khỏi đường để dòng xe không bị kẹt. Steven lấy phone chụp hình xe và hiện trường trước khi dời xe và sau đó gọi cảnh sát, trong khi ấy bà ta vẫn không ngừng to tiếng nói búa xua.

 

Hai mươi phút sau một anh cảnh sát da đen đến, anh ta cao to vạm vỡ như đô vật, bắp thịt cuồn cuộn căng cứng trong bộ sắc phục. Người đàn bà ấy lập tức phân bua tràng giang đại hải với anh cảnh sát. Sau chừng mươi phút mới để cho Steven trình bày. Anh anh cảnh sát im lặng lắng nghe mà không mở miệng nói một lời, vẻ mặt lạnh như tiền. Anh ta xem xét xe và làm biên bản nhưng cho cái hẹn ba ngày sau đến đồn cảnh sát Clayton để lấy.

 

Sau khi mọi việc được giải quyết, Steven trở lại xe mình, lúc bấy giờ bực bội nổi lên làm cho tâm trí giận dễ sợ, nãy giờ vì lu bu giải quyết việc nên không thấy, giờ thì mới nhận ra. Steven bực vì bao nhiêu việc trễ nãi, những dự tính làm trong tuần coi như dở dang, giờ còn phải mất thời gian đi văn phòng luật sư, văn phòng bác sĩ chấn thương chỉnh hình, sửa xe… Steven vô tình đấm mạnh vào tay lái làm cho còi xe kêu inh ỏi, lúc ấy mới giật mình nhận ra. Xưa giờ đọc bao nhiêu lý thuyết điều hơi thở, dưỡng tâm ý, không để thái độ tồi kẻ khác làm xáo trộn góc bình an trong tâm hồn mình...Thế mới biết khi chưa đụng chuyện thì hay lắm, khi xảy ra mới biết thật giả thế nào.

 

**

 

Văn phòng luật sư P.D chuyên về tai nạn xe cộ, nhân viên văn phòng tên Kim N đưa cho Steven điền một số giấy tờ, chụp hình bằng lái, giấy bảo hiểm, giấy kiểm định xe… sau đó cô ta bảo:

 

- Chúng tôi sẽ làm việc với hãng bảo hiểm của bên kia, sau khi anh nhận được biên bản từ cảnh sát thì hãy gởi ngay cho chúng tôi.

 

Đúng ba ngày sau, lấy được biên bản và đem đến cho cô Kim N. Biên bản rất rõ ràng cả chữ và hình đúng với hiện trường lúc bị đụng xe, lỗi hoàn toàn ở người lái Mercedes. Người cảnh sát làm việc rất chính xác và công tâm, vậy mà mấy ngày qua trong lòng Steven có nhiều lo nghĩ:” Không biết anh ta có thiên vị cho người cùng màu da với anh ta?”

 

Chị Kim N đại diện cho luật sư Paul D nói:

 

- Chúng tôi sẽ đòi quyền lợi tối đa cho anh, lỗi ở đối phương, công ty bảo hiểm sẽ chi trả tiền sửa xe và tiền mướn xe trong thời gian xe anh nằm ở body shop.

 

- Chị làm ơn giúp cho, chỉ đòi bồi thường từ hãng bảo hiểm bên kia thôi nhé! Đừng đụng đến bảo hiểm của tôi.

 

- Không, chúng tôi sẽ lấy tiền bảo hiểm của cả hai bên, bảo hiểm của anh là bảo hiểm hai chiều cơ mà, đây là quyền lợi của anh.

 

- Tôi biết nhưng tôi không muốn đụng đến phần bảo hiểm của mình, tuy tôi không có lỗi nhưng một khi đụng đến thì hồ sơ mình cũng bị một tì vết.

 

Chị Kim N thuyết phục Steven không được nên bực bội ra mặt, giọng sẵng:

 

- Tại sao?

 

- Tôi không muốn hồ sơ của mình có tì vết.

 

- Anh lo xa quá, chẳng sao đâu, đây chẳng phải lỗi của anh, tất cả các trường hợp như thế này chúng tôi đều đòi bồi thường bảo hiểm từ hai bên.

 

- Đành rằng là vậy, nhưng tôi không muốn thế.

 

Chị Kim N càng lúc càng tỏ vẻ khó chịu

 

- Khách hàng như anh thật là lạ, tôi không hiểu nổi.

 

- Chị làm ơn như vậy nha! Chỉ cần bồi thường của bảo hiểm đối phương thôi!

 

Sau đó luât sư Paul D hỏi một số câu hỏi và anh ta cho biết đây là những lời chứng cứ có ghi âm.

 

Về đến nhà, Steven kể lại cho vợ nghe buổi làm việc ở văn phòng luật sư cũng như thái độ của cô Kim N. Vợ Steven cười:

 

- Bọn họ muốn lấy tiền cả hai bên bảo hiểm, lấy càng nhiều thì phần hoa hồng của họ sẽ cao.

 

- Em nói đúng, mỗi một trường hợp tai nạn xe cộ như thế này, thường thì tiền bồi thường sẽ chia ba: Nạn nhân, luật sư và bác sĩ điều trị chấn thương chỉnh hình.

 

Ngay tuần lễ đầu tiên bị tai nạn, Steven đi đến văn phòng của bác sĩ Kieth N. Bác sĩ Kieth N vốn là cháu ruột của một vị trung tướng Việt Nam Cộng Hòa. Ông tướng đã tuẫn tiết khi sài Gòn thất thủ. Bác sĩ Kieth N khá thanh lịch, nhỏ nhẹ và cung cách làm việc tử tế rất khác với người ở văn phòng luật sư. Nơi này giúp làm hồ sơ và điều trị cho khá nhiều trường hợp tai nạn xe cộ cho đồng hương. Thật tình mà nói thì những trường hợp tai nạn nặng, có thương tích phải đi nhà thương hoặc đau nhức thật sự mới cần đến bác sĩ điều trị chấn thương chỉnh hình. Những trường hợp tai nạn nhẹ, không có thương tích hay đau nhức thì việc đi đến văn phòng bác sĩ chấn thương chỉnh hình chỉ là hình thức lấy chứng cớ hợp lệ để đòi bồi thường mà thôi. Steven cũng như bao trường hợp tai nạn nhẹ ấy, mỗi tuần đến đây hai lần, mỗi lần chừng mươi phút nằm giường mát xa và nhân viên dùng máy ấn, bóp, gõ vào hai bên sống lưng. Nói là điều trị để làm hồ sơ chứ thật chất chẳng có tác dụng chi mấy. Điều trị như thế hơn bốn tuần thì bác sĩ Kieth N bảo sẽ gởi đi nhà thương chuyên môn để chụp MRI. Steven từ chối:

 

- Cảm ơn bác sĩ Kieth, tôi nghĩ không cần chụp MRI đâu vì sức khỏe thân thể tốt, không có bất cứ dấu hiệu đau nhức hay bất thường gì.

 

- Nhưng bên luật sư Paul D họ yêu cầu.

 

- Nhờ bác sĩ nói với họ, tôi không chụp MRI.

 

Bác sĩ Kieth N cũng vui vẻ chấp nhận ý kiến của Steven, thật khác xa với thái độ của những người làm việc bên văn phòng luât sư. Việc điều trị chấn thương trong khi thân thể mình không bị gì đã là một sự không thật thà nhưng vì đây là luật nên không thể không làm. Cứ chấp nhận vậy cũng được, giờ còn muốn chụp MRI nữa để kiếm thêm tiền bồi thường thì quá đáng, lương tâm Steven không chấp nhận. Cả luật sư và bác sĩ đều muốn Steven đi chụp MRI để bảo hiểm chi trả nhiều hơn, tuy nhiên bác sĩ Kieth N không ép buộc như bên luật sư.

 

Mấy tuần sau có một bác sĩ chấn thương chỉnh hình người Mễ vừa vào làm cho văn phòng bác sĩ Kieth N. anh ta tên Carlos, tuổi chừng hai mươi bảy. Anh ta nắn bóp sống lưng và cổ cho Steven, vừa làm vừa hỏi:

 

- Anh có cảm giác đau không?

 

- Không, bình thường thôi.

 

Sau đó anh ta lại day, ấn một vài điểm khác trên lưng và hỏi có đau không, dĩ nhiên là Steven nói không. Anh bác sĩ Mễ bèn bảo:

 

- Nếu anh cảm nhận không có triệu chứng đau nhức gì, vậy chúng ta đóng hồ sơ nhé!

 

Bác sĩ Carlos thật thà, làm việc ngay thẳng, lương tâm trong sáng. Anh ta không muốn kéo dài việc điều trị không cần thiết. Steven đem lời Carlos nói với bác sĩ nhân viên văn phòng là cô Emma L, cô ấy khuyên:

 

- Mình không nên đóng hồ sơ sớm quá, việc này phải chờ ý kiến bác sĩ Kieth N

 

Steven nghe thế thì cũng đồng ý, cứ tiếp tục thêm vài tuần nữa cũng không sao, cứ coi như được mát xa miễn phí để giảm bớt căng cơ sau những ngày làm việc nặng nhọc. Ở xứ này tất cả các trường hợp tai nạn xe cộ dù nặng hay nhẹ cũng cần đi văn phòng bác sĩ chấn thương chỉnh hình. Steven biết có khá nhiều trường hợp tai nạn rất nhẹ, chỉ hơi móp hay trầy xước nhẹ nhưng chủ xe kết hợp với luật sư và bác sĩ làm tiền một cách quá đáng. Họ tận dụng những điều luật hợp pháp để đòi bồi thường cao nhất. Có không ít trường hợp gian lận đã được phanh phui, có đòi bồi thường cao ( kể cả gian lận) thì tiền chia phần mới được nhiều. Steven và vợ đồng ý với nhau không chụp MRI, không làm thêm bất cứ yêu cầu nào nữa, chỉ điều trị sơ đẳng thông thường thế thôi vì đây là quyền lợi hợp pháp của người có bảo hiểm. Ở xứ này phải thế, nếu mình bị tai nạn xe cộ mà không gọi cảnh sát, không báo luật sư hay không đi chữa trị chấn thương chỉnh hình thì đôi khi mình lại gặp rắc rối. Ở xứ này tất cả mọi người đều phải tuân thủ như thế! Đã có những trường hợp người đồng hương của mình vì nhẹ dạ cả tin khi va quẹt nhẹ mà không gọi cảnh sát, chỉ thỏa thuận miệng rồi bỏ đi, sau đó đối phương gọi cảnh sát và khai gian mình gây tai nạn rồi bỏ chạy, thế là cảnh sát tìm đến còng tay mình và phải hầu tòa, chịu nhiều oan ức nhưng không sao biện bạch được.

 

Ở xứ này mọi người đều phải tuân thủ pháp luật, không thể giỡn mặt với luật pháp. Dưới là ăn mày trên  cao nhất là tổng thống, ai cũng có thể bị kiện, bị lôi ra tòa như chơi. Ai cũng có thể kiện, việc gì cũng kiện được, bởi vậy mà luật sư là cái nghề sống khỏe, sống mạnh, cái nghề không sợ thất nghiệp. Luât sư chuyên nghiên cứu luật, tìm mọi kẽ hở của luật để đấu lý với quan tòa. Ở xứ này quan tòa với luật sư dùng lý lẽ và luật pháp mà đấu trí nhau chứ không thể dùng quyền lực mà xử như quan tòa ở những xứ độc tài toàn trị. Bản án lệ thuộc rất lớn ở tài trí và năng lực của luật sư. Bên nào mướn được luật sư giỏi, rành luật thì coi như nắm chắc phần thắng. Quan tòa buộc tội và luật sư gỡ tội, có những vụ tiêu biểu như J Simpson, anh ta giết vợ rõ ràng nhưng luật sư vẫn cãi thắng quan tòa, quan tòa không thể buộc tội được và đành phải thả anh ta. Với luât sư thì thân chủ của mình là trên hết, bọn họ có thể cãi đen thành trắng miễn là đem lại phần thắng cho thân chủ của mình, còn việc gỡ tội ấy có vô đạo hay trái lương tâm không phải là việc họ quan tâm. Có rất nhiều những tay trùm maphia, phạm pháp… nhưng luât sư của chúng quá xuất sắc, quan tòa thua lý nên cũng không sao kết án được!

 

Sau khi luật sư đại diện làm việc với hãng bảo hiểm đối phương, hãng bảo hiểm ấy buộc Steven phải đem xe đến một body shop F P Collision của người Việt ở địa phương để sửa chữa trong khi Steven chỉ muốn sửa ở chính hãng Toyota. Họ bảo:

 

- Anh không có quyền lựa chọn, anh chỉ có thể sửa xe ở nơi mà chúng tôi chỉ định.

 

Steven thương lượng với chị Kim N, đại diện của văn phòng luật sư Paul D:

 

- Tôi muốn giữ tiền bồi thường và tự mình sửa xe.

 

Chị Kim N khăng khăng:

 

- Anh phải đem xe đến F P Collision để sửa, anh không thể giữ tiền bồi thường!

 

- Tôi là người bị đụng xe, là nạn nhân, không phải kẻ gây ra lỗi. Nhiều năm trước đây tôi từng bị đụng xe, sau khi được bồi thường luật sư đã nói với tôi là tôi có thể giữ khoản tiền bồi thường đó mà không cần sửa xe.

 

Chị Kim khó chịu ra mặt, vẫn một mực:

 

- Anh phải sửa xe và chỉ được sửa ở F P Collision, nếu anh sửa nơi khác thì anh phải tự trả tiền đấy!

Steven đành đem xe mình đến F P Collision. Anh Jimmy, chủ body shop sau khi nhìn xe và cái khoản tiền mà hãng bảo hiểm định mức trả bảo:

 

- Với khoản tiền này thì không đủ để sửa, tôi sẽ điều đình lại với hãng bảo hiểm bên kia. Anh đừng lo, tôi đã làm việc này nhiều rồi.

 

Mười ngày sau Jimmy gọi Steven ra lấy xe về, công nhận thợ của FP Collision quá khéo tay, họ đặt phụ tùng thay thế những phần hư và còn sơn lại những vết trầy xước khác, mắt thường nhìn không thể nào biết là xe đã từng bị đụng. Anh Jimmy cũng cho biết là anh đã đòi hãng bảo hiểm phải trả gấp đôi số tiền ban đầu mà họ đưa ra. Vấn đề muốn nói ở đây là công ty bảo hiểm G vốn cáo già, họ biết việc sửa xe ở body shop của người Việt rẻ hơn rất nhiều so với sửa ở chính hãng Toyota, vì thế họ buộc Steven phải sửa ở FP Collision. Mặt khác văn phòng luật sư cùng với FP Collion cũng quan hệ chặt chẽ với nhau. Họ buộc mình phải sửa xe chứ không được giữ tiền và tự sửa. Họ mặc cả với hãng bảo hiểm G để đòi gấp đôi số tiền mà họ đã ký ngân phiếu chi trả cho Steven. Văn phòng luật sư và FP Collision cùng có lợi, cả ba bên đều có lợi, một cuộc đấu trí và tương nhượng giữa ba bên để đạt cái lợi lớn nhất cho mình. Chủ xe là người bị tai nạn, ngoài việc được sửa lại xe thì chẳng có xu nào.

 

Sau mười hai tuần điều trị ở văn phòng bác sĩ Kieth N, mỗi tuần hai lần, vị chi là hai mươi bốn lần. Thực chất việc điều trị chấn thương chỉ là ký giấy xác nhận có đến điều trị vào ngày tháng đó mà thôi. Steven thấy thế  là đủ rồi, không thể điều trị xạo xạo như thế này nữa nên đề nghị đóng hồ sơ. Em Emma L đại diện của văn phòng bác sĩ điều trị chấn thương chỉnh hình nói:

 

- Đóng hồ sơ sớm sẽ ít tiền, vì tiền bồi thường căn cứ vào số lần đi điều trị.

 

- Được bao nhiêu hay bấy nhiêu, anh cũng chẳng có đau nhức hay chấn thương chi cả, cứ kéo dài thế này thì thấy tâm mình không được thoải mái, mặc dù việc này hoàn toàn hợp lý và hợp pháp.

 

- Có gì đâu mà anh phải áy náy, ai cũng vậy thôi, tất cả mọi trường hợp tai nạn đều như thế cả! Hơn nữa mọi việc do văn phòng bác sĩ và văn phòng luật sư lo.

 

-Đành rằng là vậy, nhưng anh thấy không nên kéo dài thêm nữa!

 

- Anh không biết đâu, có những trường hợp chỉ va quẹt nhẹ mà người ta cứ đi điều trị chấn thương chỉnh hình gần cả năm đấy!

 

- Kệ họ đi em, em nói với bác sĩ Kieth N đóng hồ sơ thôi, anh không muốn điều trị gì nữa.

 

Emma L không thuyết phục được Steven nhưng vẫn vui vẻ đồng ý đóng hồ sơ.

Xứ Cờ Hoa này thật tuyệt vời, cứ như một hệ thống dây chuyền, mọi hoạt động liên kết ăn khớp và nhịp nhàng với nhau, rất chuyên môn, rất lành nghề, rất hiệu quả. Mỗi bộ phận, mỗi khâu của công việc dính liền và tác động qua lại lẫn nhau. Ngày thường, khi chưa đụng việc, Steven cũng như mọi người thường kêu ca than vãn:” Làm bao nhiêu cống nạp cho mấy hãng bảo hiểm hết!”. Đến khi xảy ra chuyện, bấy giờ mới thấy được sự lợi ích lớn của việc mua bảo hiểm. Giả sử không có bảo hiểm sức khỏe, lỡ có bệnh phải nằm nhà thương một tuần thì có nước bán nhà. Còn như không có bảo hiểm xe mà lỡ bị đụng thì lúc ấy coi như mất xe, đi tù…

 

Việc chi trả bảo hiểm hàng tháng cũng ớn chè đậu lắm chứ, rất nặng, nào là bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xe, bảo hiểm nhà, bảo hiểm nhân thọ. Những người giàu hay nổi tiếng họ còn phải trả bảo hiểm từng bộ phận của thân thể nữa. Chi trả bảo hiểm nặng đấy, dù nặng vẫn phải gồng, sống ở xứ này không có bảo hiểm là không được! Có thể cắt giảm những thứ chi tiêu khác chứ không thể cắt giảm bảo hiểm!

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

 

Ý kiến bạn đọc
10/11/202201:49:23
Khách
>[ Bác sĩ Kieth N vốn là cháu ruột của một vị trung tướng Việt Nam Cộng Hòa. Ông tướng đã tuẫn tiết khi sài Gòn thất thủ. Việc điều trị chấn thương trong khi thân thể mình không bị gì đã là một sự không thật thà nhưng vì đây là luật nên không thể không làm. Cứ chấp nhận vậy cũng được, giờ còn muốn chụp MRI nữa để kiếm thêm tiền bồi thường thì quá đáng, tuy nhiên bác sĩ Kieth N không ép buộc như bên luật sư.

Bác sĩ Carlos thật thà, làm việc ngay thẳng, lương tâm trong sáng. Anh ta không muốn kéo dài việc điều trị không cần thiết.

Emma L không thuyết phục được Steven nhưng vẫn vui vẻ đồng ý đóng hồ sơ.]

Chà chà, khá quá thĩnh thõang mới thấy người thật thà

>[ Anh không biết đâu, có những trường hợp chỉ va quẹt nhẹ mà người ta cứ đi điều trị chấn thương chỉnh hình gần cả năm đấy! ]


Nếu lở đụng 1 công tử/tiểu thư lái xe Ferrari, Lamborghini, ... từ các nước Trung quốc, Việt Nam, các nước ở Trung Đông, Phi Châu, Á Châu, Nam và Trung Mỹ, .... chạy nhan nhãn ở tiểu bang California từ San Diego đến Los Angeles, hay khu Silicon Valley thì bão hiểm đền hơi nặng.
Tôi mới tăng từ A and D từ 250K/500K lên 500K/1M chỉ chi thêm $20 cho 6 tháng cho 1 xe, để đề phòng cho chuyện này
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,579
Một trong những người bạn nối khố của tôi vốn là nhà báo. Sau Giáng Sinh 2021, anh gọi cho tôi nói tôi còn nợ anh ấy bài viết cho số báo Xuân Nhâm Dần của anh sắp trình làng. Tôi cố tảng lờ, “Nợ gì nhỉ?” Bạn liền quát vào máy, “Tôi xin ông. Ông cứ cái tật đánh trống lãng với tôi đấy hả?” Tôi xởi lởi hỏi viết gì bây giờ, bạn liền ra lệnh, “Mùa Xuân, viết về tuổi già chứ còn gì nữa.” Tôi sực nhớ mình có hứa với bạn, nên phải trả cho xong món nợ cuối năm. Lục mãi trong trí nhớ của mình nay đang xuống cấp, tôi bèn chọn ngay việc tản mạn tuổi già của chính mình và của bạn bè đang lưu lạc ở Mỹ, nơi xứ lạ quê người.
Thôi để tôi tả một cuộc hèn hò trên sân khấu trường quay bạn muốn hẹn hò trong nước thì bạn đọc hải ngoại dễ hình dung hơn. Giữa sân khấu là một bức màn được buông xuốn để hai bên không thấy nhau. Bên nhà trai có người hướng dẫn chương trình là đàn ông, bên nhà gái là cô hướng dẫn duyên dáng. Thường thì bên cô gái được mời lên sân khấu trước, sau đó đến bên chàng trai. Cô gái giới thiệu về lý lịch trích ngang của bản thân, nói sơ lược về tình trường mà cô đã trải qua, thể hiện tài năng hay cũng có thể gọi là tài vặt như ca hát, nhảy múa để góp vui với chương trình. Điểm quan trọng nhất là cô nói thẳng ra ý muốn của cô với chàng trai bên kia bức màn về mẫu người đàn ông mà cô muốn hẹn hò.
Chẳng biết tại sao mà từ khi qua Mỹ cho tới nay tôi bị lời nguyền gì mà mỗi năm đều bị bệnh mất mấy ngày, nhẹ thì cảm, sổ mũi nóng sốt, nặng thì bỏ ăn một hai bữa. Còn không thì chạy xe bị người ta vượt đèn đỏ hít đít hoặc húc hông, có lẽ thấy tôi mỗi ngày mỗi hên nên vận bám vào người càng nặng. Năm ngoái trước đám cưới con trai là thằng Dũng thì Covid tới thăm và ở nhà chơi chung với tôi 50 ngày. Năm vừa rồi đám cưới thằng Duy sức khỏe chưa lấy lại được thì bị giời leo đau đến nỗi tôi không bước nổi. Vì cứ bị con bệnh đeo bám như vậy nên thằng Duy là con trai lớn đã thương mà trả hết nợ nhà cho để tôi yên tâm ở nhà nghỉ ngơi cho khỏe.
Trước hết căn cứ vào số lượng người mang họ Nguyễn (họ phổ biến nhất của người Việt) ở trong vùng rồi suy luận ra, ta có thể phỏng đoán được số lượng người Việt. Theo tin từ trang Wikipedia tiếng Việt thì tôi được biết theo thống kê năm 2005 ở Việt Nam người họ Nguyễn chiếm 38% dân số. Dĩ nhiên con số 38% này không phải là con số tuyệt đối có thể đại diện cho bất cứ tập thể nào. Nghĩa là không phải ở bất cứ nhóm người nào người họ Nguyễn cũng chiếm tỷ lệ 38%. Do đó trong ước tính của mình tôi áp dụng con số khiêm nhường hơn một chút đó là chỉ khoảng 1/3 người Việt mang họ Nguyễn.
Sở dĩ gọi là "nghề" vì chuyện trong nhà tôi, ông anh rể là sĩ quan đi "cải tạo", thằng con của anh ấy, là cháu ruột tôi, vào lớp Một, nhà trường gửi về bản khai lý lịch, tên bố tên mẹ và nghề nghiệp. Chị tôi điền lý lịch cho thằng bé, mặc dù lúc ấy chị đang chạy chợ trời, nhưng theo “kinh nghiệm” mấy chị hàng xóm thì không nên khai chợ trời, sẽ bị đánh giá là …tiểu tư sản, con mình sẽ bị trù dập, cho nên dù chẳng hiểu thằng bé 6 tuổi còn thò lò mũi xanh sẽ bị trù dập kiểu gì, chị bèn ghi là “nội trợ” cho an toàn. Còn phần nghề nghiệp bố thì để trống vì không biết khai thế nào. Đến lớp, cô giáo liền điền vào khoảng trống nghề nghiệp của bố nó là... "học tập cải tạo"! Mà nghề này còn sinh ra nhiều nghề khác cho những người tù, nào là chăn lợn, nuôi gà, trồng rau, nấu cám, đốn củi trên rừng. Lần đó tôi theo chị lên trại Thành Ông Năm thăm nuôi anh rể, anh ấy tặng vợ con và các em những chiếc vòng đeo tay, chiếc lược được chạm trổ rất xinh xắn do chính tay anh làm, anh bảo đó là "nghề"
Ai cũng có một thời thơ ấu và thanh xuân riêng của mình. Vậy mà ngày còn nhỏ tôi không bao giờ quan tâm đến tâm tư tình cảm và suy nghĩ riêng của má. Tôi cứ thấy má là của gia đình, là của chúng tôi. Tất cả suy nghĩ, việc làm của má đều dành cho chồng con, cho gia đình này. Tôi đã nhận những yêu thương, chăm sóc một chiều của má như một chuyện đương nhiên. Giờ ngồi nhớ lại hồi nhỏ chẳng bao giờ thấy má gặp lại các bạn học xưa để cười đùa rộn rã nhắc về tuổi thơ như thế hệ chúng tôi bây giờ. Chỉ lâu lâu dì Nghiêm là em ruột của má từ Sài Gòn về là 2 chị em ríu rít như chim và nói toàn tiếng lóng với nhau kiểu như mật mã nghe ngộ lắm. Má tôi và dì cứ cười nói rộn ràng còn chúng tôi thì ngơ ngác chẳng hiểu gì. Chắc thuở còn con gái mấy dì và má nói chuyện với nhau kiểu này để giữ bí mật những chuyện riêng tư, qua mặt người lớn mà hẹn hò, nghịch ngợm đây. Ghê thật! Ai bảo thế hệ xưa hiền hơn bây giờ? Chỉ là họ giấu kỹ và không có mạng Internet hay Facebook để ai cũng biết như ngày nay thôi
Dưới ánh mặt trời như thiêu đốt làm bầu không khí rung rinh, nhảy múa đến lóa mắt, đoàn tù nhân đi chân không, ở trần trùng trục, chỉ mặc độc nhất cái quần xà lỏn, vài người đầu đội các chiếc nón cũ kỹ, rách rưới mà họ lượm được đâu đó, đang mệt nhọc lê thân xác mỏi nhừ sau một ngày lao động vất vả trở về trên con đường đất đỏ nóng hừng hực khiến chân họ muốn bỏng, vai thì đỏ và rát bởi nắng cháy. Hai bên đường, rẫy được tù nhân khai khẩn rộng thênh thang, chạy ngút mắt đến tận bìa rừng chỉ chừa lại những gốc rạ khô cằn sau mùa gặt. Giữa cánh đồng một cây Cầy cháy sạm, còn trơ lại vài nhánh đen đúa, cháy dở, chơ vơ chĩa lên cao như cố chống giữ lấy bầu trời to lớn tạo cho khung cảnh một nỗi buồn thê lương như phận người tù ở trại Đồng Phú này!
Hôm nay xé tờ lịch qua tháng tư, tim tôi thấy bồi hồi, xáo trộn những suy nghĩ mông lung bên tách cà phê, ký ức trở về miên man biết bao nhiêu hình ảnh, bao nhiêu câu chuyện ngày ấy, rõ in trong đầu như mới vừa xảy ra đâu đây...
Sau nhà tôi là rừng, rừng ngày xưa không nhìn thấy gì ngoài màu lá xanh, những con chim sặc sỡ màu nhưng chúng chỉ cất tiếng hót lẻ loi một mình, không buồn cũng không vui. Những con thú hiền hoà như sóc với thỏ là những kẻ lãng du tử tế. Chúng thấy người không thích mắt khi nhìn chúng nữa thì sóc nhập thiền nơi những hốc cây, những hốc đá ven bờ suối là tịnh thất của thỏ. Trong khu rừng có con suối nhỏ, có đàn vịt trời khi lội khi baydưới chân đồi bluebonnet tượng trưng cho tiểu bang Texas. Mùa hoa rộ tháng tư thì cơ man là người đến chụp hình, xe đậu quanh đồi không đủ chỗ thì người ta lái xe vào xóm nhà đậu tạm. Tôi thích bị làm phiềm kiểu Mỹ vì chỉ có ở Mỹ khi người không quen biết bấm chuông nhà chỉ để xin phép cho họ đậu cái xe trước nhà mình một lát, họ lên đồi chụp vài tấn hình sẽ đi ngay. Tôi hình dung ra những bức ảnh gia đình, tình nhân, bạn hữu của những người tử tế đã làm nên phong cách Mỹ khác biệt.
Tháng 4 luôn nhắc nhớ, chúng ta từ đâu đến đây, chúng ta may mắn hơn người còn ở lại VN, hạnh phúc hơn người bỏ xác trên biển, hãy sống xứng đáng với cái giá chúng ta phải trả mới có ngày hôm nay. Hãy tôn trọng và nhớ ơn đất nước đã cưu mang gia đình chúng ta, QUÊ HƯƠNG THỨ HAI đã đón nhận và giúp đỡ chúng ta, nơi đây là điểm dừng cuối đời của chúng ta và là Quê Hương thật sự của con cháu chúng ta.
Nhạc sĩ Cung Tiến