Hôm nay,  

Đi Xem Hoa Đào ở Hoa Thịnh Đốn

04/04/202216:01:00(Xem: 2625)

 

 

vvnm 04042022 Ngoc Hanh_Đi Xem Hoa Đào HOa Thịnh Đốn
Hình do tác giả chụp 

 

Ngọc Hạnh - Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.

 

*

 

Hôm nay trời trong, nắng vàng rực rỡ nhưng lạnh. Hàn thử biểu cho thấy buổi sáng 47độ và trưa được 54 độ F. Vào buổi chiều 16 giờ khí tượng cho biết sẽ có mưa. Từ hôm qua các con đã khuyến khích tôi đi xem hoa đào vì sợ sau cơn mưa, phần lớn hoa sẽ rơi rụng, tơi tả không còn đẹp nữa. Qua video người bạn gửi cho xem thấy hoa đào ở Tidal Basin thủ đô Hoa Thinh Đốn đã nở rộ.

 

Đại Cương:

 

Có thể các tiểu bang Hoa Kỳ cũng có hoa đào nhưng theo tôi có lẽ hoa đào vùng Hoa Thinh Đốn nhất là ở bờ hồ Tidal Basin thủ đô Hoa kỳ, nhiều hơn cả. Tôi nói thế vì hàng năm cả triệu du khách viếng thủ đô vào mùa Xuân xem hoa đào khoe vẻ đẹp.Tôi xin sơ lươc để quý độc giả ở xa có chút khái niêm về hoa đào ở Washington DC. Cách đây hơn 100 năm váo tháng 3 năm 1912, Thủ đô Hoa kỳ được thành phố Kyoto Nhật bản tặng hơn 3000 cây hoa đào để tăng thêm tình hữu nghi 2 quốc gia. Các cây đào ấy trồng phần lớn được trồng chung quanh bờ hồ Tidal Basin, ở “cây Bút Chì” theo cách gọi dân gian hay ”Tháp Bút” theo các nhà báo khi nói đến Washington Monument. Ngoài ra hoa đào còn được trồng các vùng lân cân, các công viên gần gần thủ đô.

 

 

Thường đào ra hoa vào khoảng 20 tháng 3 đến tuần lễ đầu tháng 4 tùy thời tiết.Thời gian này thủ đô có lễ Hội Hoa Đào ( National Cherry Blossom Festival ) gồm nhiều trò vui: trình diễn âm nhạc, các sản phẩm mỹ thuật, các vũ điệu, ẩm thưc, chọn hoa hậu kimono… và xe hoa diễn hành trên đường phố, thu hút đông đảo khán giả. Có các đòan thể, các quốc gia bạn, các trường Trung Học tham dư (trình diễn âm nhạc). Về ẩm thưc cũng đa dạng với thức ăn nhiều quốc gia: Đại Hàn, Nhật, Ấn, Phi, Ý Mễ… Lễ hội thả diều, pháo bông cũng tổ chức trong thời gian này. Du khách ở xa muốn xem hoa đào phải đặt khách san trước và nên chọn các nơi trong thủ đô để có thể đi bộ thăm viếng hoa đào và các kiến trúc nổi tiếng khác như tòa nhà Quốc Hội, viện bảo tàng Smithonian, Tòa Bạch Ốc (White House)... Cũng nên xem 8 đài Tưởng Niệm khi viếng thủ đô Hoa kỳ:

 

1. Franklin Delano Roosevelt

2. Korea War Veterans Memorial

3. Thomas Jefferson Memorial

4. Vietnam Veterans Memorial

5. Martin Luther King Jr Memorial

6. National World War II Memorial

7. Washington Monument

8. Lincoln Memorial

 

Trước khi có dịch cúm Covid, lễ hội Hoa Đào thủ đô thật tưng bừng trang trọng với nhiều trò chơi vui lạ: xe hoa, trình diễn y phục các nước, đi đạp 1 bánh xe, đi cà khêu, thả bong bóng thật to có hình người, cỡi ngựa, các ban nhạc vừa đi thổi kèn, nhạc cụ sáng trưng, đồng phục xanh, đỏ hay tím tùy trường học hay đoàn thể Các thiếu nữ xinh đẹp vừa đi vừa trình bày các vũ điệu... và trên hồ hàng trăm chiếc thuyền nhỏ nhấp nhô trên mặc nước. Sân cỏ nơi Tháp Bút thiên hạ tụ tập đông đúc xem hàng trăm con diều màu sắc bay lượn nhiều hơn với số diều ngày hôm qua mấy lần.

 

Khi viếng thủ đô du khách có thể mua tua thăm hoa đào và các nơi bằng xe bus, muốn xuống trạm nào cũng được (hop-on hop-off tour) bằng xe trolley, xe điện hay thuê xe đạp khoảng 2 tiếng, chạy lòng vòng chụp ảnh là hết giờ. Theo bách khoa toàn thư trước khi có dịch cúm Covid hàng năm có hơn 20 triệu du khách viếng thủ đô vào mùa Xuân khi hoa đào nở rộ. Nên đi sớm hay dùng xe công cộng như metro hoặc đi vào ngày thường vì những ngày cuối tuần sẽ bị kẹt xe. Theo người viết trừ quý vị giỏi vi tính nghiên cứu trước các nơi thăm viếng, còn lơ mơ thì nên theo tua có hướng dẫn viên chuyên nghiệp biết rõ lịch sử các kiến trúc, các công viên, công sở..., cuộc thăm viếng sẽ thú vị hơn. Còn không thành phố nào cũng có lâu đài, kiến trúc xinh đẹp, cây kiểng... giống giống như nhau mà thôi

 

XEM HOA ĐÀO:

 

Hầu như năm nào vào tháng 3 tôi cũng đến bờ hồ Basin Tidal thủ đô Hoa Kỳ xem hoa đào trắng và hồng nở rộ đầy cành, chẳng còn lá xanh rất đẹp. Tôi có trồng 2 cây đào nay được 30 tuổi cành lá xum xuê, mùa Xuân ra hoa nhưng đâu có đẹp như ở thủ đô, cây cảnh đươc chuyên viên canh nông chăm sóc, bón phân tỉa cành. Ngoài ra nhìn cánh hoa đào mong manh bay bay và rơi lả tả trên mặt hồ hay sân cỏ khi có cơn gió nhẹ cũng thich lắm.  Thiên hạ đông đảo kẻ qua người lại, trẻ con, người lớn, đủ sắc tộc. Có các nhiêp ảnh gia chuyên nghiệp với máy ảnh cồng kềnh quay phim chụp ảnh và những vị chụp ảnh tài tử với các cell phone nhỏ bé cầm tay. Người nào cũng có vẻ thich thú, nhìn ngắm tìm cảnh đẹp. Du khách có thể thuê thuyền nhỏ bơi trên hồ xem hoa chung quanh bờ hồ, nhìn những thiên nga, vịt trời tung tăng bơi lội.

 

Hai năm 2020 và 2021 do cô Vy xuất hiện, chánh phủ khuyến cáo dân chúng không nên đến những nơi đông người nên tôi cũng không xem hoa khu bờ hồ, chỉ chạy xe ngang cây ”Bút Chì”mà thôi. Vả lại du khách cũng vắng có lẽ ngại đi xa lúc dịch cúm đang hoành hành đó đây. Ngoài ra thời kỳ ấy các đường ra bờ hồ Tidal Basin, nơi có nhiều hoa đào bị chặn lại, công chúng không được vào xem hoa tự do như các năm trước.

Đến đây tôi xin cám ơn chi Hồng Ngọc, cựu gs Gia Long, ba năm liên tiếp vào mùa hoa đào là chị rủ mấy người em và tôi đi xem hoa đào. Thật ra chị Ngọc đưa chị em tôi đên bờ hồ thả mọi người xuống hẹn giờ trở lại, chị chạy xe vòng vòng vì không cách chi tìm được chỗ đậu xe.

 

Hôm nay tôi và các con rời nhà lúc 9 giờ nghĩ là sẽ có mặt thủ đô trước 10 giờ, đi sớm để khỏi bị kẹt xe nhưng không ngờ chúng tôi sai. Xe dồn cục nhích nhích từng chút trên con đường vào thủ đô. Đi Metro nhanh hơn, không bị kẹt xe nhưng phải đi bộ nhiều. Trên các lề đường người lớn, trẻ em đông quá, không biết họ đến từ lúc nào. Tất cả mặc áo ấm nhưng chỉ số ít mang khẩu trang. Các nơi đậu xe đầy kín, không còn chỗ trống. Những con đường gần bờ hồ tuy có đèn đường nhưng vẫn có cảnh sát đứng chỉ đường, cấm quẹo phải, trái. Có đường môt dãy dài toàn xe tour to từ các nơi khác đến, có đường toàn xe bán thức ăn:kem, hotdog, nước giải khát… hay quà lưu niêm, không biết họ đến từ bao giờ và đã có khách đứng mua. Trong sân cỏ có rất nhiều lều vải to, rộng, cái trắng, cái xanh, đỏ… khách ra vào cũng đông lắm. Tôi nghĩ sau mùa hoa đào sân cỏ chắc tiêu tùng với bao bước chân qua lại. Có lẽ những lều là của các hội đoàn, các dân tộc tham dự lễ hội Hoa Đào? Nơi đây cũng có vài cây đào lẻ loi đang ra hoa rất đẹp. Dần dà xe chúng tôi cũng nhích tới ”cây bút chì” (Washington Monument), biểu tượng thủ đô, cao nhất trong các kiến trúc thủ đô: 169 mét. Môt dọc xe trên đường nối đuôi nhau, ngồi trên xe, nhìn ngắm thiên hạ đi bộ qua lại đông đảo trên lề đường, chụp ảnh. Muốn đi tới cũng không được mà quay trở lại cũng không xong. Đành phải nhìn hoa đào và cảnh vật chung quanh qua kính xe. Những cây hoa đào quanh “cây bút chì” không nhiều như bờ hồ nhưng cũng đầy hoa đẹp.Thiên hạ đông lắm, người lớn, trẻ em dù trời lạnh. Các cô câu trẻ em mặc áo ấm đủ màu sắc thật vui mắt, Các vi du khách lớn tuổi, các phụ nữ Ấn độ trong quốc phục nhiều màu nhiều lớp, phụ nữ Trung Đông với khăn choàng đầu che mặt chỉ chừa đôi mắt cũng có nơi đây…

 

 THẢ DIỀU :(Kite Flying)

 

 

Trên sân cỏ xanh nơi Cây Bút Chì thiên hạ xúm xít xem hàng trăm con diều giấy to, bé, nhiều màu sắc uốn lượn trên không. Có diều bay cao gần đến đỉnh ”cây bút chì”. Nó phải to lắm nên bay cao như thế nhưng vẫn nhìn thấy. Có con có hình giống con chim đại bàng xòe đôi cánh rộng cái đuôi dài có lẽ đến 5 mét hơn. Trẻ con, người lớn say mê theo dõi những con diều bay lượn trên không trung. Lễ hội thả diều’ ( Kite Festival) hàng năm ở thủ đô, thú vui của nhiều người nhưng từ 2 năm nay khi có dich cúm, người ta không tổ chức nữa. Thấy diều bay lượn vui mắt tôi lại nhớ thôn quê Việt Nam với những cánh diều thô sơ của trẻ em thời bình và bâng khuâng thầm nghĩ chẳng biết đời sống dân quê Viêt Nam ra sao nhất là từ khi có dịch cúm.

Tóm lại ngày hôm qua mang tiếng là xem hoa đào nhưng tôi chỉ ngồi trên xe và chưa bước bước chân xuống

đường suốt mấy tiếng ở thủ đô Hoa Kỳ. Hình ảnh cũng chụp từ trên xe.

 

 

Tuy nhiên tôi cũng mừng vì sự đông đúc, nhộn nhịp vào mùa Hoa Đào ở thủ đô cho biết vùng Hoa Thinh Đốn đã hồi sinh sau 2 năm buồn thiu gần như tê liêt vì dịch cúm. Hơn 2 năm nay đường phố vắng vẻ, nhiều cửa hàng đóng cửa vì vắng khách, môt số lớn công chức và học sinh phải làm việc và học online, không đến trường sở. Dân chúng không tụ họp đông người dù có việc vui buồn tang ma, cưới gả theo lời khuyên chính quyền phòng ngừa sự lây lan dich cúm Covid.

 

Nhìn thiên hạ xem hoa đào đông đảo tôi nghĩ đến đất nước nhỏ bé có thành phố cổ kính xinh đẹp Ukraine đang bị người “khổng lồ Nga sô” xâm lăng, dinh thự tiêu tan, người chết, nhà cháy. Thường dân phải di tản đến nước khác xa rời quê hương như một số đồng bào tôi cách đây gần 1/2 thế kỷ.  Tôi ao ước, cầu mong thế giới bình an, không chiến tranh, hết dịch cúm, mọi người an lành, khỏe mạnh, ai ai cũng no ấm, vui tươi, luôn có mùa Xuân trong lòng.

 

*

Chiến Tranh Tàn Ác

 

Ukraine xinh đẹp bị tai ương

Đạn lạc bom rơi thật thảm thương

Người trẻ kẻ gìà đều sợ hãi

Cùng nhau di tản rời quê hương

 

Kẻ ác giết người chẳng xót thương

Máu đổ xương rơi khắp phố phường

Thành phố tan hoang vì giặc dữ

Xâm lăng chiếm đất muốn làm vương

 

Tháng 3/2022

Ngọc Hạnh

 

 

Xem Hoa Đào Thủ Đô

 

Hoa đào nở rộ lúc xuân sang

Thiên hạ ngắm hoa bước rộn ràng

Nam nữ trẻ già đầy sức sống

Dự hội hoa đào ca hát vang

 

Thủ đô rực rỡ và bình an

Thiên nhiên tươi đẹp trong ngày quang

Cầu mong độc giả được như ý

An lạc thân tâm hưởng phứơc nhàn

 

Virginia, 3/ 2022

Ngọc Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,459
Mỗi năm tết đến, không riêng thời tiết, không gian đầy hoài niệm vì sắp thêm một năm nữa đi qua, lòng người cũng bâng khuâng trước tương lai năm mới sắp đến, luyến tiếc mất còn trong năm cũ sắp hết và đặc biệt là không bao giờ trở lại. Rồi năm mới đến sẽ ra sao với tuổi đời ngày càng chồng chất những lo toan, muộn phiền. Thế là hoài niệm cứ tuôn chảy, nhìn về tương lai như bầu trời xám bên ngoài khung cửa. Còn chăng những vui buồn đã qua, những buồn vui không mong sẽ đến.
Không biết gọi những cái Tết tại Mỹ là “Tết Ta trên đất khách” có thật sự chính xác hay không khi thời gian tôi sinh sống tại đây đã vượt qua thời gian tôi ở quê nhà, nhất là khi mình đã nhận nơi này làm quê hương thì sao lại có thể gọi đây là đất khách? Nhưng thôi cứ tạm gọi như thế để phân biệt với những cái Tết tôi được đón tại quê nhà.
Đã từ lâu, tôi thường lấy ngày nghỉ để ở nhà suốt từ Giáng Sinh qua năm mới, Tết Việt cũng nghỉ ở nhà, dù chẳng làm gì hay phải đi đâu? Lý do nghỉ chỉ đơn giản là đi làm hoài sẽ hết việc cho người khác. Nhưng ở nhà, ở không lại hay nhớ nhà, nhớ quê với thời tiết, không gian cuối năm thường gợi nhớ. Biết nhớ nhiều không phải là tốt, nhưng quên hết liệu có phải là quên hay cố quên tức là nhớ nhất, nhớ nhất tức là quên thật rồi. Nhớ câu thơ của Bùi tiên sinh, “Uống xong ly rượu cùng nhau/ hẹn rằng mãi mãi quên nhau muôn đời”. Câu thơ lý giải thế nào là tri kỷ, tri âm hay nhất mà tôi từng đọc được. Nhưng nhớ tri kỷ khác với nhớ nhà, nhớ Tết, nhớ quê. Người ta, ai cũng cần một nơi để về thì đó chính là nhà mình, quê mình. Ai cũng có đặc thù văn hoá của dân tộc mình thì đặc thù văn hoá của người Việt là Tết, nên nhớ Tết là cảm giác chung của người Việt xa quê chứ không riêng gì ai.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Hai năm đại dịch tác giả ngưng bút ít viết, quay trở lại tác giả gởi một lúc ba bài đầu năm 2022 - Mong tác giả năm Nhâm Dần thăng tiến nhiều hứng khởi viết nhiều, viết khỏe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Sau gần hai năm đại dịch COVID-19 chúng tôi bị giới hạn đi chơi nhưng nay Minnesota được thả lỏng hơn và kế hoạch đi du lịch lại được bàn đến (lúc này Omicron chưa xuất hiện). Ngay lúc đó khoảng mùa xuân năm 2021 Hãng Hỏa Xa Hoa Kỳ Amtrak quảng cáo hạ giá vé xe lửa vì số hành khách giảm nguyên do chính là đại dịch COVID-19 gây ra. Vé đi 10 chuyến trong một tháng chỉ mất 299 đô la hạng bình dân (coach). Chúng tôi không bỏ lỡ dịp may hiếm có này nên chụp ngay cơ hội làm một chuyến khám phá nước Mỹ bằng cách cưỡi con ngựa sắt vĩ đại vì dân Mỹ gọi xe lửa là “great iron horse”.
Tính đến đầu năm 1977, con số người Việt định cư tại thành phố Wichita đã đạt con số khoảng trên 1200 người, trong số này đa phần là tái định cư, tức là rời bỏ gia đình bảo trợ người Mỹ, hoặc thay đổi từ tỉnh lẻ về thành phố lớn (chưa kể số người tị nạn Cao Miên, Lào và Hmong), hoặc từ tiểu bang khác do bạn bè lôi kéo đến. Để tiện lợi cho việc loan tải thông tin đến người Việt trên toàn tiểu bang, người viết thực hiện bản tin mỗi tháng một lần mang tên Thông Báo. Bản tin được đánh máy lên giấy stencil, đánh dấu, rồi quay rô-nê-ô để in thành nhiều bản. ( phương tiện ấn loát ngày xưa không tân tiến như ngày nay, còn in tại nhà in thì tốn rất nhiều tiền và phải in từ 2000 bản trở lên).
Mít vàng, xoài đủ ngọt ngây / Đường xa không thể đến đây, để nhỉn / "Phây-bút"*, xin gởi ảnh hình / Người trèo, người hái... "bình bình"**, còn nguyên.
Dù những cơn gió lành lạnh cuối đông vẫn đang chờn vờn trên những ngọn cây, nhưng không khí của mùa xuân hình như đã bắt đầu man mác trong không gian. Bên cạnh những nhánh cây khẳng khiu trơ trụi đã có một vài búp lá xanh non đâm chồi nẩy lộc .Vạn vật như đang chờ đón những làn gió ấm cho những đóa cúc vàng tươi rực rỡ , cho những cánh mai nhẹ nhàng rung trong nắng sớm. Mùa xuân đã hiện hữu nơi đây để lòng mình vui như trẩy hội và theo truyền thống, các bạn hãy cùng tôi khai bút đầu năm, bạn nhé .
Tác giả Lê Đức Luận lần đầu tham dự VVNM với bài “Ngẫm ra mới thấy thèm”. Tốt nghiệp Khóa 1 Trường ĐH/CTCT/ Đà Lạt. Trước năm 1975: Sĩ quan, làm việc trong Ủy Ban Binh Thư - Tổng Cục/CTCT/QL VNCH – Sài Gòn. Sau năm 1975: Bị “Tập trung cải tạo” 7 năm. Sang Mỹ năm 1986 -Thỉnh thoảng viết bài đăng trên các Đặc San: Ức Trai, Biệt Đông Quân, Chiến Sĩ Cộng Hòa. Sau đây là bài tham dự VVNM mới nhất ông viết về chuyện đời thăng trầm của người đàn ông từ Việt Sang Mỹ trở lại Việt Nam.
Nhạc sĩ Cung Tiến