Hôm nay,  

Người Anh Cả

24/02/202215:27:00(Xem: 2840)

VVNM_02242022_Nguoi Anh Ca_Nguyen Ngoc Hanh

Vùng Hoa Thịnh Đốn năm nay có tuyết muộn, đến đầu tháng Một mới có tuyết đầu mùa.Thường tuyết rơi vào tháng 12 và có khi tháng 11 cũng có tuyết. Tuy là trận tuyết đầu năm nhưng cũng làm dân chúng bận rộn lắm. Sáng thứ Hai, ngày 3/1/22, mọi người chuẩn bị đến sở lúc đó tuyết chỉ có  chút ít. Bông tuyết nhỏ rơi từ từ chưa phủ kín măt đường. Càng về trưa bông tuyết càng to và rơi nhanh cho đến 12g30 tuyết ngừng rơi. Lúc này  sân cỏ mái nhà, cành cây phủ một màu trắng xóa rát đẹp. Sân cỏ xanh chỉ còn màu trắng. Nhìn qua cửa kính cảnh vật đẹp như trên màn bạc,trong các phim ảnh. Mở cửa ra lạnh ơi là lạnh. Người bạn cho biết tuyết dày 23 cm.

 

Mới đây vào cuối năm tháng 12 mọi người ra đường chỉ mặc áo dài tay hay mang cái áo khoác là đủ Tuy có ngày trời âm u nhưng cũng có những ngày nắng đẹp.Thời tiết tương đối tốt nhưng tôi chỉ quanh quẩn trong nhà.Nguyên nhân do dịch cúm Covid đi lang thang, lây nhiễm các quốc gia trên thế giới và Hoa Kỳ.Có nơi người bị lây nhiễm bịnh nhiều,có nơi ít. Đã hơn một năm dịch cúm chưa chịu biến đi mà chuyển sang thành loại khác cũng hay lây.Vì dịch cúm mà các nhà hàng ăn uống, các thương xá, các tiệm thẩm mỹ, làm tóc, một số tiệm ăn, cửa hàng buôn bán... vắng khách. Có tiệm phải đóng cửa vì ế ẩm. Các con tôi dự định đưa tôi đi thăm bà con nước ngoài, vé máy bay mua  rồi cũng hoãn lại và không biết đến bao giờ mới có dịp dùng đến chúng.

 

Dịch cúm Covid vừa lắng xuống lại đến “hậu duệ” của chúng quấy rối dân chúng. Bệnh dịch mới Omicron còn lây nhanh hơn Covid, theo tin tức các báo. Vì thế chính quyền địa phương khuyên mọi người tiếp tục ở trong nhà, tránh tụ họp đông người, đề phòng bị lây bệnh. Nếu cần ra đường phải mang khẩu trang và đứng cách xa nhau khoảng 2 mét (social distance). Các con tôi nhắc nhở là dịch cúm thích người già. Tôi mà được chúng viếng thì khó hồi phục sức khỏe dù đã chích đủ 3 lần vaccine.

Vì bệnh dịch các con thăm hỏi qua điện thoại, quà mang đến để ngoài cửa. Mẹ con, bà cháu chỉ đưa tay vẫy vẫy, đứng xa xa vài thước nói chuyện, không vào nhà. Thôi thì cẩn thận cho an toàn trong mùa dịch. Các con lo mua thức ăn hay các thức cần dùng. Mỗi khi đi siêu thị hay hàng quán về là cô cậu thay giày, để thức ăn ngoài nhà xe xong mới vào nhà rửa tay bẳng nước ấm và xà phòng, sau cùng là nước khử trùng, thật mất thì giờ. Đã thế bà chị dâu ở Cali điện thọai nhắc nhở: ”Dịch cúm chưa hết đâu, em đừng ra phố hay đến chỗ đông người nha.” Từ ngày Cali có dịch cúm đến nay chị dâu chưa ra phố hay đến các siêu thị. Con cháu mua mọi thứ cần dùng cho chị. Lâu lâu chị lái xe vòng vòng trong cư xá để xe không chết máy nhưng không ghé hàng quán nào cả....

 

Nghe tiếng chị dâu, tôi nhớ anh tôi vô cùng. Thời gian qua nhanh, anh tôi mất thấm thoát đã 5 năm. Vào ngày lễ,gia đình xum họp,tôi càng nhớ anh hơn. Ba tôi mất sớm nên tôi không có nhiều kỷ niệm với đấng sinh thành trừ những tấm ảnh phai màu.

 

Tôi có 3 anh em và là những trẻ sớm mồ côi cha. Ba tôi mất lúc cô em út của chúng tôi được 6 tháng. Khi em đang còn ở Tiểu học thì người Mẹ hiền hậu, dịu dàng của chúng tôi lại ra đi. Vậy là chúng tôi mồ côi cả Cha và Mẹ từ thơ ấu nhưng anh em tôi may mắn đươc hai bên ông bà Nội, Ngoại thương yêu, chăm sóc.  Anh Cả tôi được cưng nhất nhà vì anh là cháu đích tôn lại ngoan ngoãn, chăm học. Anh được ông Nội gởi về thủ đô học trước tiên, rồi lần lượt mới tới các em.

 

Ông Nội tôi là điền chủ và là nhà nho, ao ước anh em tôi được học hành tử tế nhưng thời kỳ loạn lạc, nhà dân bị Pháp rồi Việt Minh đốt phá, trường đóng cửa, bom đạn, phải tản cư, nên anh em tôi đều học hành dở dang, không được như ông Nội mơ ước.Tôi tốt nghiệp Cừ nhân Văn Khoa muộn màng hơn những người cùng tuổi.Thời bình ông tôi hay giúp học trò nghèo học giỏi. Ông đã giúp người học trò sang Pháp du học và trở về nước khi có bằng Tiến sĩ Luật Khoa.Ông này cám ơn Nội nhiều lắm.

Khi hồi cư tôi đã quá tuổi thi vào trường công và phải học trường tư.Có lẽ nhờ phước của ông Nội nên may mắn có nhà hảo tâm ẩn danh đóng tiền trường cho tôi mấy năm.Tôi chẳng biết ông là ai và có lẽ ông cũng chẳng biết tôi, chỉ xem danh sách ai nghèo và học khá thì cho học bổng. Ông bà chỉ đóng tiền trọ và khỏi tốn tiền trường cho tôi. Anh Cả là học sinh Petrus Ký, em gái học trường Nữ Trung học Gia Long, riêng tôi là học sinh tư thục, vừa tốn kém vừa quê với bà con nhưng anh Cả an ủi là tôi may mắn so với các chị em còn kẹt lại hậu phương, cha mẹ chưa hồi cư để trở lại học tiếp tục. Anh Cả như thế đấy, luôn khuyến khích cho các em vui vẻ, lên tinh thần.

 

Vào thời gian ấy, lợi tức hai bên Nội và Ngoại tôi không còn sung túc như trước. Ruộng vườn bỏ hoang không người cày cấy, nhà nông cũng như chủ đất đều bỏ nhà, bỏ ruộng tìm nơi khác ở tạm cho đến khi bình an trở lại. Em gái yêu thương của tôi thi đậu vào trường Nữ Trung Học Gia Long, rất tốn kém vì ở em nội trú. Tuy không tốn tiền học nhưng tháng nào anh Cả cũng đóng tiền ăn, ở cho em ngoài tiền quần áo, sách vở. Nếu chẳng may em ốm đau, anh lại trả tiền bác sĩ và thuốc men. Đã nghèo mà có lần em bệnh phải nằm bệnh viện, anh Cả trả tiền bệnh viện và dấu Nội vì sợ ông bà lo.

Lúc em gái học Trung học Gia Long, anh Cả đã đi làm có tiền. Anh còn quan tâm tới hạnh kiểm các em, gởi thư  đều đặn, nhắc nhở việc học, chỉ bảo cách cư xử ở đời, mong các em tránh các cám dỗ phù phiếm, xa hoa nơi đô thị... Anh khuyên chúng tôi nên đọc sách nhiều, chăm học, tránh các bạn xấu... Anh thích đọc sách và viết thư hay, cảm động lắm. Mỗi lần được thư anh, tôi khóc vì thương và nhớ anh. Anh thường kèm, nhắc nhở các em làm bài, học bài khi anh còn ở nhà. Nếu có ai đọc được những bức thư ấy, người ta có thể nghĩ đó là những thư của một bà mẹ hiền gởi cho con gái. Khi đám cưới các em dù anh làm việc xa đi đường nguy hiểm vì hay bị Việt Minh giật mìn, đấp mô nhưng anh vẫn về tham dự và trở lại nhiệm sở ngay hôm sau.

 

Ông bà muốn anh lập gia đình nhưng anh cứ chần chờ, sợ có gia đình  không thể chăm sóc giúp đỡ các em được nữa. Không những thế, anh còn gây dựng gia đình tốt đẹp cho các em. Các cậu trai bị anh kiểm tra cẩn thận trước khi anh cho phép các cậu được làm em rể. Anh vừa là anh mà cũng vừa là cha, là mẹ của các em. Ông bà rất mừng khi anh lập gia đình. Chị dâu chúng tôi là cô giáo, một phụ nữ biết chiều chồng, khéo nuôi con, có lòng với các em chồng.Tôi xin cám ơn người chị dâu đảm đang đã đem lại cho anh tôi những ngày tháng hạnh phúc khi anh khỏe mạnh, tận tâm chăm sóc lúc anh đau ốm.

 

Lúc sinh tiền anh thường nói không ngành nghề nào cực cho bằng các quân nhân và cảnh sát, các lính cứu hỏa.Lúc cần họ là những anh hùng,dám hy sinh tính mạng để cứu người.Quân nhân ngày đêm giữ gìn đất nước,chống xâm lăng,đóng quân nơi xa xôi hẻo lánh,xa nhà hàng vạn dặm.Vợ sinh em bé, con tốt nghiệp, gia đinh có việc mừng vui cưới xin... chưa chắc được phép về nhà tham dự nếu đang hành quân hay tình hình bất ổn.Lúc chiến tranh cái chết luôn kề cận,có thể ra đi bất cứ lúc nào hay bị thương tật làm gánh nặng cho cha mẹ vợ con...

Cảnh sát cũng nhọc nhằn nhiều trách nhiệm, giữ gìn an ninh trật tự cho hậu phương, bảo vệ dân lành,chống kẻ xấu,gian tham,trộm cướp.Đêm hay ngày nếu có xe cảnh sát chạy lòng vòng các khu  phố nhất là các nơi kém an ninh là dân chúng an tâm nhiều lắm.Thiên tai, hỏa hoạn đều có cảnh sát hiện diện để giúp người bị nạn. Có lẽ quý độc giả còn nhớ Tháp Đôi World Trade Center ở Nữu Ước bị không tặc dùng bom phá hoại ngày 11/9/01 làm cháy và sụp đổ cả hai tòa nhà,hơn 3000 người thiệt mạng, cả ngàn người bị thương.Tai nạn khủng khiếp ấy có 71 sĩ quan cảnh sát (police officers) của thành phố Nữu Ước và New Jersey đã hy sinh, vĩnh viễn rời bỏ gia đình, đồng đội, xa lìa người thân, và 35 vị bị thương theo Bách Khoa Toàn Thư. Biết nguy hiểm nhưng với tinh thần trách nhiệm họ đã dấn thân.Tháng 5/2020, kẻ xấu đã bắn sĩ quan cảnh sát hồi hưu khi ông muốn bảo vệ tài sản dân lành, không cho kẻ xấu cướp của dân.Hằng ngày trong đời thường nếu chẳng may gặp tai nạn, cảnh sát là người gọi xe cứu thương đưa nạn nhân đến bệnh viện nếu nặng, bắt kẻ gian nếu họ bẻ khóa, xâm nhập gia cư bất hợp pháp. Là người Mỹ gốc Việt tôi cám ơn nhân dân, chánh phủ, quân nhân, cảnh sát Hoa Kỳ nhiều lắm.Ở đâu có sư hiện diện cảnh sát là tôi an tâm vì cảnh sát là bạn của dân, là khắc tinh của kẻ phạm tội.

 

Tôi nhớ anh Cả tôi và những lời nói của người về các ông cảnh sát, quân nhân. Cảnh sát mãi mãi là bạn tốt cho dân lành. Tôi xin cầu nguyện cho những người “bạn dân”, cho nhân loại được bình an, nhà nhà vui vẻ...Tôi cũng ước mong dịch cúm sớm tiêu diệt, kinh tế phục hồi, dân chúng Viêt Nam và Cờ Hoa sống trong truyền thống tốt đẹp, yêu thương, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.Trong dịch cúm dân Hoa Kỳ đã tặng thực phẩm, khẩu trang cho người nghèo hay người già neo đơn, thiếu thốn ở Hoa Kỳ và tặng thuốc vaccine ngừa bệnh cho các nước nghèo.Ngoài ra tôi ước ao dân chúng Hoa kỳ hợp tác với chính quyền, chich ngừa dịch cúm, không tụ họp đông người theo khuyến cáo của các cơ quan y tế để bệnh dịch không lây lan sang người khác làm tốn tiền bạc, thì giờ và tính mệnh dân lành.

 

Bên ngoài tuyết còn đọng trắng xóa trên cành cây sân cỏ do trân tuyết đầu mùa cách đây vài ngày,vài ba con nai ngơ ngác thơ thẩn nơi sân sau.Chúng không biết lạnh hay không có nơi trú ẩn?

 

Ngọc Hạnh

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,419
Buổi sáng vào sở hắn được người Giám đốc cho biết hôm nay hắn sẽ đem giao xe ở Uvalde City Dealership, lấy một chiếc khác ở đó mang đi giao ở San Antonio, xong sẽ có một chiếc cho hắn mang về. Nhưng khi đến Uvalde thì được chủ gọi về ngay. Hắn bồn chồn hỏi lý do nhưng người chủ hãng chỉ nói, “Mầy lấy chiếc xe dự định đem đi San Antonio mang về đây để ngày mai sẽ giao. Mầy lái xe về cẩn thận, dù không có gì nghiêm trọng lắm nhưng mầy cần phải về ngay.”Trên đường về, đầu óc hắn suy nghĩ lung tung. Không biết chuyện gì xảy ra mà bị gọi về ngay như vậy! Hai chú em có vấn đề gì không. Trong đầu hắn tư tưởng lộn xộn
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết này của ông không phải chuyện buồn, mà là... buồn cười. Viết Về Nước Mỹ mời đọc bài viết mới có duyên, hóm hỉnh của tác giả Phước An Thy.
Jen đưa tay lên vuốt nhẹ chiếc áo dài trước khi trao nó lại cho Annie, đứa con gái riêng của nàng. Chiếc áo màu đỏ được dệt bằng vải gấm được điểm tô vài cánh lá trúc màu vàng kim lấp lánh. Chiếc áo mà nàng nhờ người bạn mua giùm khi nàng còn ở trường đại học. Nàng dự định mặc chiếc áo này trong ngày cưới với Don. Nàng quen Don khi cả hai còn học chung trường Virginia Commonwealth University. Don học về kỹ sư điện tử, còn nàng học về hóa sinh. Don đang hoàn tất chương trình kỹ sư và đang thực tập ở một công ty gần nhà. Còn nàng chỉ mới vào năm thứ hai. Don là người gốc Mỹ gốc Việt. Tên tiếng Việt của anh là Trần Nguyên Đức.
Trong cuộc đời, tôi có hai lần lo âu quá sức. Lần thứ nhất là gặp cơn giông tố sau khi bị cướp biển rồi phá hư máy khi vượt biên 42 năm trước và lần này qua cơn bão IAN. Thử tưởng tượng ban đêm trong nhà tối om, ngoài trời mưa gió vần vũ, những cơn gió hú vang bên ngoài cộng với sấm chớp đì đùng, mà mình bị cắt mọi thông tin với bên ngoài thì không lo âu sao được.
Vào những năm cuối của thập niên 1990 đầu những năm 2000, tôi thường có dịp đi công tác qua Nhật hay Hong Kong để đặt hàng và duyệt hàng trước khi nhập về hãng. Trong số hơn 300 hành khách cùng có mặt với tôi trên những chiếc Boeing 747, chiếc máy bay thông dụng cho các chuyến bay đường dài thời đó, tôi luôn gặp các đồng hương Việt Nam. Họ đều đáp cùng chuyến bay với tôi từ Mỹ về đến Tokyo hay Hong Kong để từ đó bay về Việt Nam. Nói chung tôi biết họ là người Việt do các câu chuyện họ đối thoại rôm rả cùng nhau trong lúc chờ đợi. Ngược lại có lẽ ít ai trong số họ có thể biết được tôi là người Việt Nam vì tôi thường đi cùng với các đồng nghiệp Mỹ hay Nhật
Ngọc Hạnh - Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây là bài bà mới viết về chuyến đi chơi Virginia Beach.
Hồi mới đến Mỹ, nghe nhiều người Việt đi làm nghề may, tôi tưởng bở nghĩ mình từng tốt nghiệp từ nhà may nổi tiếng Thiết Lập Sàigon, từng mở lớp dạy cắt may Âu Việt Phục Nam Nữ, mỗi khoá cũng trên vài chục học viên; từng sử dụng các loại máy may, máy vắt sổ thêu ren các thứ, chắc sẽ kiếm được khá tiền, nên xăng xái đến shop may xin việc. Bà chủ shop người Tàu Việt thấy dân mới qua ngơ ngáo nên ăn hiếp, bắt tôi mượn tiền mua chở tới hai cái máy may công nghiệp xịn hiệu JUKI của Nhật, một cái để may, cái kia 5 kim để vắt sổ và các loại zíc zắc
Hắn yên lặng bước đi cùng ông ta, tự hỏi “Phòng dưới cầu tầu…chẳng lẽ ông ta là homeless?” Quả nhiên, khi xuống, ông ta chỉ một cái vòm lõm vào chân cầu “Vâng đây là phòng của tôi từ cả năm nay rồi, mời ông.” Cái vòm cao, rộng, đủ cho một người nằm; chắc chắn không sợ nắng mưa. Ông ta chỉ bậc đá nói :”Mời ông ngồi, tôi pha tách cà phê sáng, rồi xin phép ông cho tôi nói chuyện.”
Đã bao người làm công việc đưa học trò qua đường giờ tan học ở ngã tư trường học này? Chắc chắn có những người đã ra thiên cổ, những người đang sống những ngày cuối đời trong các viện dưỡng lão, những người bị covid-19 cướp đi sinh mạng khi còn muốn làm công việc của người lớn tuổi để trả ơn những người lớn tuổi khi họ còn là một cậu nhóc, cô bé với ngôi trường tiểu học của họ ở đâu đó trên nước Mỹ bao la. Nên không có gì để bi lụy vì người ta thì già đi và qua đời là lẽ tự nhiên, cái còn lại đáng qúy là văn hoá Mỹ, cái văn hoá sau khi về hưu thì đi làm công việc đưa trẻ nhỏ qua đường sau mỗi buổi học theo định nghĩa về văn hoá đơn giản nhất: “Cái gì lập đi lập lại thành thói quen, thói quen lập đi lập lại thành phong tục, phong tục lập đi lập lại thành văn hoá”.
Mặc dầu không phải là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, tôi cũng thực hiện được nhiều bức ảnh đẹp. Nước Mỹ rộng bao la nên không thiếu những cảnh đẹp, do bàn tay con người dựng lên cũng có, do tạo hóa sáng tạo cũng có: Mùa Xuân với hoa anh đào trên dòng sông Potomac ở Washington DC, mùa Hè ở Grand Canyon, Arizona, mùa Thu ở San Juans, mùa Đông thì có rừng thông, núi tuyết ở Yellow Stone, tiểu bang Wyoming … Tôi lại nghĩ, sẽ đẹp biết bao nếu những bức ảnh của tôi có mang ý nghĩa nhân bản một cách tự nhiên, không dàn dựng, không hư cấu, không cần photoshop can thiệp.Tôi cho đó là những bức ảnh có hồn, khác với những bức ảnh đẹp về nghệ thuật mà vô tri, vô giác! Trong suốt thời gian sống ở Mỹ, tôi vẫn để tâm theo đuổi mục tiêu đó.
Nhạc sĩ Cung Tiến