Hôm nay,  

Người Anh Cả

24/02/202215:27:00(Xem: 2844)

VVNM_02242022_Nguoi Anh Ca_Nguyen Ngoc Hanh

Vùng Hoa Thịnh Đốn năm nay có tuyết muộn, đến đầu tháng Một mới có tuyết đầu mùa.Thường tuyết rơi vào tháng 12 và có khi tháng 11 cũng có tuyết. Tuy là trận tuyết đầu năm nhưng cũng làm dân chúng bận rộn lắm. Sáng thứ Hai, ngày 3/1/22, mọi người chuẩn bị đến sở lúc đó tuyết chỉ có  chút ít. Bông tuyết nhỏ rơi từ từ chưa phủ kín măt đường. Càng về trưa bông tuyết càng to và rơi nhanh cho đến 12g30 tuyết ngừng rơi. Lúc này  sân cỏ mái nhà, cành cây phủ một màu trắng xóa rát đẹp. Sân cỏ xanh chỉ còn màu trắng. Nhìn qua cửa kính cảnh vật đẹp như trên màn bạc,trong các phim ảnh. Mở cửa ra lạnh ơi là lạnh. Người bạn cho biết tuyết dày 23 cm.

 

Mới đây vào cuối năm tháng 12 mọi người ra đường chỉ mặc áo dài tay hay mang cái áo khoác là đủ Tuy có ngày trời âm u nhưng cũng có những ngày nắng đẹp.Thời tiết tương đối tốt nhưng tôi chỉ quanh quẩn trong nhà.Nguyên nhân do dịch cúm Covid đi lang thang, lây nhiễm các quốc gia trên thế giới và Hoa Kỳ.Có nơi người bị lây nhiễm bịnh nhiều,có nơi ít. Đã hơn một năm dịch cúm chưa chịu biến đi mà chuyển sang thành loại khác cũng hay lây.Vì dịch cúm mà các nhà hàng ăn uống, các thương xá, các tiệm thẩm mỹ, làm tóc, một số tiệm ăn, cửa hàng buôn bán... vắng khách. Có tiệm phải đóng cửa vì ế ẩm. Các con tôi dự định đưa tôi đi thăm bà con nước ngoài, vé máy bay mua  rồi cũng hoãn lại và không biết đến bao giờ mới có dịp dùng đến chúng.

 

Dịch cúm Covid vừa lắng xuống lại đến “hậu duệ” của chúng quấy rối dân chúng. Bệnh dịch mới Omicron còn lây nhanh hơn Covid, theo tin tức các báo. Vì thế chính quyền địa phương khuyên mọi người tiếp tục ở trong nhà, tránh tụ họp đông người, đề phòng bị lây bệnh. Nếu cần ra đường phải mang khẩu trang và đứng cách xa nhau khoảng 2 mét (social distance). Các con tôi nhắc nhở là dịch cúm thích người già. Tôi mà được chúng viếng thì khó hồi phục sức khỏe dù đã chích đủ 3 lần vaccine.

Vì bệnh dịch các con thăm hỏi qua điện thoại, quà mang đến để ngoài cửa. Mẹ con, bà cháu chỉ đưa tay vẫy vẫy, đứng xa xa vài thước nói chuyện, không vào nhà. Thôi thì cẩn thận cho an toàn trong mùa dịch. Các con lo mua thức ăn hay các thức cần dùng. Mỗi khi đi siêu thị hay hàng quán về là cô cậu thay giày, để thức ăn ngoài nhà xe xong mới vào nhà rửa tay bẳng nước ấm và xà phòng, sau cùng là nước khử trùng, thật mất thì giờ. Đã thế bà chị dâu ở Cali điện thọai nhắc nhở: ”Dịch cúm chưa hết đâu, em đừng ra phố hay đến chỗ đông người nha.” Từ ngày Cali có dịch cúm đến nay chị dâu chưa ra phố hay đến các siêu thị. Con cháu mua mọi thứ cần dùng cho chị. Lâu lâu chị lái xe vòng vòng trong cư xá để xe không chết máy nhưng không ghé hàng quán nào cả....

 

Nghe tiếng chị dâu, tôi nhớ anh tôi vô cùng. Thời gian qua nhanh, anh tôi mất thấm thoát đã 5 năm. Vào ngày lễ,gia đình xum họp,tôi càng nhớ anh hơn. Ba tôi mất sớm nên tôi không có nhiều kỷ niệm với đấng sinh thành trừ những tấm ảnh phai màu.

 

Tôi có 3 anh em và là những trẻ sớm mồ côi cha. Ba tôi mất lúc cô em út của chúng tôi được 6 tháng. Khi em đang còn ở Tiểu học thì người Mẹ hiền hậu, dịu dàng của chúng tôi lại ra đi. Vậy là chúng tôi mồ côi cả Cha và Mẹ từ thơ ấu nhưng anh em tôi may mắn đươc hai bên ông bà Nội, Ngoại thương yêu, chăm sóc.  Anh Cả tôi được cưng nhất nhà vì anh là cháu đích tôn lại ngoan ngoãn, chăm học. Anh được ông Nội gởi về thủ đô học trước tiên, rồi lần lượt mới tới các em.

 

Ông Nội tôi là điền chủ và là nhà nho, ao ước anh em tôi được học hành tử tế nhưng thời kỳ loạn lạc, nhà dân bị Pháp rồi Việt Minh đốt phá, trường đóng cửa, bom đạn, phải tản cư, nên anh em tôi đều học hành dở dang, không được như ông Nội mơ ước.Tôi tốt nghiệp Cừ nhân Văn Khoa muộn màng hơn những người cùng tuổi.Thời bình ông tôi hay giúp học trò nghèo học giỏi. Ông đã giúp người học trò sang Pháp du học và trở về nước khi có bằng Tiến sĩ Luật Khoa.Ông này cám ơn Nội nhiều lắm.

Khi hồi cư tôi đã quá tuổi thi vào trường công và phải học trường tư.Có lẽ nhờ phước của ông Nội nên may mắn có nhà hảo tâm ẩn danh đóng tiền trường cho tôi mấy năm.Tôi chẳng biết ông là ai và có lẽ ông cũng chẳng biết tôi, chỉ xem danh sách ai nghèo và học khá thì cho học bổng. Ông bà chỉ đóng tiền trọ và khỏi tốn tiền trường cho tôi. Anh Cả là học sinh Petrus Ký, em gái học trường Nữ Trung học Gia Long, riêng tôi là học sinh tư thục, vừa tốn kém vừa quê với bà con nhưng anh Cả an ủi là tôi may mắn so với các chị em còn kẹt lại hậu phương, cha mẹ chưa hồi cư để trở lại học tiếp tục. Anh Cả như thế đấy, luôn khuyến khích cho các em vui vẻ, lên tinh thần.

 

Vào thời gian ấy, lợi tức hai bên Nội và Ngoại tôi không còn sung túc như trước. Ruộng vườn bỏ hoang không người cày cấy, nhà nông cũng như chủ đất đều bỏ nhà, bỏ ruộng tìm nơi khác ở tạm cho đến khi bình an trở lại. Em gái yêu thương của tôi thi đậu vào trường Nữ Trung Học Gia Long, rất tốn kém vì ở em nội trú. Tuy không tốn tiền học nhưng tháng nào anh Cả cũng đóng tiền ăn, ở cho em ngoài tiền quần áo, sách vở. Nếu chẳng may em ốm đau, anh lại trả tiền bác sĩ và thuốc men. Đã nghèo mà có lần em bệnh phải nằm bệnh viện, anh Cả trả tiền bệnh viện và dấu Nội vì sợ ông bà lo.

Lúc em gái học Trung học Gia Long, anh Cả đã đi làm có tiền. Anh còn quan tâm tới hạnh kiểm các em, gởi thư  đều đặn, nhắc nhở việc học, chỉ bảo cách cư xử ở đời, mong các em tránh các cám dỗ phù phiếm, xa hoa nơi đô thị... Anh khuyên chúng tôi nên đọc sách nhiều, chăm học, tránh các bạn xấu... Anh thích đọc sách và viết thư hay, cảm động lắm. Mỗi lần được thư anh, tôi khóc vì thương và nhớ anh. Anh thường kèm, nhắc nhở các em làm bài, học bài khi anh còn ở nhà. Nếu có ai đọc được những bức thư ấy, người ta có thể nghĩ đó là những thư của một bà mẹ hiền gởi cho con gái. Khi đám cưới các em dù anh làm việc xa đi đường nguy hiểm vì hay bị Việt Minh giật mìn, đấp mô nhưng anh vẫn về tham dự và trở lại nhiệm sở ngay hôm sau.

 

Ông bà muốn anh lập gia đình nhưng anh cứ chần chờ, sợ có gia đình  không thể chăm sóc giúp đỡ các em được nữa. Không những thế, anh còn gây dựng gia đình tốt đẹp cho các em. Các cậu trai bị anh kiểm tra cẩn thận trước khi anh cho phép các cậu được làm em rể. Anh vừa là anh mà cũng vừa là cha, là mẹ của các em. Ông bà rất mừng khi anh lập gia đình. Chị dâu chúng tôi là cô giáo, một phụ nữ biết chiều chồng, khéo nuôi con, có lòng với các em chồng.Tôi xin cám ơn người chị dâu đảm đang đã đem lại cho anh tôi những ngày tháng hạnh phúc khi anh khỏe mạnh, tận tâm chăm sóc lúc anh đau ốm.

 

Lúc sinh tiền anh thường nói không ngành nghề nào cực cho bằng các quân nhân và cảnh sát, các lính cứu hỏa.Lúc cần họ là những anh hùng,dám hy sinh tính mạng để cứu người.Quân nhân ngày đêm giữ gìn đất nước,chống xâm lăng,đóng quân nơi xa xôi hẻo lánh,xa nhà hàng vạn dặm.Vợ sinh em bé, con tốt nghiệp, gia đinh có việc mừng vui cưới xin... chưa chắc được phép về nhà tham dự nếu đang hành quân hay tình hình bất ổn.Lúc chiến tranh cái chết luôn kề cận,có thể ra đi bất cứ lúc nào hay bị thương tật làm gánh nặng cho cha mẹ vợ con...

Cảnh sát cũng nhọc nhằn nhiều trách nhiệm, giữ gìn an ninh trật tự cho hậu phương, bảo vệ dân lành,chống kẻ xấu,gian tham,trộm cướp.Đêm hay ngày nếu có xe cảnh sát chạy lòng vòng các khu  phố nhất là các nơi kém an ninh là dân chúng an tâm nhiều lắm.Thiên tai, hỏa hoạn đều có cảnh sát hiện diện để giúp người bị nạn. Có lẽ quý độc giả còn nhớ Tháp Đôi World Trade Center ở Nữu Ước bị không tặc dùng bom phá hoại ngày 11/9/01 làm cháy và sụp đổ cả hai tòa nhà,hơn 3000 người thiệt mạng, cả ngàn người bị thương.Tai nạn khủng khiếp ấy có 71 sĩ quan cảnh sát (police officers) của thành phố Nữu Ước và New Jersey đã hy sinh, vĩnh viễn rời bỏ gia đình, đồng đội, xa lìa người thân, và 35 vị bị thương theo Bách Khoa Toàn Thư. Biết nguy hiểm nhưng với tinh thần trách nhiệm họ đã dấn thân.Tháng 5/2020, kẻ xấu đã bắn sĩ quan cảnh sát hồi hưu khi ông muốn bảo vệ tài sản dân lành, không cho kẻ xấu cướp của dân.Hằng ngày trong đời thường nếu chẳng may gặp tai nạn, cảnh sát là người gọi xe cứu thương đưa nạn nhân đến bệnh viện nếu nặng, bắt kẻ gian nếu họ bẻ khóa, xâm nhập gia cư bất hợp pháp. Là người Mỹ gốc Việt tôi cám ơn nhân dân, chánh phủ, quân nhân, cảnh sát Hoa Kỳ nhiều lắm.Ở đâu có sư hiện diện cảnh sát là tôi an tâm vì cảnh sát là bạn của dân, là khắc tinh của kẻ phạm tội.

 

Tôi nhớ anh Cả tôi và những lời nói của người về các ông cảnh sát, quân nhân. Cảnh sát mãi mãi là bạn tốt cho dân lành. Tôi xin cầu nguyện cho những người “bạn dân”, cho nhân loại được bình an, nhà nhà vui vẻ...Tôi cũng ước mong dịch cúm sớm tiêu diệt, kinh tế phục hồi, dân chúng Viêt Nam và Cờ Hoa sống trong truyền thống tốt đẹp, yêu thương, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.Trong dịch cúm dân Hoa Kỳ đã tặng thực phẩm, khẩu trang cho người nghèo hay người già neo đơn, thiếu thốn ở Hoa Kỳ và tặng thuốc vaccine ngừa bệnh cho các nước nghèo.Ngoài ra tôi ước ao dân chúng Hoa kỳ hợp tác với chính quyền, chich ngừa dịch cúm, không tụ họp đông người theo khuyến cáo của các cơ quan y tế để bệnh dịch không lây lan sang người khác làm tốn tiền bạc, thì giờ và tính mệnh dân lành.

 

Bên ngoài tuyết còn đọng trắng xóa trên cành cây sân cỏ do trân tuyết đầu mùa cách đây vài ngày,vài ba con nai ngơ ngác thơ thẩn nơi sân sau.Chúng không biết lạnh hay không có nơi trú ẩn?

 

Ngọc Hạnh

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,459
Bỗng dưng cả tuần nay, sau ngày Lễ Độc Lập của Hoa Kỳ, hình như có sự thôi thúc mãnh liệt khi nhìn nước Mỹ rộn rã vui mừng chào đón ngày trọng đại. Tôi bỗng dưng cố gắng quay ngược thời gian trở về quá khứ, để ghi lại và chia sẻ về quãng đời “làm dân nước Mỹ” của tôi, với những chuyện vui buồn trên xứ sở Hoa Kỳ đầy tự do và ấm áp tình người. Chắc chắn tôi không thể nào nhớ hết, viết hết, và viết đầy đủ chỉ trong một bài viết. Vì ngoài cái thú đam mê thơ thẩn xướng họa cùng bạn bè, tôi chưa từng viết thể loại văn xuôi bao giờ. Hôm nay tự nghĩ thôi thì mình cứ... bạo gan viết thử vậy. Kính mời quý anh chị em cùng các bạn hãy vui lòng đón nhận bài viết đầu tay như một món quà tinh thần ủng hộ cho tác giả “mầm...già” nhé! Mong lắm thay!
Trong một ngày, căn cứ vào mặt trời, phải phân biệt ba thời điểm: sáng, trưa, chiều. Buổi sáng mặt trời chưa mọc hoặc mới lên, cá thường lên gần mặt nước. Đến khi mặt trời lên cao, ánh nắng gay gắt, cá lặn xuống sâu hơn. Đến chiều thì trở lại tình trạng ban sáng. Từ quy luật đó, người đi câu mới chỉnh lại vị trí lưỡi câu cho thích hợp. Sáng sớm hoặc chiều tối thường câu được nhiều cá hơn buổi trưa.
Thiệt tình mà nói, nếu gần mười năm về trước khi tuổi đời mấp mé 65, là tuổi chính thức được hưởng medicare và đồng thời nhận được tiền an sinh xã hội. Nếu có bạn bè nào cắc cớ hỏi: “Đã sẵn sàng về hưu chưa bà bạn?” Tôi sẽ từ tốn trả lời, “Dạ chưa bao giờ nghĩ đến.” Tôi rất thích công việc làm trong bịnh viện, săn sóc an ủi bịnh nhân và nhất là không khí dễ chịu. Đối xử như trong gia đình của những bạn đồng nghiệp, trẻ cũng như già, lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau từ vật chất đến tinh thần! Làm sao tôi quên được trong tuần lễ đầu nhận việc tháng 7, năm 1975. Những ân cần chỉ bảo tận tình trong nghề điều dưỡng của các bậc đàn anh đàn chị. Dù tôi đã may mắn theo học ngành này tại Mỹ từ năm 1970 đến 1974. Rồi tốt nghiệp và về lại Việt Nam làm việc. Cho đến lúc dầu sôi lửa bỏng cuối tháng 4 năm 75, tôi đã ra đi giữa ranh giới của sự sống và cái chết. Với đôi bàn tay trắng, như hàng triệu đồng bào khác đã chọn hai chữ “TỰ DO” làm lẽ sống.
Hắn đứng bên trụ điện ngã tư đường, dưới chân để một cái ba lô kiểu học trò. Khi đèn đỏ bật lên, xe dừng lại, hắn bước ra, chìa một tấm bìa cứng vào cửa kính xe - bên phía người lái - trên đó nguệch ngoạc mấy chữ: Homeless … No Job… Hungry – Need help! God Bless You! Khách qua đường, có người hạ cửa kính, cho hắn tiền, hắn nhét tiền vào túi, rồi giơ ngón tay cái lên tỏ vẻ hài lòng; có người không hạ kính, im lặng, nhìn thẳng – coi như không có hắn bên cạnh. Hắn bỏ đi và tiếp tục chìa tấm bảng vào cửa kính xe sau. Người khách hạ kính, nói gì với hắn không ai nghe rõ, nhưng không cho tiền. Hắn bỏ đi với vẻ mặt không vui…
Thời gian đi nhanh quá! Gia đình tôi đã được định cư ở Mỹ vào ngày song thập năm 1980, khi đó tôi mới có hai mươi tám tuổi, vậy mà bây giờ tuổi đời tôi đã thành thất thập cổ lai hy! Muôn vàn cảm ơn nước Mỹ, Quê Hương thứ hai đã cưu mang gia đình tôi, cho chúng tôi đời sống yên bình, an cư lạc nghiệp nơi miền đất Hoa Kỳ Tự Do Dân Chủ và được hưởng nhiều phúc lợi Y Tế tân tiến bậc nhất thế giới, hạnh phúc ấm vui tràn đầy.
Theo thống kê của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO) cho biết cứ 40 giây trôi qua thì nhân loại có một người tự tử, mỗi năm có khoảng một triệu người tự kết liễu đời mình (trung bình 2.900 người/ngày)! Con số tử vong này nhiều hơn do: sốt rét, ung thư vú, chiến tranh và tội ác gộp lại, người ta còn cho biết có từ 10 - 20 triệu ca được cứu sống mỗi năm! Hiện khoảng 350 triệu người trên thế giới đang mắc chứng trầm cảm (riêng tại Việt Nam là khoảng 25%); những dòng chữ rất khẩn thiết như: “Hãy cứu lấy người trầm cảm”, "Người tự tử không chạy trốn, mà bởi họ không còn có thể chạy trốn" vẫn thấy đây đó trên các mạng xã hội! Nhưng dường như cả thế giới đã bất lực trước “Stress” và Trầm cảm!!?
Tác giả tên thật Nguyễn Đỗ Dzung, sinh năm 1947, cựu nữ sinh Trưng Vương, tốt nghiệp Đại Học Dược Khoa Sài Gòn năm 1972, Thuyền Nhân, đến Mỹ năm 1980, hiện tại về hưu, vui thú điền viên, cư ngụ tại miền Bắc, California. Tác giả nhận giải Danh dự năm 2021.
Cách nay mấy năm, khi vợ chồng tôi đang ở Nha Trang, thì vào hôm trước lễ Giáng Sinh, chúng tôi nhận được tin Bambi mất. Vợ chồng tôi rất thương Bambi. Chúng tôi không có con, nên nuôi Bambi và xem nó như là con của mình. Nay nghe tin Bambi không còn nữa, cả hai chúng tôi đều rất đau lòng. Tôi huỷ bỏ các chương trình đi chơi và thăm viếng. Hai vợ chồng tôi nằm ở khách sạn, chờ ngày về lại Mỹ. Trong những ngày chờ đợi, tôi cố gắng dấu nỗi đau trong lòng và tìm cách làm cho vợ tôi quên chuyện Bambi. Nhưng tôi không thể làm cho vợ tôi tránh khỏi đớn đau. Làm sao tôi có thể an ủi được vợ tôi khi chính tôi cũng đau nhói trong tim. Hầu như cả ngày hai vợ chồng tôi nằm ôm nhau khóc. Rồi khóc... Lại khóc... Chúng tôi thấy thương và tội Bambi vô cùng! Năm ấy vợ chồng tôi đón Giáng Sinh bằng nước mắt.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với rượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Tác giả đã nhận giải đặc biệt năm 2018 và giải danh dự năm 2021. Đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Hai nước Canada và Mỹ có hầu hết những ngày Lễ giống nhau. Bên cạnh mùa Lễ lớn như Giáng Sinh, New Year, còn có chung nhiều ngày Lễ khác như Halloween, Mothers Day, Fathers Day, Memorial Day, Veterant (Remenberance Day)… nhưng có hai mùa Lễ khác ngày riêng biệt, đó là Thanksgiving Canada mừng vào ngày Thứ Hai tuần lễ thứ hai của Tháng Mười trong khi bên Mỹ mừng vào Thứ Năm tuần thứ tư của Tháng Mười Một, và dĩ nhiên ngày Quốc Khánh cũng không giống nhau.
Nhạc sĩ Cung Tiến