Hôm nay,  

Người Anh Cả

24/02/202215:27:00(Xem: 2843)

VVNM_02242022_Nguoi Anh Ca_Nguyen Ngoc Hanh

Vùng Hoa Thịnh Đốn năm nay có tuyết muộn, đến đầu tháng Một mới có tuyết đầu mùa.Thường tuyết rơi vào tháng 12 và có khi tháng 11 cũng có tuyết. Tuy là trận tuyết đầu năm nhưng cũng làm dân chúng bận rộn lắm. Sáng thứ Hai, ngày 3/1/22, mọi người chuẩn bị đến sở lúc đó tuyết chỉ có  chút ít. Bông tuyết nhỏ rơi từ từ chưa phủ kín măt đường. Càng về trưa bông tuyết càng to và rơi nhanh cho đến 12g30 tuyết ngừng rơi. Lúc này  sân cỏ mái nhà, cành cây phủ một màu trắng xóa rát đẹp. Sân cỏ xanh chỉ còn màu trắng. Nhìn qua cửa kính cảnh vật đẹp như trên màn bạc,trong các phim ảnh. Mở cửa ra lạnh ơi là lạnh. Người bạn cho biết tuyết dày 23 cm.

 

Mới đây vào cuối năm tháng 12 mọi người ra đường chỉ mặc áo dài tay hay mang cái áo khoác là đủ Tuy có ngày trời âm u nhưng cũng có những ngày nắng đẹp.Thời tiết tương đối tốt nhưng tôi chỉ quanh quẩn trong nhà.Nguyên nhân do dịch cúm Covid đi lang thang, lây nhiễm các quốc gia trên thế giới và Hoa Kỳ.Có nơi người bị lây nhiễm bịnh nhiều,có nơi ít. Đã hơn một năm dịch cúm chưa chịu biến đi mà chuyển sang thành loại khác cũng hay lây.Vì dịch cúm mà các nhà hàng ăn uống, các thương xá, các tiệm thẩm mỹ, làm tóc, một số tiệm ăn, cửa hàng buôn bán... vắng khách. Có tiệm phải đóng cửa vì ế ẩm. Các con tôi dự định đưa tôi đi thăm bà con nước ngoài, vé máy bay mua  rồi cũng hoãn lại và không biết đến bao giờ mới có dịp dùng đến chúng.

 

Dịch cúm Covid vừa lắng xuống lại đến “hậu duệ” của chúng quấy rối dân chúng. Bệnh dịch mới Omicron còn lây nhanh hơn Covid, theo tin tức các báo. Vì thế chính quyền địa phương khuyên mọi người tiếp tục ở trong nhà, tránh tụ họp đông người, đề phòng bị lây bệnh. Nếu cần ra đường phải mang khẩu trang và đứng cách xa nhau khoảng 2 mét (social distance). Các con tôi nhắc nhở là dịch cúm thích người già. Tôi mà được chúng viếng thì khó hồi phục sức khỏe dù đã chích đủ 3 lần vaccine.

Vì bệnh dịch các con thăm hỏi qua điện thoại, quà mang đến để ngoài cửa. Mẹ con, bà cháu chỉ đưa tay vẫy vẫy, đứng xa xa vài thước nói chuyện, không vào nhà. Thôi thì cẩn thận cho an toàn trong mùa dịch. Các con lo mua thức ăn hay các thức cần dùng. Mỗi khi đi siêu thị hay hàng quán về là cô cậu thay giày, để thức ăn ngoài nhà xe xong mới vào nhà rửa tay bẳng nước ấm và xà phòng, sau cùng là nước khử trùng, thật mất thì giờ. Đã thế bà chị dâu ở Cali điện thọai nhắc nhở: ”Dịch cúm chưa hết đâu, em đừng ra phố hay đến chỗ đông người nha.” Từ ngày Cali có dịch cúm đến nay chị dâu chưa ra phố hay đến các siêu thị. Con cháu mua mọi thứ cần dùng cho chị. Lâu lâu chị lái xe vòng vòng trong cư xá để xe không chết máy nhưng không ghé hàng quán nào cả....

 

Nghe tiếng chị dâu, tôi nhớ anh tôi vô cùng. Thời gian qua nhanh, anh tôi mất thấm thoát đã 5 năm. Vào ngày lễ,gia đình xum họp,tôi càng nhớ anh hơn. Ba tôi mất sớm nên tôi không có nhiều kỷ niệm với đấng sinh thành trừ những tấm ảnh phai màu.

 

Tôi có 3 anh em và là những trẻ sớm mồ côi cha. Ba tôi mất lúc cô em út của chúng tôi được 6 tháng. Khi em đang còn ở Tiểu học thì người Mẹ hiền hậu, dịu dàng của chúng tôi lại ra đi. Vậy là chúng tôi mồ côi cả Cha và Mẹ từ thơ ấu nhưng anh em tôi may mắn đươc hai bên ông bà Nội, Ngoại thương yêu, chăm sóc.  Anh Cả tôi được cưng nhất nhà vì anh là cháu đích tôn lại ngoan ngoãn, chăm học. Anh được ông Nội gởi về thủ đô học trước tiên, rồi lần lượt mới tới các em.

 

Ông Nội tôi là điền chủ và là nhà nho, ao ước anh em tôi được học hành tử tế nhưng thời kỳ loạn lạc, nhà dân bị Pháp rồi Việt Minh đốt phá, trường đóng cửa, bom đạn, phải tản cư, nên anh em tôi đều học hành dở dang, không được như ông Nội mơ ước.Tôi tốt nghiệp Cừ nhân Văn Khoa muộn màng hơn những người cùng tuổi.Thời bình ông tôi hay giúp học trò nghèo học giỏi. Ông đã giúp người học trò sang Pháp du học và trở về nước khi có bằng Tiến sĩ Luật Khoa.Ông này cám ơn Nội nhiều lắm.

Khi hồi cư tôi đã quá tuổi thi vào trường công và phải học trường tư.Có lẽ nhờ phước của ông Nội nên may mắn có nhà hảo tâm ẩn danh đóng tiền trường cho tôi mấy năm.Tôi chẳng biết ông là ai và có lẽ ông cũng chẳng biết tôi, chỉ xem danh sách ai nghèo và học khá thì cho học bổng. Ông bà chỉ đóng tiền trọ và khỏi tốn tiền trường cho tôi. Anh Cả là học sinh Petrus Ký, em gái học trường Nữ Trung học Gia Long, riêng tôi là học sinh tư thục, vừa tốn kém vừa quê với bà con nhưng anh Cả an ủi là tôi may mắn so với các chị em còn kẹt lại hậu phương, cha mẹ chưa hồi cư để trở lại học tiếp tục. Anh Cả như thế đấy, luôn khuyến khích cho các em vui vẻ, lên tinh thần.

 

Vào thời gian ấy, lợi tức hai bên Nội và Ngoại tôi không còn sung túc như trước. Ruộng vườn bỏ hoang không người cày cấy, nhà nông cũng như chủ đất đều bỏ nhà, bỏ ruộng tìm nơi khác ở tạm cho đến khi bình an trở lại. Em gái yêu thương của tôi thi đậu vào trường Nữ Trung Học Gia Long, rất tốn kém vì ở em nội trú. Tuy không tốn tiền học nhưng tháng nào anh Cả cũng đóng tiền ăn, ở cho em ngoài tiền quần áo, sách vở. Nếu chẳng may em ốm đau, anh lại trả tiền bác sĩ và thuốc men. Đã nghèo mà có lần em bệnh phải nằm bệnh viện, anh Cả trả tiền bệnh viện và dấu Nội vì sợ ông bà lo.

Lúc em gái học Trung học Gia Long, anh Cả đã đi làm có tiền. Anh còn quan tâm tới hạnh kiểm các em, gởi thư  đều đặn, nhắc nhở việc học, chỉ bảo cách cư xử ở đời, mong các em tránh các cám dỗ phù phiếm, xa hoa nơi đô thị... Anh khuyên chúng tôi nên đọc sách nhiều, chăm học, tránh các bạn xấu... Anh thích đọc sách và viết thư hay, cảm động lắm. Mỗi lần được thư anh, tôi khóc vì thương và nhớ anh. Anh thường kèm, nhắc nhở các em làm bài, học bài khi anh còn ở nhà. Nếu có ai đọc được những bức thư ấy, người ta có thể nghĩ đó là những thư của một bà mẹ hiền gởi cho con gái. Khi đám cưới các em dù anh làm việc xa đi đường nguy hiểm vì hay bị Việt Minh giật mìn, đấp mô nhưng anh vẫn về tham dự và trở lại nhiệm sở ngay hôm sau.

 

Ông bà muốn anh lập gia đình nhưng anh cứ chần chờ, sợ có gia đình  không thể chăm sóc giúp đỡ các em được nữa. Không những thế, anh còn gây dựng gia đình tốt đẹp cho các em. Các cậu trai bị anh kiểm tra cẩn thận trước khi anh cho phép các cậu được làm em rể. Anh vừa là anh mà cũng vừa là cha, là mẹ của các em. Ông bà rất mừng khi anh lập gia đình. Chị dâu chúng tôi là cô giáo, một phụ nữ biết chiều chồng, khéo nuôi con, có lòng với các em chồng.Tôi xin cám ơn người chị dâu đảm đang đã đem lại cho anh tôi những ngày tháng hạnh phúc khi anh khỏe mạnh, tận tâm chăm sóc lúc anh đau ốm.

 

Lúc sinh tiền anh thường nói không ngành nghề nào cực cho bằng các quân nhân và cảnh sát, các lính cứu hỏa.Lúc cần họ là những anh hùng,dám hy sinh tính mạng để cứu người.Quân nhân ngày đêm giữ gìn đất nước,chống xâm lăng,đóng quân nơi xa xôi hẻo lánh,xa nhà hàng vạn dặm.Vợ sinh em bé, con tốt nghiệp, gia đinh có việc mừng vui cưới xin... chưa chắc được phép về nhà tham dự nếu đang hành quân hay tình hình bất ổn.Lúc chiến tranh cái chết luôn kề cận,có thể ra đi bất cứ lúc nào hay bị thương tật làm gánh nặng cho cha mẹ vợ con...

Cảnh sát cũng nhọc nhằn nhiều trách nhiệm, giữ gìn an ninh trật tự cho hậu phương, bảo vệ dân lành,chống kẻ xấu,gian tham,trộm cướp.Đêm hay ngày nếu có xe cảnh sát chạy lòng vòng các khu  phố nhất là các nơi kém an ninh là dân chúng an tâm nhiều lắm.Thiên tai, hỏa hoạn đều có cảnh sát hiện diện để giúp người bị nạn. Có lẽ quý độc giả còn nhớ Tháp Đôi World Trade Center ở Nữu Ước bị không tặc dùng bom phá hoại ngày 11/9/01 làm cháy và sụp đổ cả hai tòa nhà,hơn 3000 người thiệt mạng, cả ngàn người bị thương.Tai nạn khủng khiếp ấy có 71 sĩ quan cảnh sát (police officers) của thành phố Nữu Ước và New Jersey đã hy sinh, vĩnh viễn rời bỏ gia đình, đồng đội, xa lìa người thân, và 35 vị bị thương theo Bách Khoa Toàn Thư. Biết nguy hiểm nhưng với tinh thần trách nhiệm họ đã dấn thân.Tháng 5/2020, kẻ xấu đã bắn sĩ quan cảnh sát hồi hưu khi ông muốn bảo vệ tài sản dân lành, không cho kẻ xấu cướp của dân.Hằng ngày trong đời thường nếu chẳng may gặp tai nạn, cảnh sát là người gọi xe cứu thương đưa nạn nhân đến bệnh viện nếu nặng, bắt kẻ gian nếu họ bẻ khóa, xâm nhập gia cư bất hợp pháp. Là người Mỹ gốc Việt tôi cám ơn nhân dân, chánh phủ, quân nhân, cảnh sát Hoa Kỳ nhiều lắm.Ở đâu có sư hiện diện cảnh sát là tôi an tâm vì cảnh sát là bạn của dân, là khắc tinh của kẻ phạm tội.

 

Tôi nhớ anh Cả tôi và những lời nói của người về các ông cảnh sát, quân nhân. Cảnh sát mãi mãi là bạn tốt cho dân lành. Tôi xin cầu nguyện cho những người “bạn dân”, cho nhân loại được bình an, nhà nhà vui vẻ...Tôi cũng ước mong dịch cúm sớm tiêu diệt, kinh tế phục hồi, dân chúng Viêt Nam và Cờ Hoa sống trong truyền thống tốt đẹp, yêu thương, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.Trong dịch cúm dân Hoa Kỳ đã tặng thực phẩm, khẩu trang cho người nghèo hay người già neo đơn, thiếu thốn ở Hoa Kỳ và tặng thuốc vaccine ngừa bệnh cho các nước nghèo.Ngoài ra tôi ước ao dân chúng Hoa kỳ hợp tác với chính quyền, chich ngừa dịch cúm, không tụ họp đông người theo khuyến cáo của các cơ quan y tế để bệnh dịch không lây lan sang người khác làm tốn tiền bạc, thì giờ và tính mệnh dân lành.

 

Bên ngoài tuyết còn đọng trắng xóa trên cành cây sân cỏ do trân tuyết đầu mùa cách đây vài ngày,vài ba con nai ngơ ngác thơ thẩn nơi sân sau.Chúng không biết lạnh hay không có nơi trú ẩn?

 

Ngọc Hạnh

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,459
Bố mẹ nuôi của tôi là người Mỹ gốc di dân Ba Lan nhiều đời, lập nghiệp tại phía Tây thánh phố Chicago, tiểu bang Illinois. Bố mẹ có một trang trại rộng trong Làng Ba Lan Cổ ( Old Polonia), trong đó, ngoài căn nhà cổ trăm năm, bố xây một biệt thự hai tầng kiểu mới. Trong căn nhà cổ, có một thư viện gia đình với nhiều sách, báo, tranh ảnh, đồ cổ quí giá. Bố dùng tòa nhà mới cho những sinh hoạt thường ngày và những dịp lễ hằng năm tụ họp khách mời, bằng hữu, họ hàng.
Ban Tổ Chức Viết Về Nước Mỹ trân trọng thông báo Giải Thưởng VVNM 2022 sẽ không trao giải năm 2022 vì tình hình số lượng và chất lượng bài viết, đồng thời ban tổ chức cần thời gian để thực hiện một số củng cố và thay đổi thể lệ cần thiết.
Ở xứ này mọi người đều phải tuân thủ pháp luật, không thể giỡn mặt với luật pháp. Dưới là ăn mày trên cao nhất là tổng thống, ai cũng có thể bị kiện, bị lôi ra tòa như chơi. Ai cũng có thể kiện, việc gì cũng kiện được, bởi vậy mà luật sư là cái nghề sống khỏe, sống mạnh, cái nghề không sợ thất nghiệp. Luât sư chuyên nghiên cứu luật, tìm mọi kẽ hở của luật để đấu lý với quan tòa. Ở xứ này quan tòa với luật sư dùng lý lẽ và luật pháp mà đấu trí nhau chứ không thể dùng quyền lực mà xử như quan tòa ở những xứ độc tài toàn trị.
Đã mấy lần các cháu, con của cô Kim Thanh, là cô em kế tôi muốn mời má của các cháu đi du lịch Hawaii, nhưng đều bị má từ chối. Đến lần này thì cô em tôi mới thay đổi ý, nhất quyết đi chơi với con gái đầu lòng Hoàng Anh và vài người bạn thân từ thuở xa xưa. Đôi lúc cô Kim Thanh phân vân, lo lắng vì phải để bà ngoại ở nhà một mình, nhưng con gái Út của cô đã nhanh ý, cháu nói với má là cháu sẽ xin ông xếp cho phép làm việc ở nhà nguyên một tuần có mặt ở nhà với bà ngoại, để cho má cháu vững tâm đi chơi cho biết xứ Hawaii. Khi được biết chuyện này, cô em Hồng Loan của chúng tôi thì nhận đến ngủ với bà ngoại ban đêm, còn tôi thì xin tình nguyện ghé qua chơi, hàn huyên và chăm nom, lo những bữa ăn cho bà ngoại vào ban ngày, như vậy là tạm ổn. Đó là niềm hạnh phúc vô biên cho chị em chúng tôi.
Xưa thật là xưa, nó là đứa bé trai mà tôi chưa từng được thấy hay nghe ai không thích nó. Bởi ai mà không thích, ai mà ghét được đứa bé trai tròn trĩnh, hiền, đẹp trai, đặc biệt là lễ phép. Hồi mới qua Mỹ thì nhà tôi với nhà nó là hai căn chung cư cách nhau có mấy căn. Tôi với cha nó thỉnh thoảng có uống với nhau chai bia sau chiều đi làm về, hôm nhà này nấu món ngon thì múc cho nhà kia một tô, một dĩa ăn lấy thảo. Câu họ hàng xa không qua láng giềng gần thấm thía cái tết mới xa quê, hai nhà nấu chung mấy đòn bánh tét không cái nào giống cái nào vì ai cũng làm lần đầu nên chưa có kinh nghiệm.
Những ai thuộc hàng trí thức trước 1975, chắc sẽ không quên tên Lê Thanh Hoàng Dân— Phó Giám đốc Trung tâm Học liệu thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Giáo sư, Nhà Nghiên cứu và Dịch giả. Bác viết nhiều sách về giáo dục & tâm lý & sư phạm như “Luân lý chức nghiệp “, “Tâm lý giáo dục”, “Sư phạm lý thuyết”… Ngoài ra, bác còn dịch các tác phẩm “Thân phận con người” (Andre Malraux), “Kẻ xa lạ” (Camus)…
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021.
Cách đây vài tháng tôi bị đau bụng trên âm ý hơn một tuần lễ. Cơn đau bụng làm tôi nhớ lại câu chuyện của một anh bạn học cùng trường khi mới qua Mỹ. Cách đây mười năm, anh bị đau bụng kéo dài cả tháng. Sau đó mắt và da của anh chuyển sang màu vàng. Khi đi khám bệnh, bác sĩ cho biết anh bị ung thư lá lách giai đoạn cuối. Anh mất sáu tháng sau đó.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải đặc biệt năm 2019. Đây là bài viết mới nhất của tg.
Tôi sắp kể chuyện đời tôi, một câu chuyện nhạt-nhẽo về một phụ nữ bình thường, và tầm thường; vì tôi chẳng có một tài năng gì đặc biệt, chẳng có một ước vọng gì cao cả, xa vời.
Nhạc sĩ Cung Tiến