Hôm nay,  

Đi Cancun Mùa Covid!

27/12/202109:13:00(Xem: 4650)

Thanh Mai

Tác giả Thanh Mai là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Đây là bài mới nhất của cô.


***


Nghe bà con bạn bè khen Cancun dữ quá, có người năm nào cũng qua đó nên gia đình tôi cũng tò mò đặt vé đến Cancun thử xem sao.


Lần thứ nhất cách đây 4 năm, gần đến ngày đi thì được tin bên Việt Nam ông nội tụi nhỏ bị bệnh nặng. Thế là chồng tôi cùng 2 người em phải bay về Việt Nam. Tôi gọi cho Cancun hủy chuyến đi và bị trừ mỗi người 200$, lấy lại tiền.


Lần thứ nhì năm 2019 chúng tôi lại mua vé đi Cancun. Gần tới ngày đi năm 2020 thì cả thế giới bị dịch COVID nên phải hủy nhưng không lấy lại được tiền. Họ gia hạn cho mình đến cuối năm 2021 nếu không đi thì bị mất.


Cho nên lần thứ ba chúng tôi quyết định đặt chỗ cho đầu tháng 12 năm 2021 sẽ bay qua Cancun chứ không mất hết tiền uổng lắm. 3 gia đình 15 người hơn chục ngàn đô chứ ít sao.


Cô dâu trưởng của tôi là Tracy đặt vé máy bay và đặt chỗ ở từ mấy tháng trước tại khu resort Oasis Palm vì khách sạn sát với bãi biển, có nhiều tiệm ăn ngon, có hồ tắm và quan trọng là đang giảm giá. Tracy cũng đặt mua vé xe bus đưa đón từ phi trường Cancun tới khách sạn và đến ngày về họ cũng đưa mình ra phi trường rất tiện.


Vì ở có 4 đêm bên Cancun nên 4 người nhà tôi chỉ mang theo mỗi người 1 ba lô vài bộ quần áo. Hai gia đình kia có con nhỏ và…người có “bịnh mê chụp hình” nên hành lý hơi nhiều vừa ký gởi, vừa tay xách nách mang tùm lum tà la.


Công nhận Tracy thật khéo chọn. Khu chúng tôi ở ngay bờ biển! Phòng ngủ rộng rãi tiện nghi nhìn ra biển rất đẹp. Có bàn ủi, có máy sấy tóc, có rất nhiều khăn to để đi tắm biển và có thể đổi khăn sạch bất kỳ lúc nào. Ở bãi tắm họ để rất nhiều ghế dựa trên bãi cát hoặc dưới những chòi rơm rất đẹp. Tất cả đều miễn phí. Đặc biệt là họ treo rất nhiều võng đủ màu dưới nước. Nằm trong võng để sóng biển đong đưa. Ngộ ghê và cũng rất thú vị! Không biết những resort khác có vụ treo võng dưới nước biển như thế này không nữa.


Bãi biển ở đây cát rất mịn và nhỏ xíu. Đi không bị lún như bãi biển ở Nha Trang. Những người bán hàng rong như dừa, kẹo bông gòn, mứt dừa, đồ kỷ niệm đi chào mời du khách với giá thách cắt cổ nên chúng tôi ít hỏi mua trừ dừa tươi vì thấy người khác đã mua với giá 10 đô 3 trái. Vậy mà họ thách tới giá 20$/1 trái. Tôi trả giá 10$/2 trái và sau một hồi giả vờ kỳ kèo họ chịu bán. 2 trái dừa này vỏ màu vàng cam, cơm vừa phải, nước dừa ngọt mát. Ngày hôm sau mấy đứa con mua 10$/3 trái nhưng nước dừa không ngọt có lẽ vì dừa đã già cơm rất dày.


Vì dịch Covid vẫn còn lây lan nên trước khi đi Cancun chúng tôi đều chích ngừa đầy đủ 3 mũi vaccine và đeo khẩu trang ở mọi nơi công cộng. Các du khách khác cũng vậy. Ai cũng cẩn thận phòng ngừa đeo khẩu trang nên mình cũng tạm yên tâm. Đến cổng Hải quan vào Mễ họ cũng xét giấy chích ngừa nhưng chuyến về thì không xét giấy này mà xét kết quả test Covid trong vòng 3 ngày trước khi bay về Mỹ. Cho nên đến Cancun được 1 ngày qua ngày sau chúng tôi từ lớn xuống nhỏ đều phải điền giấy test Covid. Khách sạn trả chi phí mình không trả đồng nào. (Nghe nói chỉ về Mỹ thì không trả tiền thôi). Đây là lần đầu tiên tôi được test Covid, họ dùng Q tip ngoáy nhẹ vào 2 lỗ mũi sâu cỡ 1/2 inch. Kết quả được gởi qua email trong ngày. Khi trở về Mỹ phải trình kết quả này qua Hải quan. May quá cả ba gia đình chúng tôi đều âm tính không ai bị Covid cả. Nếu bị dương tính phải ở lại Mễ sẽ phiền hà lắm!


Chắc cũng “nhờ” vụ Covid này nên chẳng thấy bóng du khách Tàu nào. Nói chứ mấy năm trước đi du lịch hay gặp các xe chở đầy du khách Tàu xí xa xí xố ồn ào tôi bực mình lắm. Chắc tại tôi kỳ thị Tàu hay sao đó. Người Việt mình khi đi chơi cũng ồn ào í a í ới không kém nên ông xã tôi thường nhắc chừng khi chúng tôi quên: “Giống Tàu rồi đó”! Thế là cả bọn giảm tần số âm thanh ngay.


Thanh Mai 1
Mấy ngày ở đây chỉ thấy có 15 người nhóm chúng tôi là người Việt Nam, còn là người Mỹ và người…Mễ. Chắc họ từ nhiều nước Nam Mỹ nhưng nghe giọng nói và nhìn mặt của họ chúng tôi không phân biệt được. Mặc dù họ nói đủ thứ tiếng nhưng nhìn biết ngay ai là du khách ai là người bản xứ. Du khách nào cũng ăn mặc đẹp và mặt mày tươi rói, hớn hở. Còn các nhân viên ở đây thì có vẻ nghiêm trang hơn; mặc đồng phục tuỳ công việc và tuỳ chỗ làm. Phần đông họ nói được tiếng Mỹ dù không lưu loát cho lắm. Làm việc cho khách du lịch mà. Anh chàng dọn phòng cho chúng tôi thì không nói được tiếng Mỹ nhưng biết dùng ngôn ngữ cơ thể để “nói” cũng hiệu quả. Thấy cái xe đựng đồ dọn vệ sinh phòng để ngoài hành lang nên ông xã tôi đem mấy khăn tắm dơ nhờ anh chàng dọn phòng đổi cho mấy khăn tắm sạch. Anh chàng chỉ vào đống khăn dơ rồi khoát tay; xong quay lưng ra bộ điệu đang chạy rồi đưa 2 ngón tay gần sát nhau và chỉ vào cửa phòng của chúng tôi. Chồng tôi thông dịch lại cho tôi là hắn nói hết khăn sạch rồi. Hắn sẽ chạy đi lấy ngay tí nữa sẽ đem tới phòng. Và đúng y chỉ vài phút sau anh ta gõ cửa đem cả chồng khăn sạch tới. Dễ thương ghê!


Buổi chiều đầu tiên mới tới resort, chúng tôi ai cũng đói bụng nên vô đại một tiệm bán buffet. Họ bày toàn đồ ăn Mễ ăn không vừa miệng. Qua ngày hôm sau đi ăn sáng vào 1 tiệm buffet khác, nhiều món ăn khá ngon để chọn. Thức ăn, nước uống tất cả đều miễn phí. Nếu chịu khó tới giờ các tiệm ăn mở cửa mình xếp hàng đặt chỗ trước thì sẽ được ăn ngon. Họ đón tiếp và phục vụ khách rất lịch sự, trang trọng. Món ăn trình bày đẹp mắt. Nhiều món rất lạ không biết tên. Hải sản, thịt thà, bánh trái mỗi nhà hàng nấu mỗi cách rất ngon. Ăn xong chỉ cho tiền tip mà thôi. Mà ngộ nhen, chúng tôi để ý là rất nhiều bàn khác người ta không để lại tiền tip. Hay là người Nam Mỹ không có tục cho tip hay sao ta? Trước khi đi chúng tôi cũng dặn nhau đổi tiền lẻ để cho tip, nhưng đến gần ngày về thì hết. Phải nhờ mấy người phục vụ trong quán ăn đổi thêm giùm vì họ có nhiều tiền lẻ lắm.


Cũng có mấy quày hàng làm sushi, hot dog, French fried, Hamburger … và nước uống bia rượu dọc theo bãi biển cho những người tắm biển nữa. Tất cả đều miễn phí nhưng phải chịu khó xếp hàng vì khách đông lắm. Khách lấy thức ăn và nước uống xong có thể đem cả dĩa, ly ra bãi biển để tắm rồi chạy lên bờ ăn uống cho tiện. Dĩa, ly đem lại quầy để trả hay không tuỳ ý thức của khách. Có hôm tôi xếp hàng lấy sushi và nước uống thấy họ rửa ly mà sợ quá. Họ gom cả mấy chục cái ly nhựa chồng vào nhau, nhúng vô thau nước to chẳng biết là nước gì nữa thấy màu đỏ nhạt, súc súc vài ba lần rồi úp cả chồng lên bàn. Thế là xong. Dùng cái ly đó mà chứa nước, chứa bia đưa cho khách. Thật là bẩn. Bao nhiêu là vi khuẩn chắc có cả con Covid. Hèn chi thằng con tôi và nhỏ cháu nội bị đau bụng tiêu chảy đến mấy ngày. Cũng còn may là test thử không bị dính Covid. Bác sĩ của Mỹ dặn khi đi Cancun phải uống nước lọc trong chai chứ không dễ nhiễm vi khuẩn tiêu chảy lắm.


Trong nhà hàng thì kỹ lưỡng hơn nhiều. Phải đeo khẩu trang mới được vào và chỉ bỏ khẩu trang khi ăn. Ngay khi vào tiệm khách phải rửa tay khử trùng bằng sanitizer. Bàn ăn được chùi khử trùng sạch sẽ. Khăn ăn được người phục vụ gắp chứ không dùng tay để lên bàn. Rất cẩn thận về vệ sinh nên chúng tôi cũng an tâm. Ông xã tôi rất dễ bị Tào Tháo rượt nhưng mấy ngày ở đây không bị gì cả.


Nghe nói ở resort có các chương trình âm nhạc rất hay nhưng thấy chỉ có vài ban nhạc chơi lèo tèo ở các tiệm ăn nên ban đêm chúng tôi hay ra biển nằm hóng gió, cho mấy đứa nhỏ rượt bắt chạy nhảy thỏa thích. Nghĩ lại hình như chỉ có nhóm chúng tôi ra ngắm biển đêm còn thiên hạ đâu hết trọi rồi? Có lẽ họ hưởng thụ những thú vui khác như đi các bar rượu, đi casino đánh bài, hoặc đi xem những show nhạc mà mình không biết chăng? Chúng tôi cũng dự tính đi bar một đêm trước khi về nhưng cuối cùng lại chọn ra biển hóng gió với mấy đứa cháu.


Ở đây thấy họ có bán vé đi thuyền tới các đảo khác hoặc đi xem cá heo. Nhưng vì trước khi đi cỡ 3 tuần nghe tin tức băng đảng bán ma tuý đã bắn nhau làm 2 người thiệt mạng ở bãi biển phía trước Azul Beach Resort và Hyatt Ziva Riviera Cancun. Rồi nghe nói du khách ra ngoài khu nghỉ mát có thể bị bắt cóc đòi tiền chuộc nên chúng tôi cũng hơi lo không dám ra phố hoặc đi đảo nào cả. Ở trong khu resort cho an toàn.


Dân xứ lạnh Minnesota đang mùa đông lạnh lẽo băng giá mà được tới bãi biển đầy nắng và sóng nhỏ thì không tận dụng hưởng thụ sao được. Nhiệt độ ở bãi biển cỡ 75 độ tới 90 độ F rất mát mẻ. Trừ giờ ăn và ngủ thì cả 3 nhà chúng tôi người lớn và con nít suốt ngày bơi lội và hóng gió ở bãi biển này. Các du khách khác cũng ra biển rất đông.


Có mấy tàu du lịch, du thuyền, ca nô chạy qua chạy lại trên biển khá đẹp. Và thỉnh thoảng một nhóm vài ba người phóng mô tô nước vun vút nhìn rất khoái. Nhớ hôm bữa bên Florida anh bạn của chúng tôi rất thích đi mô tô nước đã rủ rê và đặt thuê mô tô nước cho cả nhóm thưởng thức nhưng phút cuối cùng thời tiết thay đổi báo động sẽ có sấm chớp lớn nên phải hủy. Giờ thấy họ chạy thích quá, tôi rủ ông xã và mấy người con thuê mô tô nước chạy cho vui nhưng tụi nó từ chối nên vợ chồng già cụt hứng luôn.


Thanh Mai 2
Chúng tôi về lại Minnesota ngày 5 tháng 12 thì nghe tin 2 ngày sau tức 7 tháng 12 có mấy người chạy mô tô nước ngay bãi biển của resort Oasis Palm này đã bắn khoảng 20 phát súng làm khách du lịch đang tắm hoảng loạn kêu khóc bỏ chạy. Giờ nghĩ lại biết đâu mấy người chạy mô tô nước vun vút trên biển kia là để tìm hiểu và nghiên cứu cho vụ bắn súng vào ngày 7 vừa rồi? Họ mà bắn vào ngày chúng tôi còn ở đó chắc sợ và ám ảnh suốt đời! Nghe nói là Bộ ngoại giao Hoa Kỳ vừa ra thông cáo cảnh giác các du khách Mỹ đến tiểu bang Quintana Roo, Mexico (trong đó có Cancun) phải lưu ý đề phòng nạn tội phạm. Chắc qua 2 vụ bắn nhau này các khu du lịch ở Cancun sẽ bị ế là cái chắc! Chờ cho hết tình trạng tranh giành địa bàn của các băng đảng ma tuý chắc còn lâu lắm.


Đi du lịch với nhiều bà con hoặc bạn bè mà được người ta lo cho phòng ốc ăn uống như thế này thì quá sướng. Không phí thời gian nấu nướng, rửa chén, dọn dẹp gì cả. Suốt ngày cứ ăn ngủ, tắm biển, nghỉ ngơi, vui chơi không lo nghĩ thì còn gì bằng. Mỗi năm rán hẹn người thân, bạn hữu gặp nhau ở những khu du lịch như thế này nhưng không nhất thiết phải đi Cancun vì ở Mỹ như Florida cũng có những khu resort “trọn gói” với biển ấm và an toàn hơn.


“Ta về ta tắm biển ta

Không lo băng đảng, biển nhà an tâm!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 699,750
Virus không chừa một ai!!! Hàng loạt các nguyên thủ quốc gia, chính khách, vận động viên thể thao, ngôi sao, những nhân vật nổi tiếng … đã bị nhiễm Covid-19. Không thể không kể đến Thủ tướng Anh, phu nhân Thủ tướng Canada, Thái tử Charles, phu nhân Thủ tướng Tây Ban Nha, tài tử Tom Hanks và vợ, vận động viên bóng rổ Rudy Gobert… Vào ngày 2 tháng 10 năm 2020 người dân Hoa Kỳ đã nơm nớp lo sợ khi hay tin Tổng Thống Hoa Kỳ cùng phu nhân và con trai bị dương tính, trong khi chiến dịch tranh cử của ông đang đến hồi khá căng thẳng!!! Nhưng may mắn thay tất cả những người nói trên đều đã phục hồi sau đó
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Bài viết mới và hình ảnh lễ Phật Đản năm nay tại Dayton, Ohio.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài viết mới.
Ngày bé tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ sang một quốc gia khác mưu cầu cuộc sống. Tôi đến trường mặc đồng phục áo dài trắng và tưởng tượng trong tương lai mình sẽ khoác áo dài hồng có gắn hoa kim tuyến bên cạnh chàng trong ngày tân hôn. Những lần quét nhà, nấu cơm, tôi nghĩ sẵn trong đầu sẽ làm món ăn gì dọn lên cho gia đình chồng ngày về làm cô dâu mới (món mướp xào miến, tôi đã chọn sẵn như thế). Ngày nay con số trên dưới triệu người Việt tha hương khắp toàn cầu không khiến ta bâng khuâng tự hỏi: những con chim nhỏ bé phải xa rời tổ ấm này đã đương đầu với phong ba bão tố ra sao trong những năm tháng đầu trên miền đất lạ? Chắc chắn là thấm đẫm mồ hôi nước mắt. Mỗi người sẽ có một câu chuyện đặc biệt không trùng lặp với ai để góp phần vào trang sử ly hương của người Việt trên toàn cầu.
Ngọc Anh là tác giả Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Sau vụ khủng bố tấn công làm nổ tháp đôi ở New York, cô viết bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể chuyện sở làm, một công ty chủ nhân người Ả Rập Hồi Giáo, nhưng hàng trăm nhân viên đủ gốc Á Âu, Do Thái... sống với nhau hoà thuận. Bài viết được trao tặng giải thưởng danh dự năm 2002. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả lần đầu tham dự VVNM, ông vượt biên từ 1979 qua Thụy Sĩ, ở 10 năm rồi bay qua Texas sống. Dần dần được vào quốc tịch Mỹ từ 2000, du lịch nhiều tiểu bang Mỹ rồi nảy sinh biến Texas thành nơi định cư. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
RV, viết tắt của chữ Recreational Vehicle, là một xe motor home. Nói một cách khác, RV là một căn nhà di động. Trên xe có phòng ngủ, phòng tắm, bếp, bàn ăn, tủ lạnh. Trong mùa dịch mà đi chơi bằng xe RV thì xem ra đỡ nguy hiểm nhất vì không phải chung đụng với ai. Tuy vậy, xe RV cũng có những vấn đề riêng của nó. Thứ nhất là giá mướn xe RV rất mắc (sẽ viết thêm về điều này). Thứ hai là ngoài mướn xe RV, chúng ta phải mướn bãi đậu xe vì những lý do sau đây. Vì xe RV là căn nhà di động, chúng ta cần có bãi đậu để ngủ qua đêm. Nếu muốn tiết kiệm tiền, chúng ta có thể đậu xe qua đêm tại bãi đậu xe của một số tiệm Walmart.
Mở mắt liếc nhìn đồng hồ báo thức, Matt thấy chưa đến bốn giờ sáng nhưng vẫn phải uể oải ngồi dậy, nó nghĩ có nằm ráng thêm mươi phút nữa cũng chẳng tới đâu, nhiều khi lại ngủ quên, thôi thì dậy quách cho xong, dẫu có vào hãng sớm một tí cũng chả sao. Sau khi vệ sinh chừng mười lăm phút, Matt vớ lấy túi đựng thức ăn trưa và hai lát bánh mì vuông đi ra xe.
Gia đình đông con gái. Ông ngoại tôi làm nghề chẩn bệnh, bốc thuốc, là người giỏi Hán Nôm, ông viết chữ Nho rất đẹp nên lúc xưa nhiều người hay đến nhờ ông viết những câu đối để đi đám Tân gia, chúc mừng này nọ hoặc viết liễn cho đám tang. Bà ngoại sinh cho ông tôi cả đàn con gái, chỉ có một cậu nhưng cũng qua đời khi còn rất nhỏ. Mấy chị em gái của Má ai cũng trắng trẻo, đẹp gái. Má tôi xinh xắn, mặt tròn, môi chẻ giống ông ngoại y tạc, lại là người thông minh lanh lẹ, ham học chữ. Ở cái làng quê Quảng Nam xa xôi gần miền núi, hình như con gái trong làng đồng lứa chỉ có Má là chịu ôm tập đến trường học cho đến...hết lớp, thời đó chắc là xong bậc tiểu học. Đến lúc ông ngoại gả Dì Hai cho con trai một gia đình nhà buôn ở Hội An thì Má theo dì Hai học làm bánh trái, nấu ăn, thêu thùa may vá. Năm tròn mười tám tuổi, ông bà ngoại gả Má cho con trai út một địa chủ trong làng. Chưa biết mặt, chỉ biết mọi người hay gọi người đó là Cậu Mười. Dẫu không muốn, cũng không thể từ chối vì tục lệ ngà