Hôm nay,  

Gió Cát Tình Cha

26/05/202112:01:00(Xem: 5101)


Triều Phong 
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Bài viết mới và hình ảnh lễ Phật Đản  năm nay tại Dayton, Ohio.


***



blankblank

vvnm 03
vvnm 02


Như chúng ta biết cách nay gần hai ngàn sáu trăm năm từ nơi gió cát Sông Hằng (Ganges River) ở Ấn Độ, Hoa Ưu Đàm đã nở trong Cõi Ta Bà để chúng sanh đón nhận một bậc vĩ nhân vĩ đại nhất.  Đó là Thái Tử Tất Đạt Đa, người sau này tự tu tập giác ngộ để thoát khỏi sông mê bể khổ trở thành một đạo sư, một triết gia, một Đấng Thế Tôn sáng lập ra Phật Giáo.  Phật Thích Ca, đấng toàn chân, toàn giác!


Sự thị hiện của Ngài đã mang ánh đạo vàng vô biên của Phật pháp đến để dẫn dắt chúng ta thoát khỏi vô minh tăm tối, tiêu diệt phiền não, giải thoát khổ đau, để mong mọi người có được một đời sống thanh bình, an lạc.  Ngài đã đem sự vị tha, tình thương bao la không phân biệt giai cấp, giàu nghèo sang hèn đến cho mọi người, khai sáng tuệ giác cho nhân loại.  Bằng trí huệ cao minh, siêu việt, Ngài đã mang lòng bi mẫn đến với tha nhân để cứu độ chúng sinh.  Ngài là Đấng Từ Phụ của muôn loài hữu tình và vô tình!


Trong không khí tưng bừng hoan ca ấy, phật tử ở khắp năm châu, bốn biển, mở hội vui mừng chào đón sự kiện trọng đại này vào mỗi độ Tháng Tư về.  Bởi Rằm Tháng Tư là ngày Phật Đản Sanh, là ngày Phật ra đời mang đến cho chúng ta Bát Chánh Đạo; là con đường để cho mỗi người trong chúng ta tự tu tập, giác ngộ như Ngài để đem hòa bình đến cho thế giới, cho muôn loài.  Theo tinh thần “hãy tự mình thắp sáng đuốc tuệ mà đi” ấy của Đức Phật, hòa với niềm vui, niềm phúc lạc vô biên đó, Chùa Tịnh Quang đã long trọng cử hành Đại Lễ Phật Đản Phật Lịch 2565, vào lúc 11: 00 sáng Ngày 12 Tháng Tư Âm Lịch Năm Tân Sửu, tức Chủ Nhật 23 Tháng 05 Năm 2021, để thể hiện tấm lòng tôn kính của người con Phật đối với ý nghĩa to lớn của ngày lễ trên.


Tuy nhiên do hoàn cảnh dịch Covid-19 vẫn còn đang hoành hành khắp nơi trẻn thế giới từ năm qua đến nay khiến cho hơn cả triệu người mất mạng, nhân loại điêu linh, sinh hoạt của chúng sanh đảo lộn, mùi tang tóc ám ảnh khắp nơi nên việc tổ chức Lễ Khánh Đản cũng gặp nhiều trở ngại vì thiếu nhân sự.  Đứng trước tình hình muôn vàn khó khăn ấy Thầy Thích Tâm Hiền vẫn cố gắng chu toàn bổn phận của người sa môn, tổ chức trong khuôn khổ hạn hẹp với khả năng có thể để phần nào mang đến sự an lạc tâm linh cho phật tử vùng Dayton và phụ cận mà mọi người bị mất mát suốt thời gian qua trên tinh thần “vạn sự tùy duyên.”  Chùa cũng kêu gọi đồng bào phật tử cố gắng ý thức tuân thủ các yêu cầu của Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (Centers for Disease Control and Prevention-CDC) về việc mang khẩu trang và cách giãn nếu có đến tham dự để tránh lây lan hầu bảo vệ cho chính mình, cho xã hội... Và hiện tại thì dân chúng Mỹ đang hoàn tất chuyện chích ngừa để ngăn bệnh tật, giảm bớt tử vong nghiêm trọng mà chính phủ Hoa Kỳ ra sức thúc đẩy để sớm đưa xã hội trở lại bình thường, để mọi người có thể vui vẻ ôm nhau chào hỏi hay tay bắt mặt mừng mỗi khi gặp nhau theo như truyền thống lịch sự xã giao đã có từ thuở xa xưa chớ không còn nghi ngại tránh né như bây giờ nên mọi người cũng bớt ngần ngại khi đến chỗ đông người do đó buổi lễ cũng tương đối có nhiều phật tử tham dự hơn nhưng để thực hiện đúng qui định này cũng không phải là chuyện dễ dàng lúc có sự tụ tập đông đúc.


Chương trình buổi lễ bắt đầu với các nghi thức thông thường như mời Chư Tôn Đức Tăng và phật tử vân tập vào Chánh Điện, giới thiệu thành phần quan khách, Thầy Trụ Trì mời quý thầy quang lâm lễ đài, chào cờ Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Phật Giáo Ca, một phút mặc niệm...trong không khí trầm lắng thanh tịnh.  Sau đó Thầy Tâm Hiền niệm hương khai mạc lễ, ban lời pháp nhủ, nói về đại dịch mà nhân loại đang hứng chịu như một minh chứng về thuyết “nhân duyên,” về cái quả mà con người phải gánh do tạo nhân ác trong cuộc sống hiện tại hay nhiều đời nhiều kiếp về trước để thấy rằng sự còn tồn tại, có mặt của chúng ta nơi đây là cái “phước” của chúng ta!  Nhờ gieo nhân lành mà chúng ta còn sống sót tới ngày hôm nay.  Và đây cũng là một trong các giáo pháp căn bản mà Đức Phật từng rao giảng, truyền đạt lại cho chúng sanh nên ăn hiền ở lành vì ở “hiền sẽ gặp lành!”   


Sau đó, Thầy Tâm Hiền bắt đầu cùng phật tử khai Kinh Bát Nhã và Kinh Khánh Đản. Hai Thiền Sư Sumana và Dhamma cũng tham gia mừng Đức phật giáng trần bằng một hồi Kinh Pali trong khói trầm hương tỏa.  Tiếng chuông tiếng mõ, câu kinh tiếng kệ ngân nga vang lừng đại điện.  Rồi Thầy Trụ Trì tiếp tục đọc kinh cầu nguyện quốc thới dân an, cho nhân quần bình yên qua cơn dịch bệnh và cuối cùng là Tam Tự Quy.  Buổi đọc kinh chấm dứt trong yên lặng.  Cả chánh điện chìm trong trang nghiêm tĩnh lặng của thời khắc lịch sử trang trọng ấy của Phật Giáo để mọi người có cơ hội suy niệm, lắng lòng soi lại đời mình, cùng hướng về Đức Phật và nghe đâu đó như có muôn ngàn tiếng chim muông đang cất tiếng hót vang đón mừng Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni, Bậc Đạo Sư của sáu cõi chúng sanh ra đời!  


Kế đến là tới giờ phút thiêng liêng, đầy mong đợi của những người con Phật.  Đó là Lễ Tắm Phật!  Tắm Phật là để bày tỏ lòng tôn kính, hân hoan của phật tử với Đấng Giác Ngộ; Người đã hy sinh trong vô lượng kiếp, tìm đường giải thoát cho chúng sanh.  Tắm Phật là phát tâm Bồ Đề hướng về Đức Phật cho tâm được thanh tịnh, bình an, rời xa các cám dỗ tầm thường, ô trược, xấu xa của cuộc sống hiện tại. Tắm Phật là phát tâm đi theo Bát Chánh Đạo!


Đoạn mọi người cung tiễn Chư Tôn Đức về hậu tổ dùng ngọ, mời quý phật tử dùng bữa cơm tuy đơn sơ nhưng thân mật với chúng dưới hậu điện Chùa Tịnh quang.  Ban Tổ Chức chân thành cảm tạ quý thầy, quý quan khách, các đạo hữu, phật tử gần xa đã nhín chút thời gian quý báu tới tham dự đặc biệt là phần văn nghệ cúng dường của Ban Văn Nghệ ở Cincinnati với sự góp mặt của Nhạc Sĩ Thiện Phước, chị Diệu Hiền, Ca Sĩ Hoàng Mai, anh Ti9nh Nguyện đã phối hợp với Ban Nhạc Dayton do anh Hoạt, anh Công, chi Kim Lan cùng anh Tiến Lưu phụ trách, giúp cho buổi lễ đơn sơ được thêm phần trang trọng.


Rồi trong khi mọi người lễ Phật, chụp ảnh lưu niệm, dùng ẩm thực thì chương trình văn nghệ mở màn qua ca khúc “Mẹ yêu ơi” của Nhạc Sĩ Gia Khiêm để nói lên lòng hiếu thảo của người con đối với bậc sinh thành vì “vô Chùa thấy Phật muốn tu, về nhà thấy Mẹ công phu chưa đền!” bằng giọng ca trầm ấm, mượt mà của Ca Sĩ Hoàng Mai. Tiếp theo là “Ngày Rằm Tháng Tư” do Y Mai và Đậng Lê Nguyên sáng tác vì như chúng ta biết ngày trăng tròn Tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc ba thời kỳ của Phật. “Bồ Tát ra đời, Bồ Tát thành đạo và Đức Phật viên tịch Niết Bàn.” Ba sự kiện trọng đại, tuy khoảng cách thời gian có khác nhau, nhưng xảy ra đều trùng hợp vào đêm rằm tháng tư, đúng theo ý nguyện của Đức Phật Gotama. Cho nên, tất cả mọi người phật tử từ những bậc xuất gia đến các hàng tại gia cư sĩ khắp nơi trên thế giới, đều lấy đêm Rằm Tháng Tư, làm ngày lễ cúng dường Đức Phật, gọi là “Vesākhapūjā.”  Bản nhạc này được trình bày bởi chất giọng ngọt ngào của chị Kim Lan.


Cùng trong ý tưởng ca ngợi Phật Thích Ca, xưng tụng Phật pháp, nguyện theo lời Phật dạy bằng con đường Ngài đã chỉ ra cho chúng sanh, Nhạc Sĩ Thiện Phước đã sáng tác ba bài nhạc rất hay.  Đó là “Phật Đản Sanh, Shakya-Xưa mây trắng trời, Lời nguyện” do chính hiền nội của anh; chị Diệu Hiền hát bằng cả con tim và tấm lòng hướng về Phật mà chúng tôi hy vọng trong tương lai các ca khúc này sẽ có mặt trong nhạc Phật để góp phần làm phong phú thêm những buổi lễ sắp tới. 


Một ca khúc nổi tiếng lâu đời khác cũng nhằm nói lên đạo hiếu là một trong Tứ Ân mà Phật Thích Ca luôn dặn dò người phật tử phải khắc cốt ghi tâm, thực hành cho trọn là “Ơn nghĩa sinh thành” của Nhạc Sĩ Dương Thiệu Tước được lột tả qua tiếng hát truyền cảm của anh Tiến Lưu.


Cuối cùng buổi lễ bế mạc với đôi lời cảm niệm và tri ân của Thầy Tâm Hiền gửi tới mọi người về ngày lễ.  Phật tử lần lượt ra về trong tâm an, thanh thản.  Riêng tôi trong ánh nắng chói chang của mùa xuân trở lại sau đông dài lê thê, trên đường về nhà tôi chợt nhận ra ngày Lễ Phật Đản của người dân Á Châu thường cũng nằm trong khoảng thời gian kề cận với ngày Lễ Mẹ, Lễ Cha của Mỹ.  Hóa ra chẳng là Đông Tây kim cổ gặp nhau ở giây phút hiếu đạo nhiệm mầu đó sao?  Năm nay Phật Đản tới khi ngày Lễ Mẹ vừa qua và Lễ Cha ở đây lại sắp tới.  Đạo làm con mà Phật dạy đối với những người có lòng kính cha thờ mẹ quả là huyền diệu!   


Ôi, Happy Birthday Buddha! Happy Father’s Day!


Ohio, ngày 26 tháng 05 năm 2021

(nhằm Rằm Tháng Tư âm lịch năm Tân Sửu)

Triều Phong (TPN)

Ý kiến bạn đọc
07/06/202113:18:37
Khách
Cám ơn quý vị đã có lời nhận định khích lệ và đặc biệt là anh/chị Bình An đã góp lời bàn sự ưu việt về giáo lý Phật Pháp của Đức Phật. Xin cầu chúc mọi người thân tâm thường lạc.
Triều Phong
06/06/202123:49:28
Khách
Bàn thêm " Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn được dịch trên trời dưới trời, duy ta là tôn quý, ta muốn cứu độ chúng sanh khỏi vòng sinh lão bệnh tử." Ta đảy không phải là cái Ta của Thái Tử Tất Đạt Đa, một cái Ngã sinh diệt như cái Ngã của trăm ngàn chúng sinh khác. Chữ Ta ở đây chính là Phật Tánh, là Chân Tâm, chẳng hề sanh chẳng hề diệt, hoàn toàn thanh tịnh, là cái xa lìa tất cả những cái gì gọi là đối đãi. Cái Ta đó hay cái Ngã đó chính là Chân Ngã, chính là Pháp Thân thường trụ, không bao giờ hoại, bao trùm khắp không gian và thời gian.
Bình An
05/06/202113:08:07
Khách
Nam Mô A Di Đà Phật!
Một bài viết thâm sâu, thấm nhuần Phật pháp. Cuộc đời vô thường, hãy mau quay đầu vào bờ Giác Ngộ!
Khách bên đường.
31/05/202121:09:00
Khách
Dịch COVID-19 giết chết mấy triệu người trên thế giới, các chuyên gia y tế giải thích lý do theo cái nhìn của khoa học. Người chết vì bệnh do không cẩn thận để bị lây nhiễm, không cách giãn xa, đụng chạm với người nhiễm bệnh...tuy vậy Phật Giáo lý giải theo góc nhìn của tâm linh theo thuyết nhân quả để chứng minh tại sao kẻ này chết mà người kia thì không khá logic trong hoàn cảnh hiện tại chứng tỏ lý thuyết của Phật Giáo cũng vô cùng Uyên thâm cho những ai có lòng tin vào Đấng tối cao.
N P
28/05/202111:41:07
Khách
Bài viết về Phật, về Lễ Khánh Đản này thật hay. Tuy ngắn nhưng cô đọng đủ giáo lý của Phật giáo. Cám ơn anh Triều Phong thật nhiều.
Phật tử Thiện Tâm
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 699,809
Ai nấy đã về lều của mình rồi mà âm hưởng bài hát vẫn còn vọng lại trong tôi. Kéo tay bà xã ngồi lại, tôi chăm chăm nhìn vào ánh lửa mà nhớ về ngày xưa. Dạo này không hiểu sao tôi hay để tâm hồn lang thang trở lại với những mảnh vụn kỷ niệm ngày xưa cũ. Nhìn ánh lửa cháy reo vui trước mắt mà tôi như thấy lại khung cảnh tương tự ở một quá khứ cách đây hơn 40 năm, như mới xảy ra ngày hôm qua. Tôi nhắc chuyện ngày xưa, chuyện buồn nhiều hơn vui. Thời đó trong nước, ai cũng đói nghèo, khổ sở vì chính quyền ngu muội, lấy đâu có chuyện vui mà kể. Vợ tôi cười nhẹ với nụ cười đồng cảm pha chút diễu cợt “chắc tại anh già rồi”. Hai chữ già rồi cứ luẩn quẩn bám theo tôi cả buổi tối hôm đó. Tiếng lửa vẫn reo vui, than củi nổ lách tách mang hơi ấm lan tỏa vào không gian…
Virus không chừa một ai!!! Hàng loạt các nguyên thủ quốc gia, chính khách, vận động viên thể thao, ngôi sao, những nhân vật nổi tiếng … đã bị nhiễm Covid-19. Không thể không kể đến Thủ tướng Anh, phu nhân Thủ tướng Canada, Thái tử Charles, phu nhân Thủ tướng Tây Ban Nha, tài tử Tom Hanks và vợ, vận động viên bóng rổ Rudy Gobert… Vào ngày 2 tháng 10 năm 2020 người dân Hoa Kỳ đã nơm nớp lo sợ khi hay tin Tổng Thống Hoa Kỳ cùng phu nhân và con trai bị dương tính, trong khi chiến dịch tranh cử của ông đang đến hồi khá căng thẳng!!! Nhưng may mắn thay tất cả những người nói trên đều đã phục hồi sau đó
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài viết mới.
Ngày bé tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ sang một quốc gia khác mưu cầu cuộc sống. Tôi đến trường mặc đồng phục áo dài trắng và tưởng tượng trong tương lai mình sẽ khoác áo dài hồng có gắn hoa kim tuyến bên cạnh chàng trong ngày tân hôn. Những lần quét nhà, nấu cơm, tôi nghĩ sẵn trong đầu sẽ làm món ăn gì dọn lên cho gia đình chồng ngày về làm cô dâu mới (món mướp xào miến, tôi đã chọn sẵn như thế). Ngày nay con số trên dưới triệu người Việt tha hương khắp toàn cầu không khiến ta bâng khuâng tự hỏi: những con chim nhỏ bé phải xa rời tổ ấm này đã đương đầu với phong ba bão tố ra sao trong những năm tháng đầu trên miền đất lạ? Chắc chắn là thấm đẫm mồ hôi nước mắt. Mỗi người sẽ có một câu chuyện đặc biệt không trùng lặp với ai để góp phần vào trang sử ly hương của người Việt trên toàn cầu.
Ngọc Anh là tác giả Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Sau vụ khủng bố tấn công làm nổ tháp đôi ở New York, cô viết bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể chuyện sở làm, một công ty chủ nhân người Ả Rập Hồi Giáo, nhưng hàng trăm nhân viên đủ gốc Á Âu, Do Thái... sống với nhau hoà thuận. Bài viết được trao tặng giải thưởng danh dự năm 2002. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả lần đầu tham dự VVNM, ông vượt biên từ 1979 qua Thụy Sĩ, ở 10 năm rồi bay qua Texas sống. Dần dần được vào quốc tịch Mỹ từ 2000, du lịch nhiều tiểu bang Mỹ rồi nảy sinh biến Texas thành nơi định cư. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
RV, viết tắt của chữ Recreational Vehicle, là một xe motor home. Nói một cách khác, RV là một căn nhà di động. Trên xe có phòng ngủ, phòng tắm, bếp, bàn ăn, tủ lạnh. Trong mùa dịch mà đi chơi bằng xe RV thì xem ra đỡ nguy hiểm nhất vì không phải chung đụng với ai. Tuy vậy, xe RV cũng có những vấn đề riêng của nó. Thứ nhất là giá mướn xe RV rất mắc (sẽ viết thêm về điều này). Thứ hai là ngoài mướn xe RV, chúng ta phải mướn bãi đậu xe vì những lý do sau đây. Vì xe RV là căn nhà di động, chúng ta cần có bãi đậu để ngủ qua đêm. Nếu muốn tiết kiệm tiền, chúng ta có thể đậu xe qua đêm tại bãi đậu xe của một số tiệm Walmart.
Mở mắt liếc nhìn đồng hồ báo thức, Matt thấy chưa đến bốn giờ sáng nhưng vẫn phải uể oải ngồi dậy, nó nghĩ có nằm ráng thêm mươi phút nữa cũng chẳng tới đâu, nhiều khi lại ngủ quên, thôi thì dậy quách cho xong, dẫu có vào hãng sớm một tí cũng chả sao. Sau khi vệ sinh chừng mười lăm phút, Matt vớ lấy túi đựng thức ăn trưa và hai lát bánh mì vuông đi ra xe.
Gia đình đông con gái. Ông ngoại tôi làm nghề chẩn bệnh, bốc thuốc, là người giỏi Hán Nôm, ông viết chữ Nho rất đẹp nên lúc xưa nhiều người hay đến nhờ ông viết những câu đối để đi đám Tân gia, chúc mừng này nọ hoặc viết liễn cho đám tang. Bà ngoại sinh cho ông tôi cả đàn con gái, chỉ có một cậu nhưng cũng qua đời khi còn rất nhỏ. Mấy chị em gái của Má ai cũng trắng trẻo, đẹp gái. Má tôi xinh xắn, mặt tròn, môi chẻ giống ông ngoại y tạc, lại là người thông minh lanh lẹ, ham học chữ. Ở cái làng quê Quảng Nam xa xôi gần miền núi, hình như con gái trong làng đồng lứa chỉ có Má là chịu ôm tập đến trường học cho đến...hết lớp, thời đó chắc là xong bậc tiểu học. Đến lúc ông ngoại gả Dì Hai cho con trai một gia đình nhà buôn ở Hội An thì Má theo dì Hai học làm bánh trái, nấu ăn, thêu thùa may vá. Năm tròn mười tám tuổi, ông bà ngoại gả Má cho con trai út một địa chủ trong làng. Chưa biết mặt, chỉ biết mọi người hay gọi người đó là Cậu Mười. Dẫu không muốn, cũng không thể từ chối vì tục lệ ngà