Hôm nay,  

Gió Cát Tình Cha

26/05/202112:01:00(Xem: 5129)


Triều Phong 
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Bài viết mới và hình ảnh lễ Phật Đản  năm nay tại Dayton, Ohio.


***



blankblank

vvnm 03
vvnm 02


Như chúng ta biết cách nay gần hai ngàn sáu trăm năm từ nơi gió cát Sông Hằng (Ganges River) ở Ấn Độ, Hoa Ưu Đàm đã nở trong Cõi Ta Bà để chúng sanh đón nhận một bậc vĩ nhân vĩ đại nhất.  Đó là Thái Tử Tất Đạt Đa, người sau này tự tu tập giác ngộ để thoát khỏi sông mê bể khổ trở thành một đạo sư, một triết gia, một Đấng Thế Tôn sáng lập ra Phật Giáo.  Phật Thích Ca, đấng toàn chân, toàn giác!


Sự thị hiện của Ngài đã mang ánh đạo vàng vô biên của Phật pháp đến để dẫn dắt chúng ta thoát khỏi vô minh tăm tối, tiêu diệt phiền não, giải thoát khổ đau, để mong mọi người có được một đời sống thanh bình, an lạc.  Ngài đã đem sự vị tha, tình thương bao la không phân biệt giai cấp, giàu nghèo sang hèn đến cho mọi người, khai sáng tuệ giác cho nhân loại.  Bằng trí huệ cao minh, siêu việt, Ngài đã mang lòng bi mẫn đến với tha nhân để cứu độ chúng sinh.  Ngài là Đấng Từ Phụ của muôn loài hữu tình và vô tình!


Trong không khí tưng bừng hoan ca ấy, phật tử ở khắp năm châu, bốn biển, mở hội vui mừng chào đón sự kiện trọng đại này vào mỗi độ Tháng Tư về.  Bởi Rằm Tháng Tư là ngày Phật Đản Sanh, là ngày Phật ra đời mang đến cho chúng ta Bát Chánh Đạo; là con đường để cho mỗi người trong chúng ta tự tu tập, giác ngộ như Ngài để đem hòa bình đến cho thế giới, cho muôn loài.  Theo tinh thần “hãy tự mình thắp sáng đuốc tuệ mà đi” ấy của Đức Phật, hòa với niềm vui, niềm phúc lạc vô biên đó, Chùa Tịnh Quang đã long trọng cử hành Đại Lễ Phật Đản Phật Lịch 2565, vào lúc 11: 00 sáng Ngày 12 Tháng Tư Âm Lịch Năm Tân Sửu, tức Chủ Nhật 23 Tháng 05 Năm 2021, để thể hiện tấm lòng tôn kính của người con Phật đối với ý nghĩa to lớn của ngày lễ trên.


Tuy nhiên do hoàn cảnh dịch Covid-19 vẫn còn đang hoành hành khắp nơi trẻn thế giới từ năm qua đến nay khiến cho hơn cả triệu người mất mạng, nhân loại điêu linh, sinh hoạt của chúng sanh đảo lộn, mùi tang tóc ám ảnh khắp nơi nên việc tổ chức Lễ Khánh Đản cũng gặp nhiều trở ngại vì thiếu nhân sự.  Đứng trước tình hình muôn vàn khó khăn ấy Thầy Thích Tâm Hiền vẫn cố gắng chu toàn bổn phận của người sa môn, tổ chức trong khuôn khổ hạn hẹp với khả năng có thể để phần nào mang đến sự an lạc tâm linh cho phật tử vùng Dayton và phụ cận mà mọi người bị mất mát suốt thời gian qua trên tinh thần “vạn sự tùy duyên.”  Chùa cũng kêu gọi đồng bào phật tử cố gắng ý thức tuân thủ các yêu cầu của Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (Centers for Disease Control and Prevention-CDC) về việc mang khẩu trang và cách giãn nếu có đến tham dự để tránh lây lan hầu bảo vệ cho chính mình, cho xã hội... Và hiện tại thì dân chúng Mỹ đang hoàn tất chuyện chích ngừa để ngăn bệnh tật, giảm bớt tử vong nghiêm trọng mà chính phủ Hoa Kỳ ra sức thúc đẩy để sớm đưa xã hội trở lại bình thường, để mọi người có thể vui vẻ ôm nhau chào hỏi hay tay bắt mặt mừng mỗi khi gặp nhau theo như truyền thống lịch sự xã giao đã có từ thuở xa xưa chớ không còn nghi ngại tránh né như bây giờ nên mọi người cũng bớt ngần ngại khi đến chỗ đông người do đó buổi lễ cũng tương đối có nhiều phật tử tham dự hơn nhưng để thực hiện đúng qui định này cũng không phải là chuyện dễ dàng lúc có sự tụ tập đông đúc.


Chương trình buổi lễ bắt đầu với các nghi thức thông thường như mời Chư Tôn Đức Tăng và phật tử vân tập vào Chánh Điện, giới thiệu thành phần quan khách, Thầy Trụ Trì mời quý thầy quang lâm lễ đài, chào cờ Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Phật Giáo Ca, một phút mặc niệm...trong không khí trầm lắng thanh tịnh.  Sau đó Thầy Tâm Hiền niệm hương khai mạc lễ, ban lời pháp nhủ, nói về đại dịch mà nhân loại đang hứng chịu như một minh chứng về thuyết “nhân duyên,” về cái quả mà con người phải gánh do tạo nhân ác trong cuộc sống hiện tại hay nhiều đời nhiều kiếp về trước để thấy rằng sự còn tồn tại, có mặt của chúng ta nơi đây là cái “phước” của chúng ta!  Nhờ gieo nhân lành mà chúng ta còn sống sót tới ngày hôm nay.  Và đây cũng là một trong các giáo pháp căn bản mà Đức Phật từng rao giảng, truyền đạt lại cho chúng sanh nên ăn hiền ở lành vì ở “hiền sẽ gặp lành!”   


Sau đó, Thầy Tâm Hiền bắt đầu cùng phật tử khai Kinh Bát Nhã và Kinh Khánh Đản. Hai Thiền Sư Sumana và Dhamma cũng tham gia mừng Đức phật giáng trần bằng một hồi Kinh Pali trong khói trầm hương tỏa.  Tiếng chuông tiếng mõ, câu kinh tiếng kệ ngân nga vang lừng đại điện.  Rồi Thầy Trụ Trì tiếp tục đọc kinh cầu nguyện quốc thới dân an, cho nhân quần bình yên qua cơn dịch bệnh và cuối cùng là Tam Tự Quy.  Buổi đọc kinh chấm dứt trong yên lặng.  Cả chánh điện chìm trong trang nghiêm tĩnh lặng của thời khắc lịch sử trang trọng ấy của Phật Giáo để mọi người có cơ hội suy niệm, lắng lòng soi lại đời mình, cùng hướng về Đức Phật và nghe đâu đó như có muôn ngàn tiếng chim muông đang cất tiếng hót vang đón mừng Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni, Bậc Đạo Sư của sáu cõi chúng sanh ra đời!  


Kế đến là tới giờ phút thiêng liêng, đầy mong đợi của những người con Phật.  Đó là Lễ Tắm Phật!  Tắm Phật là để bày tỏ lòng tôn kính, hân hoan của phật tử với Đấng Giác Ngộ; Người đã hy sinh trong vô lượng kiếp, tìm đường giải thoát cho chúng sanh.  Tắm Phật là phát tâm Bồ Đề hướng về Đức Phật cho tâm được thanh tịnh, bình an, rời xa các cám dỗ tầm thường, ô trược, xấu xa của cuộc sống hiện tại. Tắm Phật là phát tâm đi theo Bát Chánh Đạo!


Đoạn mọi người cung tiễn Chư Tôn Đức về hậu tổ dùng ngọ, mời quý phật tử dùng bữa cơm tuy đơn sơ nhưng thân mật với chúng dưới hậu điện Chùa Tịnh quang.  Ban Tổ Chức chân thành cảm tạ quý thầy, quý quan khách, các đạo hữu, phật tử gần xa đã nhín chút thời gian quý báu tới tham dự đặc biệt là phần văn nghệ cúng dường của Ban Văn Nghệ ở Cincinnati với sự góp mặt của Nhạc Sĩ Thiện Phước, chị Diệu Hiền, Ca Sĩ Hoàng Mai, anh Ti9nh Nguyện đã phối hợp với Ban Nhạc Dayton do anh Hoạt, anh Công, chi Kim Lan cùng anh Tiến Lưu phụ trách, giúp cho buổi lễ đơn sơ được thêm phần trang trọng.


Rồi trong khi mọi người lễ Phật, chụp ảnh lưu niệm, dùng ẩm thực thì chương trình văn nghệ mở màn qua ca khúc “Mẹ yêu ơi” của Nhạc Sĩ Gia Khiêm để nói lên lòng hiếu thảo của người con đối với bậc sinh thành vì “vô Chùa thấy Phật muốn tu, về nhà thấy Mẹ công phu chưa đền!” bằng giọng ca trầm ấm, mượt mà của Ca Sĩ Hoàng Mai. Tiếp theo là “Ngày Rằm Tháng Tư” do Y Mai và Đậng Lê Nguyên sáng tác vì như chúng ta biết ngày trăng tròn Tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc ba thời kỳ của Phật. “Bồ Tát ra đời, Bồ Tát thành đạo và Đức Phật viên tịch Niết Bàn.” Ba sự kiện trọng đại, tuy khoảng cách thời gian có khác nhau, nhưng xảy ra đều trùng hợp vào đêm rằm tháng tư, đúng theo ý nguyện của Đức Phật Gotama. Cho nên, tất cả mọi người phật tử từ những bậc xuất gia đến các hàng tại gia cư sĩ khắp nơi trên thế giới, đều lấy đêm Rằm Tháng Tư, làm ngày lễ cúng dường Đức Phật, gọi là “Vesākhapūjā.”  Bản nhạc này được trình bày bởi chất giọng ngọt ngào của chị Kim Lan.


Cùng trong ý tưởng ca ngợi Phật Thích Ca, xưng tụng Phật pháp, nguyện theo lời Phật dạy bằng con đường Ngài đã chỉ ra cho chúng sanh, Nhạc Sĩ Thiện Phước đã sáng tác ba bài nhạc rất hay.  Đó là “Phật Đản Sanh, Shakya-Xưa mây trắng trời, Lời nguyện” do chính hiền nội của anh; chị Diệu Hiền hát bằng cả con tim và tấm lòng hướng về Phật mà chúng tôi hy vọng trong tương lai các ca khúc này sẽ có mặt trong nhạc Phật để góp phần làm phong phú thêm những buổi lễ sắp tới. 


Một ca khúc nổi tiếng lâu đời khác cũng nhằm nói lên đạo hiếu là một trong Tứ Ân mà Phật Thích Ca luôn dặn dò người phật tử phải khắc cốt ghi tâm, thực hành cho trọn là “Ơn nghĩa sinh thành” của Nhạc Sĩ Dương Thiệu Tước được lột tả qua tiếng hát truyền cảm của anh Tiến Lưu.


Cuối cùng buổi lễ bế mạc với đôi lời cảm niệm và tri ân của Thầy Tâm Hiền gửi tới mọi người về ngày lễ.  Phật tử lần lượt ra về trong tâm an, thanh thản.  Riêng tôi trong ánh nắng chói chang của mùa xuân trở lại sau đông dài lê thê, trên đường về nhà tôi chợt nhận ra ngày Lễ Phật Đản của người dân Á Châu thường cũng nằm trong khoảng thời gian kề cận với ngày Lễ Mẹ, Lễ Cha của Mỹ.  Hóa ra chẳng là Đông Tây kim cổ gặp nhau ở giây phút hiếu đạo nhiệm mầu đó sao?  Năm nay Phật Đản tới khi ngày Lễ Mẹ vừa qua và Lễ Cha ở đây lại sắp tới.  Đạo làm con mà Phật dạy đối với những người có lòng kính cha thờ mẹ quả là huyền diệu!   


Ôi, Happy Birthday Buddha! Happy Father’s Day!


Ohio, ngày 26 tháng 05 năm 2021

(nhằm Rằm Tháng Tư âm lịch năm Tân Sửu)

Triều Phong (TPN)

Ý kiến bạn đọc
07/06/202113:18:37
Khách
Cám ơn quý vị đã có lời nhận định khích lệ và đặc biệt là anh/chị Bình An đã góp lời bàn sự ưu việt về giáo lý Phật Pháp của Đức Phật. Xin cầu chúc mọi người thân tâm thường lạc.
Triều Phong
06/06/202123:49:28
Khách
Bàn thêm " Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn được dịch trên trời dưới trời, duy ta là tôn quý, ta muốn cứu độ chúng sanh khỏi vòng sinh lão bệnh tử." Ta đảy không phải là cái Ta của Thái Tử Tất Đạt Đa, một cái Ngã sinh diệt như cái Ngã của trăm ngàn chúng sinh khác. Chữ Ta ở đây chính là Phật Tánh, là Chân Tâm, chẳng hề sanh chẳng hề diệt, hoàn toàn thanh tịnh, là cái xa lìa tất cả những cái gì gọi là đối đãi. Cái Ta đó hay cái Ngã đó chính là Chân Ngã, chính là Pháp Thân thường trụ, không bao giờ hoại, bao trùm khắp không gian và thời gian.
Bình An
05/06/202113:08:07
Khách
Nam Mô A Di Đà Phật!
Một bài viết thâm sâu, thấm nhuần Phật pháp. Cuộc đời vô thường, hãy mau quay đầu vào bờ Giác Ngộ!
Khách bên đường.
31/05/202121:09:00
Khách
Dịch COVID-19 giết chết mấy triệu người trên thế giới, các chuyên gia y tế giải thích lý do theo cái nhìn của khoa học. Người chết vì bệnh do không cẩn thận để bị lây nhiễm, không cách giãn xa, đụng chạm với người nhiễm bệnh...tuy vậy Phật Giáo lý giải theo góc nhìn của tâm linh theo thuyết nhân quả để chứng minh tại sao kẻ này chết mà người kia thì không khá logic trong hoàn cảnh hiện tại chứng tỏ lý thuyết của Phật Giáo cũng vô cùng Uyên thâm cho những ai có lòng tin vào Đấng tối cao.
N P
28/05/202111:41:07
Khách
Bài viết về Phật, về Lễ Khánh Đản này thật hay. Tuy ngắn nhưng cô đọng đủ giáo lý của Phật giáo. Cám ơn anh Triều Phong thật nhiều.
Phật tử Thiện Tâm
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 704,342
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nếu bạn dang sống ở một nơi nào đó trên đất Mỹ , thì thật khó mà rời bò nơi đó và thường cho rằng "an cư rồi mới lạc nghiệp"! Tôi thì lại suy nghĩ khác, luôn tính đi tính lại để tìm một nơi đáng sống . Từ bên trời Âu, khi có ý định di dân qua Mỹ, tôi cũng đã đi gần hết những thành phố lớn của nước Mỹ, rồi sau cùng mới quyết định chọn Houston để an cư từ năm 1990 đến nay. Con gái tôi, từ khi ra trường và làm việc cho Google, đã đóng góp rất nhiều cho Google Maps và nhất là Google Search. Cũng vì thích Google Search nên một hôm tôi vào Google Search để tìm kiếm xem một nơi nào đó có đời sống và nhà cửa rẻ nhất nước Mỹ.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville, California, đã từng tham gia VVNM năm 2018.
Người ta thường nói: “Trâu chậm uống nước đục”, tuy vậy ở đời có những cái chậm lại hóa hay. Có người vì chậm mà không phải lên chuyến tàu định mệnh, hoặc vì chậm mà tránh được chuyến bay tử thần, chuyến bay một đi không trở lại bao giờ, cũng có khi vì chậm mà tránh được chuyến xe đi vào vĩnh viễn… Trong số hàng triệu người ly hương, có nhiều kẻ vì hay bị chậm mà lại hóa hay, lại may mắn hơn, hưởng nhiều lợi lạc hơn những người đi trước. Những kẻ đi sau diện ODP, diện đoàn tụ gia đình, hoặc qua đường hôn nhân… đều là những kẻ an nhàn hơn, may mắn hơn, đi bằng máy bay, không phải vượt biên bằng tàu thuyền hay băng đường bộ. Những lớp người vượt biên trải qua chín chết một sống, lao vào cõi chết để tìm sự sống…
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.
Hầu như ai cũng biết Châu Mỹ mới được ông Kha Luân Bố (Columbus) tìm ra vào thế kỷ thứ 16. Trải qua nhiều cuộc di dân từ Âu Châu, mỗi nước chiếm cứ một vùng. Anh – Pháp nhận vùng Bắc Mỹ, Tây Ban Nha- Bồ Đào Nha di dân đến vùng Trung và Nam Mỹ...Sau này mới phân chia ranh giới và thành lập các quốc gia, theo hình thể địạ lý như hôm nay. Bởi vậy Hoa Kỳ và Canada nói tiếng Anh là chính, nhưng vẫn có nhiều khu vực nói, viết và chịu ảnh hưởng văn hoá Pháp. Trong khi từ Mễ Tây Cơ trở xuống phía Nam, nói – viết tiếng Tây Ban Nha. Và dĩ nhiên cũng bị ảnh hưởng của nền văn hóa nước này.
Tác giả từng nhận giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Đây là bài mới nhất của Ông.
Một buổi chiều chớm Thu vùng sa mạc Arizona, khi nắng vàng nhạt dần trong không gian, cái nóng dịu đi dưới những áng mây vừa kéo về đan vào nhau như những tảng bông gòn trắng xám giăng trên bầu trời xanh. Vợ chồng tôi cùng với con chó nhỏ thân yêu Sacha cùng nhau đi bộ dưới những tàng cây Palo Verde tuyệt đẹp, dẵm lên những cánh hoa vàng rực rỡ trải đầy trên lối đi. Vài cơn gió nhẹ thổi những bông hoa rụng dạt qua hai bên đường, tạo thành con đường vàng hoa uốn lượn quanh co qua lối đi, song song với con lộ chính. Hàng cây xanh rực rỡ sắc hoa vàng nghiêng mình bên đường đi, tỏa bóng mát trên con đường nhỏ men theo những dãy nhà xinh xắn ẩn mình trong khu xóm hiền hòa chúng tôi đang sống.
Tác giả định cư tại Seattle từ 1975, đã hồi hưu sau khi phục vụ trong ngành xã hội tiểu bang nhiều năm. Bài viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nguyễn Đặng Bắc Ninh cho thấy cách viết chừng mực mà sống động. Đây là “chuyện thật trong gia đình về Mẹ Chồng Nàng Dâu trên đất Mỹ,” tác giả cho biết. Mong Bà vẫn tiếp tục viết thêm.
Những ngày đầu thực tập ở trường y khoa, tôi thường được giao một trách nhiệm là đón những bệnh nhân vào làm thủ tục cần thiết trước khi đưa họ lên phòng trình bày bệnh án cho các bác sĩ khác trong chuyên khoa tôi đang thực tập. Cả mấy tuần nay, hằng ngày tôi thường kiên nhẫn đứng trước cổng bệnh viện để chờ đón bệnh nhân. Nhưng sáng nay, tôi không khỏi ngạc nhiên và tò mò khi lật qua tập hồ sơ của người bệnh mà tôi đang chờ đón vì bà đến để chữa bệnh mù ở một khoa viện dành riêng cho những người mang bệnh tâm thần. Những thắc mắc ấy cứ lẩn quẩn mãi trong đầu cho đến khi vào tận phòng khám tôi mới giật mình khi thấy các bác sĩ thực tập khác đều hướng mắt nhìn tôi một cách khẩn khoản vì sự chậm chạp do sự phân tâm của tôi.