Hôm nay,  

Kỳ Thị Chủng Tộc

26/03/202100:00:00(Xem: 6942)
HINH VIET VE NUOC MY

Những người tham dự cuộc tập họp biểu tình có tên “Hãy Ngưng Thù Ghét Người Mỹ Gốc Á” ở gần Tòa Nhà Quốc Hội Tiểu Bang Georgia tại Atlanta hôm Thứ Bảy, 20 tháng 3 năm 2021. (nguồn: CNN)

 
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.
 
***
 
Hầu như ai cũng biết Châu Mỹ mới được ông Kha Luân Bố (Columbus) tìm ra vào thế kỷ thứ 16. Trải qua nhiều cuộc di dân từ Âu Châu, mỗi nước chiếm cứ một vùng. Anh – Pháp nhận vùng Bắc Mỹ, Tây Ban Nha- Bồ Đào Nha di dân đến vùng Trung và Nam Mỹ...Sau này mới phân chia ranh giới và thành lập các quốc gia, theo hình thể địạ lý như hôm nay. Bởi vậy Hoa Kỳ và Canada nói tiếng Anh là chính, nhưng vẫn có nhiều khu vực nói, viết và chịu ảnh hưởng văn hoá Pháp. Trong khi từ Mễ Tây Cơ trở xuống phía Nam, nói – viết tiếng Tây Ban Nha. Và dĩ nhiên cũng bị ảnh hưởng của nền văn hóa nước này.
 
Theo Wikepedia:
Người da đen xuất xứ từ Tây Phi. Họ được người da trắng cử người đi mua về làm nô lệ vào giữa thế kỷ thứ 17. Những người da đen này do di truyền vừa to con vừa khỏe mạnh. Nô lệ có nghĩa là làm đầy tớ, con ở không có lương. Chủ chỉ nuôi ăn cho có sức khỏe để gánh vác công việc chăm sóc nhà cửa cũng như việc đồng áng. Người nô lệ sẽ ăn ngủ riêng biệt. Khi không còn cần dùng đến nữa thì chủ có thể đem bán cho người khác giống súc vật. Dĩ nhiên họ lấy vợ, gả chồng, sinh đẻ con cái với người đồng chủng. Có một số nhỏ rủ nhau trốn khỏi các chủ nhân, tìm vùng đất mới tự kiếm cách sinh nhai. Thời gian đầu người Da Đen có dân số khoảng 4 triệu, đến nay tăng lên khoảng hơn 40 triệu (13%).
 
Cuộc chiến tranh với mẫu quốc Anh thành công, Hoa Kỳ tuyên bố độc lập vào năm 1776. Gần trăm năm sau người da đen bây giờ đã khá đông, lại được sự ủng hộ của Tổng Thống Abraham Lincoln và các tiểu bang phía Bắc. Cuộc chiến tranh dân quyền xảy ra. Miền Bắc chiến thắng, chế độ nô lệ được bãi bỏ sau cuộc chiến. Từ năm 1865.
 
Ấy là trên nguyên tắc giấy tờ.Thực tế người Đen vẫn bị chà đạp, hất hủi. Bị coi là những công dân hạng bét: Không được ứng cử, bầu cử, trên xe bus, quán ăn...có chỗ ngồi riêng. Học sinh cũng có trường dành riêng và chế độ chăm sóc khác biệt. Người da đen bị khinh bỉ, coi thường. Nói cách khác họ vẫn bị kỳ thị.
 
Trăm năm nữa lại trôi qua. Tiến sĩ Matin Luther King và bạn hữu lãnh đạo cuộc đấu tranh đòi hỏi quyền được đối xử bình đẳng. Thêm biết bao máu, lệ phải đổ ra, và TS King đã phải đánh đổi chính mạng sống của mình vào năm 1968. Bộ luật chi tiết về quyền bình đẳng mới chính thức ra đời.
 
Dù vậy, một số người với tinh thần thượng tôn da trắng vẫn chưa bao giờ chấp nhận thực tế này. Họ vẫn coi những sắc dân da màu khác là công dân hạng hai, nếu có dịp là họ thể hiện ngay sự kỳ thị bằng hành động.
 
Hoa Kỳ không chỉ có hai chủng tộc Đen Trắng. Cho đến nay đã có hàng trăm chủng tộc tộc khác nhau trên thế giới di dân đến định cư, lập nghiệp và sinh sống. Thế mới có tên Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
 
******
 
Vâng, Hoa Kỳ là nước văn minh, giàu mạnh vào bậc nhất thế giớ! Từ bên ngoài nhìn vào ai cũng tưởng mọi người dân đều hạnh phúc, ấm no. Thực tế không hẳn như vậy. Người học thức, giàu có...bất kể thuộc chủng tộc nào phần lớn tập trung ở những đô thị.
 
Nếu có dịp làm việc, sinh hoạt ở ngoại ô, chúng ta sẽ thấy một hình ảnh xã hội khác. Chỉ có một số chủ nhân của các nông trang lớn nhỏ mới khá giả. Phần còn lại là nông dân, kiếm sống bằng dủ mọi ngành nghề chân tay trong các trang trại nông nghiệp và lao động khác với lương công nhật. Họ sống trong các mobil home hoặc những căn nhà vừa nhỏ, vừa cũ kỹ. Một phần không nhỏ thường nhận thêm trợ cấp chính phủ. Cho đến thời điểm này phần lớn thanh thiếu niên chỉ tốt nghiệp trung học, thiếu nữ thì chưa xong trung học đã có con. Nhóm nông dân này đa phần (70%) là người da trắng. 30% còn lại là lao đông hợp đồng nhập cư từ nước ngoài và các sắc dân khác. Cuộc sống cứ tiếp nối như vậy đã không theo kịp đà tiến khoa học kỹ thuật tiên tiến của các khu đô thị mấy thập niên gần đây. Trong đó các sắc dân đủ loại chủng tộc, càng những di dân mới càng nỗ lực học tập, làm việc để các thế hệ con em có được kiến thức cao hầu tương lai sáng sủa hơn. Lâu dần người dân ở các vùng nông thôn này bị bỏ lại phía sau, và cảm thấy bị lãng quên. Trong tiềm thức đã ẩn chứa sự bất mãn, ganh tị vì bị thua kém.
 
Vị tổng thống trước với chủ trương dân túy. Ông đã gãi đúng chỗ ngứa và khơi dậy sự bất mãn của đám đông này. Họ đã coi ông là vị cứu tinh được Trời phái xuống để thay đổi cuộc đời họ. Cùng lúc vị thổng thống này khơi dậy tinh thần tự tôn da trắng vẫn còn nằm trong góc tối của vô số các người da trắng khác. Nhưng phải có dịp nó mới bộc phát.
 
Dĩ nhiên khối cử tri 74 triệu bầu cho ông cựu TT này trong năm 2020 còn bao gồm rất nhiều thành phần khác, bao gồm cả trí thức, thương gia giàu có...khi thấy chính sách của ông phù hợp với quyền lợi của họ. Nhưng tinh thần kỳ thị thượng tôn da trắng có góp phần lớn trong nhóm cử tri này.
 
Thống kê của cơ quan FBI cho thấy: Việc những nhóm cực đoan da trắng kỳ thị người da màu tăng mạnh trong bốn năm thời TT Donald Trump. Dưới sự cổ võ, khích lệ của một tổng thống và có cả các dân cử cấp cao khác, gần đây như thượng nghị sĩ liên bang Ron Johnson của tiểu bang Wiscomsin, như củi lửa được tưới thêm xăng... gieo thêm sự kỳ thị trong đầu cuả các nhóm cực đoan này.
 
Tôi cho rằng Covid – 19 chỉ là giọt nước làm tràn ly, khiến các nhóm cực đoan hành động bạo lực, trút sự ganh tị, bực bội nhất thời lên người Á Châu. Vì cho rằng dân da vàng, tóc đen, mũi tẹt...đã đem con virus khốn nạn này đến Hoa Kỳ. Họ dùng lý do này để trút nỗi bực bội đã âm ỷ từ lâu.
 
Chính quyền ứng xử với việc này ra sao?
 
Với các nhóm cực đoan da trắng. Các cơ quan tình báo quốc gia đã cảnh báo và gọi các nhóm này là khủng bố nội địa, một tiềm năng gây nguy hại cho an ninh quốc gia.
 
Tổng thống Joe Biden đã mấy lần lên án việc kỳ thị người gốc Á, đặc biệt trong bài diễn văn với quốc dân vài tuần trước, ông lại nhắc đến hành động này và lên án nó.
 
Trích.
 
“Những tội ác căm thù hung hiểm chống lại người Mỹ gốc Á châu, là những người vẫn đã và đang bị tấn công, bị quấy rối, bị đổ lỗi, và bị làm vật tế thần. Ngay tại chính thời điểm này, rất nhiều người trong số họ — những người bạn Mỹ* của chúng ta — họ vẫn đang ở những tuyến đầu của cơn đại dịch này, vẫn đang cố gắng cứu mạng người khác, và vẫn — vẫn — họ bị buộc phải sống trong nỗi sợ hãi cho tính mạng của họ khi phải đi bộ trên đường phố nước Mỹ. Chuyện này đã quá sai, chuyện này không phải là đặc tính của người Mỹ, và nó phải được dừng lại.”
 
[* Tức là những người Mỹ gốc Á châu.]
 
Hôm qua sau biến cố ở Atlanta, ba tiệm SPA của người Á châu bị một thanh niên da trắng 21 tuổi tấn công khiến 8 người tử vong. Tổng thống và phó tổng thống không chỉ gọi điện ủi an, chia sẻ niềm đau thương với các gia đình nạn nhân. Ông ra lệnh treo cờ rũ tại tòa Bạch cung để tưởng niệm họ. Hôm nay hai người đã xuống tận nơi để tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân để cùng các nhà dân cử, chính quyền địa phương, lãnh đạo các cộng đồng tìm các giải pháp chế ngự các hành động bạo lực này.
 
Trưa nay Thứ Sáu ngày 19-3. Trên sàn Hạ Viện, Chủ tịch Nancy Pelosi cũng cất tiếng nói với đồng viện về biến cố đau thương và lên án những kẻ gây hận thù tang tóc của biến cố thảm khốc xảy ra ở Atlanta tuần này.
 
Cộng đồng người Mỹ gốc á ở nhiều nơi kết hợp với lãnh đạo các tôn giáo, các dân cử ở một số tiểu bang ... cùng nắm tay nhau lên án thái độ kỳ thị chủng tộc và hành động bạo lực với công dân Mỹ gốc Á.
 
Còn Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại thì sao?
 
Ở Georgia có dân biểu Bee Nguyễn rất tích cực lên án việc kỳ thị người da màu nói chung và cộng đồng Á Châu tại Atlanta nói riêng. Cô nói với đài CNN đại ý: Cô là một dân cử gốc việt duy nhất trong hơn 200 năm lịch sử và hơn 230 dân cử của bang. Cha mẹ cô, những người Ti Nạn Công Sản Việt Nam, đến định cư tại nước này. Cô không chỉ lo lắng cho cha mẹ, cho cộng đồng người Mỹ gốc Á khi bị tấn công bạo lực. Mà chính cô cũng cảm thấy bất an khi những chính sách và chương trình làm việc của cô bị những đối thủ chính trị tấn công, đe dọa bạo lực. Chắc chắn hôm nay Dân Biểu Bee Nguyễn sẽ gặp TT, PTT và các lãnh đạo khác trong sự kiện quan trọng này tại Atlanta. Link:
 
 
Bee Nguyen 🐝 (@BeeForGeorgia) | Twitter
The latest Tweets from Bee Nguyen 🐝 (@BeeForGeorgia). State Representative for Georgia House District 89. Card-carrying IBEW Local 613 member. Nonprofit director, doting aunt, dog lover, 2nd gen Viet. #YesBeeCan!. Atlanta, GA
twitter.com
 
 
Hôm qua Thứ Năm, một cụ ông tên Ngoc Pham, 83 tuổi, bị một thanh niên da trắng đấm vào mặt, té xuống lề đường ở San Fancico. Cụ hiện còn nằm trong nhà thương. Cũng tên này sau đó lại tiếp tục tấn công một bà gốc Trung Hoa 73 tuổi khác. Bà bị đấm bầm một bên mặt nhưng phản ứng kịp thời đánh lại, khiến kẻ tấn công bà đã bị thương đến độ phải có xe cứu thương đem băng ca đến chở đi. Tên này đang bị xộ khám và chờ ngày ra tòa.
 
Và còn hàng trăm cuộc tấn công người gốc Á nói chung và người gốc Việt khác bằng những hành động gây thương tích, bằng lời nói khinh miệt, phỉ nhổ ở mọi nơi, gây tổn thương về tinh thần, về thể xác cho các nạn nhân trong thời gian qua.
 
Thật đáng tiếc.
 
Một phần không nhỏ trong Cộng Đồng Người Việt chúng ta đã nghe tin giả, tin tin giả, phổ biến tin giả...để rồi tự làm thương tổn đến chính cộng đồng, có khi là người thân của mình.
 
Xin đơn cử:
- Người Mỹ gốc Phi Châu đã trải qua hàng trăm năm tranh đấu cho quyền được đối xử bình đẳng. Bao nhiêu máu đổ, lệ rơi, mạng người đã nằm xuống? Nhưng quyền này vẫn chưa hoàn toàn đạt được. Hiện tại phong trào Black Lives Matter là biểu tượng để tiếp tục đấu tranh. Nếu quyền lợi này của người gốc Phi Châu đạt thêm được phần nào thì chúng ta, những người thiểu số da màu cũng có quyền hưởng lợi trong đó. Nhiều người chúng ta không chỉ bàng quan đứng bên lề, mà còn dè bỉu chê bai, thậm chí còn đánh đồng với những kẻ phá hoại, chống chính phủ rồi mạt sát lên án phong trào BLM.
 
- Phủ nhận niềm tin vào thể chế chính trị Dân Chủ, Pháp Trị, vào nền văn hoá bao dung của đất nước Hoa Kỳ, nơi mà chính mình đã chọn làm quê hương thứ hai, đã bao năm được nhận lãnh, thụ hưởng từ đất nước này. Gần đây đem niềm tin đổ vào những thuyết hoang đường, những nhóm cực đoan, những phường vá áo túi cơm... Mà đỉnh điểm là đem lá Cờ Vàng đứng chung với những kẻ phản loạn, gây rối, tấn công vào biểu tượng của nền Dân Chủ là tòa nhà quốc hội Hoa Kỳ hôm 6-01-2021. Với chúng tôi, không chỉ lá Cờ Vàng bị hoen ố, mà hình ảnh Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia cũng bị tổn thương trước dư luận đại chúng.
 
Trong chừng mực nào đó. Những hạt nhân của sự u mê, hẹp hòi, cả tin...thì cái trái đắng chúng ta sẽ nhận lại của sự kỳ thị chủng tộc của những tên qúa khích là không có gì phải thắc mắc.
 
Chúng tôi cầu chúc cho qúi vị mau tỉnh giấc, biết phân biệt hơn thiệt để hành động cho đúng lý lẽ. Nhất là vượt qua được sự kỳ thị bạo lực của những nhóm cực đoan qúa khích. Những người mà qúi vị vẫn tưởng lầm mình là ngang vai, là đồng minh của họ.

Ý kiến bạn đọc
24/08/202117:50:17
Khách
dân biểu Ilhan Omar làm giấy tờ giả lấy em mình để được vào Mỹ. Con qủy cái Alexandria Ocasio-Cortez thì nói dóc ngày dân biểu tình tràn vào quốc hội nó nghe người tình tới văn phòng nó. Sau này người ta khám phá ra văn phòng nó cách quốc hội hơn 1 mile và chả có ma nào tới cả. Cái lũ dân chửi chuyên nói dóc.. Tên Cuomo rờ gái như Biden phải từ chức. Tên Newsom, cháu củc con mụ phù thủy Pelosi đang bị bỏ phiếu bãi nhiệm.
Nước nào, nơi nào chả có giết người. Cái tên bệnh hoạn vì sex mang súng tới massage tưởng là động Đại Hàn bắn chết 6 người. Biden bay tới chia buồn nói kỳ thị. Giờ mới biết nó bị bệnh loạn dâm. Haha. Cả lũ Dâm Chủ đi thờ một tên dâm loạn. Hồ Nguyễn nên vào FoxNews m2 nghe sự thật chứ đừng coi CNN nữa. CNN giờ cũng chán Biden rồi nên quay 180 ra chê Biden
07/04/202103:43:38
Khách
Cách đây chừng 8 tháng, tôi có nói với người bạn đi ủng hộ phong trào "Black lives matter" là "All lives matter". Người bạn đó đã nổi giân, và bảo rằng tôi châm biếm và coi thường phong trào này. Bây giờ, tôi thấy Việt lives matter, Yellow lives matter, đang đợi chờ Latino lives matter, Immigration Lives matter...Homeless lives matter...Vuông Tròn Méo lives matter. Nếu ngay từ đầu chúng ta chấp nhận "All lives matter" - câu nói của ông Trump- thì đâu chắc có nhiều chuyện như thế này
31/03/202121:35:24
Khách
31/3/21 - Cảnh sát New York bắt người Mỹ da đen Brandon Elliot ,38 tuổi , rạng sáng nay, vài ngày sau khi y vô cớ đạp ngã và liên tiếp đá vào đầu một phụ nữ gốc Á.
Y sống ngay tại một khách sạn được dùng làm nơi cư trú cho người vô gia cư gần hiện trường vụ tấn công.
Y từng bị tù 17 năm vì tội đâm chết mẹ y. Ra khỏi tù tháng 11 năm 2019.
30/03/202114:20:47
Khách
Thành phố New York: Ngày hôm qua 29/3/21, một người phụ nữ Đại Hàn, 65 tuổi, đang đi bộ ngoài đường thì bị một gã tiến tới trước mặt đá vào bụng. Sau khi bà té nằm xuống đất, tên này còn dùng chân đạp lên mặt bà mấy lần nữa trong khi mõm thì sủa những câu chửi miệt thị người Á châu. Rồi tên này bỏ đi. Người phụ nữ này được chở vào bệnh viên với thương tích trầm trọng. Sự việc này đã lọt vào ống kính của máy thu hình an ninh ở một tòa nhà gần đó. Đoạn phim cũng cho thấy khi sự việc đang xảy ra, có ba người đàn ông đứng bên trong tòa nhà nhìn thấy nhưng đã không can thiệp mà còn đóng cửa lại.
Cảnh sát hiện đang truy tầm thủ phạm.
30/03/202101:14:32
Khách
Các cơ quan chính phủ liên bang lúc trước thời Trump có những hoạt động khuyến khích, cổ võ nhân viên cảm thông, hòa hợp với nhau cho dù có sự khác biệt về màu da, văn hóa, tôn giáo.. . Thế nhưng Trump cho rằng nước Mỹ không có kỳ thị, và ra lệnh dẹp bỏ chương trình này.
Hồi năm 2015, Trump chỉ trích rằng Mỹ là nơi mà nước Mễ chất vào đó những kẻ nghiện ma túy, hiếp dâm, tuy cũng có những người tốt ( VT: Trump có ý nói di dân Mễ đa số là bọn phạm pháp, nghiện ma túy, hiếp dâm ).
Vào tháng Năm năm 2018, khi nghe cảnh sát trưởng ở quận Fresno ( Cali) bàn về vấn đề luật tiểu bang không cho báo tin cho Sở Di Trú Liên Bang biết về những di dân bất hợp pháp,Trump gọi những người di dân này là " nhũng con vật, chớ không phải là người" "These aren't people. These are animals."
Hồi năm 2020, người hướng dẫn chương trình của đài Fox là Chris Wallace có lần thách Trump lên án bọn da trắng thượng đẳng Proud Boys, thế nhưng Trump từ chối, Trump nói rằng " Proud Boys, hãy rút lui và chờ sẵn sàng ".
Trong năm 2019, khi bị các nữ dân biểu liên bang Dân Chủ,gốc La-tinh hoặc da đen, Alexandria Ocasio-Cortez , Ilhan Omar, Ayanna Pressley và Rashida Tlaib chỉ trích, Trump đã quạt lại rằng tụi bay hãy cút xéo về nước của tụi bay. Thế nhưng chỉ có dân biểu Ilhan Omar là người tỵ nạn đến từ Somalia, Phi châu, còn ba người kia sinh ra ở Mỹ.
Trong cuộc họp với nhân viên ở Tòa Bạch Ốc vào tháng Giêng năm 2018, Trump càu nhàu rằng tại sao nước Mỹ lại cho dân các nước thối tha (shithole countries) bên Phi châu và Haiti định cư ở Mỹ, thay vì dân các xứ như Na Uy.
Trong số những cố vấn và nhân viện nội các của Trump có những kẻ mang đầu óc rất kỳ thị chủng tộc, điển hính là :
Steve Bannon. Vốn là xếp của trang mạng Breitbart, là trang mạng chủ trương da trắng thượng đẳng.
Cựu tướng Mike Flynn - rất ghét Hồi giáo.
Trump để cử thượng nghị sĩ Jeff Sessions làm tổng chưởng lý. Y đã có lần, trong quá khứ, kể rằng đã định gia nhập bọn kỳ thị chủng tộc KKK, nhưng rồi lại thôi vì thấy bọn này chích choác marijuana.
Trump bổ nhiệm Steve Mnuchin làm bộ trưởng Ngân Khố. Nhà băng của gã này lúc trước bị chỉ trích vì đặt ra những điều kiện khó khăn đối với người thiểu số vay tiền mua nhà.
v…v…
30/03/202101:02:22
Khách
Trump bắt đầu dùng chữ "ChineseVirus" ngày 16/3/20, và tiếp tục hành vi này cho đến nay. Theo nghiên cúu của giáo sư Yulin Hswen - và đăng trong tạp chí của đại học University of California, San Francisco - thì chính vì ngôn từ này của Trump mà đã và đang làm gia tăng các hành vi kỳ thị nhắm vào người gốc Á.
Tổ chức Stop AAPI Hate ( AAPI: Asian American and Pacific Islander) bắt đầu thu thập các báo cáo về kỳ thị chủng tộc đối với người Mỹ gốc Á vào ngày 19 tháng 3, năm 2020. Từ đó cho đến cuối năm 2020, tổ chức này đã nhận được hơn 2800 báo cáo trực tiếp về sự căm ghét chống người châu Á trên khắp 47 tiểu bang và Washington, D.C.
Phần lớn các vụ này – khoảng 71% là các trường hợp quấy rối bằng lời nói. Khoảng 9% các vụ này là hành hung thể xác , và 6% là cố tình ho hoặc khạc nhổ, theo một bản tin Stop AAPI Hate.
Những vụ tấn công nguòi gốc Á gần đây nhất - mà tôi có dịp đọc tới- như :
25/3/21- Liêm Nguyển đang đứng ở bên ngoài Oaklawn Racing Casino Resort ở Hot Springs, Arkansas, thì có tên da trằng Benjamin Snodgrass - lính cứu hỏa- tiến tới gây sự , y hỏi có biết đây là nước Mỹ hay không, rồi xô Liêm Nguyễn và người bạn ngã xuống đất. Liêm Nguyễn đã đấm y để tự vệ , và y đã đánh lại. Khi cảnh sát đến, họ thấy Liêm Nguyễn với áo sơ mi bị rách và một vết đỏ dưới mắt trái. Còn Snodgrass thì sặc mùi rượu , bị chảy máu ở tai trái và môi sưng đỏ. Y sẽ phải ra tòa ngày 6 tháng 5.
20/3/21- Ông Ngọc Phạm, 83 tuổi, đang đi ngoài đường ở San Francisco, thì bị một gã xông đến đánh, ông bị thương tích với vết cắt và bầm tím trên đầu do ngã, và mũi bị gãy. Ông Ngọc từng bị cộng sản giam tù "cải tạo" 17 năm.
24/2/21- Một cựu chiến binh không quân Mỹ gốc Đại Hàn Denny Kim đã bị hai gã tấn công tại Khu Phố Đại Hàn ở Los Angeles và bị chửi tục chống người gốc Á và bị đe dọa giết chết . Anh bị bầm đen một con mắt và gãy sống mũi. Anh kể bị chúng gọi là “ching chong,” có nghĩa là “vi khuẩn Tàu ”.
Một người đàn ông Thái Lan, 84 tuổi , đã chết vào cuối tháng Giêng, 2021, sau khi bị tấn công khi đi dạo buổi sáng ở San Francisco.
Vài ngày sau, một người đàn ông châu Á , 91 tuổi , bị xô ngã xuống đất tại khu phố Tàu ở Oakland.
Tuần trước, một phụ nữ , 64 tuổi , bị cướp bên ngoài một khu chợ Việt Nam ở San Jose.
Và một người đàn ông Philippines , 61 tuổi , đã bị chém vào mặt vào tuần trước trên tàu điện ngầm ở thành phố New York.
v…v…
30/03/202100:49:30
Khách
Nhiều những hành vi kỳ thị sắc tộc nhắm vào các sắc dân thiểu số trong các năm 2019 và 2020, nhưng vì khuôn khổ giới hạn của trang VVNM, nên chỉ kể lại vài trường hợp điển hình :
8/4/20 - Ở bên trong tiệm Sam'Club, tên Jose Gomez, 19 tuổi,nhào tới đâm một người bố gốc Á đang đi cùng cùng với hai đứa con nhỏ, 2 và 6 tuổi. May mắn có một nhân viên an ninh Biên Giới rút súng ra can thiệp. Tên Jose Gomez giải thích rằng vì y nghĩ rằng gia đình này là những người Tàu lây vi trùng corronavirus cho mọi người . Hai nạn nhân bị thương trầm trọng, còn người thứ ba thì trong tình trạng ổn định.
31/1/20 - Maryland: Trung úy thuộc lực lượng Tuần Duyên Christopher Paul Hasson , 49 tuổi , vốn tự nhận theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng , đã bị bắt sau khi các nhà điều tra liên bang , nhờ có mật báo , đã khám phá một kho vũ khí 15 khẩu súng mà y đã cất giấu ở nhà. Y có ý định sẽ tung ra một cuộc tàn sát những thường dân vô tội trên một quy mô lớn hiếm khi xảy ra ở Mỹ “The defendant intends to murder innocent civilians on a scale rarely seen in this country,” . Y nói: “Tôi muốn quê hương mình là đất của người da trắng “ a white homeland”.
3/8/19- El Paso, Texas : Bên trong một tiệm Walmart, tên da trắng Patrick Wood Crusius , 21 tuổi,xử dụng súng trường bán tự động WASR-10 bắn vào những khách hàng người Mễ, 23 người tử vong và 23 người bị thương.
8/3/19: Phoenix- Arizona: Tòa án xử tên Travis Ricci, 37 tuổi -tôn sùng da trắng thượng đẳng và thuộc nhóm kỳ thị Vinlanders Social Club- án tù chung thân vì tội bắn chết người phụ nữ da trằng Kelly Ann Jaeger. Khi thấy bà này đi với bạn trai da đen Jeffery Wellmaker, y đã tiến tới sinh sự chửi những câu kỳ thị, và rồi bắn ông Jeffery Wellmaker, nhưng đạn lạc trúng cô Kelly Ann Jaeger.
v…v…
28/03/202113:42:35
Khách
16/7/20- Theo cuộc thăm dò dư luận của trang mạng YouGov/Yahoo! thì có 50 phần trăm người Mỹ nghĩ rằng Trump kỳ thị chủng tộc, 37 phần trăm không nghĩ như vậy, và 13 phần trăm không có ý kiến.
Và ít hơn 25 phần trăm nghĩ rằng Biden kỳ thị, 48 phần trăm nghĩ rằng Biden không kỳ thị, và 29 phần trăm không có ý kiến.

31/7/19 - Theo cuộc thăm dò dư luận của Quinnipiac thì có 50 phần trăm dân Mỹ cho rằng Trump kỳ thị chủng tộc, 45 không nghĩ rằng như vậy, và 5 phần trăm không có ý kiến.
91 phần trăm phe Cộng Hòa không nghĩ rằng Trump kỳ thị và 8 phần trăm nghĩ rằng Trump kỳ thị.
86 phần trăm phe Dân Chủ cho rằng Trump kỳ thị, 9 phần trăm không cho rằng như vậy.
Trong số những người không đảng phái, 56 phần trăm nghĩ rằng Trump kỳ thị và 38 phần trăm nghĩ ngược lại.
80 phần trăm người da đen, và 55 phần trăm người gốc Nam Mỹ nghĩ rằng Trump kỳ thị, và 50 phần trăm người da trắng nghĩ rằng Trump không kỳ thị.
41 phần trăm nam giói cho rằng Trump kỳ thị , 55 phần trăm nghĩ trái ngược lại.
59 phần trăm nữ giới nghĩ rằng Trump kỳ thị, 36 phần trăm nghĩ ngược lại.
21 phần trăm người giáo phái Evangelical Christians nghĩ rằng Trump kỳ thị, 76 phần trăm nghĩ ngược lại. 48 phần trăm người Công giáo nghĩ rằng Trump kỳ thị, 50 phần trăm không đồng ý. Trong số người không tôn giáo , 63 phần trăm cho rằng Trump kỳ thị.
Chỉ có 38 phần trăm đàn ông da trắng cho rằng Trump kỳ thị, 58 phần trăm nghĩ ngược lại.
53 phần trăm phụ nữ da trằng nghĩ rằng Trump kỳ thị, 44 phần trăm cho rằng không phải như vậy.
28/03/202113:30:14
Khách
Năm 2016, khi Trump ra tranh cử tổng thống, tờ báo chính thức của bọn da trắng thượng đẳng KKK ( Ku Klus Klan) đã viết bài ủng hộ Trump. Sau khi Trump thắng cử, bọn da trắng thượng đẳng đã tụ họp ở Hoa Thịnh Đốn ăn mừng chiến thắng của Trump. Tên cựu chóp bu của bọn KKK là David Duke- đã từng to tiếng ủng hộ ứng cử viên Donald Trump - cũng lên tiếng chúc mừng Trump..
Ngày 12/8/17, một đám đông da trắng thượng đẳng- có đứa còn mang theo cờ Đức Quốc Xã swastika- kéo đến Charlottsville ( Virginia) tuần hành phản đối dự định dẹp bỏ tượng tướng Robert Lee - chỉ huy các tiểu bang miền Nam duy trì chế độ nô lệ chống các tiểu bang miền Bắc, và đã đụng độ với dân thành phố này- có cả nhóm Black Lives Matter.
Rồi một đứa trong nhóm da trắng thượng đẳng đã dùng xe cán bừa vào nhóm chống bọn chúng. Kết cục có đến 19 người bị thương và một cô bị chết.
Ba ngày sau, Trump mới lên tiếng về biến cố này, và lại nói rằng " Cả hai phe đều có những người rất đàng hoàng "You had people that were very fine people on both sides". Câu tuyên bố này của Trump đã bị cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa chỉ trích - như các thượng nghị sĩ Cộng Hòa Cory Gardner, Orrin Hatch, vì lẽ ra Trump phải lên án bọn da trắng thượng đẳng đã gây nên cớ sự này.
Tên cưu đầu sỏ của bọn KKK cám ơn Trump đã lên án " bọn cực tả khủng bố"- thanking the president for condemning the "leftist terrorists."
26/03/202110:51:45
Khách
Cám ơn tác giả Hồ Nguyễn đã dám mạnh mẽ nói lên ý kiến của mình. Tôi xin nghiêng mình cảm phục là anh đã không sợ bị "ném đá" bởi những người Việt tị nạn tìm tự do trên đất Mỹ, hưởng chung tất cả những quyền lợi mà những người dân thiểu số Mỹ trước giờ đã đổ biết bao xương máu ra để có được, nhưng thời gian gần đây đã nghĩ mình cũng là bậc "thượng tôn" như người Mỹ da trắng, dè bỉu khinh khi những người Mỹ Đen hay Mễ... đi biểu tình chống kỳ thị. Họ còn tích cực ra sức loan đầy tin giả, ghép hình, tạo YouTube, để phát tán trong cộng đồng gây ra sự căm ghét Mỹ đen và các sắc dân khác. Họ không hề biết là khi họ hay thân nhân cha mẹ anh em con cái da vàng mũi tẹt của mình ra đường, rủi gặp phải tụi kỳ thị thượng tôn da trắng nó ngứa mắt tấn công, thì nó làm gì biết được họ là... phe của nó! Đúng là qua cầu rút ván, những người Việt phò cực đoan này đã quên đi họ và gia đình cũng từng hưởng lợi là nhờ các chính sách ưu đãi thành phần thiểu số da đen? Khi trước họ chửi mắng những cuộc biểu tình Black bây giờ thì lại im thinh trong các cuộc biểu tình lên tiếng bênh vực người châu Á bị kỳ thị.
Buồn thay!
Cám ơn tác giả Hồ Nguyễn

Hùng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 775,419
Mới đó mà thời gian qua thật mau, lại tới ngày tôi chuẩn bị cho một chuyến công tác mới vào đầu tháng 3 năm 2021. Lần này tôi sẽ đi Iraq, nơi mới nghe tên, ai cũng hình dung ra chiến tranh, chết chóc, khủng bố và nguy hiểm đang chực chờ. Mọi người trên thế giới vẫn còn nhớ cuộc chiến tranh do Mỹ và đồng minh dẫn đầu, lật đổ nhà độc tài Sadam Hussein vì tội ác diệt chủng người Kurd trong chiến tranh và sự xâm lăng đất nước Kuwait. Cuộc chiến Vùng Vịnh, Gulf War, kéo dài 6 tháng từ ngày 2 tháng 8, năm 1990 đến ngày 28 tháng 2, năm 1991.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nếu bạn dang sống ở một nơi nào đó trên đất Mỹ , thì thật khó mà rời bò nơi đó và thường cho rằng "an cư rồi mới lạc nghiệp"! Tôi thì lại suy nghĩ khác, luôn tính đi tính lại để tìm một nơi đáng sống . Từ bên trời Âu, khi có ý định di dân qua Mỹ, tôi cũng đã đi gần hết những thành phố lớn của nước Mỹ, rồi sau cùng mới quyết định chọn Houston để an cư từ năm 1990 đến nay. Con gái tôi, từ khi ra trường và làm việc cho Google, đã đóng góp rất nhiều cho Google Maps và nhất là Google Search. Cũng vì thích Google Search nên một hôm tôi vào Google Search để tìm kiếm xem một nơi nào đó có đời sống và nhà cửa rẻ nhất nước Mỹ.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville, California, đã từng tham gia VVNM năm 2018.
Người ta thường nói: “Trâu chậm uống nước đục”, tuy vậy ở đời có những cái chậm lại hóa hay. Có người vì chậm mà không phải lên chuyến tàu định mệnh, hoặc vì chậm mà tránh được chuyến bay tử thần, chuyến bay một đi không trở lại bao giờ, cũng có khi vì chậm mà tránh được chuyến xe đi vào vĩnh viễn… Trong số hàng triệu người ly hương, có nhiều kẻ vì hay bị chậm mà lại hóa hay, lại may mắn hơn, hưởng nhiều lợi lạc hơn những người đi trước. Những kẻ đi sau diện ODP, diện đoàn tụ gia đình, hoặc qua đường hôn nhân… đều là những kẻ an nhàn hơn, may mắn hơn, đi bằng máy bay, không phải vượt biên bằng tàu thuyền hay băng đường bộ. Những lớp người vượt biên trải qua chín chết một sống, lao vào cõi chết để tìm sự sống…
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.
Tác giả từng nhận giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Đây là bài mới nhất của Ông.
Một buổi chiều chớm Thu vùng sa mạc Arizona, khi nắng vàng nhạt dần trong không gian, cái nóng dịu đi dưới những áng mây vừa kéo về đan vào nhau như những tảng bông gòn trắng xám giăng trên bầu trời xanh. Vợ chồng tôi cùng với con chó nhỏ thân yêu Sacha cùng nhau đi bộ dưới những tàng cây Palo Verde tuyệt đẹp, dẵm lên những cánh hoa vàng rực rỡ trải đầy trên lối đi. Vài cơn gió nhẹ thổi những bông hoa rụng dạt qua hai bên đường, tạo thành con đường vàng hoa uốn lượn quanh co qua lối đi, song song với con lộ chính. Hàng cây xanh rực rỡ sắc hoa vàng nghiêng mình bên đường đi, tỏa bóng mát trên con đường nhỏ men theo những dãy nhà xinh xắn ẩn mình trong khu xóm hiền hòa chúng tôi đang sống.
Tác giả định cư tại Seattle từ 1975, đã hồi hưu sau khi phục vụ trong ngành xã hội tiểu bang nhiều năm. Bài viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nguyễn Đặng Bắc Ninh cho thấy cách viết chừng mực mà sống động. Đây là “chuyện thật trong gia đình về Mẹ Chồng Nàng Dâu trên đất Mỹ,” tác giả cho biết. Mong Bà vẫn tiếp tục viết thêm.
Những ngày đầu thực tập ở trường y khoa, tôi thường được giao một trách nhiệm là đón những bệnh nhân vào làm thủ tục cần thiết trước khi đưa họ lên phòng trình bày bệnh án cho các bác sĩ khác trong chuyên khoa tôi đang thực tập. Cả mấy tuần nay, hằng ngày tôi thường kiên nhẫn đứng trước cổng bệnh viện để chờ đón bệnh nhân. Nhưng sáng nay, tôi không khỏi ngạc nhiên và tò mò khi lật qua tập hồ sơ của người bệnh mà tôi đang chờ đón vì bà đến để chữa bệnh mù ở một khoa viện dành riêng cho những người mang bệnh tâm thần. Những thắc mắc ấy cứ lẩn quẩn mãi trong đầu cho đến khi vào tận phòng khám tôi mới giật mình khi thấy các bác sĩ thực tập khác đều hướng mắt nhìn tôi một cách khẩn khoản vì sự chậm chạp do sự phân tâm của tôi.
Nhạc sĩ Cung Tiến