Hôm nay,  

Tâm Tình Của Một Tác Giả Tham Dự Viết Về Nước Mỹ

13/12/202109:55:00(Xem: 3196)

Nguyet Mi VVNM
Tân Chủ Bút Việt Báo Trịnh Y Thư (phải) trao giải danh dự cho tác giả Nguyệt Mị trong Lễ Trao Giải Viết Về Nước Mỹ năm 2021.(nguồn: www.vietbao.com)

 

Nguyệt Mị

Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với rượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Tác giả đã nhận giải đặc biệt năm 2018 và giải danh dự năm 2021. Đây là lá thư cám ơn ban giám khảo.

 

***

 

Thưa các anh chị,

Em sinh ra cuối năm 1975, sau thời chiến. Dù cuộc sống nhiều khó khăn nhưng em cũng không phải trải qua những kinh nghiệm về chiến tranh, về những lần “chạy giặc” như mẹ em, như ngoại em đã kể. Em nghe những câu chuyện của các cậu từ trại tù học tập cải tạo, từ các trận chiến, nhưng có thể nói em đã bình an lớn lên, chỉ lo kiếm đủ cơm ngày hai bữa. Em được dặn dò không quan tâm đến chính trị xã hội, đừng bàn chuyện thời cuộc bởi mình không thể làm gì và có khi còn phiền phức. Mối quan tâm của em chỉ gói gọn trong sinh kế, trong gia đình, trong bạn bè thân bằng quyến thuộc. Hạn chế mọi tiếp xúc hay sinh hoạt tập thể, đoàn đội, cộng đồng. Em chỉ cần trung thực, chăm chỉ, có lòng trắc ẩn với người khác là được. Chia sẻ gì được thì chia sẻ, giúp nhau qua lúc khó khăn. Chuyện quốc gia đại sự, đừng bàn tới. Chuyện chính quyền, đừng nói tới. Vô ích.

Đến khi sang Mỹ, em cũng chỉ mong có một đời sống bình an bên gia đình, có công việc làm ổn định đủ sống và đủ phụ giúp người thân. Thành thật mà nói, em thấy mình không thuộc về cộng đồng Việt Nam Hải ngoại cũng như em từng thấy mình không giống con giáp nào ở Việt Nam. Em sẽ không thể nào hiểu được những đau thương mất mát của người đi trước, những người đã tham gia chiến tranh, những người đã chen chúc trên những con tàu mong manh vượt biển để trong cái chết mà tìm đường sống, em không hiểu nỗi kinh hoàng mà bà con người Việt đã trải qua suốt chặng đường lên đênh trên biển hay những nỗi nhọc nhằn đớn đau bỏ lại người thân, bỏ lại một phần cuộc đời mình. Bởi thế, em cảm thấy mình như người bên lề cộng đồng, dù khi còn ở Việt Nam hay ở Mỹ. Em cảm thấy e ngại khi bị nhận xét “nói chuyện kiểu Việt cộng.” “Xài chữ Việt cộng” vv...

Cơ duyên đưa đẩy, công việc em hàng ngày tiếp xúc với bà con người Việt.  Em xúc động khi nghe một bác nói “Nghe con nói tiếng Việt, bác mừng quá, ở đây ít người Việt lắm con.” Hay một trường hợp mà mỗi khi nhớ đến em lại thấy xót xa, và thường cầu mong Trời cao một ngày nghĩ đến chú ấy khi nghe chú nói, chú chỉ có một mình, chú không đổi tên vì trên đường vượt biển, vợ chú bị hải tặc bắt đi, nhưng nghe nói vẫn còn sống đâu đó bên Thái Lan, sợ đổi tên thì vợ chú tìm chú không được. Xen lẫn trong những kiến thức chuyên môn cần trao đổi giữa hai ngôn ngữ là những câu chuyện đời nho nhỏ mà các bác, các cô tranh thủ kể, có đôi khi chỉ là vài lời hãnh diện về sự thành đạt của con cháu bên này v.v..

Em thích viết những chuyện linh tinh vặt vãnh về cuộc sống để trao đổi, để kết nối với người thân bạn bè. Em viết để trải lòng chia sẻ về những tâm tư, suy nghĩ, cảm nhận của mình về cuộc sống. Em chưa bao giờ nghĩ những điều mình viết đủ quan trọng để đăng báo huống gì được công nhận từ các nhà văn, nhà thơ thực sự. Nên khi chị bạn khuyến khích gởi cho Việt Báo, em cảm thấy hơi buồn cười, cứ như mình đang múa rìu qua mắt thợ. Nhưng không ngờ được đăng báo là em cảm thấy vui quá xá rồi. Đến khi em biết mình có giải thường em cảm thấy ngạc nhiên. Thực sự, em chỉ nghĩ với cái bài viết như nói chuyện tếu lâm thì chắc các anh chị trao giải an ủi cho vui. Đến lần đầu tham dự Lễ trao giải Việt Báo VVNM vào năm 2018 nhìn các chị áo dài trang trọng, gặp những cây đa cây đề trong làng văn tại hải ngoại, thì em thực sự bối rối. Không hiểu mình đang làm gì ở chỗ này luôn. Em vẫn nhớ lần trước anh Viết Tân bảo viết được đó hay khi chị Bảo Xuân căn dặn trước khi về, rằng nhớ tiếp tục viết. Thực sự, lúc đó em vẫn nghĩ các anh chị động viên khuyến khích cho em vui thôi.

Nhưng lần tham dự Lễ trao giải kỳ này, em thực sự rất xúc động. Em chợt hiểu rằng, đây không phải là Viết về nước Mỹ. Đây là viết về Người Việt chúng ta. Về những câu chuyện đời góp nhặt trên quê hương thứ hai. Là cầu nối nhiều thế hệ người Việt lưu vong và cũng là cầu nối với người Việt trong nước. Để mọi người hiểu thêm về cộng đồng Việt Nam nơi này, đời sống ra sao, tinh thần, tình cảm thế nào. Lần đầu tiên em thấy mình có kết nối với cộng đồng Việt Nam tại đây. Em thấy mình cũng có đóng góp vào đời sống tinh thần của cộng đồng người Việt. Điều này sẽ thêm vào định hướng đời sống của em, để nhắc em nhớ rằng mình là người Việt ở Mỹ và cố gắng không chỉ để đời sống bản thân và gia đình tốt đẹp hơn mà còn để cộng đồng người Việt ở đây có thêm được một đứa con thành đạt.

Em cám ơn các anh chị đã tạo ra cơ hội để những câu chuyện đời được lắng nghe và gìn giữ tâm tình của bao người và để những người trẻ như em hiểu và kết nối với cộng đồng.

Kính chúc anh chị và gia đình nhiều sức khỏe, niềm vui và mọi điều bình an.

12/10/2021

Nguyệt Mị

Ý kiến bạn đọc
15/12/202102:03:37
Khách
Em cám ơn chị Pha Lê, anh Tới và anh Thảo Lan. Em rất vui và vinh dự được gặp gỡ các anh chị. Em hy vọng sẽ có nhiều dịp gặp lại các anh chị sau này. Em chúc các anh, chị nhiều sức khỏe!
14/12/202107:06:36
Khách
Nguyệt Mị mến ,
Là người đứng cạnh NM trong buổi phát giải hôm đó , PL cũng cùng chung một nỗi xúc động như NM vậy đó ( nhưng dĩ nhiên PL ...già hơn NM cảm xúc có phần ... cằn cỗi hơn chăng ?)

Đúng như NM viết , PL dù đến nước Mỹ này hơn 40 năm , và dù ở một nơi tìm được một GĐ Việt Nam muốn nổ đom đóm mắt , nhưng Tiếng Việt hình như ( và có lẽ mãi mãi ) vẫn luôn tồn đọng trong mỗi con người Việt chúng ta , chỉ chờ cơ hội là " nó" tuôn trào qua những bài viết , như những bài của NM , của tất cả các tác giả mà PL được hân hạnh gặp mặt ngày hôm ấy ...

PL xin trân trọng CẢM ƠN Việt Báo ( Cô Nhã Ca, Chú Trần Dạ Từ , Cô TN Bảo Xuân và nhiều , rất nhiều người trong ban Biên Tập VB) đã đề xướng VVNM để mọi người ở khắp thế giới được hiểu rõ những mảnh đời, những cảnh sống qua từng ngòi bút của mỗi tác giả .
Pha Lê cũng xin mạn phép cảm ơn ( một lời cảm ơn có tính cách hơi... riêng tư ) chị Hằng Nguyễn , người mà PL nghĩ chắc thường phải đứng... đầu sóng ngọn gió vì chị Hằng là sợi dây liên lạc giữa người đọc, giữa tác giả với VB. Với PL , chị HN thật dễ mến , rất kiên nhẫn khi PL gửi một bài văn có tính cách thời gian tính nhưng lại gửi trễ nãi , chị HN vẫn vui vẻ động viên PL ! Xin cảm ơn chị HN đã giúp cho PL thêm ...can đảm dám viết thêm và viết tiếp .
Lời cuối , PL xin cảm ơn VB một lần nữa , nếu không có VB , sẽ không bao giờ có một Pha Lê hôm nay...
Trân Trọng
Pha Lê
14/12/202104:55:17
Khách
Thân mến chào cô em Nguyệt Mị. Tôi ngạc nhiên hết sức trong buổi lễ trao giải VVNM, Nguyệt Mị dẫn người chồng nhạc sĩ đến gặp và chào hỏi tôi và xin tôi ký vào cuốn sách làm kỷ niệm. Tôi rất hân hạnh có một "đồng nghiệp" trẻ tuổi ái mộ mình. Dù sao NM cũng đã đến dự lễ lần thứ 3 trong khi năm nay là năm đầu tiên tôi được tham dự, nên chưa biết ai ngoài một số anh chị em trong nhóm Việt Bút và Việt Báo. Mọi sự hoàn toàn mới với tôi khiến tôi cứ đứng như trời trồng, chẳng biết phải gặp ai, nói những gì. May mà NM đến hỏi thăm. Tôi có đọc vài bài viết của NM, cái tên nghe rất lạ mà lối văn viết cũng hay. Cứ tiếp tục viết thêm, tự nhiên sẽ khá lên, đừng mặc cảm vì mình xài chữ VC. Dần rồi sẽ quen. Tôi cũng vậy, đã đi qua những chặng đường y như MN đang đi. Rta61 vui được gặp và làm quen với hai vợ chồng. Hẹn gặp lại vào sang năm.
14/12/202100:44:35
Khách
Rất vui khi lại có dịp gặp Nguyệt Mị lần nữa vào buổi lễ trao giải năm nay. Mong tiếp tục được xem những bài viết mới của Nguyệt Mị

Thảo Lan
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 702,342
Virus không chừa một ai!!! Hàng loạt các nguyên thủ quốc gia, chính khách, vận động viên thể thao, ngôi sao, những nhân vật nổi tiếng … đã bị nhiễm Covid-19. Không thể không kể đến Thủ tướng Anh, phu nhân Thủ tướng Canada, Thái tử Charles, phu nhân Thủ tướng Tây Ban Nha, tài tử Tom Hanks và vợ, vận động viên bóng rổ Rudy Gobert… Vào ngày 2 tháng 10 năm 2020 người dân Hoa Kỳ đã nơm nớp lo sợ khi hay tin Tổng Thống Hoa Kỳ cùng phu nhân và con trai bị dương tính, trong khi chiến dịch tranh cử của ông đang đến hồi khá căng thẳng!!! Nhưng may mắn thay tất cả những người nói trên đều đã phục hồi sau đó
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Bài viết mới và hình ảnh lễ Phật Đản năm nay tại Dayton, Ohio.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài viết mới.
Ngày bé tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ sang một quốc gia khác mưu cầu cuộc sống. Tôi đến trường mặc đồng phục áo dài trắng và tưởng tượng trong tương lai mình sẽ khoác áo dài hồng có gắn hoa kim tuyến bên cạnh chàng trong ngày tân hôn. Những lần quét nhà, nấu cơm, tôi nghĩ sẵn trong đầu sẽ làm món ăn gì dọn lên cho gia đình chồng ngày về làm cô dâu mới (món mướp xào miến, tôi đã chọn sẵn như thế). Ngày nay con số trên dưới triệu người Việt tha hương khắp toàn cầu không khiến ta bâng khuâng tự hỏi: những con chim nhỏ bé phải xa rời tổ ấm này đã đương đầu với phong ba bão tố ra sao trong những năm tháng đầu trên miền đất lạ? Chắc chắn là thấm đẫm mồ hôi nước mắt. Mỗi người sẽ có một câu chuyện đặc biệt không trùng lặp với ai để góp phần vào trang sử ly hương của người Việt trên toàn cầu.
Ngọc Anh là tác giả Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Sau vụ khủng bố tấn công làm nổ tháp đôi ở New York, cô viết bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể chuyện sở làm, một công ty chủ nhân người Ả Rập Hồi Giáo, nhưng hàng trăm nhân viên đủ gốc Á Âu, Do Thái... sống với nhau hoà thuận. Bài viết được trao tặng giải thưởng danh dự năm 2002. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả lần đầu tham dự VVNM, ông vượt biên từ 1979 qua Thụy Sĩ, ở 10 năm rồi bay qua Texas sống. Dần dần được vào quốc tịch Mỹ từ 2000, du lịch nhiều tiểu bang Mỹ rồi nảy sinh biến Texas thành nơi định cư. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
RV, viết tắt của chữ Recreational Vehicle, là một xe motor home. Nói một cách khác, RV là một căn nhà di động. Trên xe có phòng ngủ, phòng tắm, bếp, bàn ăn, tủ lạnh. Trong mùa dịch mà đi chơi bằng xe RV thì xem ra đỡ nguy hiểm nhất vì không phải chung đụng với ai. Tuy vậy, xe RV cũng có những vấn đề riêng của nó. Thứ nhất là giá mướn xe RV rất mắc (sẽ viết thêm về điều này). Thứ hai là ngoài mướn xe RV, chúng ta phải mướn bãi đậu xe vì những lý do sau đây. Vì xe RV là căn nhà di động, chúng ta cần có bãi đậu để ngủ qua đêm. Nếu muốn tiết kiệm tiền, chúng ta có thể đậu xe qua đêm tại bãi đậu xe của một số tiệm Walmart.
Mở mắt liếc nhìn đồng hồ báo thức, Matt thấy chưa đến bốn giờ sáng nhưng vẫn phải uể oải ngồi dậy, nó nghĩ có nằm ráng thêm mươi phút nữa cũng chẳng tới đâu, nhiều khi lại ngủ quên, thôi thì dậy quách cho xong, dẫu có vào hãng sớm một tí cũng chả sao. Sau khi vệ sinh chừng mười lăm phút, Matt vớ lấy túi đựng thức ăn trưa và hai lát bánh mì vuông đi ra xe.
Gia đình đông con gái. Ông ngoại tôi làm nghề chẩn bệnh, bốc thuốc, là người giỏi Hán Nôm, ông viết chữ Nho rất đẹp nên lúc xưa nhiều người hay đến nhờ ông viết những câu đối để đi đám Tân gia, chúc mừng này nọ hoặc viết liễn cho đám tang. Bà ngoại sinh cho ông tôi cả đàn con gái, chỉ có một cậu nhưng cũng qua đời khi còn rất nhỏ. Mấy chị em gái của Má ai cũng trắng trẻo, đẹp gái. Má tôi xinh xắn, mặt tròn, môi chẻ giống ông ngoại y tạc, lại là người thông minh lanh lẹ, ham học chữ. Ở cái làng quê Quảng Nam xa xôi gần miền núi, hình như con gái trong làng đồng lứa chỉ có Má là chịu ôm tập đến trường học cho đến...hết lớp, thời đó chắc là xong bậc tiểu học. Đến lúc ông ngoại gả Dì Hai cho con trai một gia đình nhà buôn ở Hội An thì Má theo dì Hai học làm bánh trái, nấu ăn, thêu thùa may vá. Năm tròn mười tám tuổi, ông bà ngoại gả Má cho con trai út một địa chủ trong làng. Chưa biết mặt, chỉ biết mọi người hay gọi người đó là Cậu Mười. Dẫu không muốn, cũng không thể từ chối vì tục lệ ngà