Hôm nay,  

Tâm Tình Của Một Tác Giả Tham Dự Viết Về Nước Mỹ

13/12/202109:55:00(Xem: 3877)

Nguyet Mi VVNM
Tân Chủ Bút Việt Báo Trịnh Y Thư (phải) trao giải danh dự cho tác giả Nguyệt Mị trong Lễ Trao Giải Viết Về Nước Mỹ năm 2021.(nguồn: www.vietbao.com)

 

Nguyệt Mị

Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với rượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Tác giả đã nhận giải đặc biệt năm 2018 và giải danh dự năm 2021. Đây là lá thư cám ơn ban giám khảo.

 

***

 

Thưa các anh chị,

Em sinh ra cuối năm 1975, sau thời chiến. Dù cuộc sống nhiều khó khăn nhưng em cũng không phải trải qua những kinh nghiệm về chiến tranh, về những lần “chạy giặc” như mẹ em, như ngoại em đã kể. Em nghe những câu chuyện của các cậu từ trại tù học tập cải tạo, từ các trận chiến, nhưng có thể nói em đã bình an lớn lên, chỉ lo kiếm đủ cơm ngày hai bữa. Em được dặn dò không quan tâm đến chính trị xã hội, đừng bàn chuyện thời cuộc bởi mình không thể làm gì và có khi còn phiền phức. Mối quan tâm của em chỉ gói gọn trong sinh kế, trong gia đình, trong bạn bè thân bằng quyến thuộc. Hạn chế mọi tiếp xúc hay sinh hoạt tập thể, đoàn đội, cộng đồng. Em chỉ cần trung thực, chăm chỉ, có lòng trắc ẩn với người khác là được. Chia sẻ gì được thì chia sẻ, giúp nhau qua lúc khó khăn. Chuyện quốc gia đại sự, đừng bàn tới. Chuyện chính quyền, đừng nói tới. Vô ích.

Đến khi sang Mỹ, em cũng chỉ mong có một đời sống bình an bên gia đình, có công việc làm ổn định đủ sống và đủ phụ giúp người thân. Thành thật mà nói, em thấy mình không thuộc về cộng đồng Việt Nam Hải ngoại cũng như em từng thấy mình không giống con giáp nào ở Việt Nam. Em sẽ không thể nào hiểu được những đau thương mất mát của người đi trước, những người đã tham gia chiến tranh, những người đã chen chúc trên những con tàu mong manh vượt biển để trong cái chết mà tìm đường sống, em không hiểu nỗi kinh hoàng mà bà con người Việt đã trải qua suốt chặng đường lên đênh trên biển hay những nỗi nhọc nhằn đớn đau bỏ lại người thân, bỏ lại một phần cuộc đời mình. Bởi thế, em cảm thấy mình như người bên lề cộng đồng, dù khi còn ở Việt Nam hay ở Mỹ. Em cảm thấy e ngại khi bị nhận xét “nói chuyện kiểu Việt cộng.” “Xài chữ Việt cộng” vv...

Cơ duyên đưa đẩy, công việc em hàng ngày tiếp xúc với bà con người Việt.  Em xúc động khi nghe một bác nói “Nghe con nói tiếng Việt, bác mừng quá, ở đây ít người Việt lắm con.” Hay một trường hợp mà mỗi khi nhớ đến em lại thấy xót xa, và thường cầu mong Trời cao một ngày nghĩ đến chú ấy khi nghe chú nói, chú chỉ có một mình, chú không đổi tên vì trên đường vượt biển, vợ chú bị hải tặc bắt đi, nhưng nghe nói vẫn còn sống đâu đó bên Thái Lan, sợ đổi tên thì vợ chú tìm chú không được. Xen lẫn trong những kiến thức chuyên môn cần trao đổi giữa hai ngôn ngữ là những câu chuyện đời nho nhỏ mà các bác, các cô tranh thủ kể, có đôi khi chỉ là vài lời hãnh diện về sự thành đạt của con cháu bên này v.v..

Em thích viết những chuyện linh tinh vặt vãnh về cuộc sống để trao đổi, để kết nối với người thân bạn bè. Em viết để trải lòng chia sẻ về những tâm tư, suy nghĩ, cảm nhận của mình về cuộc sống. Em chưa bao giờ nghĩ những điều mình viết đủ quan trọng để đăng báo huống gì được công nhận từ các nhà văn, nhà thơ thực sự. Nên khi chị bạn khuyến khích gởi cho Việt Báo, em cảm thấy hơi buồn cười, cứ như mình đang múa rìu qua mắt thợ. Nhưng không ngờ được đăng báo là em cảm thấy vui quá xá rồi. Đến khi em biết mình có giải thường em cảm thấy ngạc nhiên. Thực sự, em chỉ nghĩ với cái bài viết như nói chuyện tếu lâm thì chắc các anh chị trao giải an ủi cho vui. Đến lần đầu tham dự Lễ trao giải Việt Báo VVNM vào năm 2018 nhìn các chị áo dài trang trọng, gặp những cây đa cây đề trong làng văn tại hải ngoại, thì em thực sự bối rối. Không hiểu mình đang làm gì ở chỗ này luôn. Em vẫn nhớ lần trước anh Viết Tân bảo viết được đó hay khi chị Bảo Xuân căn dặn trước khi về, rằng nhớ tiếp tục viết. Thực sự, lúc đó em vẫn nghĩ các anh chị động viên khuyến khích cho em vui thôi.

Nhưng lần tham dự Lễ trao giải kỳ này, em thực sự rất xúc động. Em chợt hiểu rằng, đây không phải là Viết về nước Mỹ. Đây là viết về Người Việt chúng ta. Về những câu chuyện đời góp nhặt trên quê hương thứ hai. Là cầu nối nhiều thế hệ người Việt lưu vong và cũng là cầu nối với người Việt trong nước. Để mọi người hiểu thêm về cộng đồng Việt Nam nơi này, đời sống ra sao, tinh thần, tình cảm thế nào. Lần đầu tiên em thấy mình có kết nối với cộng đồng Việt Nam tại đây. Em thấy mình cũng có đóng góp vào đời sống tinh thần của cộng đồng người Việt. Điều này sẽ thêm vào định hướng đời sống của em, để nhắc em nhớ rằng mình là người Việt ở Mỹ và cố gắng không chỉ để đời sống bản thân và gia đình tốt đẹp hơn mà còn để cộng đồng người Việt ở đây có thêm được một đứa con thành đạt.

Em cám ơn các anh chị đã tạo ra cơ hội để những câu chuyện đời được lắng nghe và gìn giữ tâm tình của bao người và để những người trẻ như em hiểu và kết nối với cộng đồng.

Kính chúc anh chị và gia đình nhiều sức khỏe, niềm vui và mọi điều bình an.

12/10/2021

Nguyệt Mị

Ý kiến bạn đọc
15/12/202102:03:37
Khách
Em cám ơn chị Pha Lê, anh Tới và anh Thảo Lan. Em rất vui và vinh dự được gặp gỡ các anh chị. Em hy vọng sẽ có nhiều dịp gặp lại các anh chị sau này. Em chúc các anh, chị nhiều sức khỏe!
14/12/202107:06:36
Khách
Nguyệt Mị mến ,
Là người đứng cạnh NM trong buổi phát giải hôm đó , PL cũng cùng chung một nỗi xúc động như NM vậy đó ( nhưng dĩ nhiên PL ...già hơn NM cảm xúc có phần ... cằn cỗi hơn chăng ?)

Đúng như NM viết , PL dù đến nước Mỹ này hơn 40 năm , và dù ở một nơi tìm được một GĐ Việt Nam muốn nổ đom đóm mắt , nhưng Tiếng Việt hình như ( và có lẽ mãi mãi ) vẫn luôn tồn đọng trong mỗi con người Việt chúng ta , chỉ chờ cơ hội là " nó" tuôn trào qua những bài viết , như những bài của NM , của tất cả các tác giả mà PL được hân hạnh gặp mặt ngày hôm ấy ...

PL xin trân trọng CẢM ƠN Việt Báo ( Cô Nhã Ca, Chú Trần Dạ Từ , Cô TN Bảo Xuân và nhiều , rất nhiều người trong ban Biên Tập VB) đã đề xướng VVNM để mọi người ở khắp thế giới được hiểu rõ những mảnh đời, những cảnh sống qua từng ngòi bút của mỗi tác giả .
Pha Lê cũng xin mạn phép cảm ơn ( một lời cảm ơn có tính cách hơi... riêng tư ) chị Hằng Nguyễn , người mà PL nghĩ chắc thường phải đứng... đầu sóng ngọn gió vì chị Hằng là sợi dây liên lạc giữa người đọc, giữa tác giả với VB. Với PL , chị HN thật dễ mến , rất kiên nhẫn khi PL gửi một bài văn có tính cách thời gian tính nhưng lại gửi trễ nãi , chị HN vẫn vui vẻ động viên PL ! Xin cảm ơn chị HN đã giúp cho PL thêm ...can đảm dám viết thêm và viết tiếp .
Lời cuối , PL xin cảm ơn VB một lần nữa , nếu không có VB , sẽ không bao giờ có một Pha Lê hôm nay...
Trân Trọng
Pha Lê
14/12/202104:55:17
Khách
Thân mến chào cô em Nguyệt Mị. Tôi ngạc nhiên hết sức trong buổi lễ trao giải VVNM, Nguyệt Mị dẫn người chồng nhạc sĩ đến gặp và chào hỏi tôi và xin tôi ký vào cuốn sách làm kỷ niệm. Tôi rất hân hạnh có một "đồng nghiệp" trẻ tuổi ái mộ mình. Dù sao NM cũng đã đến dự lễ lần thứ 3 trong khi năm nay là năm đầu tiên tôi được tham dự, nên chưa biết ai ngoài một số anh chị em trong nhóm Việt Bút và Việt Báo. Mọi sự hoàn toàn mới với tôi khiến tôi cứ đứng như trời trồng, chẳng biết phải gặp ai, nói những gì. May mà NM đến hỏi thăm. Tôi có đọc vài bài viết của NM, cái tên nghe rất lạ mà lối văn viết cũng hay. Cứ tiếp tục viết thêm, tự nhiên sẽ khá lên, đừng mặc cảm vì mình xài chữ VC. Dần rồi sẽ quen. Tôi cũng vậy, đã đi qua những chặng đường y như MN đang đi. Rta61 vui được gặp và làm quen với hai vợ chồng. Hẹn gặp lại vào sang năm.
14/12/202100:44:35
Khách
Rất vui khi lại có dịp gặp Nguyệt Mị lần nữa vào buổi lễ trao giải năm nay. Mong tiếp tục được xem những bài viết mới của Nguyệt Mị

Thảo Lan
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 775,691
Những ngày tháng hạ, cây lá ở đây vẫn xanh biếc. Mây trắng lững lờ bay qua soi bóng xuống mặt hồ. Những mạch nước ngầm vẫn ngày đêm phun lên từ lòng đất mẹ, không biết những mạch nước ấy đã phun tự bao giờ, trước khi điền trang được lập thì nó đã có ở đó, sau khi điền trang mai một nó vẫn còn đây. Những vòi nước nho nhỏ nhưng trong vắt phun chưa ngừng nghỉ dù chỉ một giây, nước từ đây chảy thành một con lạch nhỏ và rồi tích tụ ở những cái hồ gần đấy. Nước từ đất mẹ phun lên, rồi chảy đi khắp nơi, lại bốc hơi bay lên với gió mây, cuối cùng lại mưa xuống và thấm vào lòng đất mẹ, cái vòng quay miên viễn bất tận này!
Hơn năm nay dịch cúm Covid 19 hoành hành khắp nơi, ở Hoa kỳ và các quốc gia khác trên thế giới, nơi nhiều nơi ít. Vùng Hoa Thịnh Đốn lúc đầu chính quyền khuyên dân không nên tụ họp đông người, ra đường phải mang khẩu trang và cách xa nhau 6 feet. Nhà thờ, chùa, tiệc cưới hay ma chay cũng giới hạn số người tham dự. Tiệm ăn vắng khách. Phần lớn họ mua thức ăn và mang về nhà, tiệm ăn không cho thực khách ăn trong tiệm. Có nhà hàng đóng cửa vĩnh viễn vì không chịu nổi các phí tổn, lương nhân công, tiền thuê cửa hàng...
Tuần trước, Tina bạn tôi ở Washington, Mỹ, gọi về thăm. Bạn ấy báo tin mừng là cô con gái rượu T. vừa tốt nghiệp cấp III mùa Hè năm nay đã được một trường đại học danh tiếng ở Mỹ nhận và cho học bỗng toàn phần bốn năm đại học. Tôi nghe mà thật hảnh diện và mừng giùm cho cháu. Học bỗng toàn phần là điều mà rất nhiều sinh viên kể cả Út của tôi, mơ ước được có, nên tôi rất hào hứng chúc mừng cho bạn và cháu T. Nhưng tôi không ngạc nhiên chút nào, vì vốn dĩ bé T. rất ngoan hiền và học thì rất giỏi.
Cái tin cô bạn cựu Trung Tá Lục Quân Hoa Kỳ Phạm Phan Lang (Thực sự thì Phan Lang đã nhận quyết định thăng chức Đại Tá trước khi giải ngũ) từ xứ du lịch bờ biển Hạ Uy Di dọn về California làm nức lòng bè bạn khắp nơi trên đất liền. Nhóm Bắc Cali toàn nữ chúng tôi và Phan Lang cũng đều là thành viên của Văn Thơ Lạc Việt (VTLV), Văn Bút Hải Ngoại Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, Cô Gái Việt, và Minh Châu Trời Đông, vui mừng điện thoại cho nhau ơi ới mỗi ngày, bàn tính rôm rả chuyện đi Nam Cali thăm nhà mới của “Đứa con gái cưng Mỹ Quốc” nữ Trung Tá gốc Việt đầu tiên của Hoa Kỳ, cũng là “Hậu duệ Hai Bà Trưng Triệu Việt Nam” là những câu chúng tôi thường gọi đùa người bạn gốc quân nhân này. Và tôi bắt đầu tính chuyện làm thơ, để chị Đỗ Dung viết thư pháp Chúc Mừng Tân Gia.
Hội chứng mặc cảm này chỉ cách đây khoảng chừng một năm, khi còn trong thời gian phải giữ khoảng cách vì dịch covid. Hôm đó tôi nghe tin người bạn bị một bà da trắng ngồi xe bên kia, cũng đang chờ đèn đỏ, ra dấu hạ kính xuống, cô ta không hiểu mô tê gì nên hạ kính xuống thì được nghe là “Mày cút về Tàu đi!” Rồi không lâu sau, tôi đọc facebook thấy em trai của người bạn của Bố tôi bị tấn công khi ông đi bộ trong khu gần nhà ở Bắc Cali, Ông bị thương tích nặng phải vào bệnh viện.
Tính đến nay, ông Hiền đã định cư ở Mỹ trên hai mươi lăm năm, theo diện HO. Chúng tôi quen nhau từ khi gia đình ông đến ở cùng một khu chung cư. Ông hiền như cái tên cha mẹ ông đặt để. Trước năm 1975, vợ ông làm cô giáo - tốt nghiệp trường Sư phạm Qui nhơn. Ông bà có bốn đứa con trai. Có lẽ đã quen với lối sống chừng mực và lễ giáo nên bà đã dạy dỗ mấy đứa con đi vào nền nếp, học hành chăm chỉ và rất lễ phép làm cho mọi người trong chung cư đều quí mến. Riêng gia đình tôi và gia đình ông Hiền kết thân từ dạo mới quen biết nhau.
Lễ phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm 2020-2021 - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2019 tới 30 tháng Sáu 2021 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 5 Tháng Mười Hai 2021, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tú được giữ lại trường học thêm một năm bổ túc để dạy lại đại học năm thứ nhất. Chuyện này cũng chỉ xảy ra tại chế độ XHCN. Ngày xưa các giáo sư dạy đại học đều có bằng cao học hay tiến sĩ, và nếu dạy bộ môn ngoại ngữ thì tất cả đều tốt nghiệp tại những trường danh tiếng tại nước ngoài. Đến thời xuyên tâm liên chữa bá bệnh và rau muống bổ hơn thịt bò thì sinh viên tốt nghiệp “quốc nội” như bọn Tú cũng được đưa lên dạy lớp đại học, có sao đâu!
Mười năm là một quãng thời gian dài so với đời sống ngắn ngủi của con người. Mười năm là một trong những cột mốc của đời người thế gian để ghi nhớ: Mười năm không gặp, mười năm lưu lạc, mười năm tình cũ, mười năm nhớ nhung… Cái biểu cảm như thế nào thì nó tùy thuộc vào cảm xúc của chính đương sự, hoàn cảnh bên ngoài chỉ là trợ duyên.
Sáng nay đang suy tư, chìm đắm trong tiếng nhạc tình ca thì vợ tôi bước ra phòng khách và bật TV xem tin tức. Thấy trên màn hình chiếu các hình ảnh tối hôm qua; Ngày 02 Tháng 06 Năm 2021, dân chúng vui mừng tháo khẩu trang quăng vào những thùng sắt đang ngùn ngụt lửa đỏ trước các nhà hàng, thấy lạ! Vâng, đó là ngày Ohio “mở cửa,” quyết định gỡ bỏ lệnh đeo khẩu trang bắt buộc tại các nơi công cộng khi tình hình dịch bệnh đang giảm dần nhờ chính quyền của tân Tổng Thống Biden gia tăng thúc đẩy các biện pháp chích ngừa trong dân chúng. Nhìn mọi người reo hò sung sướng, những ánh mắt hân hoan rực sáng, những nụ cười rạng rỡ trên môi vì được tự do trở lại sau hơn cả năm dài u ám vì dịch bệnh Covid-19 hoành hành tôi mới thấy thấm thía làm sao lời ca trong bài “Đời đá vàng” của Nhạc Sĩ Vũ Thành An.
Nhạc sĩ Cung Tiến