Hôm nay,  

Tâm Tình Của Một Tác Giả Tham Dự Viết Về Nước Mỹ

13/12/202109:55:00(Xem: 3873)

Nguyet Mi VVNM
Tân Chủ Bút Việt Báo Trịnh Y Thư (phải) trao giải danh dự cho tác giả Nguyệt Mị trong Lễ Trao Giải Viết Về Nước Mỹ năm 2021.(nguồn: www.vietbao.com)

 

Nguyệt Mị

Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với rượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Tác giả đã nhận giải đặc biệt năm 2018 và giải danh dự năm 2021. Đây là lá thư cám ơn ban giám khảo.

 

***

 

Thưa các anh chị,

Em sinh ra cuối năm 1975, sau thời chiến. Dù cuộc sống nhiều khó khăn nhưng em cũng không phải trải qua những kinh nghiệm về chiến tranh, về những lần “chạy giặc” như mẹ em, như ngoại em đã kể. Em nghe những câu chuyện của các cậu từ trại tù học tập cải tạo, từ các trận chiến, nhưng có thể nói em đã bình an lớn lên, chỉ lo kiếm đủ cơm ngày hai bữa. Em được dặn dò không quan tâm đến chính trị xã hội, đừng bàn chuyện thời cuộc bởi mình không thể làm gì và có khi còn phiền phức. Mối quan tâm của em chỉ gói gọn trong sinh kế, trong gia đình, trong bạn bè thân bằng quyến thuộc. Hạn chế mọi tiếp xúc hay sinh hoạt tập thể, đoàn đội, cộng đồng. Em chỉ cần trung thực, chăm chỉ, có lòng trắc ẩn với người khác là được. Chia sẻ gì được thì chia sẻ, giúp nhau qua lúc khó khăn. Chuyện quốc gia đại sự, đừng bàn tới. Chuyện chính quyền, đừng nói tới. Vô ích.

Đến khi sang Mỹ, em cũng chỉ mong có một đời sống bình an bên gia đình, có công việc làm ổn định đủ sống và đủ phụ giúp người thân. Thành thật mà nói, em thấy mình không thuộc về cộng đồng Việt Nam Hải ngoại cũng như em từng thấy mình không giống con giáp nào ở Việt Nam. Em sẽ không thể nào hiểu được những đau thương mất mát của người đi trước, những người đã tham gia chiến tranh, những người đã chen chúc trên những con tàu mong manh vượt biển để trong cái chết mà tìm đường sống, em không hiểu nỗi kinh hoàng mà bà con người Việt đã trải qua suốt chặng đường lên đênh trên biển hay những nỗi nhọc nhằn đớn đau bỏ lại người thân, bỏ lại một phần cuộc đời mình. Bởi thế, em cảm thấy mình như người bên lề cộng đồng, dù khi còn ở Việt Nam hay ở Mỹ. Em cảm thấy e ngại khi bị nhận xét “nói chuyện kiểu Việt cộng.” “Xài chữ Việt cộng” vv...

Cơ duyên đưa đẩy, công việc em hàng ngày tiếp xúc với bà con người Việt.  Em xúc động khi nghe một bác nói “Nghe con nói tiếng Việt, bác mừng quá, ở đây ít người Việt lắm con.” Hay một trường hợp mà mỗi khi nhớ đến em lại thấy xót xa, và thường cầu mong Trời cao một ngày nghĩ đến chú ấy khi nghe chú nói, chú chỉ có một mình, chú không đổi tên vì trên đường vượt biển, vợ chú bị hải tặc bắt đi, nhưng nghe nói vẫn còn sống đâu đó bên Thái Lan, sợ đổi tên thì vợ chú tìm chú không được. Xen lẫn trong những kiến thức chuyên môn cần trao đổi giữa hai ngôn ngữ là những câu chuyện đời nho nhỏ mà các bác, các cô tranh thủ kể, có đôi khi chỉ là vài lời hãnh diện về sự thành đạt của con cháu bên này v.v..

Em thích viết những chuyện linh tinh vặt vãnh về cuộc sống để trao đổi, để kết nối với người thân bạn bè. Em viết để trải lòng chia sẻ về những tâm tư, suy nghĩ, cảm nhận của mình về cuộc sống. Em chưa bao giờ nghĩ những điều mình viết đủ quan trọng để đăng báo huống gì được công nhận từ các nhà văn, nhà thơ thực sự. Nên khi chị bạn khuyến khích gởi cho Việt Báo, em cảm thấy hơi buồn cười, cứ như mình đang múa rìu qua mắt thợ. Nhưng không ngờ được đăng báo là em cảm thấy vui quá xá rồi. Đến khi em biết mình có giải thường em cảm thấy ngạc nhiên. Thực sự, em chỉ nghĩ với cái bài viết như nói chuyện tếu lâm thì chắc các anh chị trao giải an ủi cho vui. Đến lần đầu tham dự Lễ trao giải Việt Báo VVNM vào năm 2018 nhìn các chị áo dài trang trọng, gặp những cây đa cây đề trong làng văn tại hải ngoại, thì em thực sự bối rối. Không hiểu mình đang làm gì ở chỗ này luôn. Em vẫn nhớ lần trước anh Viết Tân bảo viết được đó hay khi chị Bảo Xuân căn dặn trước khi về, rằng nhớ tiếp tục viết. Thực sự, lúc đó em vẫn nghĩ các anh chị động viên khuyến khích cho em vui thôi.

Nhưng lần tham dự Lễ trao giải kỳ này, em thực sự rất xúc động. Em chợt hiểu rằng, đây không phải là Viết về nước Mỹ. Đây là viết về Người Việt chúng ta. Về những câu chuyện đời góp nhặt trên quê hương thứ hai. Là cầu nối nhiều thế hệ người Việt lưu vong và cũng là cầu nối với người Việt trong nước. Để mọi người hiểu thêm về cộng đồng Việt Nam nơi này, đời sống ra sao, tinh thần, tình cảm thế nào. Lần đầu tiên em thấy mình có kết nối với cộng đồng Việt Nam tại đây. Em thấy mình cũng có đóng góp vào đời sống tinh thần của cộng đồng người Việt. Điều này sẽ thêm vào định hướng đời sống của em, để nhắc em nhớ rằng mình là người Việt ở Mỹ và cố gắng không chỉ để đời sống bản thân và gia đình tốt đẹp hơn mà còn để cộng đồng người Việt ở đây có thêm được một đứa con thành đạt.

Em cám ơn các anh chị đã tạo ra cơ hội để những câu chuyện đời được lắng nghe và gìn giữ tâm tình của bao người và để những người trẻ như em hiểu và kết nối với cộng đồng.

Kính chúc anh chị và gia đình nhiều sức khỏe, niềm vui và mọi điều bình an.

12/10/2021

Nguyệt Mị

Ý kiến bạn đọc
15/12/202102:03:37
Khách
Em cám ơn chị Pha Lê, anh Tới và anh Thảo Lan. Em rất vui và vinh dự được gặp gỡ các anh chị. Em hy vọng sẽ có nhiều dịp gặp lại các anh chị sau này. Em chúc các anh, chị nhiều sức khỏe!
14/12/202107:06:36
Khách
Nguyệt Mị mến ,
Là người đứng cạnh NM trong buổi phát giải hôm đó , PL cũng cùng chung một nỗi xúc động như NM vậy đó ( nhưng dĩ nhiên PL ...già hơn NM cảm xúc có phần ... cằn cỗi hơn chăng ?)

Đúng như NM viết , PL dù đến nước Mỹ này hơn 40 năm , và dù ở một nơi tìm được một GĐ Việt Nam muốn nổ đom đóm mắt , nhưng Tiếng Việt hình như ( và có lẽ mãi mãi ) vẫn luôn tồn đọng trong mỗi con người Việt chúng ta , chỉ chờ cơ hội là " nó" tuôn trào qua những bài viết , như những bài của NM , của tất cả các tác giả mà PL được hân hạnh gặp mặt ngày hôm ấy ...

PL xin trân trọng CẢM ƠN Việt Báo ( Cô Nhã Ca, Chú Trần Dạ Từ , Cô TN Bảo Xuân và nhiều , rất nhiều người trong ban Biên Tập VB) đã đề xướng VVNM để mọi người ở khắp thế giới được hiểu rõ những mảnh đời, những cảnh sống qua từng ngòi bút của mỗi tác giả .
Pha Lê cũng xin mạn phép cảm ơn ( một lời cảm ơn có tính cách hơi... riêng tư ) chị Hằng Nguyễn , người mà PL nghĩ chắc thường phải đứng... đầu sóng ngọn gió vì chị Hằng là sợi dây liên lạc giữa người đọc, giữa tác giả với VB. Với PL , chị HN thật dễ mến , rất kiên nhẫn khi PL gửi một bài văn có tính cách thời gian tính nhưng lại gửi trễ nãi , chị HN vẫn vui vẻ động viên PL ! Xin cảm ơn chị HN đã giúp cho PL thêm ...can đảm dám viết thêm và viết tiếp .
Lời cuối , PL xin cảm ơn VB một lần nữa , nếu không có VB , sẽ không bao giờ có một Pha Lê hôm nay...
Trân Trọng
Pha Lê
14/12/202104:55:17
Khách
Thân mến chào cô em Nguyệt Mị. Tôi ngạc nhiên hết sức trong buổi lễ trao giải VVNM, Nguyệt Mị dẫn người chồng nhạc sĩ đến gặp và chào hỏi tôi và xin tôi ký vào cuốn sách làm kỷ niệm. Tôi rất hân hạnh có một "đồng nghiệp" trẻ tuổi ái mộ mình. Dù sao NM cũng đã đến dự lễ lần thứ 3 trong khi năm nay là năm đầu tiên tôi được tham dự, nên chưa biết ai ngoài một số anh chị em trong nhóm Việt Bút và Việt Báo. Mọi sự hoàn toàn mới với tôi khiến tôi cứ đứng như trời trồng, chẳng biết phải gặp ai, nói những gì. May mà NM đến hỏi thăm. Tôi có đọc vài bài viết của NM, cái tên nghe rất lạ mà lối văn viết cũng hay. Cứ tiếp tục viết thêm, tự nhiên sẽ khá lên, đừng mặc cảm vì mình xài chữ VC. Dần rồi sẽ quen. Tôi cũng vậy, đã đi qua những chặng đường y như MN đang đi. Rta61 vui được gặp và làm quen với hai vợ chồng. Hẹn gặp lại vào sang năm.
14/12/202100:44:35
Khách
Rất vui khi lại có dịp gặp Nguyệt Mị lần nữa vào buổi lễ trao giải năm nay. Mong tiếp tục được xem những bài viết mới của Nguyệt Mị

Thảo Lan
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 775,660
Tác Giả VVNM Phạm Hoàng Chương sinh ngày 15 tháng 5, năm 1944 tại Phan Rang, Ninh Thuận. Ông tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu của Giải Thưởng 2000. Năm 2009, ông đoạt giải chung kết Vinh Danh Tác Giả-Tác Phẩm, sau đó vẫn tiếp tục viết và gắn bó với giải thưởng. Tin Ông ra đi vào thứ Sáu, ngày 25 tháng Sáu, 2021, hưởng thọ 78 tuổi là một mất mát lớn cho bạn bè văn hữu và giải thưởng VVNM. Việt Báo và Giải Thưởng VVNM xin được trích đăng loạt bài viết tưởng nhớ Ông, với bài “Tiễn Anh Lên Đường” của tác giả/giám khảo Trương Ngọc Bảo Xuân.
Tác Giả VVNM Phạm Hoàng Chương sinh ngày 15 tháng 5, năm 1944 tại Phan Rang, Ninh Thuận. Ông tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu của Giải Thưởng 2000. Năm 2009, ông đoạt giải chung kết Vinh Danh Tác Giả-Tác Phẩm, sau đó vẫn tiếp tục viết và gắn bó với giải thưởng. Tin Ông ra đi vào thứ Sáu, ngày 25 tháng Sáu, 2021, hưởng thọ 78 tuổi là một mất mát lớn cho bạn bè văn hữu và giải thưởng VVNM. Việt Báo và Giải Thưởng VVNM xin được trích đăng loạt bài viết tưởng nhớ Ông, bắt đầu với bài “Kỷ Niệm - với Anh Phạm Hoàng Chương” của tác giả Phùng Annie Kim, ngòi bút đoạt giải chung kết 2016.
Chị ơi, em có lịch phỏng vấn rồi! Mai nói giọng đứt quãng vì quá xúc động. - Nghe đâu mẹ con em là những người đầu tiên được làm hẹn khi Lãnh Sự Quán mở cửa trở lại đó chị ơi! Bọn em đã nhìn thấy “Ánh sáng ở cuối đường hầm,” Mai nói. - Em biết đây không phải là bước cuối cùng nhưng được lúc nào hay lúc ấy. Có ngày phỏng vấn là em quá hạnh phúc rồi, cái ngày mà hơn hai mươi năm nay em đã từng mơ, giờ đã tới.” Tôi cũng mừng đến nghẹn lời theo Mai, lòng thầm cám ơn Trời, Phật, Chúa... đã nghe thấy tiếng nguyện cầu của Tiến và Mai cũng như nghe những lời cầu nguyện của tôi cùng quý vị ân nhân, và độc giả của VVNM.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Hùng (con trai) và vợ là Vân sang nhà hàng cuối năm 2019, làm ăn chưa được 5 tháng thì bị tình trạng đóng cửa vì dịch bệnh, vợ chồng lo lắng xanh mặt, tình trạng kéo dài phải chịu trả tiền rent chờ đợi. Bao nhiêu tiền dành dụm trước đây đã đắp đổ hàng tháng, may có bà ngoại giúp đỡ và con gái lớn vừa học vừa làm có tiền dành dụm đưa ba mẹ. Hùng xót xa thương con, cha mẹ nào muốn con mới ra đời đã phải nặng gánh lo toan nhu vậy, nhưng tình thế làm ăn lao đao chung, nên đành phải nhận lòng hiếu thảo của con. Mấy tháng qua quán ăn được mở trở lại phục vụ dưới hình thức “Food togo”, nhưng nơi Hùng Vân bán, đa số là sinh viên thuê nhà chung quanh trường San Jose State University, nay các em học online tại nhà, vợ chồng cố cầm cự khách vãng lai, bỏ công cầu mong đủ trả tiền rent chờ đợi tương lai hy vọng sáng sủa hơn. Tình hình xăng dầu mắc mỏ, vật giá leo thang kinh khủng, Hùng Vân mua hàng thực phẩm giá cả tăng gấp ba, tháng trước vợ chồng hì hục dán thay đổi lên giá chút xíu khiêm nhườ
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây, là bài viết mới cho tháng.
Tôi không nghĩ có truyền thông thổ tả hay ý đồ chính trị bẩn thỉu gì ở đây như một số người đồn đoán. Bên Ấn Độ có bà quan chức nào đó kêu gọi uống nước tiểu con bò sẽ trị được COVID, vì con bò là linh vật của đất nước này. Bạn có tin được lời nhảm nhí đó không? Hãy sáng suốt chọn lựa đều tốt nhất cho bạn và gia đình của bạn trước khi quá muộn, đừng ngồi đó mà chờ đợi phép thuật từ Aladin.
Mọi người đều có một quan niệm sống riêng và tôi chọn cách sống âm thầm cầu nguyện, cố gắng giữ lòng luôn đi theo hướng Chân Thiện Mỹ -Nhẫn mà tôi yêu quý .Xin cầu chúc cho thế giới sẽ hòa bình trong sự sáng suốt hướng thiện sám hối của mỗi con người ;biết đâu đấy là Cộng Nghiệp của loài người , điều quan trọng để nhìn nhận mọi sự chính là lương tâm trong sáng , công bằng không vụ lợi,hay làm lành lánh dữ -việc xấu và nhớ coi trọng đời sống Tâm linh, cầu nguyện luôn. Con người cứ tưởng mình là chủ nhân ông của thế giới vũ trụ này khi đã đạt được nhiều thành tựu vượt bực về kỹ thuật khoa học, xây dựng, phát minh nhiều tiện ích sử dụng cho đời sống như điện thoại thông minh, Internet, remote điều khien từ xa. Không đâu ,cuộc sống của con người lệ thuộc rất nhiều yếu tố như Số phận, môi trường, đất nước, và bị ảnh hưởng cả bởi những người khác trong xã hội loài người...
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Ai nấy đã về lều của mình rồi mà âm hưởng bài hát vẫn còn vọng lại trong tôi. Kéo tay bà xã ngồi lại, tôi chăm chăm nhìn vào ánh lửa mà nhớ về ngày xưa. Dạo này không hiểu sao tôi hay để tâm hồn lang thang trở lại với những mảnh vụn kỷ niệm ngày xưa cũ. Nhìn ánh lửa cháy reo vui trước mắt mà tôi như thấy lại khung cảnh tương tự ở một quá khứ cách đây hơn 40 năm, như mới xảy ra ngày hôm qua. Tôi nhắc chuyện ngày xưa, chuyện buồn nhiều hơn vui. Thời đó trong nước, ai cũng đói nghèo, khổ sở vì chính quyền ngu muội, lấy đâu có chuyện vui mà kể. Vợ tôi cười nhẹ với nụ cười đồng cảm pha chút diễu cợt “chắc tại anh già rồi”. Hai chữ già rồi cứ luẩn quẩn bám theo tôi cả buổi tối hôm đó. Tiếng lửa vẫn reo vui, than củi nổ lách tách mang hơi ấm lan tỏa vào không gian…
Nhạc sĩ Cung Tiến