Hôm nay,  

Tâm Tình Của Một Tác Giả Tham Dự Viết Về Nước Mỹ

13/12/202109:55:00(Xem: 3880)

Nguyet Mi VVNM
Tân Chủ Bút Việt Báo Trịnh Y Thư (phải) trao giải danh dự cho tác giả Nguyệt Mị trong Lễ Trao Giải Viết Về Nước Mỹ năm 2021.(nguồn: www.vietbao.com)

 

Nguyệt Mị

Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với rượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Tác giả đã nhận giải đặc biệt năm 2018 và giải danh dự năm 2021. Đây là lá thư cám ơn ban giám khảo.

 

***

 

Thưa các anh chị,

Em sinh ra cuối năm 1975, sau thời chiến. Dù cuộc sống nhiều khó khăn nhưng em cũng không phải trải qua những kinh nghiệm về chiến tranh, về những lần “chạy giặc” như mẹ em, như ngoại em đã kể. Em nghe những câu chuyện của các cậu từ trại tù học tập cải tạo, từ các trận chiến, nhưng có thể nói em đã bình an lớn lên, chỉ lo kiếm đủ cơm ngày hai bữa. Em được dặn dò không quan tâm đến chính trị xã hội, đừng bàn chuyện thời cuộc bởi mình không thể làm gì và có khi còn phiền phức. Mối quan tâm của em chỉ gói gọn trong sinh kế, trong gia đình, trong bạn bè thân bằng quyến thuộc. Hạn chế mọi tiếp xúc hay sinh hoạt tập thể, đoàn đội, cộng đồng. Em chỉ cần trung thực, chăm chỉ, có lòng trắc ẩn với người khác là được. Chia sẻ gì được thì chia sẻ, giúp nhau qua lúc khó khăn. Chuyện quốc gia đại sự, đừng bàn tới. Chuyện chính quyền, đừng nói tới. Vô ích.

Đến khi sang Mỹ, em cũng chỉ mong có một đời sống bình an bên gia đình, có công việc làm ổn định đủ sống và đủ phụ giúp người thân. Thành thật mà nói, em thấy mình không thuộc về cộng đồng Việt Nam Hải ngoại cũng như em từng thấy mình không giống con giáp nào ở Việt Nam. Em sẽ không thể nào hiểu được những đau thương mất mát của người đi trước, những người đã tham gia chiến tranh, những người đã chen chúc trên những con tàu mong manh vượt biển để trong cái chết mà tìm đường sống, em không hiểu nỗi kinh hoàng mà bà con người Việt đã trải qua suốt chặng đường lên đênh trên biển hay những nỗi nhọc nhằn đớn đau bỏ lại người thân, bỏ lại một phần cuộc đời mình. Bởi thế, em cảm thấy mình như người bên lề cộng đồng, dù khi còn ở Việt Nam hay ở Mỹ. Em cảm thấy e ngại khi bị nhận xét “nói chuyện kiểu Việt cộng.” “Xài chữ Việt cộng” vv...

Cơ duyên đưa đẩy, công việc em hàng ngày tiếp xúc với bà con người Việt.  Em xúc động khi nghe một bác nói “Nghe con nói tiếng Việt, bác mừng quá, ở đây ít người Việt lắm con.” Hay một trường hợp mà mỗi khi nhớ đến em lại thấy xót xa, và thường cầu mong Trời cao một ngày nghĩ đến chú ấy khi nghe chú nói, chú chỉ có một mình, chú không đổi tên vì trên đường vượt biển, vợ chú bị hải tặc bắt đi, nhưng nghe nói vẫn còn sống đâu đó bên Thái Lan, sợ đổi tên thì vợ chú tìm chú không được. Xen lẫn trong những kiến thức chuyên môn cần trao đổi giữa hai ngôn ngữ là những câu chuyện đời nho nhỏ mà các bác, các cô tranh thủ kể, có đôi khi chỉ là vài lời hãnh diện về sự thành đạt của con cháu bên này v.v..

Em thích viết những chuyện linh tinh vặt vãnh về cuộc sống để trao đổi, để kết nối với người thân bạn bè. Em viết để trải lòng chia sẻ về những tâm tư, suy nghĩ, cảm nhận của mình về cuộc sống. Em chưa bao giờ nghĩ những điều mình viết đủ quan trọng để đăng báo huống gì được công nhận từ các nhà văn, nhà thơ thực sự. Nên khi chị bạn khuyến khích gởi cho Việt Báo, em cảm thấy hơi buồn cười, cứ như mình đang múa rìu qua mắt thợ. Nhưng không ngờ được đăng báo là em cảm thấy vui quá xá rồi. Đến khi em biết mình có giải thường em cảm thấy ngạc nhiên. Thực sự, em chỉ nghĩ với cái bài viết như nói chuyện tếu lâm thì chắc các anh chị trao giải an ủi cho vui. Đến lần đầu tham dự Lễ trao giải Việt Báo VVNM vào năm 2018 nhìn các chị áo dài trang trọng, gặp những cây đa cây đề trong làng văn tại hải ngoại, thì em thực sự bối rối. Không hiểu mình đang làm gì ở chỗ này luôn. Em vẫn nhớ lần trước anh Viết Tân bảo viết được đó hay khi chị Bảo Xuân căn dặn trước khi về, rằng nhớ tiếp tục viết. Thực sự, lúc đó em vẫn nghĩ các anh chị động viên khuyến khích cho em vui thôi.

Nhưng lần tham dự Lễ trao giải kỳ này, em thực sự rất xúc động. Em chợt hiểu rằng, đây không phải là Viết về nước Mỹ. Đây là viết về Người Việt chúng ta. Về những câu chuyện đời góp nhặt trên quê hương thứ hai. Là cầu nối nhiều thế hệ người Việt lưu vong và cũng là cầu nối với người Việt trong nước. Để mọi người hiểu thêm về cộng đồng Việt Nam nơi này, đời sống ra sao, tinh thần, tình cảm thế nào. Lần đầu tiên em thấy mình có kết nối với cộng đồng Việt Nam tại đây. Em thấy mình cũng có đóng góp vào đời sống tinh thần của cộng đồng người Việt. Điều này sẽ thêm vào định hướng đời sống của em, để nhắc em nhớ rằng mình là người Việt ở Mỹ và cố gắng không chỉ để đời sống bản thân và gia đình tốt đẹp hơn mà còn để cộng đồng người Việt ở đây có thêm được một đứa con thành đạt.

Em cám ơn các anh chị đã tạo ra cơ hội để những câu chuyện đời được lắng nghe và gìn giữ tâm tình của bao người và để những người trẻ như em hiểu và kết nối với cộng đồng.

Kính chúc anh chị và gia đình nhiều sức khỏe, niềm vui và mọi điều bình an.

12/10/2021

Nguyệt Mị

Ý kiến bạn đọc
15/12/202102:03:37
Khách
Em cám ơn chị Pha Lê, anh Tới và anh Thảo Lan. Em rất vui và vinh dự được gặp gỡ các anh chị. Em hy vọng sẽ có nhiều dịp gặp lại các anh chị sau này. Em chúc các anh, chị nhiều sức khỏe!
14/12/202107:06:36
Khách
Nguyệt Mị mến ,
Là người đứng cạnh NM trong buổi phát giải hôm đó , PL cũng cùng chung một nỗi xúc động như NM vậy đó ( nhưng dĩ nhiên PL ...già hơn NM cảm xúc có phần ... cằn cỗi hơn chăng ?)

Đúng như NM viết , PL dù đến nước Mỹ này hơn 40 năm , và dù ở một nơi tìm được một GĐ Việt Nam muốn nổ đom đóm mắt , nhưng Tiếng Việt hình như ( và có lẽ mãi mãi ) vẫn luôn tồn đọng trong mỗi con người Việt chúng ta , chỉ chờ cơ hội là " nó" tuôn trào qua những bài viết , như những bài của NM , của tất cả các tác giả mà PL được hân hạnh gặp mặt ngày hôm ấy ...

PL xin trân trọng CẢM ƠN Việt Báo ( Cô Nhã Ca, Chú Trần Dạ Từ , Cô TN Bảo Xuân và nhiều , rất nhiều người trong ban Biên Tập VB) đã đề xướng VVNM để mọi người ở khắp thế giới được hiểu rõ những mảnh đời, những cảnh sống qua từng ngòi bút của mỗi tác giả .
Pha Lê cũng xin mạn phép cảm ơn ( một lời cảm ơn có tính cách hơi... riêng tư ) chị Hằng Nguyễn , người mà PL nghĩ chắc thường phải đứng... đầu sóng ngọn gió vì chị Hằng là sợi dây liên lạc giữa người đọc, giữa tác giả với VB. Với PL , chị HN thật dễ mến , rất kiên nhẫn khi PL gửi một bài văn có tính cách thời gian tính nhưng lại gửi trễ nãi , chị HN vẫn vui vẻ động viên PL ! Xin cảm ơn chị HN đã giúp cho PL thêm ...can đảm dám viết thêm và viết tiếp .
Lời cuối , PL xin cảm ơn VB một lần nữa , nếu không có VB , sẽ không bao giờ có một Pha Lê hôm nay...
Trân Trọng
Pha Lê
14/12/202104:55:17
Khách
Thân mến chào cô em Nguyệt Mị. Tôi ngạc nhiên hết sức trong buổi lễ trao giải VVNM, Nguyệt Mị dẫn người chồng nhạc sĩ đến gặp và chào hỏi tôi và xin tôi ký vào cuốn sách làm kỷ niệm. Tôi rất hân hạnh có một "đồng nghiệp" trẻ tuổi ái mộ mình. Dù sao NM cũng đã đến dự lễ lần thứ 3 trong khi năm nay là năm đầu tiên tôi được tham dự, nên chưa biết ai ngoài một số anh chị em trong nhóm Việt Bút và Việt Báo. Mọi sự hoàn toàn mới với tôi khiến tôi cứ đứng như trời trồng, chẳng biết phải gặp ai, nói những gì. May mà NM đến hỏi thăm. Tôi có đọc vài bài viết của NM, cái tên nghe rất lạ mà lối văn viết cũng hay. Cứ tiếp tục viết thêm, tự nhiên sẽ khá lên, đừng mặc cảm vì mình xài chữ VC. Dần rồi sẽ quen. Tôi cũng vậy, đã đi qua những chặng đường y như MN đang đi. Rta61 vui được gặp và làm quen với hai vợ chồng. Hẹn gặp lại vào sang năm.
14/12/202100:44:35
Khách
Rất vui khi lại có dịp gặp Nguyệt Mị lần nữa vào buổi lễ trao giải năm nay. Mong tiếp tục được xem những bài viết mới của Nguyệt Mị

Thảo Lan
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 776,017
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nếu bạn dang sống ở một nơi nào đó trên đất Mỹ , thì thật khó mà rời bò nơi đó và thường cho rằng "an cư rồi mới lạc nghiệp"! Tôi thì lại suy nghĩ khác, luôn tính đi tính lại để tìm một nơi đáng sống . Từ bên trời Âu, khi có ý định di dân qua Mỹ, tôi cũng đã đi gần hết những thành phố lớn của nước Mỹ, rồi sau cùng mới quyết định chọn Houston để an cư từ năm 1990 đến nay. Con gái tôi, từ khi ra trường và làm việc cho Google, đã đóng góp rất nhiều cho Google Maps và nhất là Google Search. Cũng vì thích Google Search nên một hôm tôi vào Google Search để tìm kiếm xem một nơi nào đó có đời sống và nhà cửa rẻ nhất nước Mỹ.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville, California, đã từng tham gia VVNM năm 2018.
Người ta thường nói: “Trâu chậm uống nước đục”, tuy vậy ở đời có những cái chậm lại hóa hay. Có người vì chậm mà không phải lên chuyến tàu định mệnh, hoặc vì chậm mà tránh được chuyến bay tử thần, chuyến bay một đi không trở lại bao giờ, cũng có khi vì chậm mà tránh được chuyến xe đi vào vĩnh viễn… Trong số hàng triệu người ly hương, có nhiều kẻ vì hay bị chậm mà lại hóa hay, lại may mắn hơn, hưởng nhiều lợi lạc hơn những người đi trước. Những kẻ đi sau diện ODP, diện đoàn tụ gia đình, hoặc qua đường hôn nhân… đều là những kẻ an nhàn hơn, may mắn hơn, đi bằng máy bay, không phải vượt biên bằng tàu thuyền hay băng đường bộ. Những lớp người vượt biên trải qua chín chết một sống, lao vào cõi chết để tìm sự sống…
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.
Hầu như ai cũng biết Châu Mỹ mới được ông Kha Luân Bố (Columbus) tìm ra vào thế kỷ thứ 16. Trải qua nhiều cuộc di dân từ Âu Châu, mỗi nước chiếm cứ một vùng. Anh – Pháp nhận vùng Bắc Mỹ, Tây Ban Nha- Bồ Đào Nha di dân đến vùng Trung và Nam Mỹ...Sau này mới phân chia ranh giới và thành lập các quốc gia, theo hình thể địạ lý như hôm nay. Bởi vậy Hoa Kỳ và Canada nói tiếng Anh là chính, nhưng vẫn có nhiều khu vực nói, viết và chịu ảnh hưởng văn hoá Pháp. Trong khi từ Mễ Tây Cơ trở xuống phía Nam, nói – viết tiếng Tây Ban Nha. Và dĩ nhiên cũng bị ảnh hưởng của nền văn hóa nước này.
Tác giả từng nhận giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Đây là bài mới nhất của Ông.
Một buổi chiều chớm Thu vùng sa mạc Arizona, khi nắng vàng nhạt dần trong không gian, cái nóng dịu đi dưới những áng mây vừa kéo về đan vào nhau như những tảng bông gòn trắng xám giăng trên bầu trời xanh. Vợ chồng tôi cùng với con chó nhỏ thân yêu Sacha cùng nhau đi bộ dưới những tàng cây Palo Verde tuyệt đẹp, dẵm lên những cánh hoa vàng rực rỡ trải đầy trên lối đi. Vài cơn gió nhẹ thổi những bông hoa rụng dạt qua hai bên đường, tạo thành con đường vàng hoa uốn lượn quanh co qua lối đi, song song với con lộ chính. Hàng cây xanh rực rỡ sắc hoa vàng nghiêng mình bên đường đi, tỏa bóng mát trên con đường nhỏ men theo những dãy nhà xinh xắn ẩn mình trong khu xóm hiền hòa chúng tôi đang sống.
Tác giả định cư tại Seattle từ 1975, đã hồi hưu sau khi phục vụ trong ngành xã hội tiểu bang nhiều năm. Bài viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nguyễn Đặng Bắc Ninh cho thấy cách viết chừng mực mà sống động. Đây là “chuyện thật trong gia đình về Mẹ Chồng Nàng Dâu trên đất Mỹ,” tác giả cho biết. Mong Bà vẫn tiếp tục viết thêm.
Những ngày đầu thực tập ở trường y khoa, tôi thường được giao một trách nhiệm là đón những bệnh nhân vào làm thủ tục cần thiết trước khi đưa họ lên phòng trình bày bệnh án cho các bác sĩ khác trong chuyên khoa tôi đang thực tập. Cả mấy tuần nay, hằng ngày tôi thường kiên nhẫn đứng trước cổng bệnh viện để chờ đón bệnh nhân. Nhưng sáng nay, tôi không khỏi ngạc nhiên và tò mò khi lật qua tập hồ sơ của người bệnh mà tôi đang chờ đón vì bà đến để chữa bệnh mù ở một khoa viện dành riêng cho những người mang bệnh tâm thần. Những thắc mắc ấy cứ lẩn quẩn mãi trong đầu cho đến khi vào tận phòng khám tôi mới giật mình khi thấy các bác sĩ thực tập khác đều hướng mắt nhìn tôi một cách khẩn khoản vì sự chậm chạp do sự phân tâm của tôi.
Nhạc sĩ Cung Tiến