Hôm nay,  

Mặc Cảm Tự Ti, Mặc Cảm Tự Tôn

02/08/202117:10:00(Xem: 7454)



Doãn Cẩm Liên

Là cư dân quận Cam, tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ. Bài viết phản ảnh cảm nghĩ của bà về tình hình kỳ thị người gốc Á trong đại dịch Covid-19. Mong tác giả tiếp tục viết.

****


BINH DANG
Thật lạ lùng mà nhận ra rằng tôi thấy mình không còn tự tin khi bất chợt gặp người Mỹ da trắng nào ở ngoài đường nữa. Trước đây thì không như vậy. Khi đi bộ quanh xóm, đối diện với người đi ngược chiều, thường tôi hay hoan hỉ chào họ trước. Còn bây giờ có một cảm giác mình thấp hèn so với họ, là người đến ở nhờ nhà họ, đến hưởng ké nền văn minh khoa học của họ, đến để làm gánh nặng cho họ. Cảm giác này làm tôi mất tự tin. Mất tự tin có đưa đến mặc cảm tự ti không? Tôi đang rà soát lại cho chắc là có phải mình mắc phải chứng “tự ti”?

Hội chứng mặc cảm này chỉ cách đây khoảng chừng một năm, khi còn trong thời gian phải giữ khoảng cách vì dịch covid. Hôm đó tôi nghe tin người bạn bị một bà da trắng ngồi xe bên kia, cũng đang chờ đèn đỏ, ra dấu hạ kính xuống, cô ta không hiểu mô tê gì nên hạ kính xuống thì được nghe là “Mày cút về Tàu đi!” Rồi không lâu sau, tôi đọc facebook thấy em trai của người bạn của Bố tôi bị tấn công khi ông đi bộ trong khu gần nhà ở Bắc Cali, Ông bị thương tích nặng phải vào bệnh viện. Rồi chuyện mới xảy ra cách đây hai tháng, cho vị thầy Tây Tạng, đang đi bộ cùng hai thầy khác trên bãi biển Long Beach, bị một nhát dao ở giữa thanh thiên bạch nhật. Và thêm rất nhiều chuyện người châu Á bất kể Tàu, Đại Hàn, Việt Nam khác bị hành hung ngoài đường, bất chấp người đó già hay là phụ nữ ở khắp nước Mỹ. Và từ đấy tôi mất thói quen chào trước. 

Nhìn lại hoàn cảnh gia đình mình, thằng em trai kế tôi nhập cư vào Hoa Kỳ lâu nhất vào năm 1986. Sau đó bảo lãnh các gia đình chị em còn lại, mười một năm có lẻ. Năm 2006, chúng tôi có mặt tại California cho đến hôm nay. Đến nay mọi người đã an cư lạc nghiệp với công ăn việc làm ổn định, đóng thuế cho chính phủ Hoa Kỳ cũng đàng hoàng. Có đứa đã nhập lưu có công việc trong “dòng chính”, có đứa làm việc trong cộng đồng người Việt, thế nhưng sao trong tôi vẫn còn gờn gợn nỗi ngại ngùng là mình người ngoài luồng!

Điều này tôi đem ra tâm sự với người trong chị em trong nhà và tăng thân của mình, tất cả cùng đều là người Việt. Ai cũng cười và khuyên lơn “Không nên nghĩ thế, vì mình đến đây, đi làm và đóng thuế đàng hoàng.” “Người Việt mình đã làm được rất nhiều việc cống hiến cho nước Mỹ nói chung, nền khoa học nước Mỹ nói riêng. Như khoa học gia Dương Nguyệt Ánh được mệnh danh “bomb lady”, như ông Nguyễn Xuân Vinh nguyên là Giáo Sư – Kỹ Sư về Aerospace Engineering trường University of Michigan và làm việc cho Nasa viết chương trình quỹ đạo cho phi thuyền, và nhiều nhân vật khác đã làm nên những công trình sự nghiệp to lớn khác cho nước Mỹ. Các vị tướng lãnh gốc Việt trong quân đội Hoa Kỳ. Về phần văn học nghệ thuật có Ocean Vương, Nguyễn Thanh Việt, Le Ly Hayslip… Nghe như thế tôi cảm thấy yên tâm hơn và tự tin hơn khi đối diện tôi là một người da trắng.

Tôi cám ơn bài viết “Nước Mỹ không thuộc một sắc dân nào”, ông Ngô Nhân Dụng viết về Ocean Vương và tác phẩm “Night Sky with Exit Wounds”. Ông lý luận rằng người da trắng ngộ nhận Hoa Kỳ là đất nước của họ và người nhập cư đến sau ngỡ rằng mình là người ở nhờ ở đậu. Không phải đâu. Số người ngộ nhận và số người ngỡ rằng không nhiều lắm. Mà để giải quyết sự việc trên chỉ có cách đi học, học hành đàng hoàng, rồi đi làm một cách nghiêm túc thì tự tôn hay tự ti đều biến mất.

Tôi rất thích đoạn kết của ông Ngô Nhân Dụng khẳng định rằng “Một điều những người trẻ có thể hơn thế hệ cha mẹ của họ, là họ không còn mặc cảm về màu da, về văn hóa đặc biệt của mình, dù mình hoàn toàn khác với “Dòng Chính”. Vứt bỏ được các mặc cảm, họ sống hạnh phúc hơn. Họ yêu thương, không nuôi thù hận dễ dàng hơn. Bằng chính lối sống của mình, họ sẽ thay đổi thái độ của những người Mỹ khác, kể cả những người sẵn mặc cảm tự tôn. Nước Mỹ không thuộc một giống dân nào cả.”

Và câu trả lời Ocean Vương với phóng viên về việc nhà thơ sống ở New York kể chuyện cuộc sống và người xung quanh mình thì “Điều tôi biết là khi mình muốn kể chuyện cho mọi người nghe, mình sẽ thấy rất khó ghét được người khác!”

Tôi bây giờ khác với tôi ở những dòng đầu tiên của bài viết vì đã thấm ý hai vị “thầy” Ngô Nhân Dụng và Ocean Vương. Tôi đã lấy lại “tự tin” mà không cần “tự tôn” để không bị vướng vào “tự ti”!

California, ngày 21 tháng 7, 2021

Doãn Cẩm Liên

 

Ý kiến bạn đọc
06/08/202122:24:02
Khách
August 5, 2021 - Tổng thống Biden đã ra lệnh ngưng việc trục xuất nhiều cư dân Hồng Kông đang ở Mỹ, cấp cho họ một “nơi trú ẩn an toàn” trong 18 tháng trước sự đàn áp khốc liệt của Trung Quốc đối với những người bất đồng chính kiến và các thể chế dân chủ.

Trong lệnh “hoãn trục xuất“ mà ông đã ký, Biden trích dẫn việc bắt giữ khoảng 10.000 người ở Hồng Kông kể từ khi Bắc Kinh áp đặt cái gọi là luật an ninh quốc gia .

Đầu năm nay, Anh đã mở rộng quyền cư trú cho người Hồng Kông và cho biết nước này dự đoán sẽ có khoảng 300.000 người hưởng lợi.

Tổng thống George H.W. Bush đã có hành động tương tự đối với công dân Trung Quốc sau vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
06/08/202104:48:19
Khách
“ có một cảm giác mình thấp hèn so với họ, là người đến ở nhờ nhà họ, đến hưởng ké nền văn minh khoa học của họ, đến để làm gánh nặng cho họ. Cảm giác này làm tôi mất tự tin. Mất tự tin có đưa đến mặc cảm tự ti không? “ . Trích.

Nước Mỹ từ lâu đã có truyền thống mở rộng vòng tay tiếp nhận những người xin tỵ nạn ( refugee). Họ là những người mà nếu tiếp tục sống ở đất nước của họ , hoặc nhân quyền của họ bị tước đoạt hoặc tính mạng cũng chẳng còn, hoặc cả hai, bởi vì lý do hoặc chính trị, hoặc tôn giáo, hoặc chủng tộc. Thêm nữa là họ không thể và không muốn trở về đất nước nguyên thủy của họ.

Năm 75, chúng tôi tới Mỹ như là những người tỵ nạn chính trị, vì biết chắc tự do của chúng tôi sẽ bị Cộng sản độc tài tước đoạt, sinh mạng của chúng tôi sẽ bị Quái vật Công sản đe dọa hoặc cướp mất . Chúng tôi chắc chắn sẽ không bao giờ đặt chân trở lại Việt nam ngày nào Cộng sản còn cầm quyền.

Chúng tôi không hề có mặc cảm thấp hèn hoặc nghĩ rằng mình là gánh nặng cho nước Mỹ, bởi vì rằng chúng tôi có công ăn việc làm đàng hoàng và nhìn quanh không những chỉ chúng tôi mà còn biết bao những người từ rất nhiều những quốc gia khác cũng đến định cư ở Mỹ như là những người tỵ nạn refugees, tỷ dụ như : Nga sô, Đức, Do Thái, Ukraine, Kosovo, Syria, Iraq, Àfghanistan, Pakistan, Cuba, Ethiopia, El Salvador, Miến Điện, Cam Bốt, Lào, v...v...
03/08/202118:36:45
Khách
Thiết nghĩ, dù với hoàn cảnh nào, chúng ta cũng không nên tự ti và đừng bao giờ tự tôn. Thay vào đó, chúng ta nên tự hào trong tinh thần tự trọng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 775,773
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ.
Một tiếng động ngắn, gọn, của một vật gì nặng vừa rơi xuống nước, vang giữa không gian biển trời lúc ấy.Thời khắc ấy, tất cả đều im lặng trên chiếc ghe đầy người, đang trôi lênh đênh giữa biển Đông, chỉ còn tiếng sóng biển gờn gợn đập nhẹ vào mạn ghe. Một buổi sáng mai trên biển, biển rất êm, biển rất thanh bình, thế mà đã xảy ra một cuộc thủy táng trên biển. “Nam Mô A Di Đà Phật! Thương cho chị, cầu xin cho chị sớm được về nơi cỏi Phật!”Tiếng ai đó phá tan bầu không khí đang đặt sệt mùi chết chóc, lẩn ai oán, vừa đưa tiển một người xuống lòng biển. Hiền nằm đó trong phòng lái, nghe hết, nhưng không dám mở mắt ra, phải một lúc lâu sau, nàng mới dám hé mắt nhìn ra mặt biển, thế mà nàng vẩn nhìn thấy thân xác của một cô gái đang trôi dập dềnh cạnh chiếc ghe.
Tôi cũng không ngoại lệ, lớn tuổi rồi nên cũng đã buông bỏ được nhiều hỉ nộ ái ố cuộc đời, có cái mình tự buông, có chuyện thì trí nhớ như đám mây mù bảng lảng, lúc nhớ lúc quên. Nhưng rồi có vài mảnh đời trong quá khứ, chợt hiện lên mồn một như mới xảy vào hôm qua. Thôi thì ghi lại một lần để khép lại một trang đời chơi vơi buồn bã. Những quyết định xé lòng người khi phải từ bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, xa hết người thân yêu không mong một lần gặp lại. Đau lòng lắm chứ nhưng quê hương đã không cho mình một nơi chốn dung thân. Một lần đi là một lần vĩnh biệt!
Đây là một câu chuyện có thật, đã được nhân vật chính cho phép ghi lại và phổ biến. Hiện nay, nhân vật chính đang sống ở Mỹ, bên cạnh các con cháu thành đạt và hết lòng thương yêu Cô. Ngoài chuyện kể về con đường phấn đấu đem các con sang Mỹ của một người mẹ, câu chuyện còn ghi lại nhiều chi tiết trung thực trong bối cảnh xã hội miền Nam Việt Nam ngay sau tháng Tư, 1975, cũng như tấm lòng của người dân miền Nam đối với nhau trong gian đoạn vô cùng đen tối đó.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016 , Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Hai năm sau, một người đàn bà Việt Nam, trạc tuổi trên sáu mươi và đứa con gái khoảng tuổi đôi mươi dọn vào căn nhà cuối xóm. Họ giữ nếp sống âm thầm và khép kín. Nhưng sự gặp gỡ thường ngày và cái tình đồng hương trên đất khách quê người đã đem lại sự cởi mở, thân tình… Chúng tôi được biết: Đứa con gái sang đây học y tá, cha mẹ còn ở trong nước, nhưng họ mua căn nhà này để cho con gái có nơi ăn ở, tiếp tục việc học hành. Còn người đàn bà nêu trên là cô ruột đứa con gái. Trước năm 1975, bà là giáo sư dạy việt văn ở trường Trung học Phan Chu Trinh – Đà Nẵng. Sau năm 1975, người chồng bị đưa vào “trại tập trung cải taọ”, còn bà “mất dạy”. Cuộc đổi đời dâu bể đem đến cho bà biết bao đau khổ - không thể tả hết bằng lời. Bảy năm sau chồng bà trở về, cuộc sống lúc bấy giờ vô cùng cơ cực…Phong trào vượt biên, vượt biển bùng phát. Đây là cơ hội cho vợ chồng thoát cảnh lầm than. Chồng bà vốn Sĩ quan Hải quân đã từng làm Hạm trưởng, nên có rất nhiều “mối lái” đến khẩn khoản yêu cầu ông lái thuyề
Tác giả sinh năm 1945 tại Quảng Bình, di cư năm 1954; Trước 1975: Sĩ quan Quân Nhu, xuất thân từ trường Sĩ Quan Thủ Đức, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Đến Mỹ năm 1995 theo diện HO, cư ngụ tại Virginia từ năm 1995 đến nay. Đồng sáng lập Vietnam Film Club từ năm 2010 với cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích. Đã thực hiện và phát hành trên 40 DVD hoặc Video trên YouTube gồm các phim tài liệu, các cuộc phỏng vấn các nhân vật lịch sử Việt Nam và ngoại quốc, trong số này có Hồn Việt Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam, The Soul of Vietnam.
Tác giả sinh năm 1945 tại Quảng Bình, di cư năm 1954; Trước 1975: Sĩ quan Quân Nhu, xuất thân từ trường Sĩ Quan Thủ Đức, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Đến Mỹ năm 1995 theo diện HO, cư ngụ tại Virginia từ năm 1995 đến nay. Đồng sáng lập Vietnam Film Club từ năm 2010 với cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích. Đã thực hiện và phát hành trên 40 DVD hoặc Video trên YouTube gồm các phim tài liệu, các cuộc phỏng vấn các nhân vật lịch sử Việt Nam và ngoại quốc, trong số này có Hồn Việt Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam, The Soul of Vietnam.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.
Mới đó mà thời gian qua thật mau, lại tới ngày tôi chuẩn bị cho một chuyến công tác mới vào đầu tháng 3 năm 2021. Lần này tôi sẽ đi Iraq, nơi mới nghe tên, ai cũng hình dung ra chiến tranh, chết chóc, khủng bố và nguy hiểm đang chực chờ. Mọi người trên thế giới vẫn còn nhớ cuộc chiến tranh do Mỹ và đồng minh dẫn đầu, lật đổ nhà độc tài Sadam Hussein vì tội ác diệt chủng người Kurd trong chiến tranh và sự xâm lăng đất nước Kuwait. Cuộc chiến Vùng Vịnh, Gulf War, kéo dài 6 tháng từ ngày 2 tháng 8, năm 1990 đến ngày 28 tháng 2, năm 1991.
Nhạc sĩ Cung Tiến