Hôm nay,  

Mặc Cảm Tự Ti, Mặc Cảm Tự Tôn

02/08/202117:10:00(Xem: 7455)



Doãn Cẩm Liên

Là cư dân quận Cam, tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ. Bài viết phản ảnh cảm nghĩ của bà về tình hình kỳ thị người gốc Á trong đại dịch Covid-19. Mong tác giả tiếp tục viết.

****


BINH DANG
Thật lạ lùng mà nhận ra rằng tôi thấy mình không còn tự tin khi bất chợt gặp người Mỹ da trắng nào ở ngoài đường nữa. Trước đây thì không như vậy. Khi đi bộ quanh xóm, đối diện với người đi ngược chiều, thường tôi hay hoan hỉ chào họ trước. Còn bây giờ có một cảm giác mình thấp hèn so với họ, là người đến ở nhờ nhà họ, đến hưởng ké nền văn minh khoa học của họ, đến để làm gánh nặng cho họ. Cảm giác này làm tôi mất tự tin. Mất tự tin có đưa đến mặc cảm tự ti không? Tôi đang rà soát lại cho chắc là có phải mình mắc phải chứng “tự ti”?

Hội chứng mặc cảm này chỉ cách đây khoảng chừng một năm, khi còn trong thời gian phải giữ khoảng cách vì dịch covid. Hôm đó tôi nghe tin người bạn bị một bà da trắng ngồi xe bên kia, cũng đang chờ đèn đỏ, ra dấu hạ kính xuống, cô ta không hiểu mô tê gì nên hạ kính xuống thì được nghe là “Mày cút về Tàu đi!” Rồi không lâu sau, tôi đọc facebook thấy em trai của người bạn của Bố tôi bị tấn công khi ông đi bộ trong khu gần nhà ở Bắc Cali, Ông bị thương tích nặng phải vào bệnh viện. Rồi chuyện mới xảy ra cách đây hai tháng, cho vị thầy Tây Tạng, đang đi bộ cùng hai thầy khác trên bãi biển Long Beach, bị một nhát dao ở giữa thanh thiên bạch nhật. Và thêm rất nhiều chuyện người châu Á bất kể Tàu, Đại Hàn, Việt Nam khác bị hành hung ngoài đường, bất chấp người đó già hay là phụ nữ ở khắp nước Mỹ. Và từ đấy tôi mất thói quen chào trước. 

Nhìn lại hoàn cảnh gia đình mình, thằng em trai kế tôi nhập cư vào Hoa Kỳ lâu nhất vào năm 1986. Sau đó bảo lãnh các gia đình chị em còn lại, mười một năm có lẻ. Năm 2006, chúng tôi có mặt tại California cho đến hôm nay. Đến nay mọi người đã an cư lạc nghiệp với công ăn việc làm ổn định, đóng thuế cho chính phủ Hoa Kỳ cũng đàng hoàng. Có đứa đã nhập lưu có công việc trong “dòng chính”, có đứa làm việc trong cộng đồng người Việt, thế nhưng sao trong tôi vẫn còn gờn gợn nỗi ngại ngùng là mình người ngoài luồng!

Điều này tôi đem ra tâm sự với người trong chị em trong nhà và tăng thân của mình, tất cả cùng đều là người Việt. Ai cũng cười và khuyên lơn “Không nên nghĩ thế, vì mình đến đây, đi làm và đóng thuế đàng hoàng.” “Người Việt mình đã làm được rất nhiều việc cống hiến cho nước Mỹ nói chung, nền khoa học nước Mỹ nói riêng. Như khoa học gia Dương Nguyệt Ánh được mệnh danh “bomb lady”, như ông Nguyễn Xuân Vinh nguyên là Giáo Sư – Kỹ Sư về Aerospace Engineering trường University of Michigan và làm việc cho Nasa viết chương trình quỹ đạo cho phi thuyền, và nhiều nhân vật khác đã làm nên những công trình sự nghiệp to lớn khác cho nước Mỹ. Các vị tướng lãnh gốc Việt trong quân đội Hoa Kỳ. Về phần văn học nghệ thuật có Ocean Vương, Nguyễn Thanh Việt, Le Ly Hayslip… Nghe như thế tôi cảm thấy yên tâm hơn và tự tin hơn khi đối diện tôi là một người da trắng.

Tôi cám ơn bài viết “Nước Mỹ không thuộc một sắc dân nào”, ông Ngô Nhân Dụng viết về Ocean Vương và tác phẩm “Night Sky with Exit Wounds”. Ông lý luận rằng người da trắng ngộ nhận Hoa Kỳ là đất nước của họ và người nhập cư đến sau ngỡ rằng mình là người ở nhờ ở đậu. Không phải đâu. Số người ngộ nhận và số người ngỡ rằng không nhiều lắm. Mà để giải quyết sự việc trên chỉ có cách đi học, học hành đàng hoàng, rồi đi làm một cách nghiêm túc thì tự tôn hay tự ti đều biến mất.

Tôi rất thích đoạn kết của ông Ngô Nhân Dụng khẳng định rằng “Một điều những người trẻ có thể hơn thế hệ cha mẹ của họ, là họ không còn mặc cảm về màu da, về văn hóa đặc biệt của mình, dù mình hoàn toàn khác với “Dòng Chính”. Vứt bỏ được các mặc cảm, họ sống hạnh phúc hơn. Họ yêu thương, không nuôi thù hận dễ dàng hơn. Bằng chính lối sống của mình, họ sẽ thay đổi thái độ của những người Mỹ khác, kể cả những người sẵn mặc cảm tự tôn. Nước Mỹ không thuộc một giống dân nào cả.”

Và câu trả lời Ocean Vương với phóng viên về việc nhà thơ sống ở New York kể chuyện cuộc sống và người xung quanh mình thì “Điều tôi biết là khi mình muốn kể chuyện cho mọi người nghe, mình sẽ thấy rất khó ghét được người khác!”

Tôi bây giờ khác với tôi ở những dòng đầu tiên của bài viết vì đã thấm ý hai vị “thầy” Ngô Nhân Dụng và Ocean Vương. Tôi đã lấy lại “tự tin” mà không cần “tự tôn” để không bị vướng vào “tự ti”!

California, ngày 21 tháng 7, 2021

Doãn Cẩm Liên

 

Ý kiến bạn đọc
06/08/202122:24:02
Khách
August 5, 2021 - Tổng thống Biden đã ra lệnh ngưng việc trục xuất nhiều cư dân Hồng Kông đang ở Mỹ, cấp cho họ một “nơi trú ẩn an toàn” trong 18 tháng trước sự đàn áp khốc liệt của Trung Quốc đối với những người bất đồng chính kiến và các thể chế dân chủ.

Trong lệnh “hoãn trục xuất“ mà ông đã ký, Biden trích dẫn việc bắt giữ khoảng 10.000 người ở Hồng Kông kể từ khi Bắc Kinh áp đặt cái gọi là luật an ninh quốc gia .

Đầu năm nay, Anh đã mở rộng quyền cư trú cho người Hồng Kông và cho biết nước này dự đoán sẽ có khoảng 300.000 người hưởng lợi.

Tổng thống George H.W. Bush đã có hành động tương tự đối với công dân Trung Quốc sau vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
06/08/202104:48:19
Khách
“ có một cảm giác mình thấp hèn so với họ, là người đến ở nhờ nhà họ, đến hưởng ké nền văn minh khoa học của họ, đến để làm gánh nặng cho họ. Cảm giác này làm tôi mất tự tin. Mất tự tin có đưa đến mặc cảm tự ti không? “ . Trích.

Nước Mỹ từ lâu đã có truyền thống mở rộng vòng tay tiếp nhận những người xin tỵ nạn ( refugee). Họ là những người mà nếu tiếp tục sống ở đất nước của họ , hoặc nhân quyền của họ bị tước đoạt hoặc tính mạng cũng chẳng còn, hoặc cả hai, bởi vì lý do hoặc chính trị, hoặc tôn giáo, hoặc chủng tộc. Thêm nữa là họ không thể và không muốn trở về đất nước nguyên thủy của họ.

Năm 75, chúng tôi tới Mỹ như là những người tỵ nạn chính trị, vì biết chắc tự do của chúng tôi sẽ bị Cộng sản độc tài tước đoạt, sinh mạng của chúng tôi sẽ bị Quái vật Công sản đe dọa hoặc cướp mất . Chúng tôi chắc chắn sẽ không bao giờ đặt chân trở lại Việt nam ngày nào Cộng sản còn cầm quyền.

Chúng tôi không hề có mặc cảm thấp hèn hoặc nghĩ rằng mình là gánh nặng cho nước Mỹ, bởi vì rằng chúng tôi có công ăn việc làm đàng hoàng và nhìn quanh không những chỉ chúng tôi mà còn biết bao những người từ rất nhiều những quốc gia khác cũng đến định cư ở Mỹ như là những người tỵ nạn refugees, tỷ dụ như : Nga sô, Đức, Do Thái, Ukraine, Kosovo, Syria, Iraq, Àfghanistan, Pakistan, Cuba, Ethiopia, El Salvador, Miến Điện, Cam Bốt, Lào, v...v...
03/08/202118:36:45
Khách
Thiết nghĩ, dù với hoàn cảnh nào, chúng ta cũng không nên tự ti và đừng bao giờ tự tôn. Thay vào đó, chúng ta nên tự hào trong tinh thần tự trọng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 775,799
Tác Giả VVNM Phạm Hoàng Chương sinh ngày 15 tháng 5, năm 1944 tại Phan Rang, Ninh Thuận. Ông tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu của Giải Thưởng 2000. Năm 2009, ông đoạt giải chung kết Vinh Danh Tác Giả-Tác Phẩm, sau đó vẫn tiếp tục viết và gắn bó với giải thưởng. Tin Ông ra đi vào thứ Sáu, ngày 25 tháng Sáu, 2021, hưởng thọ 78 tuổi là một mất mát lớn cho bạn bè văn hữu và giải thưởng VVNM. Việt Báo và Giải Thưởng VVNM xin được trích đăng loạt bài viết tưởng nhớ Ông, với bài “Tiễn Anh Lên Đường” của tác giả/giám khảo Trương Ngọc Bảo Xuân.
Tác Giả VVNM Phạm Hoàng Chương sinh ngày 15 tháng 5, năm 1944 tại Phan Rang, Ninh Thuận. Ông tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu của Giải Thưởng 2000. Năm 2009, ông đoạt giải chung kết Vinh Danh Tác Giả-Tác Phẩm, sau đó vẫn tiếp tục viết và gắn bó với giải thưởng. Tin Ông ra đi vào thứ Sáu, ngày 25 tháng Sáu, 2021, hưởng thọ 78 tuổi là một mất mát lớn cho bạn bè văn hữu và giải thưởng VVNM. Việt Báo và Giải Thưởng VVNM xin được trích đăng loạt bài viết tưởng nhớ Ông, bắt đầu với bài “Kỷ Niệm - với Anh Phạm Hoàng Chương” của tác giả Phùng Annie Kim, ngòi bút đoạt giải chung kết 2016.
Chị ơi, em có lịch phỏng vấn rồi! Mai nói giọng đứt quãng vì quá xúc động. - Nghe đâu mẹ con em là những người đầu tiên được làm hẹn khi Lãnh Sự Quán mở cửa trở lại đó chị ơi! Bọn em đã nhìn thấy “Ánh sáng ở cuối đường hầm,” Mai nói. - Em biết đây không phải là bước cuối cùng nhưng được lúc nào hay lúc ấy. Có ngày phỏng vấn là em quá hạnh phúc rồi, cái ngày mà hơn hai mươi năm nay em đã từng mơ, giờ đã tới.” Tôi cũng mừng đến nghẹn lời theo Mai, lòng thầm cám ơn Trời, Phật, Chúa... đã nghe thấy tiếng nguyện cầu của Tiến và Mai cũng như nghe những lời cầu nguyện của tôi cùng quý vị ân nhân, và độc giả của VVNM.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Hùng (con trai) và vợ là Vân sang nhà hàng cuối năm 2019, làm ăn chưa được 5 tháng thì bị tình trạng đóng cửa vì dịch bệnh, vợ chồng lo lắng xanh mặt, tình trạng kéo dài phải chịu trả tiền rent chờ đợi. Bao nhiêu tiền dành dụm trước đây đã đắp đổ hàng tháng, may có bà ngoại giúp đỡ và con gái lớn vừa học vừa làm có tiền dành dụm đưa ba mẹ. Hùng xót xa thương con, cha mẹ nào muốn con mới ra đời đã phải nặng gánh lo toan nhu vậy, nhưng tình thế làm ăn lao đao chung, nên đành phải nhận lòng hiếu thảo của con. Mấy tháng qua quán ăn được mở trở lại phục vụ dưới hình thức “Food togo”, nhưng nơi Hùng Vân bán, đa số là sinh viên thuê nhà chung quanh trường San Jose State University, nay các em học online tại nhà, vợ chồng cố cầm cự khách vãng lai, bỏ công cầu mong đủ trả tiền rent chờ đợi tương lai hy vọng sáng sủa hơn. Tình hình xăng dầu mắc mỏ, vật giá leo thang kinh khủng, Hùng Vân mua hàng thực phẩm giá cả tăng gấp ba, tháng trước vợ chồng hì hục dán thay đổi lên giá chút xíu khiêm nhườ
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây, là bài viết mới cho tháng.
Tôi không nghĩ có truyền thông thổ tả hay ý đồ chính trị bẩn thỉu gì ở đây như một số người đồn đoán. Bên Ấn Độ có bà quan chức nào đó kêu gọi uống nước tiểu con bò sẽ trị được COVID, vì con bò là linh vật của đất nước này. Bạn có tin được lời nhảm nhí đó không? Hãy sáng suốt chọn lựa đều tốt nhất cho bạn và gia đình của bạn trước khi quá muộn, đừng ngồi đó mà chờ đợi phép thuật từ Aladin.
Mọi người đều có một quan niệm sống riêng và tôi chọn cách sống âm thầm cầu nguyện, cố gắng giữ lòng luôn đi theo hướng Chân Thiện Mỹ -Nhẫn mà tôi yêu quý .Xin cầu chúc cho thế giới sẽ hòa bình trong sự sáng suốt hướng thiện sám hối của mỗi con người ;biết đâu đấy là Cộng Nghiệp của loài người , điều quan trọng để nhìn nhận mọi sự chính là lương tâm trong sáng , công bằng không vụ lợi,hay làm lành lánh dữ -việc xấu và nhớ coi trọng đời sống Tâm linh, cầu nguyện luôn. Con người cứ tưởng mình là chủ nhân ông của thế giới vũ trụ này khi đã đạt được nhiều thành tựu vượt bực về kỹ thuật khoa học, xây dựng, phát minh nhiều tiện ích sử dụng cho đời sống như điện thoại thông minh, Internet, remote điều khien từ xa. Không đâu ,cuộc sống của con người lệ thuộc rất nhiều yếu tố như Số phận, môi trường, đất nước, và bị ảnh hưởng cả bởi những người khác trong xã hội loài người...
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Ai nấy đã về lều của mình rồi mà âm hưởng bài hát vẫn còn vọng lại trong tôi. Kéo tay bà xã ngồi lại, tôi chăm chăm nhìn vào ánh lửa mà nhớ về ngày xưa. Dạo này không hiểu sao tôi hay để tâm hồn lang thang trở lại với những mảnh vụn kỷ niệm ngày xưa cũ. Nhìn ánh lửa cháy reo vui trước mắt mà tôi như thấy lại khung cảnh tương tự ở một quá khứ cách đây hơn 40 năm, như mới xảy ra ngày hôm qua. Tôi nhắc chuyện ngày xưa, chuyện buồn nhiều hơn vui. Thời đó trong nước, ai cũng đói nghèo, khổ sở vì chính quyền ngu muội, lấy đâu có chuyện vui mà kể. Vợ tôi cười nhẹ với nụ cười đồng cảm pha chút diễu cợt “chắc tại anh già rồi”. Hai chữ già rồi cứ luẩn quẩn bám theo tôi cả buổi tối hôm đó. Tiếng lửa vẫn reo vui, than củi nổ lách tách mang hơi ấm lan tỏa vào không gian…
Nhạc sĩ Cung Tiến