Hôm nay,  

Tháng Tư Lại Về…

21/04/202009:57:00(Xem: 8483)

Phan

Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.


hinh-tac-gia-phan
Tác giả Phan cắt bánh trong Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ.



1.

Tuần đầu tháng tư phải đi làm vì lệnh hãng đưa ra: Chúng ta đang làm đồ y tế nên không được nghỉ! Cuộc họp toàn hãng vào chiều thứ sáu cuối tháng ba. Ông phó giám đốc hãng đưa ra bốn giải pháp đối phó với đại dịch Covid-19 sẽ đạt đỉnh điểm trong tháng tư, theo chính phủ ước tính. Nên hãng chúng ta sẽ đóng cửa tới hết tháng tư. Đóng hai tuần đại dịch lên đỉnh điểm trong tháng tư. Mỗi tuần làm hai ngày trong suốt tháng tư. Giải pháp cuối cùng là khi trong hãng có người bị nhiễm covid-19 thì hãng đóng cửa hai ngày để khử trùng, rồi tái hoạt động…

   Trong bốn đề xuất trên màn hình lớn. Ông sếp bự mập mờ là hãng nên ai cũng hiểu là ông. Từ câu mở đầu đã là câu phủ đầu, “chúng ta làm đồ y tế…” đã khiến mọi người bỏ đi tâm thái dự cuộc họp khẩn, và thay vào âu lo chung là cùng xem một vở hài kịch dở với diễn viên tồi. 

   Ông đã tự chọn đề xuất thứ tư nhưng không dám công khai là quyết định của ông vì ông sợ hậu hoạn hơn cả covid-19: Nếu trong hãng có người bị nhiễm covid-19 thì hãng đóng cửa hai ngày để khử trùng rồi toàn thể công nhân trở lại làm việc. Ông lấm lét như chuột ngày khi đám đông có phản ứng không hài lòng. Nên ông nói thêm: Nếu ai sợ hãi thì cứ lấy ngày phép của mình mà nghỉ. Đã bao giờ bạn thấy sếp lớn nói chuyện với đám lính mà cúi gằm mặt xuống đất chưa? Tôi thì nghe rõ ngữ âm của ông phát ra giai điệu khủng bố, một lời đe doạ hơn là thương thảo.

  Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu… là người dám nói. Nên không có ai nói ra ý muốn của nhiều người không cùng màu da nhưng cùng suy nghĩ là hãng hãy đóng cửa tháng tư cho mọi người yên tâm ở nhà. Chính phủ đã có những khoản tài trợ khẩn cấp cho người thất nghiệp vì đại dịch thì tuân lệnh chính phủ là nhất cứ lưỡng tiện cho sự an toàn của công dân và thuận lợi cho việc điều hành quốc gia của chính phủ khi đất nước có đại dịch.

   Tôi cũng trong số những người hiểu rõ những gì sếp lớn nói, còn người không hiểu như tôi nói ở trên thì không làm việc ở hãng tôi. Có điều tôi hy vọng là tôi hiểu méo mó hơn mọi người chứ đừng là sự thật khi tôi nghĩ về việc toàn cầu hoá có những mặt tích cực của nó trong giao thương thương mại, kinh tế, chính trị, văn hoá trên toàn cầu; thì mặt tiêu cực của toàn cầu hoá cũng song hành bất lợi là trái đất bây giờ trở nên nhỏ bé trong bối cảnh đi lại dễ dàng nên dịch bệnh lây lan nhanh chóng trên diện rộng. Rõ ràng ngày xưa, một người từ những nước nghèo như nước Tàu, Việt nam… đi qua Mỹ là coi như không trở lại; không có chuyện dân thường đi du lịch qua Mỹ chơi. Vậy mà bây giờ người Tàu, người Việt đi du lịch qua Mỹ như đi chợ. Thậm chí người có tiền thì họ đi ăn đám cưới, sinh nhật con cháu, bạn bè bên Mỹ như đi chơi. Mặt hại của toàn cầu hoá là dịch bệnh lây lan nhanh và lan rộng đến mức không chính phủ nào phản ứng kịp với tốc độ di chuyển của con người hôm nay, và hầu như không còn mảnh đất nào trên địa cầu thoát nạn khi có dịch bệnh vì mọi người tự do đi lại hơn cần thiết quá nhiều.

   Về mặt xã hội tôi đã thấy méo mó trong suy nghĩ của mình. Nhưng về mặt tinh thần tôi càng mong méo mó hơn để đừng là sự thật! Khi tôi nghĩ về người Mỹ từ hồi làm ăn nhiều với người Tàu, hai nước qua lại từ thương gia tới du sinh cứ chật cứng những phi trường quốc tế. Giao lưu văn hoá giữa hai nước không nhiều nhưng giao thương to lớn, phát sinh giao thoa xã hội rất nghiêm trọng khi nhiều người Mỹ đã bị cộng sản hoá mà chính họ cũng không biết! Một ông phó giám đốc của một hãng nhỏ ở Mỹ thì không thể là, không đại diện cho người Mỹ và nước Mỹ được. Nhưng nước Mỹ có bao nhiêu hãng nhỏ thì có bấy nhiêu ông phó giám đốc. Mối nguy hại cho nước Mỹ bị cộng sản hoá từ những ông phó giám đốc cỏn con quá dễ để mình bị nhiễm độc Tàu đến bản thân không hề biết, nhưng lại mang trọng trách lớn hơn trí tuệ cỏn con mới đáng ngại! Đơn giản như một người làm công ăn giờ ở Mỹ cũng hiểu được trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đình trệ vì đại dịch. Hãng mình lại chịu ảnh hưởng nặng nề hơn những hãng khác vì mới đổi chủ, đổi ban giám đốc mới nên khách hàng mới chưa có, khách hàng cũ chậm lại để thăm dò người chủ hãng mới này làm ăn có đàng hoàng không?

   Vậy với một người mang tư cách là tân phó giám đốc trong một ban điều hành mới, một hãng cũ đổi chủ thì cũng như hãng mới. Tình hình bên ngoài đang dịch bệnh lan tràn, chưa biết bao giờ kinh tế hồi phục. Phía trong cửa hãng thì khách hàng cũ bỏ chạy, khách hàng mới chưa có, dẫn tới hiện trạng thiếu việc làm cho công nhân. Sao ông chỉ dồn tâm sức vào việc cắt giảm công nhân để giảm chi phí cho hãng; mà lại lãng phí tiền hãng là tựu tập công nhân lại hàng giờ chỉ để nghe ông nói về… ông. Thay vì tiền lương của mấy trăm người phải tụ tập để nghe ông nói chuyện tào lao về ông và vợ con ông; ông chỉ cần dán một mảnh giấy ở chỗ bấm thẻ thì ai cũng biết! “Hãng không đóng cửa trong tháng tư. Nếu trường hợp hãng có người bị nhiễm covid-19 thì đóng cửa 2 ngày để khử trùng. Rồi trở lại hoạt động. Mọi người có thể lấy ngày nghỉ để nghỉ nếu không muốn đi làm…” Ông ký tên ông bên dưới - là xong. 

   Sao ông lại tựu tập nhiều người trong không gian hẹp… để chống lệnh: không được tựu tập quá 10 người của tồng thống à? Sao ông lại lãng phí tiền lương hãng phải trả cho mấy trăm người tựu tập cả tiếng đồng hồ để ông phô diễn màn kịch đảng cử dân bầu của cộng sản? Đã đưa ra bốn giải pháp thì phải được thông qua biểu quyết bằng cách giơ tay. Số người giơ tay nhiều nhất cho giải pháp nào thì toàn hãng sẽ làm theo giải pháp đó. Đó là Mỹ. Nhưng người Mỹ hôm nay đã nhiễm không chỉ con vi khuần Tàu. Nhằm nhò gì với lực lượng bác học Mỹ dư thừa và tài chánh Mỹ sẽ sớm giải quyết được vấn nạn này thôi. Nhưng vấn nạn dân chủ giả, giả vờ dân chủ của người Mỹ đã bị nhiễm từ Tàu cộng do toàn cầu hoá, làm ăn, tiếp xúc với Tàu nhiều quá nên nước Mỹ đã sản sinh ra những người Mỹ mang trọng trách lớn hơn hiểu biết của họ mới là độc hại hơn corona Vũ Hán.

   Tôi tức lắm với một tên cộng sản trá hình. Nhưng không biết làm gì vì chính đương sự cũng không biết đương sự đã bị nhiễm bệnh nguy hiểm hơn covid-19 là nhiễm tư tưởng, dẫn đến cách hành xử của Tàu cộng nói riêng và cộng sản nói chung. 

   Ông phó giám đốc là người Mỹ bản xứ. Nhưng trong mắt chứng nhân lịch sử của chiến tranh ý thức hệ Việt nam. Thật tội nghiệp cho một người Mỹ không có bản chất xấu sa, nhưng đã nhiễm vi trùng độc hại nhất lịch sử loài người là sự giả dối, vô nhân tính của chủ nghĩa cộng sản.


2.


Chiều thứ sáu tuần trước ra về khỏi hãng, người bạn tôi hỏi tôi ngoài bãi đậu xe. Anh cho em hỏi, mỗi người nhận một miếng giấy chiều nay, là giấy gì vậy? Tôi không đọc miếng giấy của mình và để lại ghế ngồi trong phòng họp vì không ưa ông phó giám đốc mới mà thấy ông ký tên trên giấy nên không đọc. Đành cầm lấy miếng giấy - nói cái gì vậy của người bạn mới qua Mỹ nên chưa biết tiếng Anh. Tôi nói với anh bạn: “Ông phó giám đốc là ông mập nói chuyện với bọn mình trong phòng họp chiều nay. Ông ấy là người viết ra giấy này cho mọi người để trong xe, để trường hợp khi mình đi làm mà bị cảnh sát chận xe, bảo quay về nhà vì thành phố đã có lệnh giới nghiêm. Thì mình đưa giấy này ra cho cảnh sát để tiếp tục được đi làm, vì hãng mình đang làm đồ y tế… những thiết bị hết sức cần thiết để chống đại dịch. Cảnh sát có thể gọi trực tiếp cho ông ấy để xác minh người bị chận xe là nhân viên của hãng… đang làm đồ y tế!”

   Tôi dặn dò anh bạn đừng mang giấy vô nhà cho vợ xem vì vợ anh cũng chưa biết tiếng Anh, rồi lại quên đem theo khi đi làm. Nhỡ bị cảnh sát quay đèn thì phiền phức lắm vì anh mới qua Mỹ, tiếng Anh chưa đủ để có cách khác cho cảnh sát biết vì sao anh ra đường khi thành phố đã có lệnh giới nghiêm…

   Hết tình đồng nghiệp, đồng hương, tôi chỉ làm được vậy cho anh. Nhưng trên đường lái xe về nhà vì đã cả tháng nay những người làm chung đều như vậy, ra khỏi hãng là lái xe về nhà, không ghé đâu hết. Không có việc gì phải giải quyết bây giờ vì giải quyết được hay không được cũng không quan trọng bằng việc cách ly, tránh tiếp xúc càng nhiều càng tốt cho mọi người. Tôi rất tự hào về người Việt đã sống ở Mỹ có thời gian; hầu như ai cũng tuân thủ luật pháp, chấp hành mệnh lệnh từ chính phủ rất nghiêm túc, có văn hoá ứng xử phù hợp trong xã hội Hoa Kỳ. 

   Nhưng tôi cũng có người bạn làm chung, thương tôi lắm nên anh dạy tôi một cách do chính anh nghĩ ra được để bảo vệ người vợ yêu qúy của anh. Anh nói riêng với tôi, “Tôi nói cho anh nghe. Anh cười tôi thì tôi chịu thôi! Vì tình cảm làm việc chung với anh lâu năm, tôi thích anh nên mới nói. Biết đâu chỉ qua ngày mai là tôi với anh đã không còn gặp lại… Tôi nghĩ cho cùng, các con tôi đã có gia đình và sống riêng nên tôi chỉ khuyên chúng (có thể) thì nghỉ làm và ở nhà, vì đám cháu nội, cháu ngoại của tôi đều đã nghỉ học. Nhà tôi chỉ còn hai vợ chồng già. Nên tôi về làm, gần tới nhà là tôi gọi vợ tôi vào phòng bà ấy, (vợ chồng tôi cách ly cả tháng nay rồi… vì tôi còn đi làm), còn tiếp xúc bên ngoài nên không muốn liên lụy tới vợ tôi. Tôi lái xe vào garage, đóng cửa garage xuống là tôi trút hết quần áo trên người, cho hết vào một hộp nhựa mà tôi sắp sẵn năm hộp ngoài garage. Tuốt tuồn tuột như thế, tôi chạy vào nhà tắm (ở phòng tôi). Tôi tắm nước nóng như trụng giá, ba lần xát xà phòng. Xong, ra ăn cơm một mình - mà vợ tôi đã nấu và dọn sẵn lên bàn ăn cho tôi. Tôi tự dọn rửa - đúng vệ sinh cần thiết thời covid. Sau đó vào phòng riêng của tôi, trò chuyện với bà xã qua điện thoại, xem tivi tới đi ngủ. Sáng ra lại đi làm…”

   “Sao anh không nghỉ quách nó cho rồi. Ở nhà cho yên. Già rồi, còn làm cho lắm làm gì?”

   “Tôi giám nói với ai? Nói ra ai giúp mà người ta chỉ khinh mình thêm… Tôi nghỉ làm thì vợ chồng tôi không đủ sống, không đủ chi phí, vì vợ tôi đã mất việc mấy năm nay vì già yếu. Cố xin việc khác cho vợ tôi thì cũng làm không nổi, có ráng cũng chỉ được vài hôm là bị đuổi. Phần tôi nghĩ tôi còn làm được thì liệu cơm gắp mắm cũng đủ sống hai vợ chồng, không phiền con cái…”

   “…”

   Tôi thấy thương người bạn già hơn. Mới hồi năm ngoái. Anh tâm sự với tôi, bác sĩ bảo cả hai vợ chồng anh phải đi tập thể dục trị liệu (therapy) ít nhất mỗi tuần một lần để bớt tình trạng não không điều khiển được cơ bắp. Anh cho tôi ví dụ như anh muốn bưng ly nước lên uống. Dĩ nhiên não bộ phải điều khiển cánh tay anh về hướng ly nước, bàn tay phải bưng ly nước lên miệng anh thì mới uống được. Nhưng anh muốn uống nước là việc của anh, cánh tay anh cứ thoải mái nằm trên đùi anh. Nó không tuân lệnh bưng ly nước lên cho anh uống. 

   Còn vợ anh bị bệnh lạ, như tàu lạ ngoài biển Đông cứ ủi chìm tàu cá Việt nam mà nhà cầm quyền cộng sản Việt nam chỉ dám nói là tàu lạ. Nay toàn cầu hoá hơn mấy năm trước nên phát ngôn nhân của bộ ngoại giao cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam nói là… tàu nước ngoài ! Vợ anh bạn tôi bị bệnh lạ, cũng là bệnh nước ngoài vì các bác sĩ làm cách nào, cho uống thuốc gì thì áp huyết vẫn cứ cao tới mức nguy hiểm cho người lớn tuổi. 

   Nghe anh nói thấy thương, anh còn nhẫn nhục được khi bị sếp quở trách: sao làm lâu vậy mà không xong việc… vì anh bảo tay anh nhưng nó có nghe đâu? Là bí mật giữ nồi cơm của anh, chỉ mình tôi biết! Thì nay nồi cơm cũng tan tành rồi. Anh đã bị ông phó mới cho thôi việc. Nhưng về bệnh tình thì anh sợ vợ anh cao máu vĩnh viễn đã hơn năm nay thì không chịu đựng được sự quở trách của những tổ trưởng tổ đầy tớ ở hãng xưởng. Bà ấy nổi giận, hay tủi thân đều đồng nghĩa với đứt mạch máu não, ứ tim bất tử…

   Câu chuyện đời tư nên anh chị không có tên họ, cả nhân vật “tôi” cũng hư khấu khi tôi nói với anh, “Anh chị đúng ra phải đi therapy mỗi ngày. Biết đâu chuyên viên thể dục trị liệu giúp anh phục hồi được những dây thần kinh cơ đã thoái hoá; biết đâu họ giúp chị nhà khai thông được mạch máu nào đó bị tắc nghẽn trên não, trong tim… làm cho áp huyết không thể bình thường mà cứ cao. 

   Tôi thì không giàu có đủ để thoả mãn lòng tôi, nhưng tôi vẫn có thể giúp anh chị được một phần nào. Bác sĩ đề nghị anh chị đi therapy ít nhất mỗi tuần một lần. Mỗi lần - sau bảo hiểm trả. Anh phải trả $25 đồng cho mỗi người. Vị chi $50/ đồng tuần cho hai người. Tôi giúp anh chị $200/ tháng. Hợp đồng đầu tiên là tôi giúp anh chị sáu tháng. Sau đó, mình tính tiếp.”

   Anh cảm động lắm. Nhưng nói, phải về bàn với vợ rồi mới trả lời tôi được. Và. Câu trả lời hôm sau của anh càng làm tôi chán đời vì sao người ta không lẽ khổ tới chết. Nhưng phần nào trong tôi thấy tự hào về những người lính cũ ở quê tôi, không phải không tốn tiền thì vui, mừng, tâng bốc lên thành tự hào… vì tôi cũng đâu muốn cái tự hào ứa lệ khi nghe anh nói rất chân tình, “Tôi cảm ơn anh nhiều lắm. Nhưng tôi vẫn có cách để mỗi tuần vợ chồng tôi đi therapy một lần như bác sĩ yêu cầu. Anh yên tâm. Tôi không gạt anh đâu…”

   Tôi biết. Anh không gạt tôi. Nên tôi gạt trang sử tháng tư đen trong tâm thức chứng nhân lịch sử quê tôi sang một bên để đối diện với tháng tư lại về. Tháng tư đen ở Mỹ, sau bốn mươi lăm năm tháng tư đen ở quê tôi, đã nhiều người cố quên thì lại nhớ nhiều hơn khi mỗi tháng tư về, dù tháng tư đen năm nay khác tháng tư đen của bốn mươi lăm năm trước. 

   Ngày xưa súng đạn vô tình làm chia lìa tình thân, tình thương; nhưng những người sống sót còn lại tình người với nhau. Hôm nay, con vi trùng nguy hiểm cũng làm người ta xa rời nhau bất tử, ngoài ý muốn; nhưng tình người cũng bỏ đi luôn. Sáng nay trên đường đi làm, lái xe biết sướng vì đường xá vắng tanh. Tôi hay nghe “tin buổi sáng” của anh Hoàng Trọng Thụy bên Calif trên đường lái xe từ nhà tới hãng. Sáng nay anh cho biết ông tỷ phú người Việt là Hoàng Kiều, đã tổ chức một buổi phát lương thực miễn phí cho đồng hương bên quận Cam - Calif. Rất nhiều đồng hương lái xe BMW, Mercedes, Lexus… toàn xe sang đến nhận vài ký gạo, vài chai nước uống, hay vài gói mì gói. Nên nói về lòng kiên nhẫn thì không ai qua mặt được người Việt vì ở đâu cho không là đến lấy; không ngại kẹt xe, không cần phải chừa cho những người khốn khó hơn mình!

   Xin lỗi anh Thụy. Tôi tắt cái phone, không nghe anh nữa vì nói về người Việt với tôi… như nước đổ đầu vịt. Tôi bị đứt dây thần kinh xấu hổ lâu rồi. Xin lỗi.

   Tôi lại nghĩ tới việc làm - là lý do vì sao tôi phải ra khỏi nhà trong hoàn cảnh hoàn toàn không nên. Đúng là hãng tôi đang làm thiết bị y tế, nhưng chỉ là những cái máy trợ thính cho người già lãng tai trong viện dưỡng lão. Máy gọi y tá khẩn cấp, người già chỉ bấm một nút là y tá trực đã biết giường nào, phòng nào, người già nào có yêu cầu giúp đỡ… Hoàn toàn không phải những thiết bị y tế cần thiết để chống dịch covid-19 đang hoành hành như máy trợ thở, khẩu trang, găng tay, mặt nạ, và áo bảo vệ những bác sĩ, ý tá, và nhân viên y tế tuyến đầu… Vậy sao ông sếp là người Mỹ bản xứ lại bán rẻ sinh mạng công nhân bằng cách lừa gạt cả chính phủ và cảnh sát… Nếu ông vì danh lợi của riêng ông - một người đã thất bại nhiều ở những hãng xưởng khác, và ý thức rõ về vai trò lần cuối trong đời - vì ông đã ngoài năm mươi tuổi, và đi đứng hơi thiếu tự tin do tệ nạn béo phì.

   Nói gì thì hoàn cảnh riêng cũng khó thông cảm cho một người làm hại nhiều người vì hoàn cảnh cá nhân. Càng độc hại khi đương sự bị cộng sản hóa tư tưởng mà không biết! Ai giỏi. Xin ra tay. Làm sao để tổng thống Trump biết điều nguy hại hơn cả covid-19 cho nước Mỹ là người Mỹ đã nhiễm vi khuẩn Trung cộng trong não trạng do toàn cầu hoá…

   Tháng tư lại về. Tháng tư đen của bốn mươi lăm năm trước trên đất nước Việt nam đã quá đau thương vì chủ nghĩa cộng sản. Di hại tới nay vẫn còn người lính cũ, đầu bảo tay không nghe mà vẫn phải đi làm để nuôi người vợ bị bệnh lạ, bệnh nước ngoài. Vậy mà ông mới vừa bị mất việc vì một người Mỹ có bộ óc Tàu.

   Bốn mươi lăm năm sau, tư tưởng giả dối, vô nhân đạo được gọi chung là tư tưởng Mác Lê ấy đã tấn công tới mảnh đất tỵ nạn của người Việt bỏ nước ra đi. Bốn mươi lăm năm nữa, nó thống trị địa cầu vì người Mỹ quá ngây thơ do chưa từng sống với cộng sản; người Việt trong nước bị bưng bít, áp bức… tới thành quen với ngục tù bao la; giới trẻ trong nước, thậm chí du sinh bây giờ vô cùng hồ hởi với lễ lớn của nước ta là kỷ niệm ngày ba mươi tháng tư; Bọn trẻ phấn khởi với lễ độc lập ngày hai tháng chín. Có đứa còn chuẩn bị nhẫn cầu hôn với bạn gái và đợi một trong hai ngày này cho nó thiêng. 

   Người Việt hải ngoại còn bận mua xe sang để đi lấy của bố thí - bất kể ai cho… 

   Hôm nay ngày 7 tháng 4. Số người bị dương tính sau xét nghiệm và số người chết vì cúm Tàu trên nước Mỹ là bao nhiêu? Tôi lái chiếc Air Force Two đi lấy mì gói free cái đã.

  Ba người Việt trong giới chức chính quyền ở Calif bị bãi nhiệm qua đầu phiếu. Tôi bỏ phiếu cho ai cho tôi mì gói. 

   Tháng tư đen lại về…


PHAN


 

Ý kiến bạn đọc
21/04/202019:37:07
Khách
>Vậy với một người mang tư cách là tân phó giám đốc trong một ban điều hành mới, một hãng cũ đổi chủ thì cũng như hãng mới. Tình hình bên ngoài đang dịch bệnh lan tràn, chưa biết bao giờ kinh tế hồi phục. Phía trong cửa hãng thì khách hàng cũ bỏ chạy, khách hàng mới chưa có, dẫn tới hiện trạng thiếu việc làm cho công nhân. Sao ông chỉ dồn tâm sức vào việc cắt giảm công nhân để giảm chi phí cho hãng; mà lại lãng phí tiền hãng là tựu tập công nhân lại hàng giờ chỉ để nghe ông nói về… ông. Thay vì tiền lương của mấy trăm người phải tụ tập để nghe ông nói chuyện tào lao về ông và vợ con ông; ông chỉ cần dán một mảnh giấy ở chỗ bấm thẻ thì ai cũng biết! “Hãng không đóng cửa trong tháng tư. Nếu trường hợp hãng có người bị nhiễm covid-19 thì đóng cửa 2 ngày để khử trùng. Rồi trở lại hoạt động. Mọi người có thể lấy ngày nghỉ để nghỉ nếu không muốn đi làm…” Ông ký tên ông bên dưới - là xong

How the red fat cat capitalists from Viet Nam do business.
(Giá bán một chiếc máy thở AeonMed được xản xuất tại Trung Quốc đã tăng từ mức 10.000 USD cách đây vài tuần lên thành 75.000 USD.)
công ty thiết bị y tế hàng đầu thế giới Medtronic (Mỹ) đã mở thiết kế máy thở xâm nhập PB560 cho các nhà sản xuất khác để chung tay cung cấp cho thế giới chống dịch, Bkav (smartphone maker) quyết định tham gia sản xuất theo thiết kế của Medtronic. vào giữa tháng 5 tới, Bkav sẽ sản xuất xong máy mẫu đầu tiên, để có thể xin cấp phép sản xuất hàng loạt từ Bộ Y tế. Bkav cũng đã làm việc với chuỗi cung ứng sẵn có đang tham gia sản xuất Bphone, hơn 9.000 công nhân và 4 nhà máy trong hệ thống của Bkav đã sẵn sàng cho việc sản xuất máy thở.

Vingroup (smartphone, automobile, software, real estate, ...) đã ký kết hợp đồng license với hãng Medtronic (Mỹ) để được sử dụng thiết kế của họ cho máy thở xâm nhập nhãn hiệu PB560, đồng thời bắt tay vào nghiên cứu máy thở không xâm nhập dựa theo thiết kế do Đại học MIT (Mỹ) chia sẻ cho cộng đồng.
“Vingroup có một lợi thế là có công ty sản xuất ô tô và thiết bị điện tử, vì vậy chúng tôi có thể chế tạo đồng thời cả các chi tiết lớn, các chi tiết cơ khí lẫn chi tiết khó và hiếm hàng tại thời điểm này, như các bo mạch điện tử. Chúng tôi cũng có những kỹ sư thiết kế giỏi để có thể chuyển hóa thiết kế concept, thiết kế 2D do các hãng cung cấp thành thiết kế chi tiết, đầy đủ theo yêu cầu của nhà sản xuất. Dự kiến, với công suất của các nhà máy VinFast, VinSmart có thể sản xuất tới 45.000 máy thở không xâm nhập và 10.000 máy thở xâm nhập mỗi tháng”,
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,800,775
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.
Lời tòa soạn: Độc giả theo dõi Viết Về Nước Mỹ hẳn quen thuộc với ngòi bút Nguyễn Trung Tây. Tác giả là một linh mục dòng Ngôi Lời, và là người nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010, khi ấy Tác Giả đang làm việc với thổ dân các thôn làng hẻo lánh vùng sa mạc miền Trung Úc Châu, không kịp về lãnh giải. Cụ bà Hà Thị Phức, năm ấy 86 tuổi, là nhân vật chính bài “Mẹ, Mẹ Tôi” của tác giả từ San Jose đã bay về nhận giải thay người con linh mục viết văn. Hôm nay, nhận tin Bà Cố đã được Chúa gọi về, Việt Báo và toàn ban tuyển chọn Viết Về Nước Mỹ xin thành kính phân ưu cùng tác giả Nguyễn Trung Tây và cùng dâng lời cầu nguyện cho linh hồn Bà Cố Maria Hà Thị Phức sớm an hưởng nhan thánh Chúa. Xin đăng lại bài “Mẹ, Mẹ Tôi” để tưởng nhớ.
Lịch sử nhân loại đã từng diễn ra bao nhiêu trận chiến kinh hoàng, xương chất thành núi máu chảy thành sông vì chuyện màu cờ sắc áo. Với người Việt nam thì ai quên được bức ảnh những người lính Thuỷ quân lục chiến của quân đội Việt nam Cộng hoà cắm cờ quốc gia sau khi tái chiếm Cổ thành ở Quảng trị vào mùa hè đỏ lửa năm 1972. Có thể đó là tấm ảnh đã làm thay đổi cậu bé tôi vì chào cờ mỗi sáng thứ hai đầu tuần ở sân trường học, cậu bé tôi chỉ chăm lo cho bộ đồng phục của mình thẳng thớm, cột dây giày đã đúng cách chưa để không bị phạt
Trời cuối thu, những chiếc lá vàng bay lượn trên không rồi từ từ thả mình xuống mặt đất. Thỉnh thoảng một cơn gió nhẹ lướt qua, đám lá trên cành lao xao và khi trời lộng gió từng đám lá lià cành tung mình khắp không trung. Cảnh đẹp như tranh vẽ. Chỉ vài ngày nữa thôi, chiếc lá cuối cùng rụng xuống, cây sẽ chỉ còn những cành trơ trụi, khẳng khiu. Bà bước ra khu vườn nhỏ, lững thững đặt chân trên thảm lá vàng, những chiếc lá khô như vỡ vụn dưới từng bước chân. Không gian tĩnh lặng, êm đềm. Bà hít thật sâu, thở ra thật nhẹ. Bà đếm từng hơi thở, chú tâm đến từng bước chân đi, đầu óc nhẹ nhàng, tâm hồn thanh thản. Cứ lẳng lặng như thế cho đến lúc thấm mệt bà ngả người trên chiếc võng ngước nhìn lên trời cao tìm mây. Trời xám buồn, chỉ có vài quầng mây mỏng, ửng nắng.
Sau hơn hai năm sống lây lất ở trại tị nạn PFAC (The Philippine First Asylum Camp,) cuối cùng tôi được thằng Thanh sống chung trong nhà giới thiệu vô IOM (The International Organization for Migration) làm thế chỗ nó khi nó lên đường đi định cư vào giữa năm 1991. Cơ quan này là một trong các cơ quan đầu não rất quan trọng, chỉ sau Cao Ủy Tí Nạn (UNHCR-The United Nation High Commissioner for Refugees) và Văn Phòng Ban Quản Đốc Trại (OIC- Office In Command) mà thôi. IOM có nhiệm vụ đón người tới, đưa người lên đường định cư hay hồi hương, chăm sóc sức khỏe, lo lắng đời sống cũng như quản lý dân số trong trại do đó vô cùng bận rộn với rất nhiều công việc.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Gia đình cô Loan qua Mỹ năm 1995 theo diện HO. Cô có 3 người con, Tuấn (trai đầu) có gia đình ở Sacramento lái xe về nhà cô khoảng 2 tiếng đồng hồ, Kiệt (con nhì) và gái út là Thanh Phương làm việc bên Washington D.C và Texas. Cô chú đến tuổi nghỉ hưu nên cũng tìm niềm vui tuổi già. Cô Loan thích đọc sách và đi Chùa, còn chú Phi ưa gặp bạn bè uống cà phê tán dóc và tham gia sinh hoạt bạn “tù cải tạo”, bạn chung đơn vị lính, bạn trường học cũ và khoá Thủ Đức. Từ khi bị bệnh dịch Covid_19, cô chú chỉ biết bó gối xem tivi, xem phim và ra vô khu vườn tỉa hoa nhổ cỏ. Thỉnh thoảng Tuấn cũng lái xe lên thăm ba mẹ.
Chúng ta đang sống trong một đất nước an bình, thịnh vượng, và no ấm nên ít ai phải bận tâm với cái đói; chúng ta chỉ lo hôm nay phải đổi món ăn gì cho ngon miệng mà không ngán. Vậy mà ngay trên đất Mỹ này, nơi mà thực phẩm, thức ăn đầy đủ nếu không muốn nói là dư thừa và rẻ nhất thế giới, tôi vẫn còn giữ cái tật không cần thiết là tích trữ thực phẩm, đồ ăn khô phòng khi đói, bảo đảm giữ được phẩm chất 10 năm, và vài thùng nước 20-gallon màu xanh.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.
Nhạc sĩ Cung Tiến