Hôm nay,  

Thư Xuân Từ Cali Gởi Má

06/02/201923:03:00(Xem: 6578)

Tác giả: Trần Ngọc Ánh
Bài số 5610-20-31416-vb5020719

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.

 ***

Má à,
Con viết thư cho Má trong cái lạnh thấu xương của mùa đông nước Mỹ, thỉnh thoảng cũng có vài cơn mưa bất chợt làm con nhớ má vô cùng, cây mai trước nhà Má lặt lá hôm rằm chắc đang chớm nụ, không biết có kịp bung hoa sáng mồng một cho Má vui, tội nghiệp nó cũng suýt bị trộm mấy lần nên Má cột cả gốc lẫn cành bằng dây xích vào cửa sắt cho an toàn, ai thấy cũng cười, cái xứ gì lạ, tới cái cây, con chó cũng bị trộm vặt. Con nhớ vợ chồng ông hai trong hẻm nhỏ của mình sáng nào cũng thức sớm nhúm bếp luộc khoai chuối bán quanh năm mà vẫn không đủ sống, vay nợ bà bảy cứ đến chiều ba mươi là bị bả đứng chửi tới nửa đêm. Con nhớ tiếng rao chè khuya não nuột của cô tư đầu xóm bán ế quảy gánh ngang nhà. Con nhớ bác tám xích lô hay ngủ tạm trước hàng ba nhà mình chờ sáng chở mấy đứa nhỏ đi học kiếm chút tiền cơm... Họ nghèo từ mấy chục năm nay rồi, Tết này họ ra sao hả Má?
Khi biết con ở trên núi, Má hỏi ở đó có nhà cửa, chợ búa gì không, Má tưởng nó heo hút lắm vậy, thật ra nó chỉ là thành phố nhỏ ít người Việt nên Tết đến cũng lặng lẽ bình thường, nhưng cách đây chừng hơn giờ lái xe là khu Bolsa của California thì Má sẽ thấy sắc Xuân về ngay trước mắt. Hình như người Việt ở đây họ có phép thuật của ông Thần Đèn Aladin nên họ đã ôm nguyên cái chợ Bến Thành của Má qua vùng này khiến không khí tưng bừng rộn rả không kém gì bên bển , mà hổng chừng còn xôm tụ hơn nữa. Hoa trái đủ đầy, tươi ngon mơn mởn, kẹo bánh thì đủ loại ê hề, Má sẽ hỏi “có bánh tét dưa món, có thịt kho hột vịt hay tôm khô củ kiệu như bên này không? Xin thưa với Má là nhóc!
 Và còn chắc chắn với Má một điều là thực phẩm ở đây an toàn bậc nhất, Má không sợ ăn heo bệnh hay cá ngậm hóa chất, rau cải bị phun thuốc trừ sâu độc hại, có lò bún tươi bánh hỏi, chả lụa, lạp xưởng làm bán quanh năm. Người Việt mình ở đâu cũng gỉỏi hết Má ơi,  
Ở mấy tiểu bang xa xôi khác ít cư dân Việt thì con không chắc, nhưng ở vùng này cái gì cũng có Má à, hầu hết người xa xứ đều có chung tâm trạng hoài hương, đều đau đáu nỗi nhớ quê nhà, nhất là mỗi khi Tết đến trong lòng những người lớn tuổi cở con đều rưng rưng nhớ cái thời êm đềm xưa cũ (xưa cũ đây là trước khi miền Nam thất thủ, chớ hổng tính hồi sau này khi bọn CS Bắc Việt tràn lan, Tết trở nên bát nháo chụp giựt với nhiều hình thức tệ hại làm suy đồi giá trị đạo đức và ý nghĩa văn hóa của Tết cổ truyền dân tộc như phong bao quà cáp hối lộ cho quan chức, cờ bạc rượu chè say sưa bí tỉ kéo dài tới ra giêng gây nên biết bao hệ lụy cho gia đình làng xóm, tổ chức những lễ hội sát thủ như đâm trâu mổ lợn, đình miếu thì bày trò cướp ấn giật lộc, chùa chiền thì biến nơi tôn nghiêm thành chổ kinh doanh thần thánh... Càng nói càng ngán ngẫm).
Mà hồi đó Tết vui thiệt nhe Má, dù trong thời chiến nhưng vẫn thấy bình an trong lòng, trẻ con thì nôn nao áo mới và tiền lì xì, người lớn thì tất bật sắm sửa cho “ ba ngày Tết”. Nói là ba ngày mà sao rình rang lắm vậy, ở quê bà thì quết bánh phồng, sên mứt, gói bánh tét, ông thì lặt lá cây mai, săm soi mấy chậu cúc vạn thọ...Trên phố chợ thì mấy chị lo giặt mùng màn,trang trí nhà cửa, chợ búa mua sắm đủ đầy, các ông thì sắp xếp chương trình để dẫn vợ con về thăm bên Nội bên Ngoại, chở mấy đứa nhỏ đi Hội chợ Xuân coi hát xiệc, đu quay… Nam thanh nữ tú dập dìu trên những con đường lớn, cũng ngựa xe như nước mà đâu thấy tai nạn giao thông hà rầm như ngày nay.
Từ thành thị đến thôn quê, nhà nhà đều rộn rã suốt sáng đưa ông Táo cho đến khuya đón Giao thừa, dù giàu nghèo gì cũng phải sắm sửa tươm tất trong ba ngày Tết coi cho được, bàn thờ lư hương chà sáng bóng, mâm ngũ quả không thể thiếu “cầu dừa đủ xoài”, dân mình thiệt thà khiêm tốn, chỉ mong đủ thôi hả Má. Mấy ngày này nhang đèn phải thường xuyên cho ấm cúng trong nhà,bữa cơm cúng ông bà luôn có khoanh bánh tét, dĩa thịt kho, dưa giá, tô canh hủ qua hầm...

Trời ơi càng nhắc càng nhớ thắt thẻo ruột gan Má ơi, nhớ dáng Má quỳ lom khom trước cái bàn kê ngoài sân với dĩa trái cây, bình bông vạn thọ, hai cây đèn cầy, ba chun nước để cúng Giao Thừa. Giây phút thiêng liêng giữa trời đất giao hoà, Má khấn “đất đai viên trạch, thần hoàng bổn cảnh chư Thiên chư Phật bốn phương tám hướng để cầu nguyện cho quốc thái dân an, đất nước không còn chiến tranh bom rơi đạn lạc, xóm làng mọi người yên ổn làm ăn,gia đình xum họp, ai cũng no cơm ấm áo, con cháu trong nhà an vui khỏe mạnh.” Lời cầu nguyện của Má năm nào cũng bao nhiêu đó, tụi con quỳ sau lưng nghe riết rồi thuộc lòng, tuyệt nhiên không có câu nào xin xỏ phúc đức cho Má trong khi tụi con cứ “mỗi năm mỗi thắp đèn trời, cầu cho cha mẹ sống đời với con.”
Mà cũng linh nghiệm nhe, dù chỉ trúng có phần nào, Má cầu nguyện cho quốc thái dân an nên chiến tranh bom đạn chấm dứt thiệt, nhưng tàn khói lửa hơn 43 năm mà lòng dân đâu đã yên ổn ? hòa bình lâu rồi Bắc Nam xum họp một nhà mà sao vẫn thấy hừng hực lửa của bạo tàn bất công áp bức, đốt cháy niềm tin hy vọng của mọi người trong cuộc sống nhọc nhằn hôm nay. Má từng này tuổi, sống giữa hai lằn đạn, trãi qua những năm tháng chiến tranh và hòa bình, Má vô tư như Nữ thần Công Lý để soi xét quá khứ và hiện tại mà luận án đúng sai. Má cũng thấy rồi đó, hòa bình đâu có nghĩa là độc lập-tự do-hạnh phúc? Bọn họ cai trị đất nước này ngày càng tồi tệ, rách nát. Má cũng biết rồi đó, tham nhũng từ trên xuống dưới, tụi khốn đó ăn không chừa cái thứ gì.Chưa bao giờ dân mình khốn khổ đến như vậy.
Con xin lỗi Má phải lắng nghe những lời ta thán này, và cũng xin lỗi Má có đứa con hèn nhát không dám về để đứng lẻ loi giữa chợ Bến Thành giăng biểu ngữ “đả đảo Cộng Sản hèn với giặc ác với dân” cho tụi nó lôi con vào đồn uýnh hộc máu và xác con bị ...treo cổ vì tự tử! Một cái chết lãng nhách mà nếu có xảy ra chắc Má còn đau lòng hơn nữa.
 Nên thôi. Xuân này con không về!
 Nhưng con hứa với Má nếu con trở về thì con sẽ hòa vào dòng người phẩn nộ như bên Venezuela để giật sập cái chế độ CS độc tài thối nát mà bao nhiêu năm nay lòng dân phẩn uất căm hờn. Má đừng nghe ai nói có đứa con phản động rồi giận rồi buồn nhe, trong bầy con ngoan hiền của Má, nếu có đứa gan trời ngang ngược thì cũng là chuyện bình thường, Má từng dạy con không được cúi đầu hèn hạ trước sự bất công thì lẽ nào bây giờ con lại vô cảm thờ ơ khi nhìn những điều nghịch lý diễn ra hàng ngày trên đất nước mình.  Tết này Sàigòn mình có hàng triệu gia đình sống trong cảnh màn trời chiếu đất, lạnh lẽo thiếu thốn, không hẳn là tại họ nghèo mà tại vì chính quyền đã cưỡng chiếm đất đai, phá nát nhà cửa, đẩy cuộc sống của họ vào chỗ lầm than cơ cực trong những ngày cuối năm. Má nghĩ có phẩn uất không?
Còn mấy ngày nữa là Tết, bọn trẻ thì vẫn đi cày bình thường vì bên này Luna New Year đâu có ý nghĩa gì tới nước Mỹ, chỉ có người Việt mình ì xèo mấy bữa trước tết thôi, nhiều gia đình cùng nhau gói bánh chưng bánh tét hầm trong nồi áp suất nhanh hơn là “canh bánh chưng chờ trời sáng” như hồi xưa, (thật tình con vẫn thích nấu bánh tét bằng lò củi, ngồi canh mà chơi bài tiến lên thì đâu có buồn ngủ Má ơi).
Rồi cũng bông hoa đầy nhà, mai vàng hơi mắc nhưng thay vào bình mai Nhật hoa vàng li ti cũng đẹp lắm, lan và đào thì rực rỡ. Giao thừa mọi người quần áo thanh lịch trang nghiêm đi lễ chùa hay nhà thờ lắng nghe lời rao giảng bình an. Tụi nhỏ được dịp mặc áo dài bập bẹ vài câu chúc Tết ông bà bằng tiếng Việt mà ba má nó dạy sẳn để nhận bao lì xì vui vui, sau đó kéo ra phố Bolsa coi múa lân đốt pháo, chơi bầu cua cá cọp... Con nghĩ tất cả những gì họ làm bên này trong ngày Tết chỉ là an ủi cuộc sống tha phương và nguôi ngoai nỗi nhớ nhà. Quê hương mỗi người chỉ một mà Má, có thể bầy cháu nhỏ của tụi con sẽ không cần biết Quê Hương là gì, nhưng tụi con thì rất nhớ, luôn luôn nhớ Má ơi!
Đón Tết ở xứ người đủ đầy hương vị quê nhà, nhưng sao vẫn thấy thiếu vắng một vòng tay ôm thắm thiết của Má, gọi Face Time thấy gương mặt Má mờ mờ và nụ cười móm mém trong màn hình, Ơn trời, cầu cho Má khỏe mạnh để đợi con về nhe Má.
(Tháng 2/2019)
Trần Ngọc Ánh

Ý kiến bạn đọc
08/02/201917:23:55
Khách
Một bài viết hay. Và cũng xin được ca ngợi những hoạt động chống nhà cầm quyền cộng sản của tác giả.

Về quân sự, Cộng sản , mèo mù vớ được cá rán, may mắn mà chiếm được miền Nam - vì Hoa kỳ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa. chớ còn về kinh tế, thì chúng thảm bại ê chề đến nỗi năm 1986, chúng đành phải đề ra chính sách Đổi Mới , cho tư nhân được tự do kinh doanh , bỏ chính sách bao cấp, chuyển mạnh sang kinh tế thị trường. Tác giả Dennis Prager viết "Cộng Sản đã hy sinh hơn 2 triệu người dân để thành lập chế độ cộng sản. Nhưng cuối cùng chúng lại dùng chủ nghĩa tư bản để làm giàu !".

Trước Đổi Mới năm 1986, mỗi người dân chỉ mua được 2 mét vải xô mỗi năm, vài trăm gram đường, vài trăm gram mì chính (bột ngọt), mà phải xấp hàng cả ngày.

Năm 2015, trong cuộc phỏng vấn Vũ Ngọc Hoàng – Ủy viên Trung ương Đảng, y kể: "So với 30 năm trước thời kỳ đổi mới, bây giờ đời sống kinh tế khá lên rất nhiều. Tôi nhớ ngày trước , nước mình thiếu lương thực, phải đi xin viện trợ bột mì và bo bo ".

Trong cuốn Bên Thắng Cuộc ,nhà báo Huy Đức thuật lại : Ước mơ của người dân là một chiếc xe đạp Thống Nhất, một cái quạt tai voi hay một đôi dép nhựa Tiền Phong. Tiêu chuẩn của các cô gái Hà Nội cũng thật là đơn giản: Một , yêu anh có may ô / Hai , yêu anh có cá khô ăn dần / Ba, yêu rửa mặt bằng khăn / Bốn , yêu anh có chiếc quần đùi hoa ….
"Cuộc sống của người dân trăm bề khó khăn: Cây đinh phải đăng ký / Trái bí cũng sắp hàng / Khoai lang cần tem phiếu / Thuốc điếu phải mua bông….".

Trong mục Viết Về Nước Mỹ này, năm ngoái, tác giả Nguyễn Thị Phi Phượng viết : " tỉnh Bà Rịa ,...trong khi công nhân thợ thuyền, được phân phối 18 ký lô thì một “ lao động trí thức” như nhà giáo chúng tôi chỉ được nhà nước bán cho 13 ký lô. Số lương thực này gồm hai hay ba ký gạo, 10 kg còn lại là hạt bo bo, bột mì hoặc là khoai lang, khoai mì... sùng . Các nhà giáo còn có thêm màn phân chia nhu yếu phẩm. Vỏ và ruột xe đạp là món rất cần thiết để đạp xe đi làm, nhưng 5 hoặc 6 tháng mới được mua một lần. Cả trường có hơn 40 giáo viên, mà huyện chỉ phân chia cho chúng tôi được mua 4 hoặc 5 chiếc vỏ hoặc ruột xe đạp".

* Đón Xuân năm nay, nhớ lại chuyện quá khứ ăn bo bo, gặm củ mài , húp cháo loãng …
07/02/201921:02:51
Khách
Tac Gia viet bai that xuc dong khien toi rung rung nuoc mat. Nhan dip dau Xuan moi chuc chi va gia quyen mot nam An Lanh, Hanh Thong!
07/02/201908:27:42
Khách
Nổi lòng của người con xa xứ! Thật cảm động với lời lẻ chân tình khi tác giả nhắc đến từng kỷ niệm nơi quê nhà! Tết đến, con không về được, cội mai vàng vẫn rực rỡ bụng hoa.!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,514,442
Mười năm trước chúng tôi mua căn nhà này, kiểu xưa, mái ngói màu đen, phần trên bằng gỗ sơn màu nâu, phần dưới tường gạch màu rêu đậm.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả: Lê Như Đức, sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả Thanh Mai là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Đây là bài mới nhất của cô.
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm.
Tác giả Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Giải Vinh Danh Tác Phẩm năm 2018.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.