Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Trồng Cây

21/08/200800:00:00(Xem: 135258)
Tác giả: Leslie Phương Nguyễn

Bài số 2385-16208461-vb5210808

Tác giả là cư dân Pasadena, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là một chuyện kể ngắn gọn, giới hạn trong phạm vi một nhà vệ sinh công cộng nhưng trải rộng từ sở làm tại Mỹ, chùa Hương tại Việt Nam tới nạn ô nhiễm môi sinh trên thế giới. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.

***

Từ credit union bước ra, lòng Loan tràn ngập một niềm vui khó tả.  Nàng nghĩ thầm, thế là mình vừa trồng được một cái cây nho nhỏ - cây từ thiện.

Từ hôm đọc báo thấy những em bé mồ côi ở quê nhà đói khổ, Loan nảy ra một ý định, làm một cái thùng binh từ thiện tại gia.  Các con nàng đã lớn rồi.  Nhờ ơn trên, chúng đã có công ăn việc làm ổn định.  Đây là cơ hội để chúng chia xẻ với những người bất hạnh.

Để khơi dậy lòng từ tâm của các con, nàng lấy cái hủ đựng sauce spaghetti, rửa sạch rồi dán những tấm hình chụp những em bé ở trại mồ côi ở Việt Nam chung quanh hủ.  Dưới những tấm hình đó nàng còn cẩn thận để hàng chữ:  "Because we care, we love to share".  Làm xong, nàng để cái hủ trên cái bàn nhỏ ở nhà bếp.

Bếp là nơi tụ họp của gia đình.  Mỗi khi các con đến chơi, chúng thường ngồi nơi cái bàn nhỏ đó để trò chuyện, và nàng thì hầu như lúc nào cũng đứng quanh đó.  Khi thì đứng rửa chén nơi cái sink hay đứng nấu ăn gần đó.  Nhà có phòng ăn riêng, nhưng chỉ khi nào có khách thì gia đình mới dùng.  Vậy nên, cái bàn nhỏ đó, là nơi lý tưởng nhất để đặt cái thùng binh từ thiện.

Mấy hôm rồi, cái thùng binh vẫn nằm đó với vỏn vẹn có hai đồng nàng bỏ vào lúc đầu.  Với ý nghĩ buồn cười, nàng ví cái thùng binh đó cũng như con heo con đang chờ được nuôi lớn vậy.  Và giờ đây, con heo hãy còn ốm lắm.

Một hôm con trai nàng đến chơi.  Nó là người nhận ra cái hủ trước ai hết.  Không nói gì, nó chỉ lẳng lặng móc túi bỏ vào đó vài tờ giấy 1 đồng.  Thấy vậy, Loan sung sướng cám ơn con.  Nó nhẹ nhàng nói:  "Con hiểu ý mẹ muốn gì rồi.  OK.  Không sao.  Con sẽ giúp mẹ."  Rồi thì BB, con gái lớn đến chơi cũng làm như vậy, kế đến con gái út cũng thế.  Lần lần con heo kia (thùng binh) cứ lớn dần lên.  Một hôm ra lấy thư, Loan thấy cái thư của một hội từ thiện nào đó gởi đến.  Nhìn kỹ, thì đó là thư của Sơ Michaela Kim of the Worlk Villages for Children.  Nàng nghĩ:  "Lại thư xin tiền."  Nếu như là những lần trước thì có lẽ nàng đã gom lá thư đó chung với những tờ quảng cáo vất vào sọt rác, nhưng lần này nàng đã có câu trả lời rồi.  Cái thùng binh đó chi.  À, thật là tiện lợi.

Nàng mở thùng binh ra, đếm những đồng tiền ít ỏi trong đó rồi nghĩ thầm:  Ít quá.  Rồi nàng ngẫm nghĩ:  Ít, những nếu đổi ra tiền Việt Nam thì chắc cũng có thể mua được vài chục ký gạo.  Nghĩ vậy, tự nhiên nàng thấy vui vui.

Sáng nay đem số tiền bỏ vào băng để viết check gởi đi, nàng có cảm tưởng như là mình đang trồng 1 cái cây vậy. Trồng cây thì phải có phân bón chứ.  Nghĩ vậy, nàng bỏ vào thêm một tý nữa cho cây mau lớn.  Gởi tấm check đi mà lòng nàng cảm thấy thật mát mẻ dù rằng đi dưới ánh mặt trời của một ngày hè nóng bức, khi nghĩ đến những nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt hồn nhiên của những em bé mồ côi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,382,415
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.