Hôm nay,  

Người Và Chó

13/02/200600:00:00(Xem: 134383)
Người viết: KIM TRẦN

Bài số 938-1538-262-vb3021406

*

Kim Trần, sinh năm 1983, sinh viên năm cuối ngành sư phạm tại Cal State, là tác giả bài Viết về nước Mỹ 727 chữ, “Những bài học đầu tiên trên đất Mỹ”,

Đây là bài viết ngắn nhất trong năm, và Kim Trần trở thành nữ tác giả trẻ tuổi nhất trong năm được giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ 2005.

Sau đây là thêm một bài viết ngắn của Kim Trần trích từ báo xuân Việt Báo Tết Bính Tuất.

*

Một buổi sáng, tôi đến bưu điện trên đường Bolsa gửi thư cho chị tôi ở Việt Nam. Bước ra từ bưu điện, tôi thấy ông lão mang tấm bảng "homeless" trước ngực ngồi co ro ngoài hiên cửa, quần áo xơ xác, tay cầm chiếc nón đen cũ rích, trống rỗng. Tôi bỏ vào nón vài đồng, ông ta rối rít cảm ơn. Hình như ông ta là một người Mỹ trắng.

Tôi đang định đi bộ sang tiệm Lee Sandwich's mua ly cà phê thì chợt thấy một chú chó vàng cắn cái bịch nhựa của tiệm bánh mì Lee's chạy qua. Trong bịch hình như có vài ổ bánh mì. Một người đàn ông trạc năm mươi tuổi, vẻ mặt tức giận, đang rượt theo chú chó, miệng không ngớt mắng chửi "Con chó khốn kiếp, đứng lại. Tao mà bắt được thì mày chết. Đồ chó hoang mất dạy..."

Con chó có vẻ già nua, đói khát. Vớ được túi bánh mì của ông khách, chắc nó đã cố chạy thật nhanh nhưng chẳng còn bao sức. Thấy người đàn ông đang đuổi chợt ngừng lại, con chó cũng ngừng theo. Từ phía người đàn ông, một chiếc giày bỗng bay tới đập trúng đầu chó. Kêu lên một tiếng đau điếng, con chó nhả cái bịch bánh mì, chạy tiếp. Người đàn ông tới lượm lại bịch bánh, mang lại giày, lầm bầm vài tiếng rồi bỏ đi.

Tôi đứng lại nhìn. Chú chó vàng lại hiện ra. Nó chậm chạp đi lại phía mái hiên cửa bựu điện, nơi có ông lão ăn mày đang ngồi, rồi dừng lại nhìn ông. Ông lão ăn mày cũng nhìn lại chú chó. Tôi thấy ông dơ tay khều chú chó vàng. Con chó ngoan ngoãn bước đến ngồi cạnh ông. Ông lão khẽ vuốt đầu chú chó rồi nói: "Tội nghiệp, mày chắc là đã đói lắm phải không" " Nói xong, ông quay sang mở chiếc ba lô bẩn, cũ rích và lôi ra một mẩu bánh mì nhỏ, nói với chú chó "Ăn đi mày, tao chỉ có vậy!" Con chó mừng rỡ, vừa vẫy đuôi vừa ăn miếng bánh ngon lành. Ông lão vuốt nhẹ lên lưng chú chó, và khẽ mỉm cười. Con chó ăn xong, vùi đầu vào ông như tỏ lòng biết ơn. Người và chó phút chốc thành đôi bạn thân thiết.

Lâu lâu, mỗi khi có dịp đi qua khu bưu điện Bolsa, tôi vẫn thầm chúc lành cho tình bạn của ông lão ăn mày và chó vàng không nhà.

Kim Trần

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,486,803
"Bước tới đèo ngang bóng xế tà, Cỏ cây chen lá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông rợ mấy nhà." Tôi không biết tại sao mình nhớ bài thơ nầy. Có lẽ "tiều vài chú" gắn liền với định mệnh tôi: lấy chồng Tiều. Mặc đầu chồng tôi là người Tiều Châu (Trung Hoa) ), không phải người tiều phu (đốn củi) mà
Hoa Kỳ là một nước văn minh giàu có. Có thể nói là giàu nhất thế giới. Từ bao nhiêu năm, qua hằng bao Thế Kỷ, đã có biết bao người mơ ước được đến sinh sống trên đất nước Hoa Kỳ. Nhiều dân tộc đã đổ xô di dân đến Mỹ, vì Mỹ là vùng "Đất Hứa", là Cõi Thiên Đường. Người ta đã ví cho Mỹ là như vậy. Người Việt Nam sống dưới chế độ Cộng Sản từ sau 1975, cũng đã ôm ấp giấc mơ này
Thuở còn cắp sách đến trường, tôi không nhớ mình đã viết đến bao nhiêu dòng suy nghĩ trong các quyển lưu bút mỗi khi bắt đầu thấy hàng phượng ở sân trường một hôm bỗng đơm hoa đỏ thắm. Những dòng chữ ngây ngô mang nặng nổi buồn man mác khi sắp phải xa trường lớp với thầy cô cùng bè bạn dù chỉ trong vài tháng
Bà Đoan mấy bữa nay bận rộn với hai đứa con: thằng Doãn lên 9 và con Liên lên 7, hễ bà đi làm về chưa kịp uống ngụm nước thì chúng nó hối thúc đi chợ mua sắm đồ dùng để đi cắm trại. Thân thể mệt nhừ sau 8 tiếng làm trong hãng, bà chỉ muốn về nhà ngồi trên chiếc Lazy-boy nghỉ ngơi chốc lát, nhưng xem chừng số bà lận đận lao đao từ nhỏ
Xin hỏi thực lòng nhé, trên đời này chuyện gì khiến ta vưà vui mừng lại vừa ngao ngán" - Xin thưa, đó có phải là khi ta nhận được thiệp mời đám cưới không" - Taị sao vậy cà " - Đơn giản thôi. Ta mừng vì bạn bè còn nhớ đến ta, hàng xóm láng giềng còn nghĩ đến ta. Nhưng khi phải đi dự tiệc lại là nỗi khổ. Cách đây bẩy tám năm về trước cặp vợ chồng
Khoảng bốn giờ chiều Sandy bấm điện thoại intercom, bảo cô muốn nói chuyện ngay với Bích. Bích vội nhấn nút "save" để giữ laị những gì vừa đánh vào computer rồi mau mắn tới văn phòng riêng của cô ta. Nàng phân vân tự hỏi sao hôm nay cô trưởng phòng có vẻ tư lự, khác hẳn bản tính vui vẻ, hay bông đùa thường ngày.
Nhà tôi và tôi mở nhà hàng ăn tại Mỹ từ năm 1977 tới năm 2002 thì tạm đóng cửa vì lý do sức khỏe. Tính ra khoảng thời gian làm nhà hàng được đúng 25 năm. Trong dự tính nhà tôi còn muốn tiếp tục làm thêm 10 năm cho đủ 35 năm con trâu đi cày. Hiện nay nhà tôi vẫn còn say mê muốn tiếp tục lăn sả vào cơn ác mộng này như một vài
Hình như bất cứ ai khi thấy cảnh-sát thì thường có tâm trạng hơi sờ sợ. Nhất là di dân Việt-Nam như tôi, với ấn-tượng công-an hành xử ở quê nhà, lại thêm chẳng hiểu tiếng Anh thật rành rẽ, nên thấy cảnh-sát là tự nhiên dè chừng! Đang lái xe trên freeway mà thấy bóng xe cảnh-sát là giảm ngay tốc-độ! Nghe còi hụ xe
Tôi sinh truởng ở miền Nam lớn lên theo cuộc chiến, tôi biết Hà Nội qua sách vở, báo chí. Trong chiến tranh tôi nhìn về phương Bắc như một kẻ thù cần phải tiêu diệt, mộng ước của chúng tôi phải đặt chân lên Hà Nội bằng đôi giầy "sô". Nhưng những điều đó chỉ là một ảo tưởng. Kết thúc cuộc chiến 20 năm, nguời Hà Nội gọi chúng tôi
Hồi còn trẻ, trò Thọ vẫn thường rầu rĩ mỗi khi phải thay đổi trường học. Nhưng thời gian trôi nhanh..., mái tóc huyền ngày xưa cầu cứu thuốc nhuộm che dấu màu trắng ai oán, thì Thọ bỗng nhận ra mình là người may mắn được học nhiều trường, có dịp tham dự và làm quen với vô số bạn mới ở nước ngoài. Cách đây 6 tháng
Nhạc sĩ Cung Tiến