Hôm nay,  

Người Và Chó

13/02/200600:00:00(Xem: 134372)
Người viết: KIM TRẦN

Bài số 938-1538-262-vb3021406

*

Kim Trần, sinh năm 1983, sinh viên năm cuối ngành sư phạm tại Cal State, là tác giả bài Viết về nước Mỹ 727 chữ, “Những bài học đầu tiên trên đất Mỹ”,

Đây là bài viết ngắn nhất trong năm, và Kim Trần trở thành nữ tác giả trẻ tuổi nhất trong năm được giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ 2005.

Sau đây là thêm một bài viết ngắn của Kim Trần trích từ báo xuân Việt Báo Tết Bính Tuất.

*

Một buổi sáng, tôi đến bưu điện trên đường Bolsa gửi thư cho chị tôi ở Việt Nam. Bước ra từ bưu điện, tôi thấy ông lão mang tấm bảng "homeless" trước ngực ngồi co ro ngoài hiên cửa, quần áo xơ xác, tay cầm chiếc nón đen cũ rích, trống rỗng. Tôi bỏ vào nón vài đồng, ông ta rối rít cảm ơn. Hình như ông ta là một người Mỹ trắng.

Tôi đang định đi bộ sang tiệm Lee Sandwich's mua ly cà phê thì chợt thấy một chú chó vàng cắn cái bịch nhựa của tiệm bánh mì Lee's chạy qua. Trong bịch hình như có vài ổ bánh mì. Một người đàn ông trạc năm mươi tuổi, vẻ mặt tức giận, đang rượt theo chú chó, miệng không ngớt mắng chửi "Con chó khốn kiếp, đứng lại. Tao mà bắt được thì mày chết. Đồ chó hoang mất dạy..."

Con chó có vẻ già nua, đói khát. Vớ được túi bánh mì của ông khách, chắc nó đã cố chạy thật nhanh nhưng chẳng còn bao sức. Thấy người đàn ông đang đuổi chợt ngừng lại, con chó cũng ngừng theo. Từ phía người đàn ông, một chiếc giày bỗng bay tới đập trúng đầu chó. Kêu lên một tiếng đau điếng, con chó nhả cái bịch bánh mì, chạy tiếp. Người đàn ông tới lượm lại bịch bánh, mang lại giày, lầm bầm vài tiếng rồi bỏ đi.

Tôi đứng lại nhìn. Chú chó vàng lại hiện ra. Nó chậm chạp đi lại phía mái hiên cửa bựu điện, nơi có ông lão ăn mày đang ngồi, rồi dừng lại nhìn ông. Ông lão ăn mày cũng nhìn lại chú chó. Tôi thấy ông dơ tay khều chú chó vàng. Con chó ngoan ngoãn bước đến ngồi cạnh ông. Ông lão khẽ vuốt đầu chú chó rồi nói: "Tội nghiệp, mày chắc là đã đói lắm phải không" " Nói xong, ông quay sang mở chiếc ba lô bẩn, cũ rích và lôi ra một mẩu bánh mì nhỏ, nói với chú chó "Ăn đi mày, tao chỉ có vậy!" Con chó mừng rỡ, vừa vẫy đuôi vừa ăn miếng bánh ngon lành. Ông lão vuốt nhẹ lên lưng chú chó, và khẽ mỉm cười. Con chó ăn xong, vùi đầu vào ông như tỏ lòng biết ơn. Người và chó phút chốc thành đôi bạn thân thiết.

Lâu lâu, mỗi khi có dịp đi qua khu bưu điện Bolsa, tôi vẫn thầm chúc lành cho tình bạn của ông lão ăn mày và chó vàng không nhà.

Kim Trần

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,483,143
Dù chiều nay, hai mẹ con mình đã nói chuyện thật nhiều qua phôn, nhưng mẹ vẫn muốn nói thật nhiều thêm nữa.  Nếu mỗi buổi tối con không phải học bài và mẹ cũng không có những công việc cần thiết phải làm thì chắc mẹ cứ ôm ghì 
Hơn 30 năm sống trong xã hội mới, cộng đồng Việt Nam đã hội nhập và khá thành công trên nhiều lãnh vực, nhưng có những việc vẫn không khá hơn.  Thí dụ như xả rác và ồn ào nơi công cộng
Nhiều người trong chúng ta khi mới đến Hoa Kỳ không phân biệt được người Mỹ trắng và người Mễ, thấy họ khác chúng ta và nhất là thấy không phải là ông Mỹ đen thì trong thâm tâm rất lấy làm kính trọng. Dăm ba tháng, một vài năm sau thì tình hình đổi khác. Tự nhiên ta thấy họ lùn, mập, da không được trắng, đi xe xấu, ở nhà tồi
Cách đây độ bẩy tám năm, chị bạn làm "nail" của bà xã tôi sanh được một thằng con trai rất kháu khỉnh. Vợ chồng chị ta mừng lắm, vì đã có hai "cái hĩm" (con gái) rồi, giờ được thêm "thằng cu" nữa thì còn gì bằng. Thằng cu được đặt một cái tên nghe rất... Tây là Henry. Thế rồi, ít lâu sau ngày đầy tháng và ngày lễ rửa tội ăn nhậu tưng bừng
Chúng tôi đã nhận được giấy tờ bảo lãnh đoàn tụ của chị tôi gửi về rất sớm, từ năm 1979 với lời nhắn trên bức điện tín kèm theo rất ư là hấp dẫn: "Ra Hà Nội làm Passport đi Mỹ. Chúc may mắn." Lời nhắn ấy mãi đến mười hai năm sau mới thành sự thật. Chúng tôi được phái đoàn Mỹ gọi vào Saigon phỏng vấn vào dịp trước lễ Giáng Sinh năm 1989
Gia đình ông đặt chân lên đất Mỹ theo diện H.O., một chương trình tị nạn dành cho những cựu tù cải tạo sau 75. Mặc dầu đủ điều kiện và chịu đựng gần 13 năm trong trại tù, hồ sơ của ông vẫn bị Bộ Nôi Vụ xếp loại "lý lịch đen"và không chịu cấp xuất cảnh. Cuối cùng do sự can thiệp của giơi chức Mỹ tại Bangkok, gia đình ông mới được
Việt kiều có nhiều người rất dễ thương; họ hiểu cao biết rộng và có khi cũng rất giàu nhưng rất khiêm tốn, rất đáng trọng. Bên cạnh đó cũng có nhiều người kiêu ngạo đến đáng sợ dù bên ấy chỉ làm "cu li" hoặc lãnh tiền trợ cấp của chính phủ chứ không phải tiền do mình đóng thuế hay làm ra. Nhưng nói thế cũng không công bằng
Viết Về Nước Mỹ đã có nhiều bài đặc biệt về nghề Nails tại Mỹ, phần lớn do chính người trong nghề. Lần này chuyện Nails được kể do một người ngoài nghề: Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, đã góp một số bài viết đặc biệt. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp
Sau khi Cộng Sản tiến chiếm miền Nam, từ năm 1975 đến 1982 mọi gia đình dân miền Nam Việt Nam đều sống cảnh bần cùng đói khổ. Trong chiến dịch "Đánh tư sản mại bản" một cụm từ của Cộng Sản đầy sắt máu: nhiều người bị cướp hết của cải, tức tưởi phải tự vận. Cộng Sản đẩy dân từ "Tư sản" hoá thành "Vô sản", mọi người dân
Chắc anh ngạc nhiên lắm khi thấy bài viết này của em, vì tất cả những bài em viết, những thơ em làm, anh là người trước tiên được biết vì em khoe, em đọc cho anh nghe. Và bao giờ cũng vậy, nghe xong qua phôn - nếu anh ở chỗ làm và em ở nhà - hay vào những buổi tối hai đứa mình cùng ngồi bên nhau dưới ánh đèn ấm cúng
Nhạc sĩ Cung Tiến