Hôm nay,  

Chuyện Cá Sấu và Bé đI Cắt Tonsils

09/10/201900:00:00(Xem: 10557)

Bài số: 5805-20-31611-vb4100919

 

Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người,  và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm hai bài viết mới của ông. 

 

***

 

1. Con Cá Sấu

 và Cơn Bão

 

Mùa mưa bão lại về, khí hậu nóng bức từ ngày đến đêm; nhưng khi có mây đen kéo đến làm khí hậu dịu mát thì dễ tạo thành bão tố. Khi thời tiết nhiều mưa, nóng ẩm cũng là dịp  để sinh vật đi tìm mồi, sinh sản.

Trời vừa hừng sáng, đã nghe tiếng ồn ào ở bên ngoài, tôi kéo cửa sổ nhìn ra, những cái đèn xanh đỏ vàng chớp nháy từ những chiếc xe cảnh sát. Tôi đến gần để xem: Một con cá sấu to lớn đang bò trên đường... Bị chận đầu, nó bò quẹo vô cây cột điện, dưới gốc cây sồi to lớn nằm xuống nghỉ, chắc là bò trên đường quá dài nên thấm mệt... Tôi trở vô nhà, lấy cái “Iphone“ đến gần để ghi hình, bỗng nhiên nó chồm dậy, bò tới. Người cảnh sát đứng gần đó la lớn:

- Xin đừng đến gần, hãy vô nhà, đóng cửa lại!

Đài truyền hình số 7, số 6,... hay tin đến quay “live“, cảnh chuyên viên về thú hoang dã của Miami-Dade bắt con cá sấu, rồi trói “gô“ lại. Người ta khiêng nó để lên xe, trông thật thảm thương tội nghiệp, đến gần nhìn kỹ, làm tôi ngạc nhiên:

Cái chân trái phía trước của nó sao “vẹo ne“, quen quen dường như tôi từng thấy qua... hỏng lẽ là nó. Nghĩ tới đó làm tôi nổi da gà, hỏng lẽ nó trở về thăm lại người xưa? Nhưng chắc nó lộn rồi, là anh ngư phủ chớ không phải là tôi đâu nha!

Chuyện Miami ngày xưa là lúc ấy, tuy quanh hành phố  ở Downtown, ở bờ biển hay những trục lộ chính thì đông người, ồn ào náo nhiệt, nhưng những khu vực kế cận thì rất còn rất hoang sơ: có nhiều hồ lớn, hồ nhỏ, những con kinh dẫn nước, là nơi sinh sống của đủ loại chim trời cá nước.

Con kinh Sweetwater, chạy ngoằn ngoèo dẫn nước ra Đại Tây Dương, khi ngang qua phía sau nhà tôi, chiều rộng nó chừng hơn 10 mét, nên tôi có thể nhìn rõ ràng tới bên kia. Một hôm, khi nhìn qua bên kia bờ, có một người đang câu con gì lạ quá vừa trồi lên khỏi mặt nước; nó huơ huơ hai chân trước, một dài một ngắn vùng vẫy để thoát thân. Tôi hỏi anh ta:

- Anh ơi, anh câu con gì lạ vậy?

Anh ta tự nhiên trả lời:

- Con cá sấu.

- Nguy hiểm quá! Sao anh không kêu người của thành phố  đến giúp?

Anh cho biết anh là một ngư phủ, không cần phải có người trợ giúp, anh sẽ bắt nó đem thả về với tự nhiên...

Con cá sấu anh ngư phủ bên  kia bờ kinh sweetwater câu được rõ ràng có một chân trước “vẹo ne“, giống như con sấu vừa trở lại khu xóm này. Có phải nó trở lại tìm thăm chàng ngư phủ hôm nào đã giúp phóng sinh nó?

Người ta kể nhiều chuyện về các loài vật như: thù dai, nhớ dai,... không biết có đúng không?

Có lần tôi bắt được con ‘Iguana’ (một loại thằn lằn gọi là con giong hoặc kỳ đà,) nặng chừng 10 lbs, đem thả nó cách xa nhà tôi chừng 300 mét, nhưng 3 tuần sau nó lại xuất hiện bò sau nhà, cái đầu nhịp nhịp nhìn tôi!

Một buổi trưa, không lâu sau ngày con cá sấu trở lại thăm viếng, trời đang quang đãng, bỗng nhiên mây đen kéo đến, mưa rơi nhẹ hạt... Bất ngờ có tia chớp từ trên cao xẹt xuống, theo sau là hai tiếng nổ lớn, một tia đánh trúng cái trụ điện, kế bên gốc cây sồi, nơi mà khi trước con cá sấu nằm, khói bay mù mịt trên cột điện, dây điện đứt rơi xuống bốc cháy.

Xe chửa lửa được gọi đến. Họ chận đường, cấm xe qua lại và để cho ngọn lửa cháy tự nhiên... chừng 15 phút sau, ngọn lửa tự động tắt. Một đoàn xe chuyên dụng kéo đến, nối lại dây điện; nhưng 7 giờ sau mới có điện, thì ra cái hộp hạ thế bị cháy, sở điện FPL phải mất nhiều thời gian để tìm cái mới thay thế.

Con cá sấu nằm dưới gốc cây, bên cạnh trụ điện, rồi trụ điện bị sét đánh nhiều người cho rằng nơi đó có điều gì không bình thường: âm dương không được hài hòa; nhưng có nhiều người nói rằng đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên, thường xảy ra chung quanh chúng ta.

Khi có điện lại, tôi xem tin tức: từ Đại Tây Dương có nhiều tụ mây đang tiến về vùng Caribe và nước Mỹ. Không lâu sau một trong số đó lớn lên thành bão Dorian. Bão Dorian rất mạnh lên đến Gategory 4 (cấp 4), với sức gió lốc 185 MPH. Chiều chủ nhật 1/9/2019, thứ hai 2/9/2019 nó đến quần đảo Bahamas, di chuyển rất chậm theo hướng NW 1 MPH, như muốn “ăn dọa“, tàn phá dữ dội quần đảo Bahamas: sẽ có nhiều người chết, nhà cửa bị thiệt hại.

Những tiểu bang Fl, GA, SC, NC,... chuẩn bị chờ bão. Đặc biệt cư dân kỳ cựu South Florida thì luôn luôn tự trấn an: bão Dorian không giống bão Andrew năm 1992 đâu, tuy rằng lộ trình từ Đại Tây Dương của cả hai giống nhau, nhưng lịch sử không bao giờ lặp lại?

Năm 1992, khi bão Andrew tiến gần South Florida, theo dự đoán lúc đó lộ trình của Andrew sẽ không vào Miami, mà di chuyển lên hướng Bắc; nhưng bỗng nhiên nó đổi hướng tiến về hướng Tây, tàn phá khủng khiếp: cả tháng không có điện, cây cối, nhà cửa tan nát,...

Mỗi năm đến mùa bão, người ta thường có hai đường để lựa chọn: một là di tản đến những nơi khác an toàn, hai là ở lại “tử thủ“. Những người ở lại cần phải chuẩn bị trước ít nhất một tuần như: pin đèn, xăng dầu, tã cho trẻ em, nước, thực phẩm,...

Ở tiểu bang khác thì mỗi năm chỉ có một lần “Black Friday“, còn ở Florida thì có thêm một lần nữa, là đứng xếp hàng để mua đồ chờ bão cũng xếp hàng rồng rắn,... có cảnh sát giữ gìn trật tự.

Tiển biệt chàng Dorian về hướng Bắc, Miami, Florida không bị tổn thất, chỉ có gió từ 30-40 MPH, mọi người không nhẹ nhõm; nhưng quang cảnh trái ngược nhau, chợ búa thì vắng tanh không người, chỗ tập thể dục thì đông người xếp hàng, công viên thì ồn ào náo nhiệt. Nguyên nhân là do những ngày chờ bão, giam kỹ trong nhà hết xem truyền hình thì mở “internet“ rồi có sẵn thực phẩm để ăn, bỏ thì uổng nên phải ăn kết quả là lên cân “đột biến“! Nên phải đi tập thể dục cho xuống cân. Vì các cửa hàng không nhận hàng trả lại (Hurricane product returns are not accepted).

Nhìn về quần đảo Bahamas, bị bão Durian tàn phá nặng nề, nhiều hội đoàn đã nhận sự trợ giúp từ tiền bạc đến thực phẩm, thuốc men,... để giúp người bị thên tai qua cơn ngặt nghèo, người láng giềng của chúng ta.

 

*

2. Cắt A-Mi-Đan, "Tonsils Removwed"

 

Ba tháng hè qua nhanh, tháng Tám các trường học bắt đầu tựu trường; tùy theo tiểu bang, ngày nhập học có thể khác nhau cả tuần lễ. Từ học trò đến phụ huynh đều có những bận rộn lo toan khác nhau. Các nơi bán học cụ: từ "online", các siêu thị đều phải mở cửa thêm giờ để phục vụ khách hàng. Về sức khỏe càng được chú ý, nhất là những học trò nhỏ dễ bị lây lan do sức đề kháng yếu.

Trong một gia đình có cháu be, cháu vừa ngủ đã nghe vang lên tiếng ngáy "khò khò." Ấy là vì cái mũi của bé bị nghẹt, cái miệng phải há lớn ra, để thở. Mỗi khi trở trời đổi gió, thì bé càng dễ bệnh. Bác sĩ nói để giúp bé dễ thở, phải đưa bé đi làm phẫu thuật, “tonsils removed” tức là đi cắt cái cục a-mi-đan ở cổ. Mọi người trong gia đình đều tán thành, nhưng tía nó thì chần chừ, xin hãy chờ thêm thời gian vì đứa con còn quá nhỏ nếu lỡ có chuyện không may, đâu ai biết được, sẽ ân hận khôn  nguôi; mặc dù tía má nó từng đọc qua cách mà bác sĩ phẫu thuật cho các bé.

(Theo American Academy of Otolaryngology thì mỗi năm trẻ em dưới 15 tuổi ở Mỹ, có hơn 530.000 trường hợp đứng thứ hai số lần phẫu  thuật được thực hiện: cắt bỏ "tonsil" (Tonsils removed) và AV. Những ca nầy rất thành công, trong ngày các em sẽ được về nhà).

Nhớ ngày xưa, trong gia đình của tía nó có ba anh em trai (má mang bầu, đến Mỹ sanh thêm một cặp con trai). Tại Việt Nam trong buổi giao thời giữa cũ và mới, cuộc sống mọi người đều vất vả khó khăn từ cái ăn, cái ở,... Bệnh thì âu dược thì có Aspirin, Pinicillin, Streptomycin,... quốc doanh, nhưng nhiều người ưa chuộng thuốc chính hiệu từ ngoại quốc gởi về; trong khi đó không ít người thích dùng thuốc Nam, thuốc Bắc như xuyên tâm liên, hà thủ ô, chùm ngây,... còn đông trùng hạ thảo, sâm Cao Ly là hàng cao cấp. Trong gia đình tía nó, mỗi khi có người bệnh, thì đi ra mấy tiệm tạp hóa đưa thuốc uống, đâu cần đi bác sĩ tốn tiền thêm lo. Lúc hè thu nóng bức thi có cái quạt máy chạy vù vù, lấn áp tiếng ngáy khò khò của mọi người, nhưng lớn nhứt là của ông nội nó.

Rồi một ngày, khi giật mình thức dậy tía nó thấy mình đang lênh đênh trên biển cả, rồi lên đảo Bidong, Phi Luật Tân, tiếng ngáy cả nhà vẫn vang vang lớn hơn, như tiếng mẹ ru vào mộng. Cái quan niệm: con người là một sinh vật hoàn thiện được tạo hóa ban cho, đâu cần phải cắt bỏ hay thêm vào làm chi cho phiền phức. Ông Bành Tổ sống lâu trăm tuổi, mà đâu cần phải phẫu thuật gì.

Tuy tgi1a nó ngần ngại, nhưng sau cùng, trước một tháng đến ngày tựu trường, đứa bé cũng được đưa đi phẫu thuật. Tất cả những thủ tục giấy tờ đều làm xong, mọi người ở phòng chờ đợi, chỉ mình bé được đưa vào phòng phẫu thuật... Khi tía nó vào... "rest room" trở lại, không hơn 20 phút, thì đứa bé được đưa ra, nằm  quẹo cổ ngủ vì còn thuốc gây mê.

Cháu bé dần dần bình phục, chỗ cắt bỏ còn đau, chỉ ăn đồ nhẹ: sữa, cream,... Chỉ nói bằng đầu lưỡi, như chim con học hót.

Như một phép mà ơn trên ban tặng, đứa bé nay ngủ không còn nghe tiếng ngáy. Ăn uống dễ dàng, vui tươi  hơn da dẻ hồng hào khoẻ mạnh.

Trong nhà mỗi đêm khuya thanh vắng cái âm thanh khò khò giọng trầm mất đi, chỉ còn lại cái giọng bỗng ngân lên của tía nó. Một hôm, con bé lại có ý kiến:

- Tía ơi, tía ngáy lớn quá làm con ngủ không được, chừng nào tới phiên tía đi cắt "tonsils"?

Khoa học càng ngày càng tiến bộ, những nhà khoa học miệt mài ngày đêm tìm tòi, phát minh, những cái mới để phục vụ con người, trong mọi lãnh vực... Trên đời nầy không có gì là tuyệt đối, hoàn hảo,... nhất là ngành chuyên về sức khỏe con người, dù cho trước khi được phép sử dụng. Người ta phải trải qua nhiều giai đoạn: trong phòng thí nghiệm, đến thú vật,...cuối cùng khi đem ra thị trường, còn phải theo dõi, điều chỉnh lại...

Từ khi đưa con đi "removed tonsils" bằng tia "laser", rồi đứa con trở nên khỏe mạnh, làm tía nó suy nghĩ rất nhiều, mình nên làm cái gì để giúp đỡ người khác, để trả ơn đời? Một hôm trong cửa hàng Rite Aid, nơi tía nó làm, có một ông cụ thân hình cao lớn như một cầu thủ, ước chừng 7 feet, đưa cái toa của bác sĩ để trị loãng máu, đó là lọai thuốc mới rầt công hiệu, nhưng rất đắt: dùng 30 ngày, 120 viên... hơn ngàn Mỹ kim, nhưng bảo  hiểm không trả tiền cho thuốc mới. Nhìn ông cụ, thấy thảm thương vô cùng, mình phải làm gì đây để giúp? Tía nó hỏi thêm nhiều chi tiết về cá nhân ông cụ, rồi lục tìm "coupon" giảm giá dành cho thuốc mới (chỉ được một lần), rồi chờ đợi...

Hơn nửa giờ sau, trên máy vi tính hiện ra, giá tiền phải trả là: 0.00. Tía nó gọi ông cụ lại báo tin vui.

Ông cụ tiến lại gần, hỏi lại:

 - Là số 0, nghĩa là khỏi phải trả tiền?

Rồi bất thình lình, ông ta trườn mình qua khung "window", ôm tía nó. Ông ta cao lớn, tía nó thì nhỏ con lại đang ngồi, ông cụ mất thăng bằng, chân rời khỏi mặt đất, đầu chúi ngã vào bên trong...

 - Âm ầm!

Mọi người nghe tiếng la, tưởng đâu là "robber" hay "terrorist" chạy đến, đỡ họ lên, trong khi ông cụ đôi tay vẫn còn ôm chặt cổ  tía nó.

Sau khi lấy lại bình tĩnh, ông cụ xin lỗi mọi người, ông chỉ muốn ôm hôn tía nó để cám ơn thôi!

Riêng tía nó, cần cổ vẫn còn đau, phải dán mấy miếng Salonpas.

Khi đi làm về, mọi người ngồi ăn cơm tối, con bé nhìn tía nó hỏi:

 - Tía ơi, tía đi "removed tonsils" rồi à! Con thấy cái cần cổ của tía nghiêng nghiêng, không thẳng.

 Đưa tay sờ lên cổ, tía nó trả lời:

 - Chưa, đây chỉ là tai nạn nghề nghiệp thôi con!

 

Y Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,030,563
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Năm 2016, bà nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến