Hôm nay,  

Di Tản Năm 1975: Má Ơi, Má Ở Đâu?

10/10/201900:00:00(Xem: 12445)

Tác giả lần đầu gửi bài Viết Về Nước Mỹ và cho biết tên thật là Trương Thị Anh Đào là tên thật. Năm sinh: 1962. Qua Mỹ theo diện ODP năm 2011. Hiện là cư dân Anaheim, Califlornia, đang làm việc cho chương trình IHSS Public Authority. Như bài viết cho thấy, tác giả kể là chị em bà lạc mẹ từ thời thơ ấu trước 1975. Lần đầu tiên, bà  cố viết bài này để mong biết được tin gì đó về người mẹ. Tựa đề gốc của bài là câu hỏi  “Có, không, mẹ tôi trong làn sóng người di tản năm đó?” được rút gọn theo nội dung. Mong tác giả sớm có tin vui và sẽ tiếp tục viết.

 

***

 

Vài năm trước, nhân một ngày đi Chùa tôi đến một góc mà thiên hạ hay đem những băng đĩa cũ bỏ đó cho ai muốn lấy thì lấy. Tình cờ, thấy một đĩa DVD có tựa đề Sàigon di tản năm 1975, tôi lấy liền. Dễ gì mà có những cái DVD quý giá này.

Năm 1975, hơn 40 năm trước, tôi còn là con nít nhỏ, chưa hiểu gì về cái gọi là “giải phóng.” Chỉ nhớ, tự nhiên sao thấy mọi người bỏ nhà bỏ cửa chạy vô ở trong Chùa trước cửa nhà mình.   Rồi cũng tự nhiên vào một buổi sáng, mọi người lại chạy ùa hết ra ngoài la lớn lên rằng: Ngừng bắn rồi, ngừng bắn rồi! Tụi tôi và những đứa con nít sau mấy ngày qua bị  “nhốt” trong Chùa,  được thả ra ngoài mừng quá cũng chạy nhảy rượt bắt nhau la hét ỏm tỏi. Nhưng cũng từ đó về sau nhà chùa ngày vắng vẻ...

Đem cái đĩa DVD đó về nhà coi, tôi thấy những cuộc di tản bằng trực thăng, những chiếc thang dây dài thòn từ máy bay xuống tới nóc nhà đầy những người là người. Rồi trên những chiếc tàu rất lớn cũng thấy đầy những dòng người chen chúc...

Nhìn những hình ảnh di tản ấy, bỗng nhiên tôi thấy lòng mình nhói lên tiếng kêu “Má ơi, Má đang ở đâu. Có má tôi trong hàng hàng lớp lớp người đang di tản kia không? Má đang ở đâu? Sao chị em con không bao giờ thấy má? Cũng không thể tưởng tượng ra má.

Đúng là từ nhỏ chúng tôi không hề được sống với má.  Chỉ một lần duy nhất chúng con được gặp má một lần, mà cũng chỉ là gặp gỡ thoáng qua, khi tuổi còn quá nhỏ. Sau này nghe người lớn kể lại, chúng tôi mới mơ hồ nhớ ra là cũng từng có lần gặp má.

Đó là vào năm 1973, không thể biết ngày tháng. Sáng hôm đó, lúc chị em tôi đang ngồi học ở trường Tiểu học tư thục Ngọc Thanh của Bà Bảy Hội đồng (không nhớ là Hội đồng gì) ở cuối chợ cây Quéo, quận Bình Thạnh, thì có người vô xin cô giáo cho hai chị em về. Nhà trường cho về và bác xích lô đạp chở hai chị em lại chỗ bà tôi đang bán mắm cũng ở trong chợ Cây Quéo đó để phụ bà dọn dẹp hàng về nhà sớm. Sau khi sắp xếp những thau mắm và đồ đạc vào nhà xong là cấp tốc bác xích lô chở ba bà cháu đi lên Gò Vấp liền, là nhà của người bà thứ ba, còn bà đang nuôi hai chị em tôi là bà thứ năm, ông ngoại tôi thứ bảy, là út, má tôi kêu hai người này là cô ruột.

Tại nhà bà Ba, chị em tôi đang cùng những người anh chị họ cùng trang lứa chạy giỡn, bỗng nhiên  có lúc người lớn kêu riêng hai chị em tôi dẫn vô nhà. Trong nhà, có  một bà đang ngồi trên cái đi văng bằng ván gỗ đã lên nước bóng loáng. Bà Năm, người đang nuôi tôi, chỉ về phía đi văng, bảo hai đứa đi lại má của các con đi!

Hai chị em rụt rè từ từ đi lại đi văng. Tôi còn nhớ mang máng là má tôi ôm em tôi trước, cầm nắm vuốt ve nó vừa hỏi bà tôi: đây là T.Đ (là tên em của tôi) hả, xong má đẩy em tôi ra và kéo tôi lại cũng rờ, nắm, nhìn ngó xong và hỏi bà tôi tên của tôi. Tôi chỉ nhớ bà tôi trả lời là: Ừ, hai đứa nó là con của mầy đó, đứa đang đứng trong lòng mầy là đứa lớn, còn đứa kia là em nó. Chỉ chờ có vậy là chúng tôi lại tiếp tục chạy đi chơi với các anh chị nữa.

Cho đến khi bà tôi kêu hai chị em đi về, mà khi về thì bằng taxi và lại có má tôi cùng ngồi trên đó nữa. Hình như má tôi ngồi hàng ghế kế tài xế, còn ba bà cháu tôi thì ngồi ở băng dưới. Tôi nhớ chỉ nghe loáng thoáng hình như má tôi năn nỉ bà tôi cho hai chị em tôi đi với má, và tôi cũng chỉ nghe đại khái bà trả lời là: làm sao mà cho hai đứa nhỏ đi theo mày được!

Khi đi về ngang nhà ông thầy thuốc Ba Nhỏ (trước 1975 hình như là đường Hoàng Hoa Thám thì phải) ngay đường hẻm, vì đó là con đường tắt mà những người ở khu vực đó và xóm tôi qua lại, thì ngừng xe lại cho ba bà cháu tôi về.

Đứng lừng xừng một hồi thì bà kêu hai chị em lại và ba bà cháu đi về. Đi được một đoạn, quay đầu lại tôi thấy má tôi vẫn đứng đó dòm theo. Và kể từ ngày đó cho đến nay thì má tôi đã biệt vô âm tín. Trong họ hàng không có một ai biết bất cứ tin tức gì về má dù chỉ là một tin nhỏ nhất.

Năm đó tôi mười một tuổi còn em tôi mười tuổi, mà  không được thông minh lanh lợi như con nít thời nay. Do đó chị em tôi không hiểu gì về hoàn cảnh của mình.

Sau này nghe người lớn kể lại là má tôi làm trong Sở Mỹ, có thể trong ngành An ninh hoặc Quân đội gì đó. Năm 1973 là năm Mỹ ký kết hiệp định Paris đình chiến, Mỹ phải rút quân về nước hết, và cho những nhân viên cùng gia đình đi theo nên má tôi về tìm hai đứa con cùng đi (thời gian đó ông ngoại tôi đã mất được ba năm) những người lớn nói lúc đó đã thấy má tôi bệnh rồi.

Có thể vì thế mà những người lớn không yên lòng giao cháu chăng? Hoặc có thể nghĩ là cho các cháu đi rồi thì vĩnh viễn sẽ không bao giờ còn gặp lại nữa, vì có biết nước Mỹ nó ở cái nơi mô tê nào mà đi thăm.

Theo thời gian, hai chị em tôi lớn lên như những đứa trẻ mồ côi khác. Đã được dạy dỗ đàng hoàng, việc ăn học thì ngước lên không bằng ai, nhưng ngó xuống thì đỡ hơn những đứa mồ côi cùng trang lứa. Có một điều dĩ nhiên và chắc chắn rằng: những đứa trẻ như chúng tôi, không có một chút cảm nhận gì về tình phụ mẫu thiêng liêng cao cả. Có chăng chỉ là đọc trong truyện, sách, báo, coi phim, ảnh mà thôi! Vì thế , khi lớn lên, có sự hiểu biết rồi, lúc còn ở Việt Nam và ngay cả khi đã qua Mỹ cho đến nay, thì việc đi tìm người thân sinh ra mình nó không mặn mòi gì cho lắm.

Lúc còn ở Việt Nam, một lần vô tình coi được chương trình: như chưa hề có cuộc chia ly, chiếu trên tivi.

Những hoàn cảnh vô cùng bi đát và đau thương, có những hoàn cảnh kết thúc rất có hậu, nước mắt tôi cũng tuôn rơi vui mừng theo những hoàn cảnh đó. Tôi cũng muốn thử tìm má mình ra sao theo chương trình này, nhưng đã quá muộn, đã kề cận ngày lên máy bay đoàn tụ với em tôi.

Trước đó bên Mỹ em tôi cũng đăng báo tìm má, nhưng  không có kết quả gì hết. Khi qua đến đất nước này, tôi cũng vài lần có ý định đi tìm má thử, nhưng biết tìm ở đâu? Trong khi tiếng Anh tiếng u không rành rẽ gì lắm, cộng với biết bao áp lực khác trong cuộc sống đã không cho mình có đủ tâm trí về việc đi tìm mẹ nữa. Những người ở trên xứ Cờ hoa này lâu sẽ hiểu được cuộc sống nơi “Thiên đàng” này như thế nào rồi?

Đã bao lần đặt bút lên tờ giấy, có khi được vài hàng, cũng có khi được nửa trang thì hoàn cảnh lại buộc phải buông bút xuống. Thế rồi...  gần đây, nhờ được đọc những bài “Viết Về Nước Mỹ”, tôi mới quyết định đặt bút viết. 

Sau nhiều cố gắng, tôi mới có thể viết trọn bài này, nhưng hiểu là mọi chuyện mình đã kể đều là thứ mơ hồ, không đầu không đuôi.

Dù sao, tôi vẫn quyết định gửi bài viết này đi. Chỉ với một hy vọng  mong manh, là nhờ bài này mà có thể biết được một chút tin tức gì về mẹ mình. Dù đó chỉ là cái tin người mẹ kia, đã không còn ở trên thế gian này!

Má ơi. Má ở đâu? Làm sao chị em chúng con biết tin về má. Để hàng năm, chị em con trong mùa Vu Lan báo hiếu cha mẹ, biết được tên Cha Mẹ mình và có thể tới Chùa làm lễ cầu an hoặc cầu siêu cho cha mẹ.

Hiện tại mỗi năm chị em con chỉ biết làm lễ cho Mẹ trên cả hai lĩnh vực vừa Cầu An mà cũng vừa Cầu Siêu (vì có biết mẹ mình đang ở cõi nào, cõi đời hay cõi Trời, cõi nào.)

Má ơi, chị em chúng con mong tin má.

 

Trương Thị Anh Đào

                                                         

Địa chỉ liên lạc:

2775 W Madison Cir.

Anaheim, CA 92801-8900

Ý kiến bạn đọc
17/10/201918:33:51
Khách
Một người bạn của em đã tìm ra người bố thất lạc qua ancestry.com đó chị, chị nên order kit của ancestry rồi tìm xem có người nào trùng DNA với chị ko, có thể má chị còn những người con khác hoặc cousins đã check DNA, chị có thể liên lạc với người nào có DNA giống chị rồi từ từ kiếm ra má chị thôi. Chúc chị may mắn!
16/10/201905:16:15
Khách
Y kien cua moi nguoi la rat dung, nhat la cua Le Nhu Duc, va toi muon gop them vao y kien cua Le nhu Duc la lien lac voi USAID, https://www.usaid.gov. Ngoai ra tac gia thu dung dich vu cua https://www.ancestry.com.
Cho toi biet neu toi co' the giup gi cho tac gia khong nhe. Rat mong tac gia som tim duoc thong tin cua Me.
12/10/201912:55:51
Khách
Thiếu tin tức về chổ ở, hàng xóm, tên những người thân hoặc láng giềng thì làm sao mà kiếm được....
11/10/201908:38:45
Khách
Chị Anh Đào, bài viết của chị làm tui mủi lòng. Tui phải đọc lại thêm một lần, rồi một lần nữa để... tận ngậm ngùi thương cho chị.
Tui tin điều diễm tuyệt nhất mà ông Trời ban tặng cho loài người đó là Tình Mẹ. Tui cầu mong cho chị nhận được thật nhiều thương yêu từ đời sống hầu bù đắp phần nào tình mẫu tử mà chị thiếu vắng.
Mong chị sẽ tiếp tục trải lòng để Yêu Thương và được Thương Yêu!
Mong chị luôn giữ gìn.
10/10/201922:35:35
Khách
Tác giả không một lần nhắc đến người cha, xin phép tò mò là người mẹ ra đi một mình hay đi với chồng? Đúng là cần phải biết tên mẹ thì văn phòng cựu chiến bịnh hoặc các Facebooker mới giúp tìm người được. Mong tác giả tìm lại được mẹ và còn sống trên đời.
Thanh Mai
10/10/201919:38:45
Khách
Một người bạn tôi có ý kiến rất hay,tác giả nên gia nhập Facebook sẽ có nhiều
người giúp bạn
Mến chúc tác giả sớm tìm ra tin tức của MÁ
10/10/201913:02:19
Khách
Mẹ của tác giả di tản vì làm cho cơ quan quân sự của Hoa Kỳ nên sự tìm kiếm sẽ không khó khăn mấy vì hồ sơ của tất cả những nhân viên di tản đã được cất giữ kỹ lưỡng.
Vấn đề chính yếu là tác giả phải biết được tên tuổi của người mẹ mình rồi liên lạc với văn phòng di trú, sở cựu chiến binh (Department of Veterans Affairs) và Bộ Tư Lệnh Nhân Lực Quân Đội Hoa Kỳ (US Army Human Resources Command).
Thân chúc tác giả và gia đình sẽ nhận được tin vui.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,012,124
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Năm 2016, bà nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến