Hôm nay,  

Tản Mạn Trận Bán Kết Mỹ Đức

02/07/201500:00:00(Xem: 9194)

Tác giả: Nguyễn Thị Thêm
Bài số 3559-16-30109vb5070215

Giải vô địch túc cầu nữ - 2015 Womens World Cup- vừa có trận bán kết sôi nổi hôm Thứ Ba 30-6-2015. Mời đọc thêm bài viết còn sức nóng của tác giả Nguyễn Thị Thêm. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975: Dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO. Với 9 bài viết trong năm 2015, bà là một trong 10 tác giả được bình chọn vào danh sách giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ 16.

blank
Đội Mỹ reo mừng.

* * *

Trận đấu giữa Đức và Mỹ vừa kết thúc.

Một trận banh thư hùng coi thật đã.

Mình dù sao cũng là công dân Mỹ coi trận này xong trong lòng rất tự hào. Không phải chỉ vì Mỹ được vào Final mà vì những cô gái này đá quá tuyệt vời.

Tôi không phải là một người bình luận bóng đá. Tôi coi bóng đá với sự đam mê theo dõi trái banh trên sân cỏ. Trong đó còn có tình cảm và cái nhìn của một người phụ nữ.

Tôi yêu quá đôi mắt tuyệt đẹp, gương mặt diễm lệ của cô gái tài ba Morgan số 13. Đôi chân và nét đẹp của cô lôi cuốn tôi và dường như hầu hết mọi người trên khắp thế giới. Cô đã sống hết mình trên sân cỏ, và chỉ được thay thế vào những phút còn lại cuối cùng của trận đấu.

Người tôi có cảm tình nhiều nhất là thủ môn Solo số 1. Có lẽ vì cô đã một lần tham dự “Dancing With The Stars” nên tôi quen mặt. Ở chương trình này Solo vừa nhảy đẹp vừa quyến rũ và tôi là một Fan hâm mộ cô ta. Nơi sân bóng, Solo lại chứng tỏ bản lãnh tay nghề thật của mình. Xinh đẹp và tự tin. Trận đấu hôm nay vì đội Mỹ trên cơ nên thủ môn thật nhàn nhã. Những pha tấn công khung thành của đội Đức không lấy gì nguy hiểm so với khả năng bắt bóng của Solo. Nên hôm nay cô nàng quả thật thoải mái.

Hầu hết các nữ vận động viên của đội Mỹ đều đẹp, chạy nhanh, có sức và chơi rất hay.

Tôi có vài người quen, họ không thích xem phụ nữ đá banh. Họ quan niệm phụ nữ vào sân cỏ giống như đàn ông, thô kệch và mất đi nữ tính. Riêng tôi tôi lại thấy khác. Phụ nữ chơi bóng đá chứng tỏ được khả năng về thể lực của mình không thua gì nam giới. Họ còn chứng tỏ được sự dẽo dai và ôn hòa trong cuộc chơi.

Trong những trận đấu hay, cân sức. Các cô gái áo trắng, áo đỏ trên thảm cỏ màu xanh trông quá đẹp. Họ như những lượn sóng nhấp nhô rượt đuổi theo đường lăn của bóng. Trận đấu đẹp như một màn hòa tấu vĩ đại.Họ hòa mình vào những diễn biến của trận đấu và trái banh như những nốt nhạc đưa các cô đi theo. Có những giây phút căng thẳng, nhạc đồng trỗi lên cao, cuốn hút, dồn dập, có khi dìu dặt nhẹ nhàng. Trong giờ phút nguy hiểm chờ đợi trái banh tung lưới tôi có cảm giác như nhạc sĩ đã đưa nốt cao nhất, vút lên rồi mất hút. Để rồi trả lại không gian là tiếng vỗ tay, la hét vang rền của khán giả. Trái tim bóp lại, mọi thứ vỡ òa.

Các bạn có thấy khi Đức nhận được quả phạt trực tiếp (vì lỗi của số 19 với một thẻ vàng) vào phút thứ 60. Cả cầu trường như đóng băng vì hồi hộp. Thủ môn Solo chuẩn bị tư thế. Nhưng cú đá của số 13 đã không lọt lưới mà tạt ra bên ngoài. Hội trường như mở hội vui mừng, chen lẫn tiếc nuối. Tiếc quá một cơ hội bằng vàng của Đức để lập tỉ số.

Phút thứ 67, Morgan bị một cầu thủ Đức chơi xấu và đội Mỹ lại được hưởng một cú phạt trực tiếp đáp lễ. Lloyd (số 10) đã đá thủng lưới một cú quá đẹp. Mỹ dẫn đầu với tỉ số 1-0.

Niềm tin chiến thắng nắm chắc trên tay đội Mỹ và cũng khiến đội Đức phản công kịch liệt để gỡ huề.Thế nhưng những cô gái tóc vàng xinh đẹp nhà ta không chịu khuất phục. Những pha tấn công liên tục mở ra. Ở phút 84 chỉ còn 6 phút phù du để chấm dứt trận đấu, một sự kết hợp tuyệt vời và thần tốc của số 10 và số 5 (O'Hara). Mỹ một lần nữa đá thủng lưới đội Đức đem về tỉ số 2-0 cho đội nhà.


Một trấn đấu quá đẹp dưới con mắt nhà quê của tôi. Tôi vỗ tay la lớn vui mừng. Trận đấu kết thúc trong sự mong đợi của hầu hết mọi người. Cám ơn các cô gái xinh đẹp và bản lãnh. Đây là món quà giá trị các cô mang tặng cho tất cả người Mỹ yêu bóng đá trong mùa Lễ Độc Lập Hoa Kỳ.

Riêng tôi mỗi lần xem một đội bóng nữ thi đấu, trái tim tôi thắt lại, hồi hộp và thương. Những bông hoa xinh đẹp, gương mặt rạng ngời đang đùa với mạng sống của mình.

Ngày xưa ba tôi là huấn luyên viên bóng đá, dù chỉ là một đơn vị nhỏ, nhưng ông đã đem tôi lại gần sân bóng và yêu thích những trái banh lăn. Riêng các anh em tôi không người nào theo con đường thể thao này. Bởi má tôi không muốn con cái phải đối diện với những hiểm nguy.

Khi trái banh lăn, muốn giành lại thì phải dùng những kỹ thuật lấy banh, phải khều, móc và lừa thật là nguy hiểm. Những cú đội đầu kinh hồn, những va chạm khi tranh nhau trái banh: Té lăn quay, chảy máu, u đầu, gãy tay, gãy chân... Khi hai người cùng tung người lên để đón banh và đụng vào nhau thì thật dễ sợ.

Trong trận hôm nay máu đã đổ vào phút thứ 29, khi số 18 của Đức và số 14 của Mỹ cùng tung người lên đón trái banh. Hai cô cùng ngã xuống một lượt. Không ai có lỗi vì đó chỉ là tai nạn nghề nghiệp. Đầu cầu thủ số 18 của Đức bị va chạm mạnh, máu tuôn ra khá nhiều. Dù đã được sơ cứu, nhưng khi cô gái đứng lên máu vẫn tươm ra trên tóc và chảy dài xuống má.

Cầu thủ số 14 của Mỹ nằm thật lâu. Khi được đứng dậy, tôi đã thấy những người sơ cứu đưa tay làm trắc nghiệm xem mắt và đầu cô ta có bình thường hay không. Cuối cùng cả hai cầu thủ đều ra tiếp tục đá. Tôi nhìn mà thương lẫn kính phục.

Điểm tôi chú ý và ngậm ngùi nhất là lúc tan trận, khi những cầu thủ Mỹ mừng rỡ ôm nhau cười tươi mừng chiến thắng. Trong những tích tắc của camera quét qua. Tôi đã thấy cô gái số 18 của Đức máu lại tuôn ra chảy trên mặt. Cô cúi đầu xuống và đi qua. Ôi! đâu là vinh quang, đâu là thất bại. Mọi thứ trên đời đều phải có lúc kết thúc. Kết thúc đôi khi là vinh quang, cũng có khi là thất bại đau buồn.

Đá banh chỉ là game thôi! Là trò chơi của con người để giải trí. Nhưng trò chơi này có một hấp lực kinh hồn và lớn mạnh. Nó lớn mạnh đến nỗi đôi khi biến thành cuồng tín giữa các fan và cầu thủ. Là trò chơi bài bạc đến tán gia bại sản, làm tan vỡ nhiều mái ấm gia đình.

Tản mạn trận đấu hôm nay, các bạn có để ý như tôi không?

Hai nữ huấn luyện viên của Mỹ và Đức đều mặc áo đen. Hai người đều tóc vàng và có gương mặt khá giống nhau. Cương nghị, bản lãnh và xinh đẹp, một nét đẹp rất Âu Châu. Bà HLV đội Mỹ áo có lằn viền màu vàng và bà ta rất điềm tỉnh ngồi theo dõi trận đấu. Bà HLV đội Đức khá căng thẳng, đi tới đi lui và nôn nóng. Hai bà quả xứng đáng là hai nữ kiện tướng của bóng đá nữ.

Trận đấu đã kết thúc rồi. Đội Mỹ chiến thắng với tỷ số 2-0.

Các cô gái lại tập luyện gay gắt hơn để vào vòng chung kết.

Những đôi chân vàng lại tiếp tục chạy trên sân cỏ. Những mái tóc cắt ngắn hay cột thật cao đong đưa theo những bước chân nhà nghề cuốn hút hàng tỉ người trên thế giới.

Một trận đấu đẹp không chỉ là đá hay mà còn phải có kỹ thuật và tình người. Tôi đã thấy tình người trên sân cỏ hôm nay khi những cô gái vội vàng dìu đở hay săn sóc đối thủ của mình.

Dù đôi chân có rắn chắc và nhanh lẹ tới đâu, đầu có cứng thế nào để nhận trái banh từ xa lao tới, nhưng trái tim các cô gái này vẫn là trái tim của những người phụ nữ.

Trái tim yêu thương, dịu dàng và đôn hậu.

30/6/15

Nguyễn Thị Thêm

Ý kiến bạn đọc
12/04/201815:31:21
Khách
bai viet rat de thuong
02/07/201523:47:17
Khách
👍 tuyệt vời 👍👍👍
02/07/201515:54:49
Khách
Nguyễn Thị Thêm một "hậu duê" Ngô Quyền rất đáng khâm phục.
Khi xem hai đội tuyển bóng đá nữ Mỹ & Đức tranh tài trên sân cỏ,tôi cũng la hét tưng bừng, không còn nhớ là mình đã lên chức bà nội, bà ngoại lâu rùi.
Kính chúc tác gỉa NguyễnThị Thêm, thêm mạnh giỏi.
02/07/201515:31:35
Khách
Bài viết rất hay. Xin cám ơn tác giả. Chỉ xin một góp ý nhỏ: Hai quả đá phạt được nhắc đến trong bài là "phạt đền"; không phải là "phạt trực tiếp". Một lần nữa, xin cám ơn tác giả.
02/07/201515:21:17
Khách
Ông anh cả tôi mê đá banh từ thưở bé. Khi lớn tuổi, hết đá nổi anh làm trọng tài, sau được lên thành trọng tài quốc gia. Ngoài lương ra, mỗi lần làm trọng tài anh đuợc cho hai vé. Anh cho tôi một vé và bán chợ đen một vé. Một hôm ngồi cạnh người mua vé của anh, tôi mới biết anh bán được khá nhiều tiền.
Từ đó cứ mỗi cuối tuần tôi bao các anh tôi đi ăn chiều. Một lần anh thắc mắc hỏi tôi “mợ cho mày nhiều tiền lắm hả?”. Tôi cười đáp tôi bắt chước anh bán vé chợ đen. Anh cười khoái trí và từ đó đưa tôi luôn hai vé cho tôi bán vì tôi bán được giá hơn.
Tuần nay coi Women’s World Cup, cứ mỗi lần thấy trọng tài thổi phạt sai tôi lại nhớ tới lời anh hay than: “FIFA phải đổi luật chứ cái sân banh 110 m dài, 73 m rộng mà có một trọng tài trong sân làm sao mà nhìn thấu hết được. Khi cầu thủ sút trái banh bay 60 m, thì làm sao mà trọng tài chạy nhanh như trái banh tới gần banh để coi có cầu thủ nào xô đẩy không?” Trọng tài biên chỉ được thổi việt vị và không được bước vô sân.
Sân Basketball chỉ có 26 m dài mà ba trọng tài bắt còn trật, đôi khi phải coi lại phim mới thấy hết.
Chiều qua coi Nhật đá với Anh thấy cầu thủ Nhật như đàn ông. Ớn quá. Đề nghị các nàng phải trang điểm chút chút trước khi ra sân chứ nhìn người đẹp mà cứ muốn đi…tu.
02/07/201514:42:16
Khách
Rat tiec la em khong biet su dung cach viet tieng Viet co dau nen nho Viet bao giup dum rat la cam on....
02/07/201514:36:56
Khách
Em cung la phu nu va cung la nguoi da theo doi tran dau My - Duc ...qua that la Chi lot ta rat la chinh xac mot tran dau "dep" giua 2 doi, noi vui mung khi trai banh lan vao luoi kg the nao dien ta duoc...cam on Chi Them da dong gop bai viet qua hay chung minh phu nu kg thua gi nam gioi ........Em la nguoi hau nhu moi ngay deu doc nhung bai doc tu muc "Viet ve nuoc My" nen rat la thich nhung bai viet cua Chi ....hy vong Chi se co nhieu bai viet hon nua de co nhieu doc gia hon nhe!....Chuc Chi khoe va vui voi gia dinh....
02/07/201509:09:07
Khách
Bài viết tuyệt vời. Rất ngạc nhiên với tác gỉa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,309,959
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.