Hôm nay,  

Mây Trắng Trên Đầu Mẹ

11/05/200400:00:00(Xem: 118382)
Người viết: THUỶ NHƯ
Bài số 538-1076-vb2100504

Thuỷ Như, là tác giả được bình chọn cho Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm Thứ Ba, với bài viết "Người Lao Công" kể truyện cô út sinh viên cùng đi với bạn trai Việt và thầy giáo Mỹ "đụng đầu" ông bố làm lao công quét dọn trong cùng một trường đại học. Cô sinh năm 1968, đang học Teaching Credential Program tại UCI, cư trú tại Anaheim, California. Sau đây là bài viết mới của cô cho Mother’s Day.
*

Tôi đưa tay lùa tóc ra phía trước và hít thật sâu mùi thơm của mái tóc vừa mới gội. Tay tôi chợt khựng lại. Cái gì thế này" Tóc bạc" Tôi không tin vào mắt mình. Tôi nhìn chăm chăm vào cái gương soi và tay chậm chậm lần rẽ mái tóc. Không phải một sợi mà có đến năm, sáu sợi tóc bạc cùng một chỗ. Tôi sững người nhìn cái màu trắng lạ lùng trên mái tóc. Cái màu thường biết đến như là biểu hiện của tuổi già hơn là tượng trưng cho sự thông thái. Chao ôi, vậy là tôi không còn là một cô sinh viên trẻ trung nữa. Những ngày tháng thanh xuân đã vụt qua mà tôi không hề hay biết. Tôi sợ đến toát mồ hôi.
Tôi bây giờ nhớ lại cảm giác hoảng sợ khi lần đầu tiên thấy những sợi tóc bạc trên đầu mà buồn cười cho chính mình. Có lẽ tại vì cái đám bạn của tôi vẫn thường khen tôi trẻ nên tôi tưởng mình chưa già. Có phải những sợi tóc bạc đã nhắc tôi sự thật về tuổi tác chăng"
Hôm đó tôi vội vàng gọi cho cô bạn thân từ hồi còn ở Việt nam để chia xẻ "cú sốc tóc bạc" của tôi. Bạn tôi cười vang trong phôn. "Tưởng gì" Tại mày học hành căng thẳng quá. Tau cũng vậy. Hôm nào mà bài vở tới ngày nộp mà làm chưa xong, rồi ráng thức đến hai, ba giờ sáng để hoàn tất. Ngày hôm sau, trên đầu có liền mấy sợi bạc. Bây giờ mày làm theo tau đi. Bảo đảm sẽ không có nhiều màu trắng trên đầu nữa đâu." "Nhuộm tóc chứ gì"" Tôi nóng nảy hỏi. Bạn tôi cười: "Không phải cái thẩm mỹ xưa như trái đất ấy đâu. Nghe đây nè. Cứ coi việc học như là một cái job vậy. Học tới mười hai giờ là đi ngủ. Không làm bài xong, cũng đi ngủ. Cuối tuần phải nghỉ giải lao…" Tôi ngắt lời cô bạn: "Mười hai giờ đi ngủ" Có mà chết với mấy cái paper." "Còn hơn là chết xác. Giờ đang đi học, có bạn bè vui vẻ không chịu đi chơi. Mai mốt ra trường tiền làm ra một đống kiếm không ra người đi chơi với mày đâu."
Tôi phải phì cười với cái lý luận kỳ quặc của cô bạn mà không cãi lại. Chẳng qua là bạn tôi là dân học thứ thiệt. Bằng cấp, học bổng cái nào cũng tầm cỡ. So với bạn tôi chỉ là tép riu. Bởi vậy tôi cứ phải miệt mài với sách vở, paper và exams và quen dần với những sợi tóc bạc trên đầu.
*
Chẳng phải bởi cái lý lẽ nghỉ ngơi của bạn tôi hay sự bận rộn với việc học làm vơi đi trong tôi cái lo bạc tóc. Sự an bình của tôi đến từ mái đầu bồng bềnh như mây trắng của mẹ.
Nhìn tóc mẹ trắng phau bây giờ, tôi lại nhớ về màu muối tiêu của tóc mẹ năm nao. Tóc mẹ mau chóng đổi sang nửa muối, nửa tiêu khi tuổi chưa đến bốn mươi. Rồi từng ngày từng ngày khó nhọc, muối càng nhiều hơn tiêu.
Tôi bây giờ căng thẳng nơi học đường với vài sợi tóc bạc nhưng biết rằng có một ngày mai tươi sáng sau khi tốt nghiệp. Mẹ ngày xưa cực nhọc nuôi đàn con nheo nhóc, khổ nhục vì chồng tù tội, kinh khiếp vì sự đấu tố của Cộng sản đã không còn có một phút giây hốt hoảng cho sự tàn phai nhan sắc của mình. Tôi nhìn tấm hình gia đình vào những năm 79, 80 mà thương và kính phục mẹ vô cùng. Chị em tôi gầy còm trong những bộ đồ may bằng vải "tiêu chuẩn" đứng nép mình vào thân mẹ xanh xao. Ký ức của những tháng ngày đen tối lại trở về trong tôi rõ ràng, đậm nét.
Tôi nhớ những sợi tóc bạc đầu tiên xuất hiện trên đầu mẹ khi ba bị các "ông cách mạng" bắt đi mất biệt. Có đến hơn một tháng lặn lội lo âu kiếm tìm, mẹ mới biết được ba bị ở tù trên núi cao. Thống nhất đât nước đâu không thấy, tôi chỉ thấy gia đình tôi và nhiều mái nhà khác đã ly tan. Tóc mẹ càng bạc hơn sau những lần đi thăm ba ở trại Tiên lãnh. Thật buồn cười cho sự trái ngược giữa địa danh và những gì xảy ra nơi trại tù ấy. Mẹ và những người bạn đã chua chát nói với nhau, "Được Tiên lãnh sao mà cực đến thế""
Những ngày ấy tôi hãy còn bé, rất bé nhưng đã biết buồn khi thấy tóc mẹ bạc quá nhanh. Ngày ấy tôi chỉ thấy hiện tượng chứ không thể hiểu tại sao. Phải, một đứa bé con làm sao có thể cảm nhận được sự đau đớn, tủi nhục của mẹ khi chỉ trong vòng vài tháng mẹ bị mất chồng, chỗ dựa vật chất lẫn tinh thần, bị đuổi dạy, vì chồng là bị xếp vào diện “ngụy”, đồ đạc trong nhà lần lượt ra đi. Mẹ phải bán những đồ đạc trong nhà để trang trải cho những chi tiêu trong nhà và cũng để cho các ông cán bộ không còn có cơ hội mượn dùng không thời hạn. Một trong những đồ vật mà ba rất thích mà mẹ phải bán trước tiên đó là chiếc xe Honda (hai bánh chứ không phải bốn bánh.) Các ông cán bộ cứ đến mượn chạy hoài mà chẳng bao giờ chịu đổ xăng.


Nhưng có lẽ cái sợ lớn hơn hết đó là bị đuổi ra khỏi nhà của chính mình. Cứ mỗi tối, mẹ phải đi họp tổ dân phố để nghe người ta "tố cáo tội ác của chế độ Mỹ ngụy" và để nghe tuyên truyền vùng kinh tế mới. Ngày ấy, dẫu còn bé, nhưng tôi vẫn tự hỏi tại sao vùng đất tốt như vậy sao các ông cán bộ không lên đó ở mà cứ giành giựt nhà cửa của người khác ở cái thị xã nhỏ bé quê tôi.
Có một lần, tôi và người chị họ lén đi theo mẹ đến buổi họp tổ dân phố. Tôi chỉ muốn biết người ta nói cái gì mỗi đêm mà mẹ tôi cứ phải ngồi đến hơn mười giờ mới được về. Núp trong bóng tối, mặc cho muỗi chích, tôi và chị họ kiên nhẫn nghe các ông bà tuyên truyền về vùng đất hứa Đắc lắc. Có lẽ người ta sợ bị đi kinh tế mới nên không ai dám mở miệng làm các ông bà cán bộ tưởng mình nói quá hay nên cứ thao thao bất tuyệt. Cũng có thể ông bà ấy chưa bao giờ được nói trước đám đông lớn dường ấy nên lên hoài, không biết đường xuống! Tôi chẳng nhớ họ đã ê a những gì ngoài câu chuyện cuối cùng. Một ông cán bộ tép riu lên phát biểu ý kiến. "Đồng bào biết không" Vùng đất đỏ cao nguyên rất màu mỡ. Cây gì trồng cũng cho kết quả rất tốt. Đồng bào không cần phải chăm sóc gì cả cũng thu hoạch được rất nhiều. Buổi sáng sau khi uống cà phê xong, ("Cà phê ở đâu ra"" Tôi tự hỏi.) quí vị ôm bó cây sắn (khoai mì) ra sau nhà. Quí vị vừa đi, vưà bẻ từng khúc cắm xuống đất. Ba tháng sau nhổ lên, quí vị biết sao không"" Có tiếng ai đó trả lời, "Thấy khúc sắn khô." Tiếng cười bật ra trong khắp đám đông một khoảng khắc, rồi chợt tắt. Cái hài hước trong câu trả lời kia có thể làm cho người nói được "Tiên lãnh" không biết ngày về. Mẹ tôi và bao nhiêu người đã sống trong nổi sợ hãi treo lơ lững như thể trong nhiều năm.
Nỗi sợ bị đuổi đi kinh tế mới, bị tịch thu nhà không chỉ có ở nơi buổi họp khu phố nhưng đã theo cả vào giấc ngủ trẻ thơ của tôi. Đã nhiều lần tôi giật mình thức giấc trong đêm vì chiêm bao thấy công an đến đuổi mẹ con tôi ra khỏi nhà. Các ông Cộng sản vẫn cứ tuyên truyền rằng chế độ ba tôi phục vụ là ác ôn, còn họ là những người rộng lượng khoan hồng. Tôi ngày ấy còn bé không biết họ nói láo, nhưng đã tin rằng họ là những người gian ác. Đuổi hai đứa bé con ra khỏi nhà lúc 6 giờ sáng, khi người cha đang ở tù, mẹ đang trên đường đi làm không thể là một việc làm của những người tử tế. Những giấc mơ kinh hoàng của tôi đã xuất phát từ câu chuyện một cô bé học chung trường bị mất nhà. Nhưng mẹ đã trấn an chúng tôi rằng chúng tôi sẽ ở mãi căn nhà của chúng tôi nếu họ không lấy nhà trước khi ba tôi về.
Thế là mẹ đã lặn lội bảy năm dài buôn bán nuôi con nheo nhóc, nuôi chồng tù tội. Mỗi sáng mẹ thức giấc trước năm giờ, đạp xe hơn mười cây số đến một chợ quê mua đồ nông phẩm, rồi đạp trở về thị xã bán lại. Hôm nào chợ ế, mẹ phải ngồi đến chiều tối để bán cho hết hàng. Tối về lại phải đi nghe các ông bà cán bộ ra rả bài ca không thôi "nhân dân làm chủ, đảng lãnh đạo và nhà nuớc quản lý." Chẳng chỉ riêng một đứa bé con như tôi ngày ấy, nhưng chắc chắn có nhiều người không thể nào hiểu tại sao họ cứ muốn quản lý đồ của người khác mà cứ tự xưng mình là một chế độ ưu việt.
Tôi càng thấy rõ cái trái ngược của một "chế độ khoan hồng" lúc ba tôi được ra tù. Khi ba về, tình cảnh gia đình tôi đã không sáng sủa hơn mà đã trở nên thêm tồi tệ. Công an đến kiểm tra hộ khẩu thường xuyên hơn để bắt người ở lậu, là ba. Thật mỉa mai trong từ ngữ của họ. Ba được thả về để sum họp với vợ con nhưng bị “chỉ định cư trú”. Không được phép ở chung nhà với gia đình mà phải về cư ngụ nơi sinh ra, nơi mà gia đình tôi không có một tấc đất.
Không thể chịu nổi cái lý lẽ ngang ngược của các "ông vua làng", mẹ con tôi theo ba trốn vào Nam lập nghiệp. Gia đình chúng tôi mưa nắng dãi dầu trên ruộng đồng cho đến ngày đi Mỹ nhờ những năm tháng ở tù của ba.
Giờ đây nơi xứ người, chị em chúng tôi cũng như bao người dân Việt khác học hành thành đạt. Nếu những ngày đen tối sau năm 75, mẹ nghe theo lời Cộng sản tuyên truyền đi vùng kinh tế mới, có thể chúng tôi đã chết vì sốt rét nơi xó rừng thiêng nước độc ấy.
Nếu ngày ấy mẹ không lao lực đến bạc đầu để lo cho chị em chúng tôi ăn học, thì có lẽ ngày nay chị em chúng tôi sẽ không có được bằng cấp như bây giờ.
Nếu ngày ấy mẹ không gieo trong chúng tôi niềm hy vọng rằng chúng tôi rồi sẽ được đi học những ngôi trường tốt hơn, thì chúng tôi có thể đi đến chỗ tự vẫn vì không được dự thi vào Đại học ở Việt nam bởi lý lịch đen của gia đình.
Mẹ đã nhìn xuyên qua màn đêm dày đặc và kinh hãi của những năm sau 75 để hướng chị em chúng tôi đến một chân trời sáng.
Làn mây trắng trên đầu mẹ ghi dấu những hy sinh chịu đựng trong những ngày khổ nhục năm xủa. Làn mây trắng, mái tóc bạc của mẹ ngày nay, tôi muôn đời nể phục và biết ơn.
Mother's Day 2004.
Kính tặng mẹ yêu quí.
Thủy Như
Xin mời quí vị đọc thêm về mẹ http://xuquang.com/vanhoc/metoi.html

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,169,055
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.