Hôm nay,  

Cali Hò Hẹn Song Lam

14/09/201400:00:00(Xem: 7820)
Tác giả: Song Lam
Bài số 4331-14-29731vb8091414

blank
Với 12 bài viết trong năm, cho thấy một sức viết mạnh mẽ, tác giả Song Lam đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014 (hình). Định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersy, bà vui vẻ tự sơ lược tiểu sử "22 năm dạy học trong nước, 22 năm làm culi job trên đất Mỹ".

* * *

Từ LAX, US Airways đã mang tôi về nhà, bỏ lại đằng sau lưng Orange County rực rỡ nắng ấm. Chỉ ba ngày lưu lại ở nơi này, sao tôi thấy lòng bâng khuân khó tả. Không có một giọt rượu nào trong suốt chuyến đi, mà thấy mình chếch choáng hơi men. Giống như nhà văn Phan khi về lại Dallas sau lần dự họp mặt Việt Báo năm ngoái, ông cũng mang tâm trạng như tôi. Rất khác với ông, tôi hoàn toàn xa lạ với mọi người ở Việt Báo, sao tôi lại có sự chuẩn bị, hăm hở, hồi hộp như lần đầu tiên gặp gỡ người tình?

Ba giờ rưỡi sáng ngày 15/8, tôi phải ngồi taxi ra phi trường để bay sớm đến DC. Và từ DC, phải mất hơn 5 tiếng để đến LAX. Phần bôn ba với công việc, phần thức khuya dậy sớm, tôi đến Little Saigon với sự rã rời mệt nhọc vô chừng. Nhưng, những nụ cười, những đón tiếp niềm nở của gia đình, bạn bè khiến tôi đủ tươi tỉnh để chuẩn bị cho "Ngày Hội Thử Giày" ngày 17/8 ở Moonlight của Việt Báo.

Cả ngày Chủ Nhật đó, tôi chẳng làm được gì, chỉ chạy vô chạy ra như gà mắc đẻ.

- Nu à, con thấy đôi giày của dì ở đâu không con?

- Ủi dùm tôi cái áo dài chưa vậy ông? Ông gọi vợ chồng cô Minh Châu chưa? Chú thiếm Hùng ở Los nói mấy giờ đến?

Ôi thôi đủ thứ chuyện trên đời.

Rất may, tôi có thằng cháu Benji đến OC trước tôi ba ngày với ba tuần lễ vacation rôm rã. Sẵn dịp này, tôi chộp nó vô dự lễ phát giải thưởng 2014 của Việt Báo để chụp hình. Tôi dặn nó chụp hình mọi người trên sân khấu và hể thấy cô sáp vô với ai là "shot" liền nghen con.

Gia đình tôi tám người cộng với ông bà tác giả Philato vừa đúng bàn số 4 ngay sân khấu. Thật hên. Khi bước vào Moonlight, tôi thật sự khớp. Làm việc với Mỹ hơn 20 năm lúc nào tôi cũng tự tin, ào ào, vậy mà vào đây chân tay líu ríu, lúng túng vì người Việt Nam đông quá. Có lẽ gần 500 người, đủ mặt chức sắc, cao thủ võ lâm, đủ mặt quý vị dân cử của California cả Mỹ lẫn Việt. Tôi thật sự vui. Gặp nhà thơ Trần Dạ Từ ở quầy bàn thức ăn appetizers, tôi xin tấm ảnh liền. Sau đó là đến gặp nhà văn Nhã Ca. Rồi tài tử Kiều Chinh, rồi CEO Hòa Bình, rồi Calvin Trần nhà thiết kế nổi tiếng ở New York, rồi MC Thụy Trinh, tác giả giám khảo Trương Ngọc Bảo Xuân…

Hội trường được trang trí thanh lịch, nhiều ý nghĩa. Những tấm pa-nô lớn trên sân khấu, trên vách nhà hàng, ngoài cửa chính của Moonlight hết sức trang trọng làm tôi nức lòng hãnh diện. Cảnh và người hoàn toàn xa lạ với tôi nhưng tôi lại có cảm giác thật thân thiện gần gũi như đã "quen nhau từ kiếp trước".

Rất nhiều các tà áo dài màu "cà-rốt" chạy tới chạy lui tiếp khách, hướng dẫn việc này việc nọ cho các tác giả từ xa mới đến Cali. Các cô gái trẻ này ở đâu mà nhiều quá vậy, trong khi tác giả trúng giải và quan khách đều xấp xỉ hoặc hơn 70? Có lẽ họ là thân hữu, là con cháu của các vị lãnh đạo Việt Báo chăng?

Bên tay trái tôi là bàn tiệc của "Việt Báo Headquarter". Tôi chỉ nhận ra ông bà Trần Dạ Từ, Nhã Ca, Kiền Chinh, Du Tử Lê. Những vị khác tôi chưa hân hạnh biết. Tôi là người hoàn toàn mới với Việt Báo, lại ở quá xa tận miền Đông Bắc Hoa Kỳ, phải đi suốt chiều ngang của nước Mỹ mới đến được nơi này. Tôi đến chào họ và nói "Thật nhiều cám ơn quý vị đã rộng lượng với Song Lam". Tôi nói với nhà thơ Du Tử Lê tôi theo dõi show của ông hàng tuần trên SBTN. Nửa đùa nửa thật ông nói chừng nào bà về hưu về Cali ở, tôi mời bà lên show của tôi. Tôi dạ và cười xã giao với ông nhưng trong bụng nghĩ thầm chừng đó biết tôi có còn "đi đứng" nổi hay không.

Thằng cháu quá "nhiệt tình cách mạng" bấm gần 100 tấm hình cho suốt buổi lễ phát thưởng. Nó chụp rất đẹp, đủ mọi góc cạnh, đủ mọi người… và click một phát gởi về Việt Nam để "khoe". Trước khi đi Cali, mấy đứa em già của tôi ở Việt Nam luôn miệng căn dặn là chị nhớ chụp hình với mấy người nổi tiếng ấy cho tụi này coi nha. Vì thương đám em còn ở lại Việt Nam, tôi "xáp lá cà" ngay khi gặp họ. Tôi còn "ép uổng" CEO Việt Báo là cô Hòa Bình nhân vật tôi "thầm yêu trộm nhớ" qua tấm ảnh cô nhận bằng khen từ ông Lou Correa năm ngoái.

Khi nhìn gần 100 tấm ảnh ở Moonlight chiều 17/8, đám già ở Việt Nam nhao nhao bình phẩm:

- Trời ơi, tài tử Kiều Chinh vẫn đẹp, vẫn sang cả như hồi trẻ, như hồi "Người tình không chân dung". Ông bà Trần Dạ Từ Nhã Ca vẫn còn "đẹp lão" mà…

Đứa cháu tôi la làng:

- Trời ơi, sao dì Bảy Song Lam đẹp dữ vậy he? Năm ngoái dì về đây eo sèo, xấu hoắc!

- Lúc dì về bà Ngoại đau, rồi bà Ngoại mất, dì ấy đi không muốn nổi, đẹp đẽ nỗi gì…?

Có lẽ là nỗi vui làm mình trẻ ra, hay là tôi là người nổi tiếng là "manger photo"? Có thể một phần là nhờ cái áo dài mua may sẵn ở Little Saigon bông hoa tùm lum mà mấy đứa cháu, mấy đứa học trò cũ chế nhạo là "vườn hoa di động"?

Con em kế của tôi nói với mấy cháu điều này: Từ hồi dì Bảy Song Lam viết bài cho Việt Báo, tức là tham gia "Viết Về Nước Mỹ" tới giờ ít nghe bà ấy than buồn, than mất ngủ, đau lưng, đau cẳng, đúng là "con tim đã vui trở lại".

Phải, tôi đã tìm lại chính mình sau hai mươi mấy năm nơi miền Đông Bắc lạnh giá này, tôi đã muốn vùi chôn dĩ vãng. Cũng giống như bao người, tôi thành đạt từ rất sớm (22 tuổi) nhưng vì đại nạn 75, tôi đã chết phân nửa cuộc đời, và phải ở lại với sự đổ vỡ của Saigon 17 năm lận đận. Những cơ cực thăng trầm của 17 năm đó, có bút mực nào nói hết?

Đến Cali lần này không phải là lần đầu tiên, nhưng những ngày ở Cali trong tháng Tám vừa qua là những ngày tươi đẹp, hạnh phúc nhất với tôi. Nếu không có "Viết Về Nước Mỹ", không có Việt Báo, làm sao tôi có được cơ duyên gặp lại những thần tượng của đời mình? Tôi đã có những "giây phút bên người" như tựa đề bài viết của tác giả Giang Thiên Tường sau khi ông dự Hội Việt Báo năm ngoái 2013. Tôi cảm động đến phát khóc khi nhận ra Việt Báo đã đón tiếp tôi rất chân tình. Tôi chỉ là Cô Tấm đến muộn trong "Hội Thử Giày" nhưng được sự yêu thương, nâng dắt của bao người, đặc biệt hơn bao giờ hết là độc giả xa gần. Xin mượn trang viết này để nói lời cảm ơn mọi người đã nâng dậy một Song Lam. Đúng thế, tôi đã "ngã ngựa" từ lâu vì chán ngán và hờn giận với cuộc đời, hờn giận luôn tình yêu với văn chương chữ nghĩa. Tôi đã từng muốn quên hết những gì mình đã thiết tha gìn giữ, ôm ấp cả đời: đó là văn chương Việt Nam và ngôn ngữ Việt Nam.

Văn chương là hơi thở, tiếng Việt là lẽ sống của người yêu tiếng Việt, trong số đó có tôi mà. Không có một thứ ngôn ngữ nào đẹp đẽ và hay ho đến như vậy. Hẹn một bài khác tôi sẽ lý giải cho các bạn trẻ điều này. Phải chi tôi được ở California từ 22 năm trước! Thôi, âu cũng là duyên số. Đó, quý vị thấy không, từ "phải chi" biểu lộ sự đã rồi, không thay đổi được nữa, diển tả sự tiếc nuối trùng điệp. Hồi còn nhỏ, tôi nghe Má tôi rất thường trực hát ru chúng tôi:

Phải chi ba với má đừng rầy

Chiều nay em ra tại ngã ba này đợi anh!

Ước muốn tha thiết gặp anh không thực hiện được nên người xưa mới nêu cái giả thiết, cái ví dụ "phải chi", nếu mà… Tiếng Việt mình number one phải không, thưa quý vị?

Trở lại buổi phát giải thưởng "Viết Về Nước Mỹ", lúc đó tôi quên mình là ai, cứ "xoán" lấy mấy ông bà trong Việt Báo. Cầm tay Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa để chia sẻ với ông về việc ra đi của Ca sĩ Quỳnh Giao, vợ ông, mà nghe lòng rưng rưng muốn khóc. Chúng tôi biết ông từ lâu ở Việt Nam, cũng như Ca sĩ Quỳnh Giao, Kim Tước. Lần trước đến Cali để dự đám cưới đứa cháu gái, tôi ghé thăm Việt Báo sáng ngày 23/7 cũng là lúc được hung tin Ca sĩ Quỳnh Giao vừa ra đi rạng sáng ngày hôm ấy.

Lúc trở về, ngồi bên nhau trên máy bay, nhà tôi nhẹ nhàng nói với tôi:

- Những nhân vật nổi tiếng ở Việt Báo mà mình gặp ở buổi phát giải thưởng ở Moonlight chiều Chúa Nhật là người của công chúng, đâu phải là bạn bè gì của bà, sao bà lăng xăng dữ vậy?

- Sao lại không được? Dể gì gặp họ ở nơi khác, phải "xáp lá cà" chứ, đó là happy moment của tui, từ từ sao được? Sau buổi lễ này, ai về nhà nấy, làm sao gặp được họ?

Đó, tâm trạng của tôi là vậy, mừng như trẻ nít được quà. Quý vị thứ lỗi cho nếu thấy rằng nó hơi… quá trớn!!! Khoảng thời khắc đó có thể nói là giây phút hạnh phúc nhất trong đời tôi vì tôi đã tìm lại được chính mình, hình ảnh của mình từ nửa thế kỷ trước. Nó xuất phát từ trái tim và cá tính chân thật của tôi với công việc, con đường tôi yêu thích: đó là tình yêu với văn chương Việt, tình yêu với mảng đời thực của bao nhiêu bạn văn đã được trải rộng trên trang sách "Việt Về Nước Mỹ".

Mười lăm năm. "Viết Về Nước Mỹ" đã sống với chúng ta mười lăm năm. Mười lăm năm kết thúc cuộc đời gian truân của nàng Kiều để làm nên tuyệt phẩm "Đoạn Trường Tân Thanh" của Nguyễn Du. Mười lăm năm là tuổi đẹp nhất của cô gái dậy thì, tuổi trăng tròn. Viết Về Nước Mỹ đã mười lăm tuổi, nhưng sẽ không dừng ở đây, sẽ còn mười lăm năm sau hoặc hơn thế nữa. Trong bài "Viết Về Nước Mỹ: Thông điệp lạc quan" ngày 16/8, Trưởng ban tuyển chọn Nguyễn Xuân Nghĩa có viết: "Ngày nào còn có người viết và người đọc, giải "Viết Về Nước Mỹ" còn tiếp tục…"

Quả đúng như thế. Tôi là người đọc và cũng là người say mê viết. Từ "Tháng Ba trời đất vào xuân" đến nay đã hơn 15 bài viết. Sao nhiều quá vậy? Vì tôi đã tự trách "Tại sao Viết Về Nước Mỹ" có được 14 năm mình mới bắt đầu?". Tôi vội vã vì sợ không còn kịp nữa, khi tuổi già xồng xộc đi tới. Tôi được sự khích lệ của gia đình, của bằng hữu, của Việt Báo và trên hết là của bạn đọc. Quý bạn đọc qua những dòng comments đã tiếp sức, đã "thở phụ" với tôi để tôi cùng bạn chia sẻ tâm tình.

Cũng như mọi người, tôi thật sự vui với lời kết của Ông Nguyễn Xuân Nghĩa: "Việt Báo đã có một sáng kiến với kết quả bất ngờ. Sáng kiến còn lại là làm sao người Mỹ hiểu được người Việt viết và nghĩ gì về nước Mỹ. Các thế hệ sau có thể làm được điều này, để người Mỹ biết rõ hơn về Việt Nam". Xin dừng ở đây một phút để người viết tỏ lòng biết ơn. Nỗi đau còn tươi rói trong tim, nhưng ông vẫn "quên nỗi niềm riêng, để nhớ chung" (23/7 - 16/8) ông đặc biệt quan tâm nghĩ về "Viết Về Nước Mỹ" với thông điệp lạc quan như thế. Người viết sinh sau đẻ muộn với "Viết Về Nước Mỹ" là Song Lam ngày hôm ấy đã được vinh dự cầm tay ông trong sự chia sẻ cảm thông chân thành, được đọc suy nghĩ khen tặng của ông "Viết Về Nước Mỹ" mà Song Lam được dự phần, đó không phải là hạnh phúc lắm hay sao?

Có một chút tiếc nuối là hôm ấy, người viết không được gặp nhà văn nhà báo Phan. Không hiểu sao tôi lại có cái ao ước đó. Chắc là do sự ngưỡng mộ và yêu thích văn phong của ông. Hy vọng sẽ gặp được ông năm tới.

Giữa những tàng lá xanh um của miền Đông Bắc, lác đác những chiếc lá vàng đầu mùa. Mùa thu đang hứa hẹn trở về. Em nghe chăng mùa thu? Mùa hè qua vội vã, mùa thu sắp về, rồi tiếp nối mùa đông… Niềm vui qua mau, chỉ có nỗi buồn là còn ở lại! Tôi nói với lòng mình như thế. Mùa hè năm nay, tôi đến Cali hai lần trong vòng một tháng. Sự dong ruổi bất chợt đó làm tôi hơi mệt vì tuổi già, nhưng thấy lòng mình trẻ lại vì tình yêu văn chương, với Việt Báo, với bạn văn, với bạn đọc đồng hương ở Cali, vì "Tình yêu thương không hề hư mất bao giờ".

Cám ơn mọi người, cám ơn em California, và xin hẹn ngày trở lại.

Đầu tháng 9/2014

Song Lam

Ý kiến bạn đọc
12/06/202113:02:02
Khách
tadalafil contraindications <a href="https://elitadalafill.com/">buy cialis</a> tadalafil generic
28/03/202118:13:42
Khách
sildenafil brand name in india https://eunicesildenafilcitrate.com/ how much is sildenafil 25 mg
28/03/202109:38:59
Khách
alprostadil muse doesn't work https://alprostadildrugs.com/ does topical
09/10/201405:55:16
Khách
Chào chị Song Lam.
Hôm lãnh giải thưởng, rất tiếc là không có dịp chuyện trò với chị
Annie rất thích đọc các bài viết của chị.
Mong có dịp nào...chắc là sang năm gặp lại chị
Chúc chị vui ,khỏe, viết mạnh và hay.
Phùng Annie Kim
15/09/201421:19:28
Khách
Chuc Mung ba nhe! Nguoi Viet o* hai ngoai nen viet nhieu de cho hau the
15/09/201421:04:01
Khách
Hi chị Song Lam!
Cảm ơn chị đã nhắc tới Phan. Và cũng xin lỗi chị là năm nay Phan không về OC để dự VVNM 2014 được, vì... mới bán nhà, nên phải dọn cho chủ mới dọn vô. Chị viết mới 15 bài thì chưa ăn thua... viết chừng 15 năm thì sẽ... được dọn nhà như Phan.
Tình thân.
Mong được gặp chị
Phan
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,074,074
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.