Hôm nay,  

Người Không Nhận Tội

17/01/200200:00:00(Xem: 305622)
Bài tham dự số: 2-440-vb70112

Tác giả Duy Nhân sinh năm 1947, cựu chuyên viên Ngân Hàng Quốc Gia, cựu thiếu uý QLVNCH. Nghề nghiệp tại Mỹ: assembler, hiện cư trú tại Chicago. Lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ, ông gửi 2 bài viết, cả hai đều thể hiện sự tinh tế trong cách nhìn cách viết. Bài viết mới của ông lần này không viết về nước Mỹ mà viết về một người bạn gục ngã trong nhà tù Cộng Sản, không tới được nước Mỹ.

1Tôi biết anh khi cùng đến trình diện "học tập" tại trường Pétrus Ký ngày 24 tháng 6 năm 1975. Anh tên là Kha Tư Giáo, sinh năm 1943, tốt nghiệp khoá 1 Cử nhân Chánh Trị Kinh Doanh Đà Lạt. Sau khi ra trường, anh bị động viên học khoá sĩ quan Trừ bị Thủ Đức rồi được biệt phái làm việc ở Kỹ Thương Ngân hàng, tức là ngân hàng quân đội ở đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn.
Anh Giáo là một thanh niên khoẻ mạnh, to cao, chưa lập gia đình. Vì cận thị nên anh lúc nào cũng mang kính trắng. Trông anh, ai cũng dễ xác nhận anh là một trí thức giàu tiềm năng, nhiều nghị lực. Cũng cần nói thêm, anh Giáo có ngườI chú ruột là kỹ sư K. V. C. là bộ trưởng bộ công nghiệp nhẹ của chế độ Cộng Sản Bắc Việt. Sỡ dĩ tôi biết nhiều về anh Giáo, về tinh thần yêu nước của anh là do khi bị đưa vào trại tập trung ở Thành ông Năm, Hốc Môn cũng như khi ra Phú Quốc tôi được biên chế (danh từ cộng sản) cùng tổ đội với anh. Do đó tôi có nhiều thì giờ gần gủi, được nghe anh tâm sự từ chuyện gia đình đến lý tưởng của mình.
Khi mới vào trại tập trung, ngoài giờ lao động khổ nhọc, cộng sản cho các trại viên (còn gọi là cải tạo viên, thay vì là tù) học 10 bài chánh trị. Tiếp theo đó là những buổi thảo luận trong tổ đội. Mỗi người phải viết bài thu hoạch những gì mình tiếp thu được sau những bài giảng của cán bộ tuyên truyền cộng sản.
Câu chuyện của anh Kha Tư Giáo bắt đầu ngay từ bài học thứ nhất. Sau bài học đầu tiên, cộng sản đưa ra đề tài thảo luận, bắt các cải tạo viên phải liên hệ bản thân, từng ngườI phải xác định mình là ngườI có tộI vớI cánh mạng, vớI nhân dân. Cộng sản bao giờ cũng tự xưng mình là cách mạng, và hơn nữa là nhân dân! Tất cả trại viên, từ các sĩ quan trong quân độI Việt Nam Cộng Hoà, các sĩ quan biệt phái, các công chức mỗI ngườI đều phải tìm cho mình một tộI danh nào đó có thể tưởng tượng được. Bác sĩ thì có tộI chưã trị cho binh sĩ lành bệnh để đánh phá Cách mạng. NgườI làm ngân hàng thì có tộI dùng tiền nuôi dưỡng chiến tranh, cảnh sát thì có tộI đàn áp nhân dân v.v... Đối vớI cộng sản, bất cứ ai làm việc trong quân độI, hay làm việc trong công sở, đều bị kết tộI chung là ngụy quân, ngụy quyền. Đối vớI nhân viên biệt phái thì họ cho là có tộI ghê gớm lắm vì theo họ, biệt phái có nghĩa là được phái làm công tác đặc biệt. Thí dụ họ nói, giáo viên biệt phái là những ngườI lãnh lương hai đầu, một bên là quân độI, một bên là giáo dục, được phái về dạy học để đánh rớt học sinh, buộc học sinh phải đi lính, cầm súng chống lại họ. Đây là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc vớI cáng bộ cộng sản. Không ngờ họ... như vậy. Riêng anh Kha Tư Giáo thì cho rằng anh và các bạn của anh không ai là ngườI có tội. Anh lập luận rằng các chiến sĩ Quân lực Việt Nam cộng hoà cầm súng chống lại bộ độI Bắc Việt và quân nằm vùng là để tự vệ mà không hề chống lại nhân dân đồng bào ruột thịt ở trong Nam cũng như ngoài Bắc. Riêng bản thân anh, được sinh ra và lớn lên ở miền Nam được học hành và làm công tác chuyên môn Ngân hàng, để sống và phục vụ cho đất nước thì sao gọI là có tội. Lập trường của anh Giáo không đáp ứng yêu cầu của cộng sản. Đó là tấn thảm kịch của anh. Do không nhận mình là ngườI có tộI nên anh Giáo bị bắt làm kiểm điểm lên tục còn những ngườI khác thì cũng bị bắt phải giúp đỡ anh Giáo nhìn thấy được tộI lỗI của mình để được cách mạng và nhân dân khoang hồng. Càng kiểm điểm anh càng thấy mình là ngườI vô tội. Bài viết lúc đầu thì dài, gần một trang giấy, về sau thì chỉ còn 4 chữ thật to- chiếm hết trang giấy: tôi không có tộI. Cán bộ cộng sản hỏi thì anh trả lờI, những gì cần phải nói, anh đã nói rồi và không biết gì để viết nữa. Bạn bè cùng độI thấy anh vẫn giữ lập trường như thế thì rất nguy hiểm cho anh mà bạn bè cũng khổ vì sau giờ lao động cực nhọc đáng lẽ được nghĩ ngơi, lại phải ngồi kiểm điểm với anh. MọI ngườI khuyên anh cứ viết đại vào giấy là mình có tộI một cách chung chung, miễn là thực tế mình không làm điều gì hại nước, hại dân là được. Anh bảo làm như vậy là mắc lừa cộng sản và lương tâm anh cũng không cho phép. Khi cán bộ ở trại đều bất lực thì cán bộ cao cấp ở Sài Gòn được cử xuống. Những cán bộ này tỏ ra có tay nghề hơn. Họ không trấn áp anh mà tỏ ra lắng nghe và chịu đối thoại. Anh Giáo đã chứng tỏ bản lãnh của mình bằng những câu hỏi đặt ra mà cộng sản không trả lờI được. Ngược lại anh còn phản công vạch trần tộI ác cũng họ. Ta hãy cũng nghe đây là những lờI đối thoại giữa anh Kha Tư Giáo và các cán bộ chính trị Cộng Sản. Anh Giáo nói:
-Chúng tôi là những ngườI sinh ra và lớn lên ở miền Nam, nhờ hạt gạo của đồng bào miền Nam nuôi lớn, trưởng thành từ nền văn hoá, giáo dục của chính quyền miền Nam. Chúng tôi có lý tưởng của chúng tôi, cũng như các anh có lý tưởng của các anh. Lý tưởng của các anh lá bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản. Lý tưởng của chúng tôi là bảo vệ Tự Do, Dân Chủ. Các anh từ miền Bắc vào xâm lăng miền Nam, buộc lòng dân quân miền Nam phải cầm súng tự vệ. Chúng tôi có câu: ỀGiặc đến nhà đàn bà phải đánhỂ. Chẳng lẽ một công dân cầm súng chống lại kẻ thù để bảo vệ bà con mình, gia đình mình, tổ quốc mình thì lại có tộI hay sao"
Cộng sản không trả lờI câu hỏi này, và nói:
-Các anh chỉ là tay sai đế quốc Mỹ, ở đâu có Mỹ, bom đạn Mỹ là tôi chống. Đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một.
-Như vậy các anh không biết gì về quốc tế công pháp. Tôi nhắc lại, Hiệp định Geneve mà các anh đã ký ngày 20/7/1954 quy định từ vĩ tuyến 17 trở ra là nước Việt Nam dân chủ cộng hoà của các anh, từ vĩ tuyến 17 trở vào là nước Việt Nam Cộng Hoà của chúng tôi, được Liên Hiệp Quốc và quốc tế công nhận.
-Các anh là công cụ của Đế Quốc Mỹ âm mưu chia cắt vĩnh viễn đất nước. Còn chúng tôi đánh Mỹ để thống nhất đất nước và chúng tôi đã thành công.
Anh Kha Tư Giáo:
-Chúng tôi là đồng minh, không phải chỉ có Mỹ mà có Đại Hàn, Phi Luật Tân, Tân Tây Lan, Út Đại Lợiv.v... Các anh mới là tay sai của Liên Xô và Trung Cộng. Chủ nghĩa cộng sản của các anh chủ trương bành trướng, xâm lược nhuộm đỏ toàn thế giới chứ không riêng gì Việt Nam.
Cộng sản trả lời:
-NgườI Cộng Sản làm cách mạng là để giải phóng các dân tộc khỏi áp bức bốc lột mà đầu xỏ là đế quốc Mỹ để đem lại no cơm ấm áo cho đồng bào, độc lập thống nhất cho đất nước:
Anh Giáo cương quyết:
-Chúng tôi đâu cần các anh giải phóng.
- Các Anh ôm chân đế quốc, bị đầu độc bởI vật chất xa hoa của chủ nghĩa tư bản xấu xa nên không nhìn thấy tội lỗI của mình.
Anh Giáo đáp lại:
-Chúng tôi là ngườI Việt Quốc gia, chúng tôi không theo chủ nghĩa nào cả. Chủ nghĩa chỉ là lý thuyết, là giáo điều do con ngườI đặt ra để phục vụ cho những mục tiêu chính trị nhất định trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Đến lúc nào đó, nó sẽ bị đào thải do không theo kịp sự tiến hóa không ngừng của xã hộI. Còn chủ nghĩa Cộng Sản của các anh chỉ là chủ nghĩa ngoại lai, duy vật và sai lầm khi chủ trương vô gia đình, vô tôn giáo và vô tổ qưốc, nó đi ngược lại bản chất con ngườI, ngược lại truyền thống duy tâm, trọng đạo và nền văn hóa cổ truyền của ngườI Việt Nam. Nó sẽ không giúp ích gì cho đất nước.
Thấy Cộng Sản vẩn im lặng, Anh Giáo nói tiếp:
- Các Anh đã đồng ý hưu chiến trong thờI gian Tết Mậu thân năm 1968 để đồng bào an tâm vui đón 3 ngày lễ cổ truyền của dân tộc vậy mà các anh bất thần tấn công đồng loạt vào các đô thị, giao rắc kinh hoàng, chết chóc cho nhân dân cả nước. Khi các anh rút lui khỏi Huế thì các anh sát hại, chôn sống hàng ngàn dân vô tội. Đó không phải là tộI ác hay sao" Các anh ký hiệp định Paris năm 1973 để chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam có sự giám sát quốc tế. Lúc nào các anh cũng gương cao ngọn cờ ỏ chống Mỹ cứu nước như là chính nghĩa đấu tranh của mình. Văy mà khi Mỹ rút khỏi miền Nam thì các anh dốc toàn lực tấn công đánh chiếm Miền Nam. Chúng tôi không phải là ngườI có tộI mà ngườI có tộI chính là các anh.
-Thôi! Được!
Anh Giáo đang say xưa trình bày quan điểm của mình thì bị Cộng Sản cắt ngang bằng 2 tiếng khô khan, cộc lốc và tuyên bố giải tán buổi họp.
Sau khi bằng đủ mọi cách buộc anh Giáo nhận tội không kết qủa thì Cộng Sản để cho phong trào lắng xuống. Đây là thời gian trống trải và im lặng đáng sợ. Ai cũng hồi hộp lo lắng không biết điều gì sẽ xảy đến cho anh. Vì lẽ, sau khi bị anh Giáo lên án và tặng cho một bài học ê chề. Cộng Sản có thể mang anh ra bắn công khai về tội phản động như họ đã từng làm ở trại nầy mà anh Giáo cũng như mọI traị viên đều biết. Có một trại viên lén gửi thư về gia dình chẳng may bị Cộng Sản bắt được nộI dung thư nhắn cô em gái ở nhà, có lấy ai thì lấy chứ nhất định không được lấy cán bộ Vìệt Công làm chồng. Chỉ có vậy thôi, mà Cộng Sản đã đem anh nầy ra bắn. Lo là lo vậy thôi chứ tôi cũng không nói cho anh Giáo biết tâm trạng và suy nghĩ của mình vì sợ anh buồn. ThờI gian nầy anh Giáo cho biết các em của anh đi “học tập” cùng đợt đã được ông chú bảo lảnh và Cộng Sản cho về. Riêng anh, vẫn vui vẻ sống cùng anh em với tinh thần dũng cảm và lạc quan, nếu không muốn nói là vẩn yêu đời. Anh thường hát những bài hát cuả Cộng Sản như Hà NộI, Niềm tin và Hy vọng, Anh lính quân bưu vui tính.. Tôi hỏi tại sao anh không hát những bản nhạc “cuả mình” (mà Cộng Sản gọI la ỏnhạc vàng) thì anh bảo hãy cố gữ nộI qui để ûhọ không nói được mình.
Thế rồi 10 bài học chính trị cũng qua, chúng tôi có nhiều thì giờ rảnh vì lúc nầy không còn bị buộc phải ngồi hàng giờ để thảo luận và ỏ giúp đởõ anh Giáo nửa. Thật ra, trong chúng tôi chẳng có ai có đủ tư cách để Ềgiúp đỡỂ anh. Chúng tôi chỉ biết nhìn anh với lòng kính trọng và thương mến dạt dào.
Vào những chiều nhạt nắng, sau khi cơm nước xong tôi và anh thường đi bách bộ trong trại dướI những tàng sứ có hoa trắng, tỏa hương thơm ngát.


Anh Giáo nhặt rất nhiều bông sứ. Tôi hỏi:
-Chi vậy. Anh nói:
-Mai mốt về tặng ngườI yêu.
-Chắc cô bạn gái anh rất thích hoa nầy"
-Vì nó trắng tinh khiết và thơm dịu dàng.
-Sợ tớI chừng đó nó sẽ phai màu đi. Tôi e ngại.
Anh bảo:
-Không sao. Dù hoa có phai màu nhưng chắc vẩn giữ được tình cảm của mình trong đó.
Tôi nhận xét:
-Anh lãng mạn qúa.
Anh cười, để lộ một đồng tiền bên má phải. Trông Anh Giáo dễ thương hơn bao giờ hết.
Có lần trong lúc trò chuyện, anh nói hiện nay anh ghét nhất là cái khẩu hiệu "yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội". Bản thân chủ nghĩa xã hội tự nó không ra gì thì làm sao mà yêu cho được. Theo anh Giáo, yêu nước lá yêu nước. Không thể và không nên gán ghép nước Việt Nam vớI bất cứ một chủ nghĩa nào dù là chủ nghĩa xã hộI, chủ nghĩa Cộng Sản hay chủ nghĩa tư bản. Nếu nói theo Cộng Sản mai này chủ nghĩa xã hộI sụp đổ thì sẽ không còn yêu nước nữa hay sao. Anh Giáo muốn nước mình sau này phải đổI tên lại là nước Việt nam không thôi ngoài 2 chữ Việt Nam giản dị, thân thương không nên kèm theo một từ nào nữa. Tôi hỏi anh chủ nghĩa lý tưởng cho nước Việt Nam là chủ nghĩa gì. Anh Giáo cho biết chủ nghĩa đó phải thỏa mãn 2 điều kiện:
-Một là: chủ nghĩa đó phải phục vụ con ngườI theo đúng nghĩa gồm 3 mặt thể xác, tâm linh và tính xã hội. Tức là con ngườI có thân xác, có tinh thận ( hay linh hồn) và con ngườI đó phải thuận hợp vớI môi trường xã hộI mà con ngườI đó sống. Cộng Sản chỉ nhìn nhận phần vật chất mà không công nhận phần tâm linh là sai. Chủ nghĩa tư bản chỉ quan tâm đến cá nhân 1 con ngườI mà coi nhẹ tính chất xã hôi cuả con ngườI cũng không đúng vì nó biến con ngườI thành ích kỷ.
-Hai là: chủ nghĩa dó phải có tính dân tộc tức là phải phục vụ con ngườI Việt Nam và nước Việt Nam. Nó phải phù hợp vớI phần cao đẹp nhất của phong tục, tập quán Việt Nam. Nó không trái vớI truyền thống văn hóa đạo đức lâu đờI của ngườI Việt Nam. Thí dụ những phần tinh anh nhất của Đạo lý Khổng Mạnh.

2 Ngày 21-06-1979 chúng tôi đuợc chuyển ra Phú Quốc bằng con tàu há mồm 503. Chuyến đi thật là khinh hoàng như địa ngục trần gian mà con ngườI có thề tưởng tượng ra. Hàng ngàn con ngườI bị dồn trên con tàu đóng kín cửa, ăn uống, ói mửa tiểu tiện chỉ có một chổ.
Ở Phú Quốc ngoài việc trồng rau, việc phải lên rừng đốn củi là công tác nặng nhất. Nhiều anh em nghe lờI Cộng Sản tìm đốn những cây to để chứng tỏ mình là ngườI ỏtiến bộõ, Anh Giáo thì lúc nào cũng ung dung, tự tại. Anh chỉ vác những cây vừa sức mình. Khi cảm thấy cần nghĩ, thì anh dừng lại nghĩ, mặc cho bọn Cộng Sản hối thúc, anh xem như chẳng có gì, làm cho chúng phải ôm súng canh giữ anh cho tớI lúc anh hết mệt và đi tiếp. Anh khuyên anh em phải biết giữ gìn sức khoẻ vì cuộc đãu tranh còn dài. Anh Giáo cũng thường hay kể chuyện tàuvà chuyện tiếu lâm cho chúng tôi nghe, làm cho đờI sống tù tộI bớt đi căng thẳng. Sau một thờI gian ra Phú Quốc Cộng Sản lại nhiều lần cho họp liên trại, phát động lại chiến dịch đãu tranh bắt Anh Giáo nhận tộI nhưng rồi không thể nào lay chuyển đuợc tư tưởng của anh. Anh không có tộI gì cả.
Nhưng thờI khắc định mệnh đã tới. Một hôm trong lúc xếp hàng điểm danh cuối ngày, một cán bộ Cộng Sản bảo Anh Giáo phải bỏ kiếng ra. Anh trình bày là vì cận thị từ lâu nên không thể bỏ kiếng ra được và vẫn tiếp tục mang kiến như mọI khi. Chỉ chờ có thế, Cộng sản ra lệnh đem nhốt anh vào cũi sắt làm bằng giây thép gai, thứ mà quân độI ta gọI là chuồng cọp, diện tích rất hẹp, nằm không được mà ngồi cũng không được. Chuồng cọp để giữa trờI không có mái che nắng che mưa. Thật là dã mang, tàn bạo.
Khi nghiên cứu chế độ Cộng sản chúng ta có câu: Trí-Phú-Địa-Hào. Đào tận gốc, bốc tận rễ. Riêng anh Kha Tư Giáo là một trí thức mặc dầu bị thua trận vẫn cương quyết giữ vẫn lập trường chống Cộng và quyết tâm bảo vệ chính nghĩa của cả chế độ và cá nhân mình, thì sẽ bị tiêu diệt là đều khó tránh khỏi.
Tiến sĩ toán Đ. X. H. và nhiều anh em khác cũng mang kiếng trắng giống như anh Kha Tư Giáo như không hề bị làm khó dễ, còn anh thì... Mỗi ngày Cộng sản chỉ cho anh nữa chén cơm lạt. Anh lại tuyệt thực để đãu tranh và phản đối chính sách dã man, tàn bạo và sự trả thù hèn hạ của Cộng sản. Ngoài tuyệt thực, anh Giáo còn dùng lờI ca và tiếng hát để làm vũ khí đãu tranh. Bài hát anh Giáo sử dụng là bài Đêm Nguyện Cầu của Lê Minh Bằng, trong đó có câu “Con tim chân chính không bao giờ biết đến nói dối.”
Vì là ngườI chân chính, anh Giáo chỉ biết mỗI một điều là nói thật, rằng mình không có tộI thì bị đày ải, nhục hình, như thân phận của đất nước Việt Nam.
Nghẹn nghào cho non nước tôi muôn ngàn ưu phiền.
Có lẽ trong giờ phút đó anh Giáo biết rằng mình đã rơi vào thế hoàn toàn tuyệt vọng và chỉ có thể nguyện cầu mà thôi:
-Thượng đế hởi có thấu cho Việt Nam này
Nhiều sóng gió trôi dạt lâu dài
...
Còn tiếng khóc đi vào đêm trường triền miên.
...
Nhà Việt Nam yêu dấu ơi bao giờ thanh bình"
Có lẽ đây là lần đầu tiên và duy nhất trong đờI nhìn thấy một ngườI hát vớI tất cả tâm hồn- không, có lẽ là linh hồn thì chính xác hơn. Anh Giáo thường cất tiếng hát của mình vào những đêm khuya thanh vắng. Giọng hát, lờI ca của anh bay vào không gian, vào từng láng, trại, len vào từng mạch máu, thớ thịt của bạn bè, có lúc cảm xúc, có lúc nghe rợn người như âm thanh phát ra từ cỏi chết. Nhiều người nghe anh hát thì ngủ không được, nhiều ngườI đang ngũ thì bừng tỉnh dậy và khóc nức nở. Tôi cứ nghĩ giọng hát, lời ca của anh từ nơi giam cầm thoát ra giữ đêm khuya lắng đọng là những mủi tên, bắn trúng vào quả tim của những ngườI Cộng sản, nếu họ còn là những con ngườI có trái tim.
Bài hát Đêm Nguyện Cầu là của Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng. Anh Bằng hiện còn ở Mỹ, chắc không ngờ bài hát của anh lại có ngườI xử dụng trong hoàn cảnh đắng cay như vậy. Giờ đây, mỗi lần nghe bài hát đó, tôi đều không cầm được nước mắt vì nhớ tới người bạn của mình. Lời ca của anh Giáo thì cũng yếu dần và tôi không nhớ cho đến khi nào thì tắt lịm. Một phần vì tuyệt thực, có lẽ cũng do bị bỏ đói nên anh Giáo bị xuống sức rất nhanh. Từ một thanh niên khỏe mạnh, to lớn, trong vòng một tháng, anh chỉ còn lại là một bộ xương, duy có đôi mắt là còn tinh anh.

3 Ngày 20/6/1976 Cộng sản cho chuyển trại từ Phú Quốc về Long Giao- Long Khánh.
Anh Giáo được di chuyển đợt đầu, tôi thì đi những đợt kế tiếp. Trong lúc di chuyển, Anh Giáo bị còng tay, lúc nào cũng có bộ đội ôm súng áp tải.
Ngay khi về tới Long Giao và ổn định "chổ ở" xong, tôi vội đi tìm anh Giáo.
Khi gặp được anh thì anh đang hấp hối. Tôi nắm tay anh, bàn tay lạnh ngắt. LờI nói cuối cùng anh nhắn lại vớI tôi là hãy về nói tất cả sự thật cho gia đình anh ở đường Huyền Trân Công Chúa, Sài Gòn. Tôi chưa kịp hỏi số nhà thì anh đã tắt thở.
Sau này, khi đi lao động, tình cờ tôi gặp được nắm mộ của anh phủ đày cỏ dại ở một góc sân banh hoang vắng. Trên mộ có tấm bảng gổ nhỏ có đề tên anh, nét chữ nhạt nhòa. Anh Giáo đã nằm xuống ở đây, thân nhân anh, bạn bè anh và ngườI yêu anh nào ai biết được! Tôi nghỉ đến những bông sứ trắng mà anh đã góp nhặt ở trại Hốc Môn. Những bông sứ ấy giờ ở đâu và ngườI yêu có còn nhớ gì đến anh không.

4 Tôi được thả về ngày 2-9-1997. Trong suốt 20 năm ở Sai gòn tôi không có cách nào để tìm đến nhà anh. Nhiều lúc tôi có ý định đưa câu chuyện cửa anh lên mặt báo. Nhưng chỉ có báo của đảng thì ai lại cho đăng bài viết của mình. Thành thử câu chuyện về anh Giáo cứ ám ảnh tôi mãi. Giờ đây được sống trong một đất nước Tự Do, con ngườI có quyền phát biểu ý kiến của mình. Nhờ diễn đàn Việt Báo mà tôi được nói lên sự thật. Hy vọng bằng cách nào đó, gia đình anh sẽ đọc được bài viết này. Tôi xem như đã làm xong nhiệm vụ đối vớI ngườI chết, dù có muộn màng. Anh Giáo chắc hẳn đã mãn nguyện mà tôi cũng thấy nhẹ nhàng, thanh thản như ngườI đã trút bỏ được gánh nặng ngàn cân.
Anh Kha Tư Giáo ơi! Rất tiếc anh không còn sống đến ngày nay để chứng kiến điều anh tiên đoán giờ đây đã thành sự thật. Nước Liên Xô, thành trì của chủ nghĩa Cộng Sản và cả hệ thống các nước Cộng Sản Đông Âu đã sụp đổ. Chủ nghĩa Cộng Sản mà anh phê phán trước đây, giờ coi như bị vứt vào sọt rác. Hiện nay trên thế giới chỉ còn vài nước Cộng Sản trong đó có Việt Nam. Nước Cộng Sản Trung Hoa "vĩ đại" ngày nào giờ đây đã thay đổI đường lối, phải tiếp cận, quan hệ, nhờ các nước khối tư bản giúp đở, nhất là Mỹ để thoát khỏi nghèo đói mà phát triển. Còn nước ûCộng Hòa Xã HộI Chủ Nghĩa Việt Nam thì vẫn chưa đổI tên như anh mong muốn. Chủ nghĩa xã hộI đã biến tướng thành cái gọI là "õđổi mới" Người ta phải thừa nhận nền kinh tế có nhiều thành phần chứ không theo giáo điều trước đây chỉ chấp nhận nền kinh tế dựa trên chế độ Công hữu tư liệu sản xuất, chỉ có 2 thành phần là hợp tác xã và quốc doanh. Tuy nhiên, Việt Nam đến giờ này vẫn được xếp vào loại nghèo khổ nhất thế giớI, ở đó con ngườI vẫn đang khao khát và đãu tranh cho Tự Do, Dân Chủ va Nhân Quyền.
Cuộc chiến tranh tương tàn, khốc liệt đã chấm dứt từ 26 năm nay nhưng hậu qủa của nó vẫn còn ảnh hưởng và tác động đến từng cá nhân bằng nhiều cách khác nhau, đà tạo nên một ỏ hội chứng Việt Nam với nhiều ý khiến, tranh cải dường như không bao giờ chấm dứt.
Có những kẻ quyền uy cao nhất, danh vọng tột cùng, đến giờ thứ 25 thì hèn nhát, bỏ chạy để mặc cho nhân dân và binh sĩ dưới quyền phải gánh chịu hậu qủa vô vàn đắng cay, tủi nhục của người thua cuộc, mất nước. Có những tướng lãnh vì lý tưởng "thà chết vinh hơn sống nhục", đã tự kết liểu đờI mình chứ không trốn chạy hoặc để địch bắt. Sự tuẩn tiết của họ luôn được ngườI đời cảm phục và vinh danh là ûanh hùng vị quốc vong thân!
Anh Kha Tư Giáo là thanh niên yêu nước và tự trọng có đủ điều khiện để sống đời bình thường nhưng anh đã từ khước. Anh Kha Tư Giáo chỉ là một thiếu úy, cấp bậc nhỏ nhất của Sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, nhưng khi tropng ngục tù, chỉ một mình, anh cương quyết đấu tranh chống chế độ Cộng Sản để bảo toàn danh dự và chính nghĩa quốc gia. Nhưng cái chết của anh đã không được ai biết đến dầu chỉ để thắp một nén hương, kể cả gia đình và người thân.
Chicago, ngày 1-11-2001.
DUY NHÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,323,253
Tác giả là cư dân miền Bắc California, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ, từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã dự Viết về nước Mỹ từ 2009. Ông cùng gia đình đến Mỹ từ 1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa