Hôm nay,  

Tôi Bị Cướp

24/10/200100:00:00(Xem: 167973)
Bài tham dự số: 02-370-vb81014


Biến cố 9/11 tại New York đã đem tới một sự bàng hoàng cho tất cả mọi người. Người Mỹ nào cũng thấy, trong khi chờ giải quyết nạn khủng bố tận gốc, trước hết phải tăng cường cảnh giác. Đó là chuyện quốc gia đại sự.
Trở về chuyện nhỏ hơn, chuyện một khu xóm, một sắc dân, một gia đình, cũng có cái phải lo, phải kêu gọi giải quyết, phải bảo nhau tăng cường cảnh giác. Đó là chuyện ăn cướp. Truyền hình cũng như báo chí Mỹ vẫn thường loan tin các vụ cướp bóc tại gia. Buồn thay nhiều vụ nạn nhân là các gia đình người Việt mà thủ phạm cũng chính là các băng đảng Việt. Thông thường sau khi nhà cửa bị cướp, ít thấy khổ chủ nào lên tiếng kể lại nội vụ trước công luận, chia sẻ kinh nghiệm với bà con đồng hương.
Mới đây, đến phiên chính gia đình tôi trở thành mục tiêu của một băng cướp gốc Việt có vũ trang. Câu chuyện ăn cướp này làm cho chúng tôi phải tự hỏi: tại sao bọn cướp gốc Việt chỉ tấn công vào những người đồng hương của chúng" Câu trả lời giản dị: vì chúng nghĩ người Việt ở Mỹ sợ chúng, không dám khai báo, không dám đoàn kết chống trả, nên chúng tiếp tục theo đuổi chúng ta như những con mồi ngon.
Hôm nay, gia đình tôi là một nạn nhân của chúng. Biết đâu một ngày nào, sẽ đến phiên chính quí vị và gia đình quí vị. Nếu chúng ta cứ mãi mãi thụ động.
Sau mấy ngày suy nghĩ, tôi viết bài Viết Về Nước Mỹ này, mong rằng câu chuyện thật 100% sau đây sẽ giúp được cộng đồng chúng ta có một sự cảnh giác cũng như một quyết tâm cùng nhau phối hợp với chính quyền tiêu diệt tận gốc nạn ăn cướp trong cộng đồng chúng ta đã tồn tại bao nhiêu năm qua. Tôi cũng ước mong những đồng hương từng là nạn nhân của bọn cướp sẽ bổ túc thêm những kinh nghiệm và ý kiến.

*

Gia đình chúng tôi gồm vợ chồng và hai đứa con, một trai, một gái. Chúng tôi ở một thành phố cách Little Saigon chừng 2 tiếng. Vào đêm thứ sáu, khoảng 2 giờ sáng, cả gia đình chúng tôi đều thức giấc vì những tiếng động bất thường từ sau sân nhà tôi. Tiếp đo, cóù nhiều tiếng súng nổ. Tôi bắt các con nằm sát xuống giường để tránh lạc đạn còn hai vợ chồng hé qua cửa sổ sân sau để xem việc gì xảy ra. Trong đêm, chúng tôi thấy ba bóng người nhảy qua hàng rào và có hai nhân viên cảnh sát đuổi theo. Lúc đầu chỉ có hai xe cảnh sát sau đó thì có hàng loạt nhiều xe cảnh sát… cả khu xóm chấn động.
Vào lúc 3 giờ sáng, có hai thanh niên cảnh sát đến gõ cửa nhà tôi và báo cho chúng tôi biết nhà tôi là mục tiêu của ăn cướp đêm nay. Băng cướp có sự tham dự của 5 người Á Châu. Vụ cướp tiếp tục làm cả xóm náo động, suốt đêm không ngủ.
Hôm sau khu xóm chúng tôi tiếp tục bị cô lập, cảnh sát tìm được một khẩu súng ở sân sau nhà tôi. Vì công việc chúng tôi phải đi làm. Vào lúc chiều tối, có 2 nhân viên cảnh sát thuộc văn phòng Dictrict Attorney đến nhà gặp chúng tôi. Họ cho biết cả 5 tên cướp đều đã bị bắt và đều là thanh niên Việt Nam từ 25-35 tuổi. Họ đưa hình và tên tuổi từng tên ra, hỏi chúng tôi có nhận diện được ai không. Mới đầu chúng tôi không nhận được ai cả. Nhưng một nhân viên hỏi tôi 2, 3 lần là tôi có mua điện thoại di động ở đâu không. Chúng tôi đều xác nhận có mua nhưng đã lâu lắm, hơn một năm. Nơi mua làmột tiệm nằm trong khu Little Saigon góc Bolsa và Magnolia.
Họ hỏi chúng tôi có giữ giấy tờ gì không cho họ xem, lúc đó chúng tôi mới giật mình và xác nhận với cảnh sát là một tên trong số bọn cướp chính là tên bán điện thoại cho tôi. Khi vợ tôi đem khế ước điên thoại mà chúng tôi đã mua từ tháng 8 năm 2000 ra cho cảnh sát coi, thì trong số giấy tờ này còn cả một business card ghi danh tên cướp mà chúng tôi nhận diện. Theo cảnh sát cho biết về 5 tên cướp này, một từ Santa Ana, còn những tên kia từ Hollywood, San Gabriel & El Monte, cảnh sát tịch thu được 3 cây súng…
Ngày tiếp theo, chúng tôi liên lạc với các người láng giềng Mỹ trong khu xóm và được biết thêm nhiều chi tiết đặc biệt.
Nhà chúng tôi ở trong một khu có nhiều cul de sac nhỏ, đêm thứ năm vào lúc 1:50am sáng ngày thứ sáu, một bà láng giềng ở con đường phía sau nhà chúng tôi có con nhỏ khóc đánh thức bà dậy. Theo thói quen, bà nhìn qua cửa sổ xuống đường thì thấy có hai xe lạ chạy vào... cả hai đều tắt đèn khi chạy vào và ngừng đối diện nhà bà, một xe Honda và một xe Toyota truck. Bọn trên xe, tất cả đều mặc đồ đen... Một tên bước ra khỏi xe và dùng tay che ánh đèn trong xe truck để ánh sáng không lọt ra ngoài"


Thấy vẻ khả nghi của bọn lạ mặt, bà ta lập tức gọi chồng dậy và hai ông bà tức tốc bấm số 911 để gọi cảnh sát.
Chỉ 3 phút sau, cảnh sát ào tới. Thấy có hai tên trong xe, họ bắt và còng tay tại chỗ. Hai người cảnh sát đi vòng qua nhà chúng tôi thì thấy cửa bên hông nhà chúng tôi đang mở. Thì ra hai tên đang định vào nhà bằng cửa bên hông và một tên thứ ba sẽ trèo qua hàng rào để vô cửa phía sau. Chưa kịp đột nhập vào nhà tôi, thấy bị động nên chúng leo rào, vượt tường để chạy trốn... Một tên chạy về xe thì gặp người cảnh sát đang giữ 2 tên trong xe bị còng tay. Cảnh sát kêu hắn ta dừng lại nhưng hắn lập tức nổ súng bắn ngược lại. Đạn trúng vào người cảnh sát, nhưng người cảnh sát này rất giỏi và can đảm đã bắn trả lại nhiều phát đạn có 6 phát đã trúng vào hắn ta. Sau đó, cả cảnh sát lẫn tên cướp đều ngã quị.
Trận nổ súng diễn ra ngay sau nhà chúng tôi trước sự chứng kiến của cặp vợ chồng nhà hàng xóm đã gọi 911 đang nhìn qua cửa sổ.
Ở một phía khác, một tên cướp trèo qua hàng rào cũng đã bắn nhau với một người cảnh sát. Tên cướp bị thương và bị bắt sau đó, còn nhân viên cảnh sát thì vô sự. Tên cuối cùng bị cảnh sát bắt 1 giờ sau đó trên đường trốn, đi bộ ra xa lộ, mặc dầu hắn đã cởi hết quần áo chỉ bận quần xà lỏn và áo thung nhưng vẫn bị cảnh sát bắt gọn.
Theo lời của những nhân viên cảnh sát thì những tên cướp này rất hung tợn, có nhiều bản lãnh và chuyên nghiệp. Chúng tôi rất là may mắn nhờ ơn Thiên Chúa chúng tôi đã thoát chết trong đường tơ kẻ tóc! Chỉ cần người hàng xóm gọi điện thoại trễ đi 3 đến 5 phút hoặc cảnh sát họ đến trễ một chút là cả gia đình chúng tôi đã gánh chịu một tai hạo thảm thương, hoặc bị đánh đập khảo của hoặc bị bắt làm con tin.
Chi tiết rất quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là khi hữu sự, cần nhanh chóng gọi số 911. Trong cộng đồng chúng ta, thường coi việc gọi 911 là "chẳng đặng đừng" vì sợ có điều gì sai lầm mình phải chịu trách nhiệm... Đây là quan niệm sai lầm. Chính cảnh sát đã bảo chúng tôi "hãy gọi 911 bất cứ lúc nào nếu thấy có nghi vấn" vì nó được đặt ra để bảo vệ chúng ta.
Vẫn theo lời cảnh sát, bọn cướp tới khu xóm chúng tôi thuộc về một tổ chức băng đảng qui mô. Chúng có đường dây sưu tầm, phân tích các chi tiết tên tuổi, địa chỉ tư gia thường được ghi trong khế ước điện thoại cầm tay, chọn người, chọn nhà để theo dõi trước khi hành sự. Chính cảnh sát cũng đã yêu cầu chúng tôi phải cảnh giác những đồng hương quen biết, ai có mua điện thoại cầm tay xin phải cẩn thận, và ai đã bị cướp vào nhà xin coi lại hồ sơ và báo cho cảnh sát biết. Sự hợp tác của bà con với cảnh sát sẽ giúp chận đứng nạn cướp bóc tàn bạo trong cộng đồng chúng ta.
Mạng lưới cảnh sát chống cướp bóc tại Cali hiện nay ngày càng phản ứng nhanh chóng hữu hiệu hơn. Tuy nhiên, nạn cướp tư gia trong cộng đồng Việt chắc chưa thể dứt hẳn. Có thể trong băng đảng tổ chức vụ cướp tại khu xóm tôi vẫn còn nhiều tên đang ngoài vòng pháp luật. Có thể chúng sẽ trở lại nhà chúng tôi nữa. Tuy chúng tôi đã may mắn chưa bị cuớp vật chất nhưng chúng đã cướp đi sự an bình của chúng tôi! Chính sự an bình của mọi gia cư người Việt cũng đang bị đe doạ. Sau khi suy nghĩ thật kỹ, chúng tôi nhất định không sợ và đưa chuyện này lên báo động cho cộng đồng biết.
Thưa quí vị,
Chúng ta đã may mắn đến được một đất nước giàu sang thịnh vượng nhất thế giới, nhiều công ăn việc làm, biết bao nhiêu người trên thế giới đã ganh ghét với sự thịnh vượng này. Cộng đồng người Việt chúng ta hầu hết đã chịu thương chịu khó làm ăn, đạt nhiều thành tích mà người Mỹ phải nể trọng. Nhưng nạn băng đảng cướp bóc trong cộng đồng cũng đã làm người bản xứ lo ngại về chúng ta không ít.
Vì danh dự và an ninh chung của người Việt tại Mỹ, tôi nghĩ chúng ta phải đồng lòng nhất quyết chỉ điểm bài trừ bọn cướp.
Một lần nữa chúng tôi cảm ơn Thiên Chúa đã gìn giữ gia đình chúng tôi tay qua nạn khỏi, cũng như cám ơn người hàng xóm đã nhanh trí gọi điện thoại và cảm ơn những cảnh sát dũng cảm đã liều thân bảo vệ gia đình chúng tôi.
Như Tổng thống George Bush đã nói diệt khủng bố phải diệt cho tận gốc. Nạn trộm cướp đã xảy ra biết bao nhiêu năm trong cộng đồng chúng ta. Chúng ta phải cùng nhau lên tiếng cảnh giác hợp tác với cảnh sát để bài trừ tận gốc.

VIỆT TRẦN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,967,623
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.