Hôm nay,  

Cùng Mang Một Nỗi Đau

24/10/200100:00:00(Xem: 169219)
Bài tham dự số: 02-371-vb81015


Người đàn ông Mỹ với mái tóc trắng xoá và đôi mắt sáng quắc sau cặp kính trắng cứ chăm chú nhìn tôi như muốn dò hỏi một điều gì thầm kín. Tóc ông bạc nhưng không hói như bao nhiêu người Mỹ tôi thường gặp. Dáng vóc trông vừa mảnh khảnh lại vừa khác thường, bởi bờ vai trái của ông xệ hẳn xuống như một kẻ tật nguyền. Ông ngồi đó, đối diện với tôi nơi bàn cơm tối trong một nhà ăn của trường đại học ở Washington. Qua ánh mắt, tôi dự đoán có lẽ trong thâm tâm ông đang thắc mắc :
'' Anh có phải là người Việt Nam không ''" Hoặc là : ''Anh đến đất Mỹ này lâu chưa " Tại sao anh lại ở nơi đây, nơi một trường đại học của người Mỹ ''"
Thầm đoán vu vơ những câu hỏi đại khái như thế, rồi Tôi cũng mạnh dạn nhìn thẳng vào ông như muốn phải ứng :
- Không biết cái ông này đang thắc mắc gì vậy " Ông muốn hỏi thăm về quê hương tôi, hay ông đang muốn tâm sự một nỗi niềm trong chiến tranh Việt Nam mà ông đang ấp ủ trong lòng như bao cựu chiến binh khác.
Trầm ngâm với dòng suy tư của người muốn hỏi cũng như kẻ đang sẵn sàng phản ứng. Một không khí lặng lẽ giữa hai con người không cùng chủng tộc nhưng lại đang muốn thăm dò về nhaụ Phòng ăn chiều nay thưa thớt. Tất cả đang dán mắt vào truyền hình để theo dõi tin tức sốt dẻo của cuộc khủng bố. Bàn ăn của tôi chỉ có chừng năm người, nhưng những người ngồi quanh bàn hôm nay lại đang say mê với câu chuyện Trung Tâm Thương Mại Thế Giới và của Lầu Năm Góc tuần quạ Riêng người đàn ông đăm chiêu này dường như chẳng quan tâm nhiều đến chuyện thời sự sốt dẻọ
Bất chợt, ông nhổm dậy, vụng về đẩy chiếc ghế ra khỏi bàn ăn và làm nó té sầm trên sàn nhà. Cả phòng ăn nhớn nhác quay lại phiá người đàn ông hơi vụng về ấy như xem thử có gì đã xảy rạ Vì sau cuộc tấn công kinh hoàng ở New York, mỗi tiếng động, mỗi âm thanh lạ đều tạo nên một nỗi hoang mang, sợ hãị Có lẽ vì thế mà âm thanh của một chiếc ghế đổ trên sàn nhà cũng làm cho mọi người nhớn nhác. Còn người đàn ông ấy thì lại nở một nụ cười nhẹ nhàng và dơ tay như thầm xin lỗi tất cả mọi người vì sự vụng về ấỵ
Cúi xuống dựng chiếc ghế đổ dậy, ông ta tiến về phía chỗ tôi ngồi và mở đầu một câu hỏi đúng ngay như câu hỏi tôi đã dự đoán:
-Anh có phải là người Việt Nam không "
-Vâng , Tôi là người Việt Nam. Tôi tự tin trả lờị
-Tôi là Philip Lucid, Father Lucid. Ông ta tự giới thiệụ
-Chào Cha Lucid, tôi là Nam. Tôi bối rối chào ông.
Rồi kéo một chiếc ghế trống của bàn bên cạnh, tôi lịch sự mời ông Linh mục ngồị Trong lòng tôi hơi bối rối, hoá ra ông này là một Linh mục. Vậy mà lúc nãy tới giờ tôi cứ nhìn vào ông với ánh mắt có vẻ nghi ngờ. Vừa ngồi xuống, ông ta vào đề ngay:
-Anh có biết An Khê không "
Tôi hơi ú ớ, chắc ông đang hỏi một từ Latinh nào chăng" Rồi tôi hỏi lại:
-Xin ông hỏi lại ạ, tôi nghe chưa rõ.
-Anh có biết An Khê ở Việt Nam hay không " Ông lập lạị
Tôi chợt hiểu ! à thì ra ông ta đang hỏi thăm một địa danh ở Miền Trung Việt nam. Tôi đáp ngay:
-Tôi có nghe về An Khê, nhưng chưa bao giờ đến đó. Dường như đó là một vùng thuộc về Miền Trung Việt Nam.
-Đúng rồi, có lẽ An Khê ở gần Đà Nẵng. Đã quá lâu rồi nên tôi không còn nhớ rõ. Tôi chỉ biết rằng mình đã ở đó 2 năm và cũng là lúc tôi bị bắn gục trên chiến trường An Khê. Ông ta nói trong đôi mắt trầm buồn.
Mắt ông trầm buồn, nhưng mắt tôi lại tròn xoe kinh ngạc nên bắt đầu tuôn một loạt câu hỏi dồn dập:
-Tại sao ông là Linh mục mà lại ở bên Việt Nam" ngày xưa ông đi lính hả " Cấp bậc là gì vậy ".
-Vâng. Tôi mang lon đại uý, là Tuyên uý quân độị
Tôi không hiểu tuyên uý quân đội là gì nên hỏi tiếp:
-Thưa ông, Tuyên uý quân đội là gì ạ "
-Là Linh mục hay tu sĩ công giáo phục vụ trong quân độị Ông trả lời ngắn gọn rồi kể tiếp:
-Tôi tình nguyện qua Việt Nam năm 1968, sau khi chịu chức Linh mục. Phục vụ tại An Khê 2 năm. Rồi trong một trận hành quân ở đó cùng những người lính trẻ , họ chỉ mới 17-18 tuổi đầu, phần đông vừa xong trung học, chưa biết đời là gì. Tôi thương bọn trẻ, nên xin phép ra ngay chiến trường để vừa bên cạnh họ và vừa để giúp đời sống tinh thần trong lúc khẩn cấp cho những người bị thương và hấp hốị Rồi Trong một trận đánh quá căng với Việt Cộng, lính tráng ngã nhiều quá. Tới phiên một cậu lính rất trẻ bị trúng đạn và ngã xuống, tôi vội cúi xuống bế cậu lên mong kéo qua nơi an toàn hơn để băng bó và xức dầu, thì một viên đạn xuyên qua bã vai tôi, và viên đạn thứ 2 xuyên qua ngực cậu lính đang bị thương trên taỵ Tôi gục xuống, buông cậu lính trẻ ra khỏi tay và cố gượng sức dùng ngón tay viết một dấu Thánh Giá trên trán cậu(Theo thủ tục tôn giáo) , rồi nhìn cậu hấp hốị Tắt thở ! Rồi tôi cũng lịm ngất trong cơn đaụ


Hình ảnh ấy vẫn mãi ghi đậm trong tôi suốt cả một đời Linh mục. Và quê hương Việt Nam vẫn là niềm khắc khoải trong tôi một đờị Tôi vẫn mong có ngày trở lại trên mảnh đất thân yêu ấỵ
Tôi lặng người khi nghe những dòng tâm sự thiết tha ấỵ Lặng lẽ vì khâm phục, cảm động nhưng còn cả cái thinh lặng đớn đau trong tôi, nhớ đến người chú tôi cũng hy sinh trên chiến trường An Khê năm ấỵ Biết đâu người lính trẻ ông ta bồng bế trong giây phút cuối đời ấy lại là chú tôị"
Cả hai nhìn nhau thinh lặng, không phải cái thinh lặng ban đầu gặp gỡ với dò hỏi thắc mắc, mà là thinh lặng cảm thông, yêu mến và khâm phục. Tôi nhìn thấy từng giọt nước mắt xúc động lăn dài trên đôi má gầy gò của ông làm tôi cũng không cầm nổi xúc động. Lần đầu tiên trong đời, tôi thấy những giọt nước mắt của một Linh mục công giáọ Tôi vẫn nghe nói, các ông Cha đạo thường có trái tim bằng đá : không rung cảm, không chuyển laỵ Nhưng sao hôm nay tôi thấy một ông Linh mục người Mỹ khác hẳn. Ông có một trái tim thịt mềm : biết rung cảm, biết yêu thương, biết chia sẽ những nỗi đau thầm kín với một sinh viên Á đông trong lần đầu gặp gỡ. Rồi cầm tay ông, tôi nói:
- Cám ơn Cha vì những giọt máu đã đổ trên quê hương con. Quê hương con vẫn mang hoài nỗi thương tích chưa thể nguôi ngoaị Vết thuơng của cha hôm nay có lẽ cũng đang nhức nhối với cái vết thương sâu hoáy của quê hương con, một quê hương điêu linh. Hôm nào con mời cha trở lại thăm quê hương con một lần, thăm chiến trường an khê một thời lửa đạn, thăm lại giọt máu đã đông khô của cha trên mảnh đất mịt mùng ấỵ Có lẽ bây giờ đất nước cũng đã thay đổi nhiều lắm rồi, con hy vọng thế.
Ông ta nhìn tôi trong ánh mắt thân tình trìu mến của đôi mắt Mục tử. Đôi mắt tôi chưa bao giờ gặp nơi những ông Cha đạo trước đâỵ Gạt giọt nước mắt còn đọng lại trên má, ông mỉm cười khẻ nói:
-Anh thật hạnh phúc vì không phải sống trong thời bom đạn.
-Nhưng con có nỗi đau của thân phận tị nạn, cha biết không" Tôi đáp.
Câu trả lời vắn vỏi ấy gây cho ông một niềm xúc động, một đồng cảm về cuộc sống. Rồi như muốn chia sẽ một nỗi niềm, ông nói tiếp:
-Vâng, mỗi người đều mang một nỗi đau, đau như tiếng khóc chào đời vì phải xa cách bụng mẹ dấu yêụ Nó cũng giống nỗi đau của những ai phải xa rời đất Mẹ. Ngày tôi xa quê hương để đến Việt nam, tôi cũng mang theo nỗi đau thương đó. Nay tôi thấy những người Việt Nam phải giã từ quê hương thật là một nỗi đau khôn nguôị
- Đúng vậy, thưa Chạ Chiến tranh đã qua đi trên quê hương tôi, nhưng mỗi một người Việt sống trên đất Mỹ cũng đang phải chiến đấu những cuộc chiến liên lỉ âm thầm. Cuộc chiến để hoà nhập, cuộc chiến để sinh tồn, và câu hỏi ''Tôi là aí' vẫn là niềm nhức nhối khôn nguôi mà bọn trẻ tụi con phải đương đầu mỗi lần muốn hoà nhập để sống trong xã hội Mỹ nàỵ
Vết thương chiến tranh vẫn mong có ngày lành lại, nhưng nỗi đau dai dẳng đi tìm chính mình trên một văn hoá xa lạ lại là một chiến trường nội tâm âm ỉ. Ai sẽ là ''Tuyên uý'' cho lũ trẻ chúng con trong cuộc chiến dai dẳng này"
Bất chợt, tôi thấy ông ta nhìn tôi trong ánh mắt chơi vơị Một cái nhìn bất lực nhưng chứa đầy cảm thông. Tôi cảm thấy lòng mình cũng vơi đi niềm đau của thân phận tha hương khi có một ai đó đồng cảm. Lòng như tìm được chút an ủi của mảnh đời sinh viên lạc lỏng trong khung trời đại học vắng bóng hình ảnh quê hương. Rồi trong thâm tâm tôi thầm trả lời : ''Vâng, có lẽ chính cha, chính cha cũng sẽ là ''Tuyên Uý'' cho lũ trẻ chúng con trong cuộc chiến nội tâm dai dẳng này như cha đã từng là Tuyên uý trên chiến trường An Khê năm xưạ
Tôi đứng dậy bắt tay chào vị Linh mục rồi lặng lẽ ra về. Trời bên ngoài đã tối, tối lắm ! nhưng trong lòng tôi dường như có một chút ánh sáng, ánh sáng của tình người, ánh sáng từ một con người, con người đã đến trên quê hương tôi 30 năm về trước, và đã đến với lòng tôi trong buổi chiều âm u cô đơn nàỵ Ông đến rồi ông đi, nhưng ông đã để lại trong tôi một hơi ấm, nó như chút than hồng sưởi ấm giữa trời đông viễn xứ.

NGUYỄN NAM SAN
10. 2001

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,960,207
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.