Tháng Tư: Xe Phở Bắc Của Anh Bốn
Tác giả: Nguyễn Hữu Thời
Bài số 2863-28113-vb5042810
Tác giả là một huynh trưởng viết về nước Mỹ rất được quí trọng. Ông tham dự từ năm đầu và sau một giải thưởng, vẫn liên tục góp nhiều bài viết giá trị, chỉ để hỗ trợ và cổ võ giải thưởng. Trước năm 1975, ông là nhà giáo, quân nhân QLVNCH (khóa 18 Thủ Đức). Định cu tại Mỹ, sau nhiều năm làm việc cho Sypris Data System Los Angeles, ông chỉ mới hưu trí cuối 2009. Sau đây là bài viết thứ hai của ông, nhân kỷ niệm 35 năm Tháng Tư 1975.
*
Tháng Hai vừa qua, có dịp đến New York, tôi ghé qua thăm gia đình anh chị Bốn, thấy anh chị đang là chủ một tiệm phở, làm ăn phát đạt.
Trước 1975, anh Bốn vốn là ông đứng bán xe phở Bắc tại ngã tư Trần Khắc Chân + Trần Quang Khải, Tân định, Sài Gòn trước phòng mạch của bác sĩ Nghiêm Thị Hạnh.
Từ một xe phở ở lề đường Tân Định đến một tiệm phở tại New York, đúng là một chuyện đặc biệt.
Nhắc lại những kỷ niệm xưa hồi cùng ở xóm Chùa, đường Trần Quang Khải, gần rạp ci-nê Văn Hoa, Tân Định, Sài gòn, tôi có hỏi thăm việc bán phở Bắc của anh chị sau năm 75. và anh chị có kể laị câu chuyện sau đây.
Xin viết lại, nhân dịp kỷ niệm 35 năm đổi đời.
*
Thường mỗi năm vào ngày Tết Nguyên Đán và rằm tháng Bảy, vợ chồng anh Bốn Điều đều đến lăng Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt, còn gọi là Lăng Ông Bà Chiểu ở Gia định để lễ bái, cầu phước cho cả nhà.
Năm nào cũng vậy, anh chị không bỏ sót lần nào, nhưng từ sau năm 1975, anh Bốn phải về Bà Rịa làm nghề đánh cá; nên chuyện đến viếng lăng Ông như trước kia không thường xuyên được. Anh không còn là ông đứng bán xe phở Bắc ở Tân Định nữa; vì cán bộ và công an Phường không bằng lòng cho anh đặt xe phở ở đó; viện cớ gây trở ngại lưu thông công cọng. Nghe cô Sáu Niên có xe bánh mì đặt gần đó thì thầm với Lung xe ôm, là anh chị Bốn không chịu đóng đủ số tiền hụi chết như đã qui định bất thành văn của đám công an và cán bộ Phường. Họ làm khó dễ và yêu cầu anh Bốn, nếu muốn yên thân, một là phải tuân theo sự yêu cầu của họ, hai là dẹp xe phở đi hoặc dời xe đến vùng khác làm ăn.
Xe phở Bắc của anh chị Bốn có từ trước năm 1975, và cũng do thân phụ anh để lại.
Hồi 1954, lúc ông bà cụ mới di cư vào Nam tránh họa Cộng sản; liền xin phép chính quyền VNCH đặt xe phở tại đó cho tới bây giờ. Lúc ấy, anh chỉ là chú bé phụ cha bưng phở vào tận nhà cho khách, hoặc gõ lốc cốc rao hàng, hay làm các việc lặt vặt quanh quẫn bên xe phở giúp cha.
Tháng Sáu năm 1965, thân phụ anh về thăm bà con ở Cái Sắn; lúc trở lại Sài gòn, xe đò bị mìn Việt Cộng, cha anh tử nạn. Anh thay cha tiếp tục bán phở cho đến ngày nay. Sau biến cố tháng Tư năm 1975, mấy ông cầm quyền mới từ ngoài Bắc vào hay từ trong rừng ra đặt ra cái lệ, là phải đóng tiền tươi hàng tháng mới được đứng bán xe phở ở đây. Buôn bán cầm chừng, không đắt khách như trước năm 1975; nhưng anh chị Bốn không còn cách chọn lựa nào khác; nên đành phải chịu đóng hụi chết cho họ, mong giữ được mặt bằng đó để sinh sống lây lất qua ngày. Mới được ba tháng, giờ họ đòi tăng tiền hụi chết hàng tháng lên gấp đôi. Buôn bán ế ẩm, làm ăn ngày càng lụn bại, mọi người đều vất vả, khốn đốn, chạy gạo từng bữa, đâu có đồng dư, đồng để mà nghĩ đến chuyện ăn phở, ăn quà thường xuyên như trước 1975. Tuy vậy, anh chị có công việc làm, lấy công làm lời, có xe phở còn hơn không có nghề gì để làm hết. Bây giờ phải dẹp xe phở đi, anh chị không biết xoay xở ra sao, biết làm gì để sống đây, vợ chồng lo lắng ngày đêm, lấy đâu ra nuôi thằng Tổn và Mẹ già!
Thằng Tốn khi mới sinh ra đã mù một con mắt, và cánh tay trái có tật teo lại, không co duỗi bình thường được. Con cái tật nguyền, mẹ già gần đất xa Trời, đau ốm liên miên, anh chị Bốn phải cắn răng bỏ nghề bán phở cha truyền, con nối là một biến cố lớn cho gia đình. Bao suy nghĩ, đắng cay, bàn qua, tính lại theo đuổi anh chị cả tháng trời. Cái đói, cái nghèo đang rình rập, lãng vãng nơi ngưỡng cửa nhà anh. Tính lại, anh chị thấy tiền dành dụm, tiết kiệm trong nhà từ mấy lâu nay chỉ đủ nuôi gia đình chừng nửa tháng. Vợ ngồi nhìn chồng, chồng nhìn vợ, rồi cùng thở ra, không ai nói với ai lời nào, hai vợ chồng không hẹn cùng đưa mắt nhìn thằng Tổn, đứa con độc nhất, xong thở dài!
Tổn mới lên tám, có tật nhưng nó khôn lắm. Có tật là có tài. Tổn không nói ra nhưng nó hiểu hết những nỗi lo âu của cha mẹ, và trong đầu óc non nớt, nó đã bắt đầu nhen nhúm lên câu hỏi, do đâu cha mẹ mình không còn bán phở được nữa. Nó tới góc nhà, ngồi nơi bàn ăn, lấy cây bút chì và tập vở chăm chú vẽ cái cờ đỏ sao vàng mà cô giáo ra bài hôm qua bảo về nhà vẽ, hôm sau đem nạp. Nó chăm chú vẽ xong, sửa đi, sửa lại, không rõ nó đang suy nghĩ gì, bỗng xé bỏ, lấy chân đạp lên. Nét mặt tỏ ra bực tức, khó chịu.
Đã đúng ngọ rồi mà anh chị Bốn không ngó ngàng gì đến bữa cơm trưa. Thấy Tổn ngồi nơi góc phòng buồn thiêu, chị Bốn gọi lại bảo:
-Con cầm chút tiền nầy qua dì Năm mua xôi ăn đi.
Tổn lặng lẽ cầm tiền, dự tính nhân thể qua nhà thằng Sún chơi.
Tổn vừa ra khỏi nhà, Tư Vượng, anh bà con ông bác của chị Bốn Điếu ở Vũng Tàu lên thăm, đẩy cửa bước vào. Thấy hai vợ chồng Bốn Điều ngồi tư lự, nét mặt như đưa đám. Tư Vượng hỏi:
-Có chuyện gì xảy ra mà hai vợ chồng ngồi thừ người ra vậy"
Bốn Điều đem câu chuyện không còn được phép đặt xe phở ở ngã ba TKC+TQK nữa, và chưa tìm ra kế sách gì làm ăn đây! Tư Vượng nhanh nhẩu nói:
-Tưởng chuyện gì chứ chuyện đó đâu có gì khó, không được bán phở nữa thì kiếm nghề khác làm ăn. Trời sinh voi sinh cỏ. Tôi có quen ông Thầy tướng số đại tài ở ngã ba ông Tạ đây. Tôi sẽ giới thiệu cô chú đến xem. Năm ngoái, tôi có giới thiệu con Ba bán cháo lòng ở Lăng Cha Cả đó. Nhan sắc nó thuộc loại " Chim Sa Cá Lặn", nhưng chỉ cái tội "nghèo" thôi. Nhờ thầy T. xem tướng, cho nó cái bùa đeo vào người, và cho biết nó sẽ gặp phú quí, giàu sang nội trong năm nay thôi. Quả thật chỉ ba tháng sau, nó trở thành vợ cán bộ, tiền bạc rủng rỉnh, lên xe, xuống ngựa, và không còn bán cháo lòng nữa. Bây giờ, nó trở thành bà "cò" quyền hành một cõi...
Chị Bốn nghe xong nét mặt tươi hẳn lên nhờ anh Tư dẫn hai vợ chồngđi xem thầy tướng. Đúng hẹn, cả nhà anh chị Bốn cùng anh Tư đến nhà ông thầy tướng ở ngã ba ông Tạ.
Mọi người an tọa, sau khi hỏi tên tuổi, nghề nghiệp, mục đích xin bùa, xem tướng, thầy tướng T. phán: