Hôm nay,  

Món Quà Giáng Sinh Của Bé Vần

17/12/201400:00:00(Xem: 14102)

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 4413-14-29813vb4121714

Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản.

* * *

Hai mẹ con thủ thỉ qua điện thoại trong buồng, một lát sau vợ tôi chạy ra mặt tươi rói như khu vườn mới qua cơn mưa:

- Bé Vần (tên gọi tắt một cách trìu mến của bé Steven) học giỏi được nhà trường mời ăn pizza mình thưởng cho Vần cái gì anh nhé!

Bé Vần học giỏi thì trong gia đình tôi ai cũng biết cả rồi. Bé được lựa cho học lớp xuất sắc dành cho học trò giỏi, được thư khen của Tổng Thống Mỹ, môn học nào cũng có điểm A, được nhà trường cho học nhạc vv… và vv…

Còn đồ chơi ư? Thôi thì đủ loại các đồ lắp ráp còn I phone I Pad thì cũng đâu thiếu mẹ bé cưng con mà. Cả ba đứa đứa nào cũng ngoan và học hành chăm chỉ.

Thằng anh lớn thì ngoài giờ học ra cứ thui thủi một mình hết vẽ lại đến lắp vào tháo ra những món đồ chơi bằng plastic cùng bé Vần và con em gái út là bé Hi.

Cả ba đứa đều thương mến nhau. Sinh nhật thằng anh lớn thì hai em cố vét hết tiền để dành mua cho thằng anh một món quà gì đó cho hợp với túi tiền của chúng khi không đủ tiền thì lại cầu cứu mẹ.

Thằng anh lớn Henry năm nay đã 17 tuổi rồi ra dáng và xứng đáng là anh Hai của hai đứa em bé bỏng của mình.

Được phép lái xe, thằng anh đã có thể chở thằng em đến chơi nhà bạn của mình hay đi xem phim mỗi khi có phim hay. Còn con em gái út thì lúc nào cũng quấn quit bên mẹ chẳng rời một bước sau khi đi học về. Chẳng bao giờ Út Hi chịu ngủ lại nhà ông bà dù chỉ một đêm.

Mỗi khi thấy cái gì cần lau cho sạch thì Út Hi không ngại dùng cả lô giấy để chùi thay vì chỉ xài lối 1 hay 2 tờ là đủ nhưng mẹ bé vẫn làm ngơ để khuyến khích bé tập cho quen như trong câu “Học ăn học nói học gói học mở” của các cụ ta.


Út Hi còn thích làm bánh. Chả ai cần dạy, mười tuổi bé tự đọc chỉ dẫn cách làm bánh, tự nhồi bột và tự nướng bánh. Trong nhà lúc nào cũng vui vì bé lúc nào cũng tất bật không làm bánh thì học, không học thì thi nhau lắp ráp những loại đồ chơi bằng plastic với hai thằng anh.

Lúc nào Út Hi cũng bận. Bận gì vậy. Bận học mà. Ngồi ngay hàng hiên của sân trường bé mang bài ra làm liền và làm xong liền một khi trong khi chờ ba của bé tới đón để khi về nhà bé còn bận chuyện khác. Bận chơi games, bận lắp ráp đồ chơi bận lên mạng với cái PC.

Bà ngoại nó, nó đây là bé Vần, hỏi tôi:

- Bé Vần học giỏi ông ngoại thưởng cho bé Vần cái gì bây giờ?

Hình như ông ngoại lúc nào cũng có sẵn câu trả lời:

- Bé Vần thích ăn buffet ở tiệm Hibachi thì cho bé Vần đi ăn cùng với hai đứa kia nữa để khuyến khích hai đứa tụi nó nữa mà.

Ông ngoại không bao giờ cho cháu tiền, không bao giờ lo sinh nhật cho cháu vì ông biết là sinh nhật các cháu cha mẹ chúng phải lo. Ngay từ hồi học lớp 8, bé Henry ngỏ ý thích học thuốc ư? Ông ngoại ra nhà sách Barnes & Noble mua quyển sách về cơ thể người ta cho bé. Khi Heny lên lớp 10 sự lựa chọn của Henry đã nhất định thì ông ngoại lại mua quyển sách khác nữa gồm nhiều danh từ y khoa cho bé.

Đến gần lễ Giáng Sinh ông ngoại lái xe từ Greenville “xuống” Anderson rủ ba nhóc đi ăn buffet ở nhà hàng Hibachi. Cả ba bé đều thích. Thích nhất là bé Vần. Không phải vì đi ăn mà vì bé thấy mình được cả ông lẫn bà ngoại thương yêu.

Món bé thích nhất tại tiệm buffet này là lối xào đồ ăn kiểu Mông Cổ. Xào trên cái chảo mặt bằng nghe xèo xèo vui tai. Có lần bé chỉ xin ông ngoại có một đồng để tip cho anh thợ.

Mùa Noel năm nay, trở lại tiệm Buffer Mông Cổ, chắc bé sẽ thích lắm.

Sao Nam Trần ngọc Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 5,539,964
Ngày cuối năm Tỵ, đón giao thừa Tác giả định cư tại vùng Seattle, tiểu bang Washington từ năm 1975, đã hồi hưu hơn mười năm qua. Ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013 với bài viết đầu tiên và cũng là bài duy nhất trong năm, kể về một gia đình có ba tôn giáo lớn của thế giới kết hợp:
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2006, với bút hiệu PNT, PnT và từng nhận một giải thưởng đặc biệt. Sau mấy năm bặt tin, ông viết lại với bút hiệu mới là Phạm Ngọc. Bài gần đây là “Cái Giá Của Tự Do.” Bài mới trước thềm Tết Giáp Ngọ là tự sự của tác giả, người tuổi Nhâm Ngọ, sinh năm 1942.
Tác giả tên thật là Tô vĩnh Phúc. Trước 1975, tốt nghiệp cử nhân Luật Khoa và Văn Khoa tại Sài Gòn. Định cư tại Sacramento, California từ 1986, học và làm nhiều ngành khác nhau. Hai tập thơ đã xuất bản: "Bên Bến Sông Buồn" (2011) và "Nắng Chiều Còn Vương" (2012).
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng trong nhóm chủ biên nhiều tuần báo và tạp chí tại địa phương. Phan góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua, và vừa nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết cuối năm của Phan là một chuyện tình oan nghiệt kéo dài từ thời học trò vượt biên ở quê nhà cho tới nhà tù trên đất Mỹ.
Tác giả thuộc lớp tuổi 60, định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là “Tháng Ba, Trời Đất Vào Xuân,” tự sự của người vợ người mẹ trong một gia đình H.O., tự sơ luợc về mình “22 năm dạy học trong nước, 22 năm làm “culi job” trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết thứ mười của tác giả cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 15. Bài trích từ báo Xuân Việt Báo Tết Giáp Ngọ, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài viết về nước Mỹ. Anh cũng đã du lịch nhiều nước và ghi lại trong ba quyển du ký với tựa đề Á Châu Quyến Rũ tập 1 & 2 và Đi Cruise Bắc Mỹ hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Việt Báo xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc. Dưới đây là bài viết mới nhất của tác giả về Tết ở Little Saigon/
Tác giả tên thật Trần Phương Ngôn, cho biết ông là thuyền nhân trên chiếc tàu vào loại lớn nhất, chở 246 người, con số đông nhất trong một chuyến vượt biển. Tác giả cũng đã sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm và chỉ mới định cư tại Hoa Kỳ từ 2004. Hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Bài viết mới nhất của Triều Phong là chuyện bàn thờ ngày giáp Tết.
Tác giả sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Đến Mỹ tháng Tư năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, đang làm việc trong phân xưởng in của một nhà máy in tại địa phương. Cô đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Sinh năm 1960 tại Quảng nam. Qua Mỹ tháng 9/2003. Hiện sống tại California. Tham dự Viết về nước Mỹ từ năm 2010 với bài “Căn Hộ Đầu Tiên Trên Đất Mỹ” ngay bài viết đầu, đã cho thấy cách viết thứ tự, tỉ mỉ, bồi hồi. Đó là tâm sự chuyện ngày tết. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2001, và từ 8 năm qua, là thành viên Ban Tuyển Chọn giải thưởng Việt Báo. Sau đây là bài viết mới nhất của Trương Ngọc Bảo Xuân, kể về một cô bạn Mỹ làm nghề “mang bầu mướn, đẻ mướn”. Bái trích từ Báo xuân Việt Báo Tết Giáp Ngọ 2014, đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến