Hôm nay,  

Nhạc Mỹ Thời Chiến Tranh Việt Nam

26/11/201200:00:00(Xem: 276059)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục naêm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Kèm theo bài viết ngắn về nhạc Mỹ thời chiến còn thêm bài thứ hai: Bạn Tôi và Nước Mỹ.

Nếu có bạn nào thích nghe nhạc Mỹ hồi thời thập niên sáu mươi và cho đến lúc cuộc chiến năm bảy lăm chắc hẳn còn nhớ những nhạc phẫm và ca sĩ Mỹ được đề cập đến trang bài này.

Lúc đó mình đang ở cuối những năm trung học và cũng như đa số bạn cùng thời ở Sàigòn được có điều kiện tiếp cận với làn sóng nhạc Mỹ đang đổ theo các anh chàng lính Mỹ được phổ biến qua đài truyền hình và đài phát thanh. Qua truyền thông thời đó mình đã được nghe nhạc rồi được xem ca sĩ, ban nhạc Mỹ trên tv và có nhiều gắn bó với những âm thanh và giai điệu mới lạ trẻ trung của xứ Hoa kỳ.

Nhạc Mỹ nói chung thời này có nhiều khuynh hướng như là nhạc psychedelic, được biết qua tên Việt là nhạc tâm linh của dân hippies với tiêu đề phản chiến như: “Flower Power” (Sức mạnh của bông hoa); và “Peace Not War” (Hoà bình chớ không chiến tranh), trong đó cũng có những bài ca ngợi tinh thần chiến đấu của binh chủng như “The Ballad of Green Berets” ca ngợi Lực lượng Dù Đặc biệt, mũ bê rê xanh Mỹ.

Xin được nói về bài ca Ballad of The Green Berets (Tự khúc của Lính Lực lượng Dù Đặc biệt) được viết bởi Robin Moore và thượng sĩ Barry Sadler khi anh lính dù lực lượng đặc biệt này đang ở thời gian hồi phục vì bị thương ở chân khi phục vụ trong cuộc chiến ở Việt Nam. Lời ca được viết để ca ngợị anh lính dù tên là James Gabiel Jr., ngươì lính Mỹ gốc Hawai đầu tiên chết trận ở Việt Nam bị hành hình bởi Việt cộng ngày 8 tháng Tư, 1962. Bài ca này được đứng đầu ở Mỹ liên tục năm tuần vào tháng Ba, 1966 dù lúc đó phong trào phản chiến ở Mỹ đang lên cao. Baì này được bán trên một triệu dĩa. Nó nói lên lòng yêu nước và tự hào của nguời lính được viết theo thể loại tự khúc về binh chủng ưu tú của lực lượng đặc biệt qua góc nhìn tích cực. Trong bài có đoạn, xin được phóng dịch như sau:

Ở quê nhà người vợ trẻ của anh đang chờ
Người anh hùng mũ xanh của nàng đã tử trận
Anh đã chết cho những kẻ bị áp bức
để lại cho vợ lời mong muốn sau cùng:
em hãy để cánh dù lên ngực con trai của anh
dạy nó trở thành kẻ ưu tú của xứ Hoa kỳ
nó sẽ được thử lửa trong tương lai
hãy giúp nó trở thành một lính dù mũ xanh…


Khổ nổi là phong trào chống chiến tranh ở Mỹ bùng phát quá dử dội tại các đại học cũng như trên toàn quốc và thể hiện rõ ràng trong lời ca thời đó đã vang tận đến chiến trường ở Việt Nam. Thời đó giới trẻ mê nhạc Mỹ đều biết ban nhạc trẻ Anh là ban The Animlas, với anh chàng ca sĩ trông rất “ngầu” và được nổi danh tột đỉnh với bản “The House of the Rising Sun” (Căn nhà nơi mặt trời mọc), miêu tả cảnh của một thanh niên thuộc giới nghèo nàn ở vùng ô hợp. Cha thì nghiện rượu, mẹ thì sống nghề may vô cùng vất vả. Chàng thanh niên này bị cha hành hạ hất hủi trở nên vô vọng nên bỏ nhà, nhảy lên xe lửa để đi tìm cuộc sống mới. Có lẽ sau này anh chàng nhập ngủ rồi thuyên chuyển qua chiến đấu ở Viêt Nam? Có thể lắm! Hay là chính vì vậy mà nó rất được các anh lính Mỹ trẻ đón nhận nống nhiệt vì họ thấy trong đó là thân phận hẩm hiu của mình? Chẳng những các anh lính Mỹ mê thích bài này mà giới trẻ Sàigòn lúc đó cũng thuộc nằm lòng. Nhất là phần ghi ta dẫn nhập được soạn thật độc đáo là khúc nhạc gối đầu cho ai mới bắt đầu học ghi ta, kể cả mình.

Một trong những bài của ban The Animals mà lời ca có dính dáng chút ít đến tâm lý chán ngán của lính Mỹ được phát thanh trên đài Mỹ và vô cùng thịnh hành trong các anh lính G.I. là bài ca ở phần điệp khúc có câu: “We gotta get out of this place…” (Chúng ta phải rời khỏi nơi này). Bai này được đa số các binh sĩ Mỹ cho là đã nói lên được ước muốn của mình là: “Chúng ta phải rời khỏi Việt Nam”! Ngày nào trên đài quân đội Mỹ người ta cũng đều nghe bản này được phát ít nhất là hai, ba lần.

Vào ngày tàn cuộc chiến, cuối tháng Tư, 1975 khi quân đội Hoa kỳ gấp rút kéo quân ra khỏi Việt Nam, người ta nghe phát thường xuyên bài ca có tựa đề là “White Christmas.” Đây là một ca khúc rất nổi tiếng của Irving Berlin. Danh ca Bing Crosby đã thu dĩa bài này vào năm 1947, đạt số bán đến 50 triệu đĩa trên toàn thế giới.

Bài ca đã trở nên phổ thông đối với dân chúng Mỹ mỗi dịp lễ Giáng Sinh về. Đặc biệt, nài hát còn mang một ý nghĩa lịch sử trong cuộc chiến Việt Nam vì được dùng làm dấu hiệu báo lệnh triệt thoái cho quân đội Mỹ, vì với họ, cuộc chiến VN đã chấm dứt.

Trong khi quân Bắc Việt bao vây Sàigòn, kế hoạch di tản được thi hành để đưa lính Mỹ rời đi được an toàn. Báo hiệu then chốt để khởi đi của cuộc di tản là khi đài phát thanh quân đội Hoa kỳ đọc lên là “nhiệt độ ở Sàigòn là 105 độ và đang còn lên” và sau đó là cho phát lên bài ca “White Christmas” do Bing Crosby hát. Đó là dấu hiệu bắt đầu cho một cuộc đổ xô trong hốt hoảng và hỗn loạn đến Toà Đại sứ Mỹ nơi trực thăng đang chờ.

Mong có ngày chúng ta sẽ nghe được một bài ca báo trước sự sụp đổ của một chế độ bạo quyền từng núp sau chiêu bài “vì nước vì dân”./.

2. Bạn Tôi Và Nước Mỹ

Kinh tế nước Mỹ của thập niên đầu thế kỷ hai mươi mốt vẫn còn đang bị kéo luì vì khủng hoảng tài chánh khởi đi từ cuối năm hai ngàn. Sự thả lỏng về cách điều hành tài chánh của chánh phủ đã tạo cơ hội cho những nhóm hoạt đầu ngân hàng và tài chánh khuynh đảo cơ chế ngân hàng đưa đến sự sụp đổ về nhà đất làm ngã qụy kinh tế quốc gia. Nạn thất nghiệp lên đến mức cao do công việc làm giãm vì các tổ hợp đưa công việc ra nước ngoài để kiếm lợi. Hệ thống thuế má và sức mạnh của các công đoàn khiến các cơ xưởng kỷ nghệ trong nước dần dần phải bị đóng cữa. Người dân Mỹ không còn được sống với Giấc Mơ Mỹ Quốc mà phải tập thắt lưng buộc bụng. Sức cầu giãm đi làm ảnh hưởng không ít đến sự sống còn của các xí nghiệp và doanh nhiệp nhỏ trong nước đưa đến nạn thất nghiệp lan tràn. Trong tình cảnh đó anh đến nước Mỹ và hai tôi đã gặp nhau.


Đã hơn tháng rồi tôi không gặp và cũng không ghé thăm anh Tuấn. anh thì phải đi chửa trị bịnh gan còn tôi thì bị cảm và gặp nhiều chuyện bận bịu không còn hứng thú để đi đâu. Trước đó tôi và anh thường hay đi garage sale với nhau và thỉnh thoảng tới nhà nhau chơi. Anh Tuấn là em cột kèo với người bạn thân vong niên của tôi. Anh qua Mỹ này chắc được cở ba năm rồi theo diện thân nhân bảo lảnh. Anh năm nay cũng trên năm mươi, cũng bị đi cải tạo và trước kia ở đơn vị chiến đấu. Nhờ có duyên may mà tôi quen với anh và trở nên thân dù chỉ mới quen.

Anh có một đứa con trai đã thành đạt và có tương lai vững chắc. Tôi đoán là anh có cơ sở làm ăn ở Sài gòn vì tôi thấy anh ít bận tâm nhiều về vật chất như tôi hồi mới qua Mỹ tuy nhiên sự lạc lõng của anh nơi xứ lạ có lẽ lớn. Đôi khi tôi bắt gặp anh lủi thủi đi nơi trạm xe buýt để đón xe đi học với vẻ mặt đăm chiêu dáng đi đầy vẻ ưu tư. Trong lớp vơí trình độ của anh chẳng thành vấn đề nhưng vì khổ sở về bị trở ngại về Anh ngữ nên anh đâm ra mất hăng hái. Thêm vào đó khi nhận thức ra được sự khó khăn về kinh tế và việc làm hiện nay anh đâm ra hoài nghi cho tương lai, chán nản trong cuộc sống. Sự lạc lỏng làm anh bị thu hẹp những chuỗi ngày buồn chán không tìm ra được hướng đi lên. Có lẽ đối với anh xứ Mỹ không phải là nơi đến của mình.

Khi tôi tới Mỹ nhờ sự giúp đở của anh bạn trẻ ở trong đảo tỵ nạn tôi nhanh chóng trở lại trường tiếp tục học. Tôi đã có ý định sẵn nêntôi hăng say và miệt mài đèn sách. Mướn phòng ở chung, ngày thường đi học, cuối tuần đi làm cỏ kiếm thêm tiền vậy mà tôi thấy vui và đầy hứng khởi. Tôi không để ý gì đến tuổi mình đã ởhàng bốn mươi, chưa có gia đình, chưa có tuơng lai gì ở trước mặt. Như vậy mà tôi vẫn vui đi trên con đường mình đã chọn. Nhờ có được số vốn Anh ngữ tôi hội nhập vào cuộc sống mới khá dễ dàng và có phần đầy hứng thú. Tôi tiếp xúc được viớ nhiều ngươì dân bản xứ và có dịp trình bày với họ về hoàn cảnh gian truân của mình trong qúa khứ và đã nhận được nhiều sự thông cảm. Tôi nhận ra được là chính sách đối ngoại của nước Mỹ không phải là của mọi ngươì dân Mỹ. Người Mỹ trong đất Mỹ thật thà và rộng lượng khi tôi biết nhiều về họ. Sự kỳ thị là có nhưng có ở thành phần và thiều số nào đó. Thành kiến và thiên kiến là có nhưng nếu họ thấy được sự thật thà, chăm chỉ, chịu khó làm, chịu khó mở mang kiến thức của ta thì điều đó không còn nữa. Đối với nước Mỹ không phải là thiên đàng nhưng quả là nơi để tôi dung thân. Tôi chỉ cần bao nhiêu đó thôi.

Anh và tôi hai ngươì cùng thế hệ cùng chịu chung cảnh ngộ sau năm bảy lăm. Tôi qua Mỹ trước anh bằng con đường vượt biển còn anh qua sau tôi bằng con đường bảo lảnh. Nước Mỹ đối với hai ta có khác nhau qua hoàn cảnh cá nhân, thời gian đến và không gian hai ta đang sống. Vì coi như là mới qua vào thời nước Mỹ đang có dấu hiệu suy trầm và vì tuổi tác, điếu kiện sức khoẻ và trở ngại ngôn ngữ nên nước Mỹ đới với anh không còn là “thiên đàng” nữa. Đó là điều tôi rất thông cảm. Với trình độ va kiến thức sâu rộng như anh mà trở thành “bất lực”, bị coi như phải chịu “vô dụng” trong xã hội mới là một điều đau buồn lớn đối với anh. Anh thường than thở với tôi rằng “bọn già của mình chỉ biết sống qua ngày mà không làm được gì!”

Về phần tôi được “may mắn” đến trước anh nhiều năm với quyết tâm không sống dưới ché độ tham tàn với một giá rất đắt là bị mất đi nhiều năm ở trại tỵ nạn. Tôi bắt đầu lại cuộc sống mới với hai bàn tay trắng khi tuồi đã hơn bốn mươi. Ở Mỹ này lớn tuổi là một trong những trở ngại lớn để có được việc làm. Tôi bỏ ra hơn sáu năm để đi học lại như ước nguyện của mình khi còn bị giam giữ ở quê nhà bị mất đi nhiều cơ hội đi làm tạo ra của cải vật chất. Tôi không hối tiếc về những cơ hội đã lỡ đó vì tôi đã thực hiện được ước muốn to lớn nhứt của mình. Đó cũng là nhờ xứ này, con người của xứ này và bạn bè mà tôi đã đến đích. Dù hiện tại tôi cũng có nhiều khó khăn lắm nhưng trong thâm tâm tôi vẫn cảm ơn quốc gia này đã tạo điều kiện thuận lợị cho mình.

Như vậy, bạn mình ơi, dù có như thế nào đi nữa tôi thiết nghĩ là hai mình nên chấp nhận với cuộc sống hiện tại, chấp nhận khó khăn như mọi ngươì dân ở đây để từ đó ta tìm một lối sống thích hợp với tuổi tác và hoàn cảnh của chúng mình. Hai ta cùng lấy cái “nghiệp chữ nghĩa” để sống ở đời nên không thể lao vào cuộc kiếm sống không phù hợp với mình. Không phải vì tôi và anh có ý trọng khinh vì nghề nào cũng là nghề nhưng vì mình “đã chọn sống với chữ” như anh đã từng nói. Với lại ở từng tuổi này rồi thì dù có “an bần lạc đạo” cũng chẳng sao. Miễn là có được mái nhà, ngày hai bửa cơm, có được một người vợ hiền biết thương yêu và chăm sóc cho mình là hạnh phúc. Cho nên dù nước Mỹ có như thế nào thì chúng ta cứ coi đó là giông bão ở trên mặt miễn là ở đáy sâu tâm ta vẫn bình yên và an vững là được. Cuộc đời này có thể thay đổi trong chốc lát, không ai biết được ngày mai sẽ ra sao. Đất lành thì chim ta cứ đậu để sống để thấy vui khi nhìn lại biết bao đau khổ gian truân mà ta phải chịu ở quá khứ. Chung quanh ta còn có bạn bè, người thân dù không giúp của thì cũng gíup cho ta những lời an ủi trong cảnh đau buồn. Một khi ta chấp nhận xứ này và hưởng những gì, dù nhỏ nhoi, mình đang có thì biết đâu thiên đàng chẳng là nơi đây đó bạn mình ơi./.

Trương Tấn Thành

Ý kiến bạn đọc
14/11/201700:59:16
Khách
Xin cho tôi sửa đổi một điều. Theo Hiệp Định Ba-lê (có hiếu lực ngày 27 tháng 1 năm 1973) lực lượng Mỹ phải ra khỏi Việt Nam trong vòng 60 ngày. Cho nên đến tháng 4 năm 1975 quân đội Mỹ không còn đóng quân ở Việt Nam gì nữa.
01/12/201218:15:32
Khách
Conmeo suy nghĩ như vầy nè: Con người ta có số. Nếu số mình nghèo ( hay mình đang hạn nghèo) thì cho dù mình ở nước Mỹ vẫn nghèo. Cái quan trọng là mình phải vạch con đường hay cách mình làm giàu.
Mình biết mình muốn gì và khả năng của mình.
Nếu ông này thấy ở VN ông ta có thể làm giàu hay có thể sống thoải mái ở VN thì cứ về VN.
Mỹ hay VN hay nước nào khác không quan trọng, xứ nào cho ta sự sống thoải mái ta cứ việc đi.
28/11/201206:03:50
Khách
Bài viết lạc quan, tích cực, cùng một hoàn cảnh mà cách nhìn khác, tại sao ta không tự tin, hoặc binh thản trước thuận hay nghịch cảnh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,330,853
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.