Hôm nay,  

Lại Sắp Halloween

07/10/201400:00:00(Xem: 8967)

Tác giả: Du Yên
Bài số 4353-14-29753vb3100714

Tên thật Huỳnh Phạm Phước Duyên, cư dân Westminster, Calif. Nghề nghiệp tự do. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô. Mong cô tiếp tục viết.

* * *

Nước Mỹ có nhiều ngày Lễ. Có lẽ ngày lễ Halloween là gây cho tôi nhiều cảm giác mạnh hơn cả.

Không phải tôi ham vui đâu bạn ơi, vì năm đến Mỹ tôi đã hai mươi bốn tuổi rồi. Đó là tuổi không nôn nao đi xin kẹo nữa. Sở dĩ tôi bảo Halloween gây cho tôi nhiều kỷ niệm, vì đó là ngày lễ đầu tiên tôi được đón mừng trên đất Mỹ.

Theo bà giáo người Mỹ dạy ESL của tôi thì lễ Halloween có nguồn gốc từ một ngày gọi là Lễ Các Thánh của Công giáo La Mã. Lễ được tổ chức vào ngày cuối của tháng Mười, nên đêm trước ngày lễ được giáo dân gọi là "All Hallow Eve", cũng giống như đêm Giao Thừa của Năm mới được gọi "New Year Eve" vậy đó! Dường như nhóm chử "All Hallow Eve" được đọc nhanh rồi biến thành "Halloween" như ngày nay, bà giáo nói.

Vốn là một tín đồ Thiên Chúa ngoan đạo, sau khi cắt nghĩa chữ Halloween cho chúng tôi bà trịnh trọng khuyên rằng chúng ta không nên đón mừng ngày lễ này bằng cách hóa trang thành ma quỉ...Tôi, vốn ngây thơ, kể cho bà nghe rằng năm đó chị tôi đang có thai đứa cháu gái dễ thương của tôi bây giờ, và chị rất ngại sinh con nhằm ngày Halloween, vì sợ cháu bị "Quỉ tha, ma bắt"! Bà giáo của tôi liền giảng cho tôi rằng: không nên tin như vậy, vì người ngoan đạo phải tránh ý tưởng về ma quỉ! Cũng may, năm đó cháu tôi sinh ngày hai mươi chín tháng mười chứ không phải ngày Halloween!

Thật ra hồi còn ở Việt nam tôi cũng nghịch lắm, và chuyện hóa trang thành Ma để nhát em, nhát bạn là thường! Đâu cần gì biết đến ngày Halloween! Cứ mỗi lần nổi hứng lên là tôi choàng tấm mền đậm màu lên rồi đi nhát mấy đứa nhỏ tuối hơn. Tôi bị rầy khi tụi nhỏ khóc thét lên mà cũng vẫn nghịch như vậy thôi. Nên tôi không ngờ sang đây, nước Mỹ lại "nghịch" hơn mình. Họ chuấn bị cho ngày Halloween bằng cách trang hoàng nhà cửa một cách kỳ bí, kinh dị.

Dường như càng trang hoàng nhà cửa một cách ghê rợn tùy hứng bao nhiêu thì càng thành công bấy nhiêu! Bởi vậy, lần đầu đón mừng lễ Halloween của tôi là một kỷ niệm khó quên. Bạn biết mà, xứ Mỹ này vốn có một sự im lặng kỳ lạ và rõ rệt. Có những khu dân cư tuy đông nhà mà tôi cứ ngỡ như không có ai, vì thỉnh thoảng mới thấy xe chạy qua. Đôi khi tôi cứ tự hỏi nhà ở đó mà người đâu không thấy?

Trong khung cảnh yên lặng của một buổi chiều cuối tháng Mười ở San Jose, California, tôi một mình rảo bước về nhà anh tôi. Cõi lòng tôi gởi vào những chiếc lá vàng lác đác trên hè phố và hai tay nhẹ ôm lấy vai trong khí hậu hơi se lạnh của mùa Thu, mắt dõi nhìn dãy núi xa xa...Tôi đang nghe hồn mơ mộng giữa không khí thanh bình của vùng Thung lũng Hoa Vàng...thì bất ngờ tôi giật mình thấy trong hành lang của một ngôi nhà lủng lẳng một bộ xương người đang đong đưa trước gió! Nhìn trước ngó sau chẳng thấy ma nào, tôi rởn cả tóc gáy, vội vã rảo bước về nhà.

Về tới nhà an toàn, tôi hỏi anh tôi về cái kiểu trang hoàng nhà cửa kỳ khôi của ngưòi Mỹ. Anh tôi bèn giảng về lễ Halloween và cách thức đón mừng! Anh cười hỏi tôi đã hai mươi mấy rồi mà còn sợ bộ xương ngưòi nữa sao?! Hồi tôi còn nhỏ, có lần anh tôi để cuốn sách vạn vật có hình bộ xương người dưới chân ghế, thế là tôi không dám bước xuống đất!

Tối hôm đó, từng tốp trẻ em Mỹ ăn mặc khác thường đến gõ cửa nhà anh tôi. Lần đó, ngoài kẹo, chị dâu tôi còn chuẩn bị bút chì để tặng từng em! Mới chân ướt, chân ráo đến Mỹ, nên tôi không quen với "phong tục cho kẹo" này, thậm chí ra mở cửa đón các em tôi cũng ngại! Tuy nhiên, thấy mình "nhà quê" nếu cứ ngồi lì trong nhà, tôi bèn nảy ra sáng kiến. Nhớ lại hồi xưa lúc làm ma nhát em, nhát cháu, tôi chạy kiếm tờ giấy trắng, xé bỏ bốn lỗ cho hai mắt, mũi và miệng rồi áp lên mặt, choàng cái mền kín người ra mở cửa. Vậy mà kết quả thật thú vị, mấy đứa trẻ Mỹ nhìn tôi trân trối đến quên cả lấy kẹo... chắc chúng chưa từng thấy Ma loại này?

Nhớ lại lúc chiều khi còn ở trong trường, tôi đã thấy các bạn học ai cũng hóa trang. Thật tình mà nói tôi thấy các bạn mình hóa trang thành Ma quỉ lạ lắm, vì ở Việt Nam dù ở nơi vui như trường học cũng không hề có lễ hội hóa trang. Thấy tôi đứng khép nép một góc, ông Janitor thân mật tới hỏi sao tôi không hóa trang. Tôi ngượng ngùng trả lời vì tôi mới "chân ướt chân ráo" tới Mỹ nên không biết hóa trang... Ông ta cười bảo rằng: sao cô không mặc y phục dân tộc?

"...!"

Vậy mà đã hai mươi ba Halloween trôi qua... Thời gian trôi mau và lặp lại. Cứ mổi độ Thu về, trời se lạnh, lá vàng rơi dần trên những thân cây là lại thấy không khí Halloween. Một mùa của những cánh áo choàng đen phù thủy, mèo đen, màu cam của lá úa và của những Jack O' Lantern. Đâu đâu cũng thấy hai màu cam và đen. Có lần tôi hỏi thầy dạy ESL rằng sao lễ Halloween người ta lại trang hoàng bằng...bí? Thầy trả lời: "Simply because pumpkins are in season" (vì bí đang mùa).

Lễ Halloween nhiều năm trước tôi dẫn hai đứa cháu đi xin kẹo, chúng tôi hay đến Shopping Mall trước, vì ở đó có vẽ mặt, hoá trang cho thiếu nhi. Vả lại trong Mall đi xin kẹo cũng dễ, vì cửa tiệm san sát nhau. Tôi thấy thấp thoáng giữa những áo choàng đen phù thủy và y phục của những nhân vật Walt Disney có các bộ quốc phục. Dễ nhận ra hơn cả là quốc phục Ấn Độ và Trung Hoa. Có một em nhỏ người Hoa được hóa trang trong y phục Công chúa Mãn Thanh Hoàn Châu Cát Cát, một nhân vật phim bộ nổi tiếng!

Nhìn cháu gái của tôi mặt hớn hở, tay xách lồng đèn trái bí bằng nhựa gần đầy kẹo, chị dâu tôi bảo: "Năm sau Mẹ sẽ cho con mặc quốc phục Việt Nam!" Tôi thầm nhớ lại ông Janitor năm nào đã gợi ý cho tôi mặc quốc phục trong lễ Halloween. Tôi sẽ thực hiện lời hứa của mình với nước Mỹ: chúng tôi sẽ góp mặt với mọi người trong xứ sở đa văn hóa này bằng trang phục người Việt trong ngày lễ Halloween vui nhộn.

Nhưng mà Halloween còn vui nữa không nếu không còn sự thần bí của Ma quỉ? Đó là tùy tưởng tượng của mình thôi, bạn ơi! Sau khi đi chơi Halloween ở shopping Mall về, tôi còn dẫn hai đứa cháu đi xin kẹo trong xóm nữa. Lúc đến một ngôi nhà có những lùm cây rậm rạp bao quanh, đường dẫn vào nhà sâu có đến chục yards, chung quanh tối tăm và âm u... Chúng tôi đánh liều đi vào... Đang hồi hộp không biết có ai ở nhà để xin kẹo không, bỗng dưng thấy một đầu lâu nhe nanh đầy hăm dọa ngay trứơc cửa... trên trời ánh trăng tròn tỏa ánh sáng lờ mờ khiến cái đầu lâu càng sinh động! Thế là không ai bảo ai, ba dì cháu ù té chạy, nghe như đàng sau có bước chân ai gấp rút đuổi theo... Đúng là "chạy như bị ma đuổi"!

Dù sao, ma quỉ nếu có thật thì cũng đâu đáng ngại bằng những vụ bạo động, khủng bố, giết người hàng loạt gần đây trên đất Mỹ và khắp Thế giới, phải không bạn?

Du Yên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 5,544,278
Ngày cuối năm Tỵ, đón giao thừa Tác giả định cư tại vùng Seattle, tiểu bang Washington từ năm 1975, đã hồi hưu hơn mười năm qua. Ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013 với bài viết đầu tiên và cũng là bài duy nhất trong năm, kể về một gia đình có ba tôn giáo lớn của thế giới kết hợp:
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2006, với bút hiệu PNT, PnT và từng nhận một giải thưởng đặc biệt. Sau mấy năm bặt tin, ông viết lại với bút hiệu mới là Phạm Ngọc. Bài gần đây là “Cái Giá Của Tự Do.” Bài mới trước thềm Tết Giáp Ngọ là tự sự của tác giả, người tuổi Nhâm Ngọ, sinh năm 1942.
Tác giả tên thật là Tô vĩnh Phúc. Trước 1975, tốt nghiệp cử nhân Luật Khoa và Văn Khoa tại Sài Gòn. Định cư tại Sacramento, California từ 1986, học và làm nhiều ngành khác nhau. Hai tập thơ đã xuất bản: "Bên Bến Sông Buồn" (2011) và "Nắng Chiều Còn Vương" (2012).
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng trong nhóm chủ biên nhiều tuần báo và tạp chí tại địa phương. Phan góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua, và vừa nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết cuối năm của Phan là một chuyện tình oan nghiệt kéo dài từ thời học trò vượt biên ở quê nhà cho tới nhà tù trên đất Mỹ.
Tác giả thuộc lớp tuổi 60, định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là “Tháng Ba, Trời Đất Vào Xuân,” tự sự của người vợ người mẹ trong một gia đình H.O., tự sơ luợc về mình “22 năm dạy học trong nước, 22 năm làm “culi job” trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết thứ mười của tác giả cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 15. Bài trích từ báo Xuân Việt Báo Tết Giáp Ngọ, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài viết về nước Mỹ. Anh cũng đã du lịch nhiều nước và ghi lại trong ba quyển du ký với tựa đề Á Châu Quyến Rũ tập 1 & 2 và Đi Cruise Bắc Mỹ hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Việt Báo xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc. Dưới đây là bài viết mới nhất của tác giả về Tết ở Little Saigon/
Tác giả tên thật Trần Phương Ngôn, cho biết ông là thuyền nhân trên chiếc tàu vào loại lớn nhất, chở 246 người, con số đông nhất trong một chuyến vượt biển. Tác giả cũng đã sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm và chỉ mới định cư tại Hoa Kỳ từ 2004. Hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Bài viết mới nhất của Triều Phong là chuyện bàn thờ ngày giáp Tết.
Tác giả sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Đến Mỹ tháng Tư năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, đang làm việc trong phân xưởng in của một nhà máy in tại địa phương. Cô đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Sinh năm 1960 tại Quảng nam. Qua Mỹ tháng 9/2003. Hiện sống tại California. Tham dự Viết về nước Mỹ từ năm 2010 với bài “Căn Hộ Đầu Tiên Trên Đất Mỹ” ngay bài viết đầu, đã cho thấy cách viết thứ tự, tỉ mỉ, bồi hồi. Đó là tâm sự chuyện ngày tết. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2001, và từ 8 năm qua, là thành viên Ban Tuyển Chọn giải thưởng Việt Báo. Sau đây là bài viết mới nhất của Trương Ngọc Bảo Xuân, kể về một cô bạn Mỹ làm nghề “mang bầu mướn, đẻ mướn”. Bái trích từ Báo xuân Việt Báo Tết Giáp Ngọ 2014, đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến