Hôm nay,  

Cái Áo

26/03/201400:00:00(Xem: 11515)
Tác giả: Quốc Vũ
Bài số 4170-14-29580vb4032614

Dù được rủ rê, ông Tám chưa sẵn sàng thay cái áo mới để “qui cố hương”. Bài viết ngắn nhưng nhiều bâng khuâng. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Mong Quốc Vũ sẽ tiếp tục viết và vui lòng bổ túc vài dòng sơ lược tiểu sử.

* * *

Cái áo chemise ông Tám mặc đã mấy năm nay rồi. Lúc bà xã ông tặng vào dịp sinh nhật thứ 50, ông có bảo với bà rằng bà bày vẽ mà chi. Trong tủ quần áo ông còn đến nửa tá chemise còn mới tinh, cũng lại là quà tặng những sinh nhật trước. Thời nay quần áo may thật bền. Vả chăng công việc hàng ngày của ông Tám cũng nhẹ nhàng, không mấy khi phải làm gì nặng nhọc nên quần áo có cái nào rách đâu.

- Nhưng mà quần áo mới, mặc vào vẫn thích hơn chứ !

Ông chỉ cười không nói gì. Bà nào lại không thích mua sắm. Cho nó đúng với câu "tài hóa lưu thông" như người ta vẫn bảo.

- Cứ như ông thì người ta bán buôn với ai ! Kinh tế có xuống thì lại thở dài !

Ừ, có khi cũng là như vậy, biết đâu. Ông Tám chỉ biết ông thích cái mịn màng của thớ vải cũ. Cái áo mới, cái quần mới nó không mềm, nó không mát. Đành là màu vải mới thì tươi sáng hơn, nếp ủi còn sắc bén hơn. Nhưng với ông, gàn bướng và "hoài cổ" đã thành cố tật. Bà Tám thì cho rằng ông trùm sò và nhà quê. Ông Tám không hề ở trong quân đội được một ngày nhưng lại ưng mặc áo có túi, có nắp, có cầu vai. Bà đâu có hay lúc còn bé, ông có đi hướng đạo. Cuối tuần là đồng phục, bị, gậy họp đoàn. Một ngày hướng đạo, một đời hướng đạo mà! Thế nên ông yêu mến vải oxford, kaki cho mãi đến hôm nay.

Bà Tám đã đi... tám như mọi cuối tuần nên chỉ còn mình ông ở nhà. Ông ngồi trầm ngâm bên cái màn hình computer. Trên màn ảnh là tấm hình lễ tang một người bạn ở Việt Nam vừa mất. Anh bạn này trong hình thờ mặc quân phục trịnh trọng lắm. Là sĩ quan trung cao cấp nên anh được hưởng quy chế phải gọi là khá. Hai người học chung với nhau từ tấm bé. Anh bạn thuộc gia đình trung lưu còn ông Tám thì bố là công chức bậc trung. Cái năm 75, anh bạn bắt đầu hăng hái trong hoạt động đoàn thể ở trường. Hai người vẫn học chung một lớp như bóng với hình. Thời thế đổi thay, ông Tám xuống thuyền làm người lưu vong vì nghiệm ra bản thân không có chỗ để vươn vai trong một xã hội bát nháo lấy "hồng" hơn "chuyên".

Đến mấy mươi năm không tin tức gì của nhau thì một hôm anh bạn xuất hiện qua...email. Hai người nối lại tình bạn xưa mà không ai buồn đả động đến... cái chuyện bên ni bên nớ. Anh bạn trông vẫn vui nhộn như xưa. Tướng tá cũng tốt tươi qua mấy tấm hình bạn bè đi VN gửi cho ông coi ké. Vì ông Tám dở hơi chưa hề "quy cố hương" lấy một bận.

- Đấy, đấy ông xem, người ta về VN như đi chợ thế kia!

Bà Tám không ít lần phân bua rủ rê ông về VN chơi. Ông cù cưa kẽo kẹt. Riết rồi bà chán, không thèm rủ rê ông nữa nhưng bà vẫn ức anh ách vì không được đi VN xem bây giờ nó ra “nàm thao.”

Bây giờ thì anh bạn đã ra người thiên cổ. Anh nằm trong nhà tang lễ bộ quốc phòng theo như chú thích trong ảnh. Có hoa, có đèn, có lính gác trong quân phục trắng tinh. Một loạt các huân chương anh nhận được trong suốt ba mươi năm quân ngũ lấp lánh trong khung hình.

Ông Tám cười với bạn trong hình. Ông sờ tay lên ngực mình. Trống rỗng, chả có cái huân chương nào cả. Hơn ba mươi năm ở xứ người, ông chỉ có bà Tám và con bé Nhiên. Có chỗ ra vào nho nhỏ xoàng xĩnh. Ông chả làm nên cái tích sự gì cho vợ con nó nhờ như bà Tám vẫn nguýt những khi vợ chồng... ngúng nguẩy.

- Ai có ngờ ông làm lớn thế hả ông?

Ông Tám thì thầm với người trong hình. Trong óc ông lúc nào cũng chỉ có dáng anh bạn những ngày tiểu học năm xưa. Tóc cắt ngắn, hơi bụ bẫm một chút. Học hành giỏi và ngoan ngoãn. Chả có tí gì dính dáng đến cái ông oai vệ kia trong bộ quân phục xanh lá cây. Anh bạn nhỏ hiền lành, ông bạn cũng vẫn nụ cười hiền lành.

Đám bạn đi đi về về VN cũng nhận xét như thế. Ông ấy cũng cười cười hoài à! Mày mai mốt có về VN nhớ ghé thăm hắn. Cũng đâu còn mấy đứa ở bển đâu.

Ông Tám vẩn chỉ cười cười mỗi khi nghe bạn rủ rê. Cũng như ông cười cười khi nghe bà xã rủ rê. Có những điều ông không thể nói ra, nhưng ông biết ông chưa sẵn sàng thay cái áo. Bằng một cái áo mới để "quy cố hương". Cái áo ông mặc mới sờn ở cổ có tí xíu thôi! Mặc vẫn còn thoải mái mà. Màu vàng tươi hôm nào nay đã ngả bạc. Hai cái túi chưa rách. Hàng nút còn nguyên.

- Thôi thì ông ra đi bình yên nghe bạn già.

Ông lại thì thầm với người trong hình. Loáng thoáng đâu đây là hình ảnh ngôi trường bề thế năm xưa bên hông dinh Độc Lập, mấy cậu bé trong sân chơi rượt đuổi nhau trong cái nắng ấm áp những ngày sau Tết. Tiếng cười đùa sao bỗng chốc lại hòa quyện với lời hát "hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi...".

Kỳ thiệt...

Quốc Vũ

Ý kiến bạn đọc
28/03/201400:28:46
Khách
Câu chuyện thật cảm động. Xin cảm ơn tác giả Quốc Vũ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,987,009
Ngày cuối năm Tỵ, đón giao thừa Tác giả định cư tại vùng Seattle, tiểu bang Washington từ năm 1975, đã hồi hưu hơn mười năm qua. Ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013 với bài viết đầu tiên và cũng là bài duy nhất trong năm, kể về một gia đình có ba tôn giáo lớn của thế giới kết hợp:
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2006, với bút hiệu PNT, PnT và từng nhận một giải thưởng đặc biệt. Sau mấy năm bặt tin, ông viết lại với bút hiệu mới là Phạm Ngọc. Bài gần đây là “Cái Giá Của Tự Do.” Bài mới trước thềm Tết Giáp Ngọ là tự sự của tác giả, người tuổi Nhâm Ngọ, sinh năm 1942.
Tác giả tên thật là Tô vĩnh Phúc. Trước 1975, tốt nghiệp cử nhân Luật Khoa và Văn Khoa tại Sài Gòn. Định cư tại Sacramento, California từ 1986, học và làm nhiều ngành khác nhau. Hai tập thơ đã xuất bản: "Bên Bến Sông Buồn" (2011) và "Nắng Chiều Còn Vương" (2012).
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng trong nhóm chủ biên nhiều tuần báo và tạp chí tại địa phương. Phan góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua, và vừa nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết cuối năm của Phan là một chuyện tình oan nghiệt kéo dài từ thời học trò vượt biên ở quê nhà cho tới nhà tù trên đất Mỹ.
Tác giả thuộc lớp tuổi 60, định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là “Tháng Ba, Trời Đất Vào Xuân,” tự sự của người vợ người mẹ trong một gia đình H.O., tự sơ luợc về mình “22 năm dạy học trong nước, 22 năm làm “culi job” trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết thứ mười của tác giả cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 15. Bài trích từ báo Xuân Việt Báo Tết Giáp Ngọ, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài viết về nước Mỹ. Anh cũng đã du lịch nhiều nước và ghi lại trong ba quyển du ký với tựa đề Á Châu Quyến Rũ tập 1 & 2 và Đi Cruise Bắc Mỹ hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Việt Báo xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc. Dưới đây là bài viết mới nhất của tác giả về Tết ở Little Saigon/
Tác giả tên thật Trần Phương Ngôn, cho biết ông là thuyền nhân trên chiếc tàu vào loại lớn nhất, chở 246 người, con số đông nhất trong một chuyến vượt biển. Tác giả cũng đã sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm và chỉ mới định cư tại Hoa Kỳ từ 2004. Hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Bài viết mới nhất của Triều Phong là chuyện bàn thờ ngày giáp Tết.
Tác giả sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Đến Mỹ tháng Tư năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, đang làm việc trong phân xưởng in của một nhà máy in tại địa phương. Cô đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Sinh năm 1960 tại Quảng nam. Qua Mỹ tháng 9/2003. Hiện sống tại California. Tham dự Viết về nước Mỹ từ năm 2010 với bài “Căn Hộ Đầu Tiên Trên Đất Mỹ” ngay bài viết đầu, đã cho thấy cách viết thứ tự, tỉ mỉ, bồi hồi. Đó là tâm sự chuyện ngày tết. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2001, và từ 8 năm qua, là thành viên Ban Tuyển Chọn giải thưởng Việt Báo. Sau đây là bài viết mới nhất của Trương Ngọc Bảo Xuân, kể về một cô bạn Mỹ làm nghề “mang bầu mướn, đẻ mướn”. Bái trích từ Báo xuân Việt Báo Tết Giáp Ngọ 2014, đang phát hành khắp nơi.