Hôm nay,  

Phòng Trà Ca Nhạc Phố Bolsa

06/01/201400:00:00(Xem: 22999)
Tác giả: Nguyễn Viết Tân
Bài số 4106-14-29506vb2010614


Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, 2000, nhận giải bán kết năm 2001, thêm giải Việt Bút 2010, và đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết từ ba năm qua. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Sau đây là bài viết mới nhất.

* * *

Vậy là còn một vài ngày nữa hết năm 2013, nhanh thật.

Sáng nay nhà yên ắng, chẳng biết làm gì, nên tôi ngồi vào máy, viết tản mạn để bà con đọc chơi.

Số là năm nay thằng Ốc, con trai thử hai, được nghỉ lễ Noel có 1 ngày nên không thể lái xe về nhà như mọi năm, vì thế đêm qua các anh em nó đã rủ nhau lên thăm nó ở thành phố Las Vegas cách đây năm sáu tiếng lái xe. Con cháu đi hết, nhà lại càng im ắng tợn!

Chắc mọi người còn nhớ hôm tiệc Kinh 5 có ca sĩ Thanh Mai và con gái là Fatima tham dự. Tối hôm qua, anh Yersin, ông xã của Thanh Mai, có mời chúng tôi tới xem văn nghệ nhân dịp Fatima ra CD mới tại hội quán Lạc Cầm.

Tôi nghe tên này đã lâu, nhiều buổi văn nghệ tại đây đã được quảng cáo nhưng chẳng có dịp, thì hôm nay đi dự. Gia đình ca sĩ Thanh Mai mới đây cũng đã tham dự với dân Kinh 5 chúng tôi trong bữa tiệc gây quỹ.

Tới nơi mới biết đây là một dạng "Phòng trà ca nhạc" tại Sài gòn trước 1975, chứa được khoảng 100 khách. Bàn ghế xếp theo hàng như trong nhà thờ, trước mặt hàng ghế VIP là những bàn tròn nho nhỏ dùng để đặt ly cốc cho hai ba người. Hàng ghế sau thì không có bàn, ai uống nước phải đành cầm ly trên tay, có mỏi cũng ráng chịu. Trên bàn tròn có nến cháy leo lét, có menu đồ uống như bia, wine, cà phê nước ngọt và đậu nut.... giá cả từ 5$ đến 10$, có loại wine tới hơn 200$/chai.

Vé xem ca nhạc từ 50 cho đến 75$ tuỳ theo hôm đó ca sĩ nào hát.

Tóm lại hai người đi thì cũng hết khoảng trên dưới 150$ cả tiền vé lẫn nước uống.

Đọc những cuốn tiểu thuyết trước 75 tôi thường thấy mấy ông văn sĩ tả lại cảnh đi nhà hàng ca nhạc; bây giờ đi tham dự tôi thấy khá tốn tiền, mà sao ngày đó họ đi coi thường xuyên được.

Trên bàn có để chừng bốn năm tờ chương trình cho những ngày kế tiếp làm tôi quá ngạc nhiên, không lẽ bên Mỹ mà người ta rảnh rang đến mức đi phòng trà ca nhạc nhiều thế này à?

Vé đề khai mạc 8 giờ tối mà mãi đến gần 9 giờ mới thấy trổi nhạc.

Đèn trang trí, dàn ánh sáng không kém gì sân khấu đại nhạc hội, cũng chớp tắt, cũng quầng ánh sáng chiếu hội tụ nơi Danh cầm thủ Nguyễn Quang (Con trai của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9), rồi chuyển qua đèn màu chiếu ca sĩ đang hát.

Đây là ban nhạc khá đầy đủ gồm năm sáu nhạc sĩ nên dù có "lỗ tai trâu" như tôi cũng cảm thấy hay.

Chương trình khởi đầu với những bản nhạc của Quốc Dũng, Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà... mà ngày xưa Thanh Mai đã hát trong nhóm nhạc trẻ tại vườn Bờ Rô và Sở Thú SG. Bây giờ Thanh Mai hát tiếng Việt, còn Fatima hát lời tiếng Mỹ do cô biên soạn.


Fatima có gương mặt thanh tú, tánh tình dịu dàng, ăn mặc đơn giản nhưng không kém sang trọng, giọng hát trong trẻo. Tôi biết Fatima được khán giả quí mến nhưng tôi mong cô sẽ còn thành công hơn nữa trong làng nhạc Việt.

Xen kẽ là những vị khách mời như các ca sĩ Huy Sinh, Tiến Dũng, Tuấn Cường.

Chừng 90 phút thì có nghỉ giải lao cho các nhạc sĩ "Xả nước cứu thân", khán giả cũng bước ra ngoài vươn vai, kiễng chân cho khỏi mỏi.

Bổn thân tôi buồn ngủ lắm rồi, vì thường ngày cứ 5g chiều là gà đã lên chuồng, mà hôm nay đã gần 11g đêm, còn ngồi đây mà ngáp sái quai hàm.

Bỗng O Điểm kêu lên: "Này ông, ai coi như Ngọc Hạ vậy?"

Đây là cô ca sĩ thần tượng của o, nên dù ánh đèn có mờ tỏ o vẫn nhận ra.

Đã tính âm thầm chuồn về, vì ngồi nghe nhạc mà ngáp thì quá bất lịch sự. Hơn nữa có nhiều bài hát bằng tiếng Pháp, mình có hiểu gì đâu! Nhưng bây giờ hai đứa tôi sống động hẳn khi nghe Ngọc Hạ hát 2 bản. Cô đang tính bước xuống khỏi sân khấu thì người ta yêu cầu quá nên hát luôn bản Giòng Sông Xanh.

Người thì nhỏ, mà sao giọng cô khoẻ ghê, nhất là những đoạn ngân cao vút, lồng lộng trong khán phòng nhỏ.

Đến phần sau thì thiên nhiều về nhạc Pháp. Fatima hát nhiều bản lắm rồi, nhưng giọng vẫn còn mạnh mẽ, gặp như mình thì khan cổ mất thôi.

O Điểm mắt bồ câu (qua đát) mà sáng như mắt mèo. Tôi vừa đi vào RR trở ra, O liền hỏi "Anh có thấy người ngồi kế bên Fatima là ai không?" Tôi lắc đầu vì ánh sáng trong phòng mờ quá. O nói "Nguyên Khang đấy".

À, ca sĩ này thì tôi rất thích giọng ca trầm ấm, cho dù không đẹp trai bằng tôi (hi hi).

Vừa lúc đó Nguyên Khang được giới thiệu bước lên sân khấu.

Anh vui vẻ kể chuyện cách đây hơn 10 năm, từ một tiểu bang xa xôi về vùng Little SG tìm cách thi thố tài năng. Lúc ấy chẳng ai biết đến tên, thường lui tới nhà Thanh Mai và làm bạn với Fatima. Hai đứa thường lái xe ra ngồi ngoài bờ biển, trong trắng như thiên thần. Giá mà bây giờ được làm lại thì Nguyên Khang không còn nhát thế đâu, và sẵn sàng hỏi "Fatima, Would you marry me?"

Anh hát hai bài thì tính rút lui, vì sợ không còn giờ, nhưng có nhiều tiếng huýt còi, nên anh hát thêm bản “Anh Còn Nợ Em,” nhưng âm thanh tôi nghe phảng phất như "Anh Còn Sợ Em" khiến tôi len lén liếc nhìn qua gương mặt dịu hiền của "bà vợ yêu vấu"!

Công nhận ca sĩ này coi cũng thấp nhỏ thôi mà sao giọng hát đầy nội lực. Kinh. Mấy cộng tóc phất phơ chĩa lên trên đầu ông sói tóc ngồi trước mặt tôi phơ phất bay trong âm thanh rung động.

Đã quá 12 gờ rưỡi, Thanh Mai và Fatima bước lên cám ơn khán giả và bạn bè, rồi song ca một bản tạm biệt.

Chúng tôi ra đến xe thì gần 1 giờ sáng, ấy thế mà phố Bolsa vẫn còn rực ánh đèn, xe cộ còn chạy khá đông, trên hè phố vẫn còn người đi bộ dù cái lạnh cuối năm không dễ chịu chút nào.

Nguyễn Viết Tân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,999,332
Chúc Mừng Năm Mới, mùng Một Tết Giáp Ngọ, Viết Về Nước Mỹ năm thứ 15 trân trọng mời đọc bài viết cảm động về hoa mai và mùa xuân từ một gia đình H.O. Tác giả sinh năm 1956. Qua Mỹ tháng 10 năm 1994 cùng với gia đình theo diện HO.; Hiện sống tại thành phố Tacoma, làm việc cho một công ty thuộc ngành lâm nghiệp,
Ngày cuối năm Tỵ, đón giao thừa Tác giả định cư tại vùng Seattle, tiểu bang Washington từ năm 1975, đã hồi hưu hơn mười năm qua. Ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013 với bài viết đầu tiên và cũng là bài duy nhất trong năm, kể về một gia đình có ba tôn giáo lớn của thế giới kết hợp:
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2006, với bút hiệu PNT, PnT và từng nhận một giải thưởng đặc biệt. Sau mấy năm bặt tin, ông viết lại với bút hiệu mới là Phạm Ngọc. Bài gần đây là “Cái Giá Của Tự Do.” Bài mới trước thềm Tết Giáp Ngọ là tự sự của tác giả, người tuổi Nhâm Ngọ, sinh năm 1942.
Tác giả tên thật là Tô vĩnh Phúc. Trước 1975, tốt nghiệp cử nhân Luật Khoa và Văn Khoa tại Sài Gòn. Định cư tại Sacramento, California từ 1986, học và làm nhiều ngành khác nhau. Hai tập thơ đã xuất bản: "Bên Bến Sông Buồn" (2011) và "Nắng Chiều Còn Vương" (2012).
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng trong nhóm chủ biên nhiều tuần báo và tạp chí tại địa phương. Phan góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua, và vừa nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết cuối năm của Phan là một chuyện tình oan nghiệt kéo dài từ thời học trò vượt biên ở quê nhà cho tới nhà tù trên đất Mỹ.
Tác giả thuộc lớp tuổi 60, định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là “Tháng Ba, Trời Đất Vào Xuân,” tự sự của người vợ người mẹ trong một gia đình H.O., tự sơ luợc về mình “22 năm dạy học trong nước, 22 năm làm “culi job” trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết thứ mười của tác giả cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 15. Bài trích từ báo Xuân Việt Báo Tết Giáp Ngọ, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài viết về nước Mỹ. Anh cũng đã du lịch nhiều nước và ghi lại trong ba quyển du ký với tựa đề Á Châu Quyến Rũ tập 1 & 2 và Đi Cruise Bắc Mỹ hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Việt Báo xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc. Dưới đây là bài viết mới nhất của tác giả về Tết ở Little Saigon/
Tác giả tên thật Trần Phương Ngôn, cho biết ông là thuyền nhân trên chiếc tàu vào loại lớn nhất, chở 246 người, con số đông nhất trong một chuyến vượt biển. Tác giả cũng đã sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm và chỉ mới định cư tại Hoa Kỳ từ 2004. Hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Bài viết mới nhất của Triều Phong là chuyện bàn thờ ngày giáp Tết.
Tác giả sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Đến Mỹ tháng Tư năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, đang làm việc trong phân xưởng in của một nhà máy in tại địa phương. Cô đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Sinh năm 1960 tại Quảng nam. Qua Mỹ tháng 9/2003. Hiện sống tại California. Tham dự Viết về nước Mỹ từ năm 2010 với bài “Căn Hộ Đầu Tiên Trên Đất Mỹ” ngay bài viết đầu, đã cho thấy cách viết thứ tự, tỉ mỉ, bồi hồi. Đó là tâm sự chuyện ngày tết. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.